Kinh tế tuần hoàn (tiếng Anh là gì)

Skip to content

Kinh tế tuần hoàn (tiếng Anh là gì)

Kinh tế thẳng (hay kinh tế tuyến tính) là khái niệm được sử dụng trong các nền kinh tế trước đây. Nền kinh tế tuyến tính vận hành như một dòng chảy, biến các nguồn tài nguyên thiên nhiên thành các vật liệu và sản phẩm cơ bản rồi bán ra thông qua một loạt những bước tạo thêm giá trị gia tăng, theo xu hướng bán được càng nhiều càng tốt, dẫn tới sự hoang phí khi sử dụng các nguồn tài nguyên trong các thị trường thường đã bão hòa[1].

[1] http://tiasang.com.vn/-doi-moi-sang-tao/kinh-te-tuan-hoan-9872

Kinh tế tuần hoàn (tiếng Anh là gì)

Khái niệm Kinh tế tuần hoàn (KTTH) được sử dụng chính thức đầu tiên bởi Pearce và Turner (1990)[1] . Nó được dùng để chỉ mô hình kinh tế mới dựa trên nguyên lý cơ bản “mọi thứ đều là đầu vào đối với thứ khác”, hoàn toàn không giống với cách nhìn của nền kinh tế tuyến tính truyền thống. Ellen MacArthur Foundation mô tả nền KTTH là một hệ thống công nghiệp phục hồi hoặc tái tạo theo ý định và thiết kế. Nó chuyển sang sử dụng năng lượng tái tạo, loại bỏ việc sử dụng các hóa chất độc hại và chất thải gây suy giảm khả năng tái sử dụng thông qua thiết kế ưu việt của vật liệu, sản phẩm, hệ thống và trong phạm vi này, là các mô hình kinh doanh. Hay nói một cách đơn giản Kinh tế tuần hoàn là biến rác thải đầu ra của ngành này thành nguồn tài nguyên đầu vào của ngành khác hay tuần hoàn trong nội tại bản thân của một doanh nghiệp. Kinh tế tuần hoàn một phần góp phần gia tăng giá trị cho doanh nghiệp, giảm khai thác tài nguyên, giảm chi phí xử lý chất thải, giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

[1] Pearce, D.W. and R.K. Turner (1990), Economics of Natural Resources and the Environment, Hemel Hempstead: Harvester Wheatsheaf.

Trong bối cảnh hiện nay, việc chuyển đổi từ kinh tế thẳng sang kinh tế tuần hoàn là thiết yếu đối với tất cả các quốc gia trên thế giới, không ngoại trừ Việt Nam. Bốn lý do chính mà bắt buộc diễn ra sự chuyển đổi này bao gồm:

(1) Sự gia tăng nhu cầu về nguyên liệu thô, trong khi nguồn nguyên liệu này ngày càng cạn kiệt, đặc biệt đối với nguồn tài nguyên khoáng sản, nguồn tài nguyên không thể tái tạo được;

(2) Sự phụ thuộc vào các nước khác, đặc biệt các quốc gia phụ thuộc nước khác về nguyên liệu thô. Sự phụ thuộc này dẫn đến căng thẳng về chính trị toàn cầu;

(3) Tác động đến sự biến đổi khí hậu (phát thải các khí nhà kính, đặc biệt là CO2) làm gia tăng quá trình biến đổi khí hậu cực đoan, gây nên các hậu quả cực kỳ nghiêm trọng. Sự chuyển đổi sang nền kinh tế tuần hoàn với mục tiêu sử dụng năng lượng bền vững sẽ làm giảm quá trình biến đổi khí hậu;

(4) Tạo ra các cơ hội kinh tế, đặc biệt đối với doanh nghiệp và khoa học trong lĩnh vực việc đổi mới, thiết kế, tái chế và sáng tạo.

Việc giải quyết các vấn đề liên quan đến khan hiếm nguyên liệu, sử dụng năng lượng bền vững, hạn chế rác thải tối đa trong từng công đoạn của vòng đời sản phẩm, tái sử dụng nguyên vật liệu có sẵn, … đòi hỏi sự đầu tư đáng kể về nguồn nhân lực khoa học có trình độ, tăng tính cạnh tranh cho nền kinh tế. Gần đây, Bộ Tài nguyên và Môi trường, cho biết sự chuyển dịch từ kinh tế tuyến tính sang kinh tế tuần hoàn đang trở thành xu hướng trên toàn cầu.

Khái niệm liên quan đến mô hình KTTH đã có ở Việt Nam từ cách đây 20 năm với những định danh khác. Đó là mô hình VAT (Vườn – Ao – Chuồng), một mô hình chúng ta áp dụng khá thành công. Ngoài ra, các khái niệm “khu công nghiệp sinh thái – ecological industrial zone”, “sản xuất sạch hơn – Cleaner production”, “Không phát thải – zero emission”, tái chế, tái sử dụng, tái sản xuất – một phần của KTTH – cũng được đề cập nhiều trong thời gian qua. Các khái niệm này đã được thể hiện qua các chính sách của Đảng và nhà nước liên quan đến công tác bảo vệ môi trường và được các Trường/Viện nghiên cứu triển khai nghiên cứu, áp dụng như Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường), Viện Môi trường và Tài nguyên (Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh).

Tầm quan trọng của phát triển bền vững và nền kinh tế vòng tuần hoàn chưa bao giờ trở nên cấp bách hơn. Tiêu chuẩn được đặt lên hàng đầu trong quản lý môi trường, giúp doanh nghiệp tiết kiệm năng lượng, tiết kiệm tài chính và môi trường.

Tiêu chuẩn, đào tạo và chứng nhận.

st-feature 3 Keep to grid

st-feature 3 Keep to grid

Thực trạng hiện nay: nguồn tài nguyên ngày càng cạn kiệt, ô nhiễm môi trường ngày càng trở nên trầm trọng, tác động mạnh mẽ đến môi trường sống, gây ra những bệnh tật nguy hiểm. Đây là thách thứ to lớn, thúc đẩy các quốc gia cần phải nhìn nhận, thay đổi chiến lược phát triển của mình, xác định phát triển kinh tế phải đảm bảo không làm phương hại đến môi trường, hướng tới một nền kinh tế xanh – sạch – nền kinh tế tuần hoàn để phát triển bền vững.

Kinh tế tuần hoàn hướng tới phát triển bền vững

Kinh tế tuần hoàn (Circular economy) là một mô hình kinh tế trong đó các hoạt động thiết kế, sản xuất và dịch vụ đặt ra mục tiêu kéo dài tuổi thọ của vật chất, và loại bỏ tác động tiêu cực đến môi trường. Đây là mô hình kinh tế trong đó đặc biệt chú trọng đến quản lý và tái tạo tài nguyên theo một vòng khép kín nhằm tránh tạo ra phế thải. Mô hình kinh tế tuần hoàn là mô hình mà quan điểm tái sử dụng những gì có thể, tái chế những gì không thể tái sử dụng, sửa chữa những gì hỏng hóc, tái sản xuất những gì không thể sửa chữa. 

Kinh tế tuần hoàn (tiếng Anh là gì)

Các loại hình kinh tế: Kiến trúc sư Thụy Sĩ Walter R. Stahel đã đăng trên Tạp chí Nature về mô hình kinh tế, trong đó ông phân loại ba loại hình kinh tế công nghiệp: tuyến tính, tuần hoàn, và hiệu quả.

     Nền kinh tế tuyến tính vận hành như một dòng chảy, biến các nguồn tài nguyên thiên nhiên thành các vật liệu và sản phẩm cơ bản rồi bán ra thông qua một loạt những bước tạo thêm giá trị gia tăng, theo xu hướng bán được càng nhiều càng tốt, dẫn tới sự hoang phí khi sử dụng các nguồn tài nguyên trong các thị trường thường đã bão hòa.

Nền kinh tế tuần hoàn giống như một chiếc hồ, trong đó việc tái xử lý hàng hóa và nguyên vật liệu tạo ra công ăn việc làm và tiết kiệm năng lượng đồng thời làm giảm mức tiêu thụ nguồn lực và lượng rác thải. Ví dụ, làm sạch một chai thủy tinh rồi sử dụng tiếp thì nhanh và rẻ hơn là tái chế thủy tinh hay sản xuất ra chai mới từ quặng. Hoặc thay vì bị bỏ đi, những chiếc lốp xe cũ có thể được thu gom bởi nhà quản lý rác thải và bán ở mức giá cao nhất cho ai có nhu cầu.

     Nền kinh tế hiệu quả (performance economy) bước một bước xa hơn bằng cách bán hàng hóa như một loại dịch vụ thông qua các mô hình kinh doanh cho thuê, mượn và sử dụng chung. Nhà sản xuất vẫn giữ quyền sở hữu sản phẩm cùng các nguồn lực tượng trưng của nó và do đó, nhà sản xuất chịu trách nhiệm về chi phí rủi ro và thải bỏ sản phẩm. Ngoài thiết kế và tái sử dụng, nền kinh tế hiệu quả tập trung vào các giải pháp thay vì sản phẩm, đồng thời kiếm lợi nhuận từ sự hiệu quả, chẳng hạn như trong việc ngăn chặn xả rác.

Kinh tế tuần hoàn (tiếng Anh là gì)

Stahel nhận định, “kinh tế tuần hoàn” sẽ biến những đồ đạc đang ở cuối vòng đời phục vụ của mình thành nguồn lực cho người khác, lấp đầy khoảng trống trong các hệ sinh thái công nghiệp và giảm thiểu lượng rác thải. Nền kinh tế tuần hoàn mục tiêu là tối đa hóa giá trị tại mỗi giai đoạn trong vòng đời của một sản phẩm – mỗi giai đoạn đều đòi hỏi hình thành một hệ thống phụ trợ, đồng thời theo đó tạo ra công ăn việc làm mới.

Như vậy, có thể hiểu nền kinh tế tuần hoàn là một khái niệm được hiểu thông qua một chu trình sản xuất khép kín, các chất thải được quay trở lại, trở thành nguyên liệu cho sản xuất, từ đó giảm mọi tác động tiêu cực đến môi trường, bảo vệ hệ sinh thái và sức khỏe con người. Nền kinh tế tuần hoàn vận hành như một chu trình khép kín, trong đó tận dụng tất cả những gì phát sinh trong quá trình sản xuất thông qua phân loại, tái sử dụng, tái chế... Đây là một mô hình ưu việt, loại bỏ việc tạo ra rác thải, do đó mục tiêu xa hơn là phát triển kinh tế đi đôi với bảo vệ môi trường, hướng tới phát triển bền vững.

Nền kinh tế tuần hoàn: chiến lược phát triển tương lai

Tổ chức Liên hiệp Quốc dự báo đến năm 2030, nhu cầu sử dụng tài nguyên thiên nhiên tăng gấp 3 lần so với hiện nay. Điều này vượt ngoài khả năng cung ứng của nguồn tài nguyên thiên nhiên. Trong đó châu Á là khu vực có nhu cầu gia tăng nguồn tài nguyên cho hoạt động phát triển kinh tế. Đây cũng là khu vực có nhiều quốc gia đang chịu ảnh hưởng nặng nề biến đổi khí hậu.

Kỳ họp Đại hội đồng Qũy môi trường toàn cầu lần thứ 6 (GEF6), Tổ chức Phát triển Công nghiệp Liên hợp quốc (UNIDO) cùng với các chính phủ và các tổ chức liên quan đã thảo luận về việc làm thế nào để tiếp cận nền kinh tế tuần hoàn, mục tiêu tạo ra lợi ích về kinh tế, môi trường, tạo việc làm hướng tới tăng trưởng xanh, đóng góp vào các mục tiêu phát triển bền vững.

Hội thảo đưa ra các nhận định về thực trạng hiện nay, đó là nguồn tài nguyên ngày càng cạn kiệt, ô nhiễm môi trường ngày càng trở nên trầm trọng, tác động mạnh mẽ đến môi trường sống, gây ra những bệnh tật nguy hiểm. Đây là thách thứ to lớn, thúc đẩy các quốc gia cần phải nhìn nhận, thay đổi chiến lược phát triển của mình, xác định phát triển kinh tế phải đảm bảo không làm phương hại đến môi trường, hướng tới một nền kinh tế xanh – sạch – nền kinh tế tuần hoàn để phát triển bền vững.

Hội thảo nhìn nhận, đánh giá được lợi ích to lớn của nền kinh tế tuần hoàn mà cần phải tiếp cận nhanh chóng. Một trong những lợi ích lớn nhất khi thúc đẩy nền kinh tế tuần hoàn là các nguồn lực được sử dụng hiệu quả, góp phần bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.

Các tiếp cận kinh tế tuần hoàn là một động lực thúc đẩy, đóng góp vào các mục tiêu phát triển bền vững. Kinh tế tuần hoàn là ưu tiên trong chương trình nghị sự toàn cầu thu hút sự chú ý đặc biệt từ các tổ chức quốc tế như Liên minh Châu Âu (EU) với Kế hoạch hành động cho Kinh tế tuần hoàn hay Nhóm Hành động đặc biệt của G20 về Kinh tế tuần hoàn.

Phát triển mô hình kinh tế tuần hoàn với trọng tâm là tiêu thụ tài nguyên thiên nhiên có trách nhiệm và quản lý chất thải hiệu quả là vấn đề đang được các cấp, các ngành ở Việt Nam rất coi trọng và theo đuổi chiến lược phát triển bền vững dài hạn.

Nhiệm vụ đặt ra

Nghiên cứu và sáng tạo là yếu tố đầu tiên được Stahel khuyến nghị đối với mọi cấp độ và lĩnh vực từ xã hội, công nghệ tới thương mại. Cân nhìn nhận, đánh giá được tác động, tính toán được chi phí – lợi ích của sản phẩm, đồng thời nhu cầu tái sử dụng sản phẩm cần được xác định, các sản phẩm cần được thiết kế phục vu cho nhu cầu  tái sử dụng. Đây là vấn đề đầu tiên để phát triển nền kinh tế tuần hoàn.

Xây dựng Chiến lược truyền thông là một nhiệm vụ không thể thiếu nhằm nâng cao nhận thức của các nhà sản xuất và công chúng về trách nhiệm của họ đối với các sản phẩm trong suốt vòng đời của chúng.

Các chính sách khuyến khích: cần xây dựng chính sách nhằm khuyến khích theo mô hình kinh tế tuàn hoàn. Trong đó, việc áp thuế đối với từng loại hình sản xuất cần được tính toán kỹ lưỡng. Chẳng hạn, cần tăng thuế đối với loại hình sử dụng nguyên liệu không thể tái chế hoặc các hoạt động khai thác tài nguyên như đào mỏ, xây dựng và sản xuất và không nên áp dụng với các hoạt động nhằm duy trì, bảo tồn giá trị chẳng hạn như việc tái sử dụng, sửa chữa và tái sản xuất.

Định hướng mục tiêu phát triển của quốc gia: chúng ta cần xem xét xây dựng cách thức đánh giá sự phát triển, thịnh vượng của xã hội mà không dựa trên lưu lượng hàng hóa mà dựa trên lượng hàng hóa hiện tại sẵn có. Xác định đánh giá lợi nhuận dựa trên nguồn vốn chứ không phải theo doanh thu. Khi đó, sự tăng trưởng sẽ tỉ lệ thuận với sự gia tăng về chất lượng và số lượng của tất cả các nguồn lực hiện có.

Hợp tác của các bên: Chính phủ cần khuyến khích các tổ chức áp dụng kinh tế tuần hoàn vào hoạt động kinh doanh để xây dựng tương lai bền vững cho doanh nghiệp. Bên cạnh đó, người dân cũng cần thay đổi lối quen tiêu dùng thành tiêu dùng có trách nhiệm và chủ động tham gia phân loại, tái sử dụng hoặc tái chế rác thải. Ngoài ra cần có sự hợp tác, làm thế nào để sử dụng tốt hơn nguồn tài nguyên, sử dụng nguồn nguyên liệu từ chất thải tái chế. Phải có sự hợp tác giữa các bên chính phủ, doanh nghiệp, cộng đồng làm thế nào để sử dụng tốt hơn nguồn tài nguyên, sử dụng nguồn nguyên liệu từ chất thải tái chế, dùng nguyên liệu sinh học. Cần nhận thức được rằng, việc thực hiện thành công nền kinh tế tuần hoàn cần sự tham gia tích cực của khu vực tư nhân cũng như người dân.

Công nghệ và đổi mới: đây là cốt lõi, là yếu tố quan trọng quyết định thành công khi áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn. Trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0, việc nghiên cứu và tạo ra các công nghệ thay thế là yếu tố đặc biệt được chú trọng. Công nghệ mới sẽ giúp việc thực hiện mô hình kinh tế tuần hoàn hiệu quả, giảm thải ô nhiễm, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học, tránh khai thác quá mức tài nguyên, đồng thời tạo được cơ hội việc làm mới... đảm bảo  mục tiêu của mô hình này.

Bộ  Tài nguyên và Môi trường: kinh tế tuần hoàn là xu hướng tất yếu

Bộ Tài nguyên và Môi trường nhận thức sâu sắc rằng: ứng dụng thành công nền kinh tế tuần hoàn có thể thúc đẩy sử dụng các sản phẩm và dịch vụ công nghệ cao, từ đó tối ưu hoá việc sử dụng các nguồn tài nguyên. Tại cuộc họp Quỹ Bảo vệ Môi trường Toàn cầu, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường  Trần Hồng Hà đã cam kết giảm tiêu thụ nhựa tại Việt Nam; thiết lập mối quan hệ đối tác khu vực biển Đông Á, kêu gọi thúc đẩy hợp tác toàn cầu và khu vực chung tay cùng giải quyết vấn đề rác thải nhựa đại dương.

Hiện nay, Bộ Tài nguyên và Môi trường đang triển khai các nhiệm vụ liên quan đến xây dựng chính sách, lộ trình tiến tới loại bỏ chất thải nhựa sử dụng một lần và nilon không phân hủy, xây dưng mô hình công nghệ hướng tới kinh tế tuần hoàn, nói không với rác thải nhựa và nilon không phân hủy.

Đây là một trong những nhiệm vụ được Bộ  Tài nguyên và Môi trường đặc biệt coi trọng, thể hiện quan điểm của Bộ Tài  nguyên và Môi trường trong việc bảo vệ môi trường, đồng thời thể hiện quyết tâm tham gia mô hình kinh tế tuần hoàn, mang lại sự phát triển bền vững, đồng thời nâng cao chất lượng cuộc sống của cộng đồng, góp phần thực hiện mục tiêu phát triển bền vững của Việt Nam cũng như trên phạm vi toàn cầu.

Nền kinh tế tuần hoàn hướng tới phát triển bền vững: “Tương lai do chính chúng ta kiến tạo”.

Các nguyên tắc cơ bản trong nền kinh tế tuần hoàn


1. Thiết kế để tái sử dụng: Rác thải sẽ không tồn tại nếu các thành phần sinh học và hóa học trong sản phẩm được thiết kế sao cho có thể đưa chúng vào tái sử dụng trong một chu trình mới. Nói cách khác, có thể phân tách và/hoặc tái sử dụng các thành phần này.  

2. Khả năng linh động nhờ sự đa dạng: Các hệ thống có sự kết nối nội bộ đa dạng thường có sức chống chịu cao và linh động trước những tác động bất ngờ từ ngoại cảnh. Trong nền kinh tế, để có được sự linh động đó, cần phải có sự đa dạng về các loại hình doanh nghiệp, mô hình kinh doanh và hệ thống sản xuất, đồng thời các mạng lưới kinh doanh cũng phải có những mối quan hệ tương hỗ lẫn nhau cũng như với nhiều nhà cung cấp và khách hàng khác nhau. Các hệ sinh thái tự nhiên là những ví dụ minh họa sống động nhất cho các hệ thống sản xuất linh động như thế này.

3. Sử dụng năng lượng từ các nguồn vô tận: Để giảm tải những tổn thất về sản phẩm (bằng cách tái chế nâng cấp), cần phải sử dụng thêm năng lượng. Có hai nguồn năng lượng chính luôn sẵn có: năng lượng (năng lượng tái chế) và sức lao động. Chỉ có thể đáp ứng được các điều kiện của một nền kinh tế tuần hoàn bằng cách sử dụng các nguồn năng lượng tái chế.

4. Tư duy hệ thống: Tư duy hệ thống tập trung vào các hệ thống phi tuyến tính, đặc biệt là các vòng lặp phản hồi (feedback loop – là một cấu trúc hệ thống trong đó đầu ra ở một mắt xích trong cấu trúc này sẽ có tác động lên đầu vào tại chính mắt xích đó). Trong các hệ thống này, sự kết hợp giữa các nhân tố môi trường không chắc chắn với sự phản hồi trước các nhân tố đó thường mang lại những kết quả khó dự đoán trước. Tuy nhiên, để tìm hiểu cách tối ưu hóa các hệ thống này, cần phải cân nhắc đến những mối quan hệ giữa chúng và đường đi của các nguyên liệu trong chu trình sản xuất. Để làm được điều này, cần phải có sự định hướng lâu dài. Tại nhiều cấp độ và quy mô khác nhau trong nền kinh tế tuần hoàn, các hệ thống hoạt động trong đó tác động lẫn nhau, từ đó xuất hiện những mối quan hệ phụ thuộc và tạo nên những vòng lặp phản hồi giúp củng cố cho tính linh động của nền kinh tế tuần hoàn.

5. Nền tảng sinh học: Càng ngày càng có nhiều hàng hóa tiêu dùng được tạo nên từ các nguyên liệu sinh học và quá trình sử dụng chúng diễn ra dựa trên quy tắc “phân tầng”: các thành phần sinh học này được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau trước khi quay trở về các chu trình sinh quyển.

Nguồn: Rabobank

                                                                                                                                                                    TTH-KHCN