Lãi suất ngân hàng Agribank tháng 7 năm 2022

Tháng 7/2022, lãi suất ngân hàng cao nhất 7,3% được ghi nhận ở ngân hàng SCB với kỳ hạn gửi là 12 tháng, 15 tháng, 18 tháng, 24 tháng và 36 tháng. Lãi suất ngân hàng thấp nhất là 5,39%/năm thuộc về ngân hàng MBBank.

Ghi nhận thông tin trên báo chí ngày đầu tiên của tháng 7/2022 cho thấy, lãi suất ngân hàng dao động từ 3% - 7,3%. Cụ thể, lãi suất Ngân hàng Agribank cao nhất là 5,6% tương ứng với kỳ hạn 13 – 24 tháng. Lãi suất Ngân hàng BIDV đang niêm yết từ 3,1% - 5,6%, trong đó, kỳ hạn gửi tiền có lãi suất cao nhất là từ 12 – 36 tháng, ở mức 5,6%. Tại Ngân hàng Vietcombank, lãi suất tiền gửi cao nhất là 5,5% với kỳ hạn 12 tháng; lãi suất thấp nhất là 3% đối với khách hàng gửi tiền kỳ hạn 1, 2 tháng.

Trong khi đó, lãi suất Ngân hàng VIB tháng 7/2022 cao nhất ở mức 6,3% thuộc kỳ hạn gửi tiền 24 – 36 tháng; lãi suất thấp nhất là 3,9%, ở kỳ hạn 1-2 tháng. Lãi suất Ngân hàng OCB Bank cao nhất là 6,7%, với kỳ hạn gửi tiền 36 tháng; lãi suất thấp nhất đang niêm yết ở mức 3,7% đối với kỳ hạn 1 tháng.

STT Tên ngân hàng Lãi suất tiền gửi cao nhất 
1 Ngân hàng SCB 7,3%
2 Ngân hàng Bắc Á 6,8%
3 Ngân hàng Bảo Việt 6,8%
4 Ngân hàng OCB 6,7%
5 Ngân hàng GPBank 6,65%
6 Ngân hàng TPBank 6,35%
7 Ngân hàng VIB 6,3%
8 Ngân hàng Techcombank 6,3%
9 Ngân hàng Sacombank 6,3%
10 Ngân hàng VPBank 6,3%
11 Ngân hàng Agribank 5,6%
12 Ngân hàng Vietinbank 5,6%
13 Ngân hàng BIDV 5,6%
14 Ngân hàng Vietcombank 5,5%

Các mức lãi suất ngân hàng mới nhất tháng 7/2022. Nguồn: báo Lao Động, VnExpress.

VnExpress đưa tin, ước tính 10 ngân hàng đã đồng loạt tăng lãi suất tiền gửi tiết kiệm, mức điều chỉnh cao nhất lên tới 0,9-1,2% một năm. Nhìn chung, lãi suất tiết kiệm 12 tháng toàn thị trường nhích nhẹ lên 6,16% tại quầy và tăng khá mạnh lên 6,34% trên kênh online. Lãi suất gửi online thường cao hơn từ 0,1% đến 0,2%, có nơi trả cao hơn 1% một năm so với khi gửi tại quầy. 

Một số nhà đầu tư cho rằng, nếu lãi suất cao hơn, người dân sẽ coi đây là nơi trú ẩn an toàn và hấp dẫn hơn kênh đầu tư bất động sản. 

Xem thêm thông tin Thị trường Bất động sản: 

Cho người nước ngoài thuê căn hộ cao cấp: Cửa sáng nào ở khu Tây Hà Nội?

OneHousing News: Giá căn hộ ở Hà Nội tăng nhanh hơn TP.HCM

Cân nhắc gì khi chọn căn hộ 2 phòng ngủ dự án Masteri West Heights?  

Agribank là ngân hàng quốc doanh thứ 2 sau BIDV thông báo tăng lãi suất huy động tiền gửi khách hàng cá nhân ở các kỳ hạn 12 tháng trở lên.

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) vừa có thông báo điều chỉnh biểu lãi suất huy động khách hàng cá nhân áp dụng từ tháng 7/2022. Theo đó, đây là lần thay đổi lãi suất huy động đầu tiên của ngân hàng này kể từ tháng 9/2021 đến nay.

Trong biểu lãi suất mới, Agribank giữ nguyên lãi suất huy động với các khoản tiền gửi kỳ hạn ngắn dưới 12 tháng. Trong đó, tiền gửi không kỳ hạn tại nhà băng này vẫn nhận lãi suất 0,1%/năm, các khoản tiền gửi kỳ hạn 1-2 tháng hưởng lãi suất 3,1%/năm; kỳ hạn 3-5 tháng hưởng lãi 3,4%/năm và kỳ hạn 6-11 tháng nhận lãi suất 4%/năm.

Tuy nhiên, từ kỳ hạn 12 tháng trở lên, các khách hàng gửi tiền tại Agribank sẽ được hưởng lãi suất 5,6%/năm, cao hơn 0,1 điểm % so với trước đó. Đây hiện là mức lãi suất tối đa khách hàng cá nhân gửi tiền tại Agribank có thể nhận được.

Đáng chú ý, đây cũng là lần tăng lãi suất huy động kỳ hạn 12 tháng trở lên đầu tiên của Agribank trong gần 4 năm qua. Lần gần nhất nhà băng này tăng lãi suất tiền gửi cá nhân kỳ hạn 12 tháng trở lên đã diễn ra từ tháng 9/2018, khi đó, Agribank nâng mức lãi suất này từ mức 6,6%/năm lên 6,8%/năm.

DIỄN BIẾN LÃI SUẤT HUY ĐỘNG KỲ HẠN 12T TẠI AGRIBANK
Nguồn: Agribank; Tổng hợp
NhãnTháng 8/2018Tháng 9/2018Tháng 6/2020Tháng 7/2020Tháng 11/2020Tháng 1/2021Tháng 9/2021Tháng 7/2022
Kỳ hạn 12 tháng %/năm 6.66.86.565.85.65.55.6

Sau giai đoạn này, lãi suất tiền gửi kỳ hạn 12 tháng trở lên của Agribank liên tục giữ xu hướng giảm và duy trì ở vùng thấp nhất 5,5%/năm suốt từ tháng 9/2021 đến nay.

Với động thái tăng lãi suất kể trên, Agribank trở thành ngân hàng quốc doanh thứ 2 trong hệ thống tăng lãi suất huy động trong năm 2022. Trước đó, BIDV cũng có đợt tăng lãi suất tiền gửi cá nhân lần đầu kể từ tháng 7/2019.

Hiện, biểu lãi suất huy động các kỳ hạn tại Agribank đều tương đương BIDV.

Cũng trong tháng 7 này, Agribank không phải nhà băng duy nhất tăng lãi suất tiền gửi của nhóm khách hàng cá nhân. Theo đó, cả ACB và TPBank cũng đã có động thái tương tự.

Cụ thể, ACB đã áp dụng biểu lãi suất huy động khách hàng cá nhân mới với việc tăng kịch trần lãi suất huy động kỳ hạn dưới 6 tháng, ở mức 4%/năm. So với tháng trước, lãi suất các kỳ hạn này đã tăng 0,6-0,9 điểm %/năm.

Với kỳ hạn 6 tháng đến dưới 12 tháng, khách hàng gửi tiền tại ACB tháng trước chỉ được hưởng lãi suất 4,5-4,6%/năm, nhưng đến tháng này gửi đã được hưởng lãi 5,3-5,8%/năm, tương đương mức tăng 0,8-1,2 điểm %.

- Biểu lãi suất huy động khách hàng cá nhân tại một số ngân hàng (%/năm):

Ngân hàng 1-5 tháng 6-11 tháng 12 tháng trở lên
Vietcombank3-3,345,3-5,5
Agribank, BIDV, VietinBank 3,1-3,4 4 5,6
Techcombank 2,85-3,75 4,85-5,25 5,55-6,25
Sacombank 3,5-4 5,2-5,45 5,8-6,3
VPBank 3,2-4 4,8-5,8 5,6-6,7
SHB 3,6-4 5,4-5,6 6,1-6,6
TPBank 3,4-3,65 5,5 6,2
ACB 3,95-4 5,3-6 5,7-6,2
HDBank 3,4-3,5 5,1 5,85-6
SCB 4 6-6,7 7,3

Ở kỳ hạn 12 tháng, ACB chấp nhận chi trả mức lãi suất 5,7-6%/năm tùy hạn mức, cao hơn nhiều so với mức 5,1%/năm áp dụng cố định trước đó. Hiện lãi suất tối đa ACB áp dụng với tiền gửi cá nhân tại quầy là 6,2%/năm, áp dụng với kỳ hạn gửi trên 13 tháng, cao hơn 0,4 điểm % so với tháng trước.

Tương tự, TPBank sau nhiều tháng không điều chỉnh biểu lãi suất huy động cá nhân đến tháng 7 này cũng tăng 0,2 điểm % ở hầu hết kỳ hạn, áp dụng với cả hình thức tại quầy và online. Hiện lãi suất tối đa nhà băng này niêm yết với các khoản tiền gửi tại quầy của khách hàng cá nhân là 6,2%/năm.

Động thái tăng lãi suất huy động của nhiều ngân hàng thời gian qua đã được các chuyên gia phân tích dự báo.

Cụ thể, Công ty Chứng khoán VNDirect trước đó đã có báo cáo đánh giá mặt bằng lãi suất tiền gửi khó có thể duy trì ở mức thấp như cuối năm 2021 và sẽ bắt đầu tăng trở lại do nhu cầu huy động vốn lên cao dựa trên tín dụng tăng trưởng. Bên cạnh đó, các ngân hàng cũng phải tăng lãi suất để cạnh tranh huy động vốn từ các kênh đầu tư hấp dẫn khác như bất động sản, chứng khoán… đặc biệt là áp lực lạm phát.

Theo các chuyên gia tại đây, lãi suất có thể tăng lên 0,3-0,5 điểm % trong năm nay. Riêng kỳ hạn 12 tháng, lãi suất tại các ngân hàng thương mại sẽ tăng lên mức bình quân 5,9-6,1%/năm vào cuối năm nay, tuy vậy mức lãi suất này vẫn thấp hơn mức 6,8%/năm trong giai đoạn trước dịch bệnh.

Nhằm chuẩn bị cho mùa cao điểm cuối năm cũng như đáp ứng tỷ lệ mới của vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn, nhiều ngân hàng tiếp tục điều chỉnh biểu lãi suất huy động.

THÊM NHIỀU THÀNH VIÊN TĂNG BIỂU LÃI SUẤT

Theo tổng hợp của Công ty Chứng khoán Bảo Việt (BVSC), lãi suất huy động trung bình đối với cả hai kỳ hạn 6 tháng và 12 tháng tiếp tục có diễn biến tăng nhẹ trong tháng 6/2022, lần lượt ở mức 0,03 và 0,01 điểm phần trăm, lên mức 4,95% và 5,70%. So với cuối năm 2021, cả 2 loại lãi suất trung bình này đều đã tăng 0,15 điểm phần trăm.

Tại nhóm ngân hàng thương mại cổ phần quy mô nhỏ (vốn dưới 5.000 tỷ đồng) tiếp tục là nhóm duy nhất có lãi suất tăng ở cả 2 loại kỳ hạn, cùng ở mức 0,02 điểm phần trăm, lên 5,63% (6 tháng) và 6,25% (12 tháng).

Ngược lại, nhóm các ngân hàng thương mại cổ phần quy mô lớn (vốn trên 5.000 tỷ đồng) tăng 0,03 điểm phần trăm đối với kỳ hạn 6 tháng lên 4,71%/năm; nhưng giữ nguyên kỳ hạn 12 tháng, ở mức 5,45%/năm.

Trong khi đó, nhóm ngân hàng cổ phần nhà nước tiếp tục không điều chỉnh lãi suất kỳ hạn 6 tháng, duy trì ở mức 3,78%/năm trong tháng thứ 12 liên tiếp. Song, nhóm này lại nâng nhẹ lãi suất kỳ hạn 12 tháng thêm 0,05 điểm phần trăm lên mức 5%/năm sau 10 tháng không thay đổi.

Tại báo cáo triển vọng kinh tế vĩ mô, Công ty Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV) dự báo áp lực tăng lãi suất sẽ tiếp tục những tháng cuối năm. Kịch bản cơ sở lạm phát bình quân tăng 3,8% (6 tháng đầu năm tăng 2,44%) và không có thêm cú sốc về giá dầu, Ngân hàng Nhà nước có dư địa để tiếp tục duy trì chính sách tiền tệ nới lỏng nhưng với mức độ hạn chế hơn, trước áp lực lạm phát và tỷ giá (giữ nguyên các loại lãi suất điều hành ở mức thấp, và mục tiêu tăng trưởng tín dụng 14% - tương đương năm 2021), mà không buộc phải thắt chặt theo xu hướng chung của các ngân hàng trung ương toàn cầu.

Theo đó, KBSV cho rằng mặt bằng lãi suất huy động nhiều khả năng sẽ nhích tăng trong nửa cuối năm 2022 do lạm phát tăng trở lại khiến ngân hàng thương mại cần nâng lãi suất huy động để duy trì lãi thực dương đủ hấp dẫn để duy trì tính cạnh tranh. Mức tăng nhiều khả năng sẽ thêm 0,5 đến 1 điểm phần trăm, tương ứng với kịch bản cơ sở lạm phát tăng 3,8%.

Thêm vào đó, giới quan sát nhìn nhận, bên cạnh việc duy trì thực dương, mặt bằng lãi suất huy động cũng dự kiến tăng nhằm thu hút lượng tiền nhàn rỗi trên thị trường cũng như chuẩn bị cho nhu cầu tín dụng từ nay đến cuối năm, đồng thời đáp ứng quy định mới về tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn.

Thực tế thị trường cũng cho thấy, trong khoảng đầu tháng 7/2022, nhiều ngân hàng cũng đã tham gia “cuộc đua” lãi suất huy động.

Cụ thể, HDBank là ngân hàng có điều chỉnh lãi suất tương đối lớn. Tại kỳ hạn 6 tháng, ngân hàng tăng lãi suất lên 0,35 điểm phần trăm lên 5,45%/năm. Đối với kỳ hạn 12 tháng, ngân hàng tăng 0,15 điểm phần trăm lên 7,25%/năm. Lãi suất cũng tăng 0,7 điểm phần trăm ở kỳ hạn 24 tháng và tăng 0,5 điểm phần trăm tại kỳ hạn 36 tháng.

TPBank cũng đã tham gia vào cuộc đua tăng lãi suất khi điều chỉnh tăng 0,2 điểm phần trăm cho hầu hết các kỳ hạn ở cả hai hình thức gửi tại quầy và online.

Một vài ngân hàng thương mại khác cũng tham gia tăng biểu lãi suất tiết kiệm như Techcombank, Eximbank, VIB, ACB, KienlongBank, NamABank… Đáng chú ý, trong biểu lãi suất tháng 7/2022 vừa áp dụng, Agribank đã điều chỉnh tăng 0,1 điểm phần trăm đối với các khoản gửi tiết kiệm từ 12 tháng trở lên, lên mức 5,6%/năm.

LÃI SUẤT TIẾT KIỆM NGÂN HÀNG NÀO CAO NHẤT?

Do nhiều ngân hàng thay đổi biểu lãi suất nên bảng xếp hạng lãi suất tiền gửi cao nhất trong tháng 7/2022 cũng có một vài thay đổi so với tháng trước đó và mức lãi suất trên 7%/năm là không hiếm.

Dẫn đầu danh sách vẫn là SCB với mức lãi suất 7,6%/năm. Mức lãi suất niêm yết này đối với kỳ hạn 13 tháng và chỉ áp dụng cho món tiền gửi có số dư từ 500 tỷ đồng trở lên.

Đứng thứ hai là Kienlongbank cho mức lãi suất 7,3%/năm với tiền gửi kỳ hạn 36 tháng lĩnh lãi cuối kỳ.

HDBank đang đứng vị trí thứ ba trong bảng so sánh lãi suất ngân hàng tháng này. Lãi suất ngân hàng HDBank vẫn tiếp tục duy trì ở mức 7,15%/năm, áp dụng cho số tiền gửi từ 300 tỷ đồng trở lên gửi tại kỳ hạn 13 tháng.

Theo sau đó là hai ngân hàng Techcombank và MSB với lãi suất khá cao là 7,1%/năm và 7%/năm. Trong đó, Techcombank áp dụng mức lãi suất này với khoản tiết kiệm tối thiểu 999 tỷ đồng tại kỳ hạn 12 tháng. Còn MSB áp dụng cho sổ tiết kiệm mở mới hoặc sổ tiết kiệm mở từ ngày 1/1/2018 tự động gia hạn có kỳ hạn gửi 12 tháng hoặc 13 tháng với số tiền gửi từ 500 tỷ đồng.

Ngoài ra, khách hàng có thể cân nhắc lựa chọn gửi tiền ở một số ngân hàng khác cũng có lãi suất tiết kiệm tương đối cạnh tranh như LienVietPostBank (6,99%/năm); BacABank (6,90%/năm); NCB (6,90%/năm); MB (6,9%/năm); VietABank (6,9%/năm)... Tuy nhiên, các ngân hàng này đều có những tiêu chuẩn riêng để đạt được mức lãi suất như trên, chứ không cào bằng cho mọi khoản tiền gửi.

Lãi suất ngân hàng Agribank tháng 7 năm 2022

Xét trong nhóm Big 4 các ngân hàng quốc doanh, ba ngân hàng Agribank, BIDV và VietinBank cùng có lãi suất cao nhất là 5,6%/năm. Trong khi BIDV và VietinBank có lãi suất không đổi thì Agribank như đã nói, ngân hàng điều chỉnh tăng 0,1 điểm phần trăm lãi suất từ đầu tháng 7/2022.

Vietcombank có lãi suất là 5,5%/năm, thấp nhất trong nhóm Big 4 và đồng thời cũng là thấp nhất trong bảng so sánh lãi suất ngân hàng lần này.