Làm đề thi thử đại học quốc gia hà nội

Từ ngày 26-28/2, khoảng 3.000 thí sinh đầu tiên sẽ tham dự kỳ thi đánh giá năng lực do ĐH Quốc gia Hà Nội tổ chức tại hai địa điểm là Hà Nội và Thái Nguyên. Dưới đây là đề thi minh họa để các thí sinh tham khảo.

Xem đề thi tham khảo kỳ thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia Hà Nội TẠI ĐÂY.

Các câu hỏi của bài thi được đánh số lần lượt từ 1 đến 150 gồm 132 câu hỏi trắc nghiệm khách quan và 18 câu hỏi điền đáp án. Mỗi câu trả lời đúng được 1 điểm, câu trả lời sai hoặc không trả lời được 0 điểm. 

Minh họa đề thi mẫu

Bài thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia Hà Nội sẽ gồm ba hợp phần: Tư duy định lượng (50 câu hỏi làm trong 75 phút), tư duy định tính (50 câu làm trong 60 phút) và khoa học (50 câu hỏi làm trong 60 phút).

Khi bắt đầu làm bài, máy tính sẽ hiển thị phần thứ nhất là Tư duy định lượng. Thí sinh làm lần lượt các câu. Nếu kết thúc phần thứ nhất trước thời gian quy định, thí sinh có thể chuyển sang phần thi thứ hai ngay. Khi hết thời gian phần 1, máy tính sẽ tự động chuyển. Nếu phần thi có thêm câu hỏi thử nghiệm, máy tính sẽ cộng thời gian tương ứng để hoàn thành tất cả các câu hỏi.

Ở phần thứ hai, tư duy định tính, câu hỏi được đánh thứ tự tiếp nối câu hỏi của phần thi thứ nhất. Nếu kết thúc trước thời gian quy định, thí sinh cũng có thể chuyển sang phần thi thứ ba.

Phần cuối cùng trong bài thi là Khoa học. Nếu kết thúc phần thi này sớm hơn thời gian quy định, thí sinh bấm “Nộp bài”. Còn nếu để hết giờ, máy tính sẽ tự động “Nộp bài”. Khi kết thúc bài thi, màn hình máy tính sẽ hiển thị kết quả thi của bạn.

Kỳ thi đánh giá năng lực năm 2022 của ĐH Quốc gia Hà Nội dự kiến thu hút 70.000 đến 90.000 thí sinh, nhiều gấp 7-9 lần năm ngoái. Sẽ có khoảng 16 đợt thi cho học sinh bậc THPT, bắt đầu từ tháng 2 đến tháng 8/2022.

Sau khi làm xong bài, thí sinh sẽ biết điểm luôn trên máy. Các em được nhận Giấy chứng nhận kết quả thi sau 14 ngày dự thi. Kết quả này hiện có thể sử dụng để xét tuyển vào khoảng 50 trường đại học.

Thúy Nga

Điểm chuẩn các khoa, trường thành viên ĐH Quốc gia Hà Nội năm 2021 được Báo VietNamNet cập nhật nhanh nhất, để phụ huynh và các thí sinh tham khảo cho việc xét tuyển đại học năm 2021.

ĐH Quốc gia TP.HCM công bố đề thi mẫu đánh giá năng lực năm 2022.

Bài thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia Hà Nội gồm 150 câu hỏi trắc nghiệm, trong đó có 18 câu hỏi dạng điền đáp án, được thực hiện trong vòng 195 phút.

Từ 26 đến 28/2, khoảng 3.000 thí sinh đầu tiên sẽ dự kỳ thi đánh giá năng lực (HSA) tại hai địa điểm là Hà Nội và Thái Nguyên. Trung tâm khảo thí Đại học Quốc gia Hà Nội khuyên thí sinh nên làm đề thi tham khảo do trường công bố để quen với các phần, cách ra câu hỏi và tiến trình làm bài.

* Xem đề tham khảo

Bài thi HSA gồm ba phần. Khi bắt đầu làm bài, máy tính sẽ hiển thị phần thứ nhất là Tư duy định lượng với 50 câu hỏi làm trong 75 phút. Thí sinh làm lần lượt các câu. Nếu kết thúc phần thứ nhất trước thời gian quy định, thí sinh có thể chuyển sang phần thi thứ hai ngay. Còn nếu làm đến lúc hết thời gian, máy tính sẽ tự động chuyển.

Nếu có thêm câu hỏi thử nghiệm, máy tính sẽ cộng thời gian tương ứng để thí sinh hoàn thành. Các em có thể làm lại các câu hỏi trong cùng một phần nếu như còn thời gian.

Quảng cáo

Một câu hỏi thuộc phần Khoa học trong đề tham khảo.

Ở phần thứ hai - Tư duy định tính, thí sinh sẽ làm 50 câu trong 60 phút. Câu hỏi được đánh thứ tự tiếp nối phần thi đầu. Nếu kết thúc trước thời gian quy định, thí sinh cũng có thể chuyển sang phần thi thứ ba ngay, tương tự ở phần thứ nhất.

Quảng cáo

Phần cuối cùng trong bài thi HSA là Khoa học với 50 câu làm trong 60 phút. Nếu kết thúc phần thi này sớm hơn thời gian quy định, thí sinh bấm "Nộp bài". Còn nếu để hết giờ, máy tính sẽ tự động "Nộp bài". Sau khi nộp, màn hình máy tính hiển thị điểm bài thi của thí sinh trong 60 giây trước khi đóng.

Thí sinh cần ghi nhớ điểm bài thi và kiểm tra các vật dụng cá nhân (CMND/CCCD, bút viết...) và ký vào danh sách dự thi trước khi ra về.

Kỳ thi đánh giá năng lực năm 2022 của Đại học Quốc gia Hà Nội dự kiến thu hút 70.000 đến 90.000 thí sinh, chia làm 16 đợt thi, từ tháng 2 đến tháng 8 ở nhiều tỉnh, thành như Hà Nội, TP HCM, Thái Nguyên, Hải Phòng, Nam Định, Thanh Hóa, Hưng Yên. Hiện trường đã công bố lịch 5 đợt thi đầu tiên.

Sau khi dự thi, thí sinh sẽ biết điểm luôn trên máy. Các em được nhận Giấy chứng nhận kết quả thi sau 14 ngày dự thi. Kết quả này hiện có thể sử dụng để xét tuyển vào khoảng 50 trường đại học.

* Các trường dùng kết quả kỳ thi của ĐH Quốc gia Hà Nội

ĐHQGHN tổ chức họp báo “Thi thử Đánh giá năng lực bậc Đại học” tại trường THPT Đại Từ – Thái Nguyên

Chiều 14/3, Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức thi thử ở điểm trường THPT Đại Từ (huyện Đại Từ, Thái Nguyên). Sau 195 phút làm bài thi trong phòng máy tính với các giám thị trông thi là giảng viên của Đại học Quốc gia Hà Nội và giáo viên THPT trên địa bàn tỉnh, đa số thí sinh đều thở phào nhẹ nhõm.

Các em học sinh trường THPT Đại Từ làm thủ tục vào phòng thi

Phạm Phương Mai (lớp 12A14) cho biết sau khi vào phòng thi, thí sinh được giám thị giới thiệu cách hoàn tất thông tin thí sinh và hướng dẫn cách làm bài. Màn hình máy tính cũng hiển thị những dòng hướng dẫn rất tỉ mỉ để thí sinh làm theo. Sau khi lựa chọn đề nhóm khoa học xã hội, em tập trung làm bài.

“Đề có các câu hỏi từ dễ đến khó, phong phú dạng bài ở tất cả các môn, có nhiều câu hỏi tích hợp đòi hỏi thí sinh phải vận dụng kiến thức vào thực tế”, Mai nhận xét và cho biết không hề áp lực khi làm bài thi.

Học sinh THPT Đại Từ thi thử bài đánh giá năng lực của Đại học quốc gia Hà Nội chiều 14/3.

Cũng cảm thấy mình đã trải qua kỳ thi một cách nhẹ nhàng, thí sinh Nguyễn Thị Thuỳ Linh (lớp 12A9) cho biết sắp tới sẽ đăng ký dự kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội vì cảm thấy không bị áp lực, kết quả cũng được biết ngay sau kỳ thi nên không phải đắn đo về tính công bằng trong thi cử.

Linh cho biết, đề thi đều là những kiến thức đã được học trong chương trình phổ thông, vừa với khả năng của thí sinh. Linh thích phần thi Văn bởi câu hỏi dễ hiểu, không gò bó. Tuy nhiên em cũng đề xuất ban đề thi nên cho thêm các câu hỏi mở về dân tộc, đời sống hoặc hiểu biết xã hội để thí sinh thể hiện được khả năng.

“Em học ban D, thi được 71/140 điểm. Như vậy là qua ngưỡng chuẩn đầu vào của Đại học Quốc gia Hà Nội. Thời gian tới em sẽ tập trung ôn tập và làm thêm đề mẫu, chắc chắn kết quả sẽ tốt hơn”, Linh tâm sự.

Trần Xuân Hảo (lớp 12A15) tỏ ra khá hài lòng với kết quả của bản thân khi được 119/140 điểm. Hảo cho biết đề thi có 50 câu trắc nghiệm khá dễ, chỉ cần làm vài bước là ra kết quả. Sự tích hợp giữa các môn cũng được thể hiện nhuần nhuyễn qua các câu hỏi.

“Hiện nay các trường cấp 3 đều học Tin học nên chúng em không gặp khó khăn gì trong quá trình làm bài. Một số bạn bị lỗi kỹ thuật cũng kịp thời được khắc phục. Thầy cô giám thị cũng cho biết nếu máy lỗi có thể chuyển sang máy dự phòng, hoặc chuyển sang thi ca tiếp theo nên chúng em rất yên tâm. Thời gian tới em sẽ trau dồi thêm kiến thức các môn tự nhiên để có thể đạt kết quả cao hơn, trở thành sinh viên của Đại học Quốc gia trong tương lai”, Hảo nói.

Phó Giám đốc đại học Quốc gia Nguyễn Kim Sơn cho biết, tổ chức thi thử là một trong những hoạt động nhằm chạy thử quy trình của kỳ thi đánh giá năng lực và thăm dò phản hồi của thí sinh về bộ đề thi.

“Chúng tôi chọn THPT Đại Từ vì đây là địa bàn có các thí sinh tập trung ở nhiều khu vực gồm thị xã, thị trấn, nông thôn, miền núi, đối tượng rất đa dạng. Học sinh ở khu vực 1 miền núi nên khả năng làm bài của các em sẽ cho trường những thông tin để hoàn thiện bộ đề và quy trình chính thức, phục vụ cho đợt thi sắp tới”, ông Sơn cho hay.

60 thí sinh tham gia thi thử trong phòng máy là những em có nguyện vọng thi đại học và xét tuyển vào các trường đại học ở địa bàn Hà Nội. Hiệu trưởng THPT Đại Từ Trần Văn Hưng cho biết, trường không chọn những thí sinh giỏi nhất mà học sinh chỉ cần đảm bảo có học lực từ trung bình trở lên, ở tất cả các ban A, B, C, D…đều có thể tham gia thi thử.

“Chúng tôi đã tổ chức thăm dò học sinh về phương án thi của Đại học Quốc gia Hà Nội. Các em rất thích bởi vì với học sinh, không có kỳ thi nào không có áp lực, nhưng thi như Đại học Quốc gia thì áp lực thi đã được giải toả vì chỉ thi một hôm, thi xong biết điểm ngay, không sợ gian lận hay chấm điểm thiếu khách quan. Hơn nữa kỳ thi lại diễn ra vào tháng 5, trước kỳ thi THPT quốc gia nên các em đều xem đó là một cơ hội”, thầy Hưng nói.

Theo quy định của Đại học Quốc gia Hà Nội, người đã học hết chương trình THPT trong năm 2015, người đã tốt nghiệp THPT, người đã tốt nghiệp trung cấp đều có thể đăng ký dự thi. Phiếu đăng ký dự thi được đăng tải trên website của Trung tâm Khảo thí ĐH Quốc gia Hà Nội, mục “Đăng ký trực tuyến”.

Thời gian đăng ký dự thi đợt 1 từ ngày 25/3 đến ngày 15/4, đợt 2 từ ngày 20/6 đến ngày 10/7. Lệ phí đăng ký dự bài thi đánh giá năng lực là 100.000 đồng mỗi thí sinh trong một lượt thi. Lệ phí đăng ký dự thi bài thi Ngoại ngữ là 35.000 đồng mỗi thí sinh cho một lượt thi.

Đợt thi đầu tiên sẽ kéo dài từ ngày 30 – 31/5 (ngày 1 – 2/6 dự phòng). Đợt 2 từ ngày 1 – 2/8 (ngày 3 – 4/8 dự phòng). Riêng thí sinh dự tuyển vào Đại học Ngoại ngữ sẽ dự thi môn ngoại ngữ vào sáng ngày 30/5 (đợt 1) và sáng 1/8 (đợt 2). Sau khi dự thi môn ngoại ngữ sẽ dự thi đánh giá năng lực vào một trong các buổi thi còn lại.

Đại học Quốc gia Hà Nội có 7 cụm thi: Trụ sở 144 Xuân Thuỷ (Cầu Giấy, Hà Nội); Đại học Kiến trúc Đà Nẵng (Đà Nẵng); Đại học Vinh (Nghệ An); Đại học Hồng Đức (Thanh Hóa), Đại học Hàng hải Việt Nam (Hải Phòng); Đại học Sư phạm kỹ thuật Nam Định (Nam Định) và Cao đẳng Kinh tế – Tài chính Thái Nguyên (Thái Nguyên).

Bài thi gồm 3 phần với 2 phần thi bắt buộc và 1 phần thi tự chọn có 140 câu hỏi trắc nghiệm. Thời gian đếm ngược được tính riêng với mỗi phần thi. Tổng thời gian làm bài là 195 phút.

* Hướng dẫn đăng ký dự thi

>>> Nguồn: //vnexpress.net

VNU – CET

Video liên quan

Chủ đề