Làm sao để hết ngại giao tiếp

KINH NGHIỆM HAYKinh nghiệm hay hữu ích

Mình nghĩ rất nhiều người mắc chứng bệnh này (giống mình). Tuy nhiên mình ở mức độ nhẹ thôi. Mình biết có nhiều người ngại giao tiếp đến nỗi khi gặp đám đông thì toàn thân co rúm lại, tay chân run lẩy bẩy, thở không ra hơi, mồ hôi tay chân cứ thế tuôn ra... Rất khổ. Chứng bệnh ngại giao tiếp còn khiến bạn khó phát triển được sự nghiệm, ảnh hưởng đến các mối quan hệ trong đời sống... Nay mình viết bài chia sẻ, hy vọng có thể giúp ích được cho mọi người. Ai mắc chứng bệnh này có thể vào đây ta cùng tham khảo: Vậy làm sao để khắc phục chứng bệnh này, trước tiên muốn chữa trị cái gì đó, hãy đi tìm hiểu nguyên nhân trước đã. Theo bạn thì tại sao bạn ngại giao tiếp? Có phải vì 1 trong những nguyên nhân này: - Di truyền: nếu trong nhà bạn có người thân ngại giao tiếp, rất có thể bạn cũng vậy. Nghe lạ đúng không, nhưng thực tế là đúng. - Do sinh hóa học: những ai nhạy cảm, hoặc mất cân bằng trong não, thường dễ bị sợ hai khi giao tiếp, hoặc khi đứng trước đám đông thì sẽ cảm thấy mệt mỏi, ức chế..., cũng là do sinh hóa học.- Do môi trường sống: Nếu bạn có khả năng thích nghi kém, mà cứ phải đổi môi trường đảm bảo bạn sẽ ngại giao tiếp liền - Do nguyên nhân sâu xa: cái này nhiều người bị lắm. Hãy thử lục lại quá khứ xem nguyên do vì đâu bạn ít nói như bây giờ? Do hồi nhỏ nói nhiều bị ba mẹ đánh mắng? Do bị bạn bè trêu chọc? Do gặp phải cú sốc tâm lí nào đó trong đời"? Hãy "lật lại kí ức" và tìm hiểu nó. Khi bạn biết được nguyên nhân này, việc điều trị sẽ dễ dàng hơn rất nhiều. Cách khắc phục: - Ăn uống điều độ, thể dục thể thao hợp lí, ăn nhiều chất bổ... để thể chất và tinh thần được cân bằng. - Tập nói trước gương và tự xem phản ứng của mình, sau đó tập nói với người bạn cảm thấy tin tưởng nhất, rồi dần mở rộng ra... Hãy nhớ điều quan trọng nhất: ĐỪNG QUÁ CHÚ Ý VỀ BẢN THÂN MÌNH. ĐỪNG SỢ HÃI. ĐỪNG NGHĨ VỀ VIỆC BẠN SẼ BỊ PHÁN XÉT, ĐÁNH GIÁ. MỌI NGƯỜI KHÔNG AI CÓ THỜI GIAN ĐỂ ĐÁNH GIÁ BẠN CẢ, CHỈ CÓ BẠN TỰ LÀM QUÁ LÊN THÔI. - Nhớ nhìn vào mắt người khác khi nói chuyện, ko việc gì phải lảng tránh cả. Càng nhìn bạn càng chứng tỏ được độ chân thành và đáng tin cậy của mình. - Khi bạn không chú ý đến bản thân thì bạn sẽ nói chuyện tự nhiên hơn. Hãy tự nhủ: "Họ chẳng nghĩ gì về bạn cả, hãy cứ là chính bạn và nói chuyện thoải mái thôi. bạn cởi mở thì họ cũng sẽ như vậy. Và cho dù bạn lười giao tiếp đến thế nào thì cũng phải ráng trò chuyện, tìm cách bắt chuyện, hỏi han mọi người. Khi bạn quan tâm đến họ, họ sẽ thích nói về bản thân mình. Lắng nghe cũng là một cách hay giúp khắc phục chứng bệnh ngại giao tiếp. - Nếu bạn bị quá nặng thì mình nghĩ là nên gặp bác sĩ tâm lí :D Đó, kinh nghiệm của mình vậy thôi. Mọi người bổ sung thêm nhé. Và cũng chia sẻ thêm là chứng bệnh ngại giao tiếp của mình đã giảm đáng kể, từ cái lúc mình ý thức được rằng: "Chẳng ai nghĩ gì về mình cả. Họ cũng sẽ nghĩ cho họ thôi. Vậy nên đừng làm quá lên và cứ tự nhiên nói chuyện đi"

Thật tiếc nuối cho tài năng và cơ hội được toả sáng của bạn khi bạn mắc phải tính cách rụt rè, nhút nhát. Người ta thường nói: chỉ cần tự tin là giành được 50% thành công. Vì thế, tự tin là điều hết sức cần thiết để bạn có thể thành công trong cuộc sống, sự nghiệp. Bạn phải thay đổi chính mình để thay đổi cả tương lai sự nghiệp của mình. Muốn thế, bạn hãy từ bỏ tính cách nhút nhát đó đi và thay vào đó là sự tự tin, mạnh dạn trong mọi trường hợp:

Tính nhút nhát và thiếu tự tin trong giao tiếp, đặc biệt khi phải tiếp xúc với người lạ ở những chốn đông người làm bạn ngày càng trở nên thu mình vào vỏ ốc. Thực chất, học cách giao tiếp nơi đông người là điều bạn nên rèn luyện ngay từ bây giờ vì điều này ảnh hưởng rất lớn đến sự nghiệp sau này của bạn. Một vài lời khuyên sau đây hy vọng sẽ hữu ích cho bạn:

Yêu thích chính mình

Bước đầu tiên để tự tin hơn là phải chấp nhận và yêu thích bản thân. Bạn nên liệt kê tất cả những đặc điểm tích cực và điểm mạnh của mình trên một tờ giấy hoặc quyển sổ. Bằng cách này, bạn sẽ tự nhắc nhở rằng mình cũng có rất nhiều tố chất đáng quý như những người khác. Từ đó, bạn sẽ yêu thích bản thân và cảm thấy tự tin hơn nhiều.

Tham gia các hội thảo

Cách rất tốt để tăng thêm tự tin là bạn hãy tham gia các hội thảo chuyên đề về bí quyết và hướng dẫn có được tự tin do những chuyên gia trình bày. Bạn có thể lấy những ý chính hoặc quan sát những cử chỉ và phong thái mà họ thể hiện. Đọc Thêm về: Rèn luyện sự tự tin trong cuộc sống và công việc, giao tiếp

Động viên bản thân

Dù chuẩn bị cho cuộc phỏng vấn hay bài diễn văn, bạn hãy luôn tự nhủ rằng bạn sẽ làm được. Hãy động viên bản thân mỗi ngày và bạn sẽ thấy sự tự tin của mình không ngừng tăng lên. Một cách khác là hàng ngày sau khi đi học hoặc đi làm về, bạn nên liệt kê ít nhất 4 việc mà bạn đã làm tốt trong ngày hôm đó, và có thể là một số việc bạn chưa hài lòng về mình và tìm cách thay đổi chúng vào ngày mai.

Vượt qua nỗi sợ hãi

Một số người lo sợ họ sẽ không thể thành công trong bất cứ việc gì. Điều đó sẽ là một bất lợi và làm mất sự tự tin của bạn vào chính mình, thậm chí cả những việc trong cuộc sống. Để từ bỏ cảm giác ấy, bạn hãy luôn nhắc nhở mình, sẽ không làm bất cứ việc gì một khi còn nỗi lo mình sẽ thất bại. Hãy tích cực và hãy làm việc hăng say.

Luôn nhìn thẳng và sẵn sàng mỉm cười

Hãy tập cách đi thẳng người, nhìn thẳng vào người đối diện. Dù mất bình tĩnh và lo lắng đến đâu, đừng thể hiện điều đó cho người khác biết vì một khi người khác nghĩ bạn thiếu tự tin, ắt hẳn bạn sẽ không còn được tự nhiên khi trò chuyện với họ nữa.

Giữa chốn đông người, hãy cười và chào mọi người một cách thân thiện. Nếu bạn nhìn vào mắt ai đó từ cách 10 bước, hãy biểu hiện sự thân thiện bằng cách gật đầu hoặc mỉm cười. Nếu khoảng cách chỉ còn vài bước chân và đủ tầm để hai người trò chuyện, hãy chào hỏi thăm họ. Kể cả người không quen biết, bạn cũng có thể chào thân thiện và mở đầu làm quen bằng câu “trông bạn quen quá, hình như mình gặp ở đâu rồi …” Hãy cho họ một lý do khiến bạn chào hỏi họ như một người quen biết. Ban đầu, việc này có vẻ khá khó khăn và gượng gạo, nhưng khi bạn đã làm quen được với khoảng 2 người, bạn sẽ thấy bắt chuyện với một người lạ không hề khó như bạn nghĩ. Khi bạn tập dần như vậy thì lúc đến một nơi đông người như một buổi tiệc chẳng hạn thì việc thiếu tự tin trong giao tiếp sẽ không còn là trở ngại ngăn bước bạn nữa.

Thái độ chân thành

Cách nữa là “thật thà” bù đắp cho sự ít nói. Thái độ chân thành, dù không nói nhiều nhưng hễ nói là nói đến nơi; ngôn ngữ đơn giản, mộc mạc nhưng đủ ý, lời nói rất chân thực, giản dị, thẳng thắn và nhất là thật sự “kiên nhẫn lắng nghe”.

Vận động một chút

Bạn nên chịu khó thả bộ. Bạn cũng có thể đạp xe và làm việc cho đến khi toát mồ hôi. Tập các bài tập cho não và phổi, điều này sẽ làm tăng sức mạnh thể lực, xóa bỏ mọi nỗi tức giận và khó chịu. Bạn sẽ cảm thấy mình dồi dào sinh lực, làm việc hiệu quả tự tin. Không có gì tuyệt vời hơn khi thấy bạn trong dáng vẻ nhanh nhẹn, khỏe mạnh hồng hào. Hãy ra khỏi ghế ngồi và tỏ ra năng động, mạnh mẽ. Đọc thêm các bài viết về kỹ năng giao tiếp và xử lý tình huống sẽ giúp bạn có thêm sự tự tin và xử lý tốt các tình huống trong cuộc sống.

Hít thở

Cần phải biết giữ gìn và tự kìm nén, nín thở khi cần thiết. Hãy học cách hít thở sâu, điều này cần thiết để giúp bạn bình tĩnh, kiềm chế những cơn nóng giận. Hít thật sâu trong lồng ngực, đây là cái thở từ dạ dày.

Hãy quan tâm đến hình thức

Mọi người thường để ý đến điều này đầu tiên. Những gì bạn mặc đều thể hiện tính cách, sở thích, phong thái của bạn. Nếu bạn ăn mặc kệch cỡm, không thích hợp, đồng nghiệp sẽ đánh giá thấp bạn. Khi bạn để ý đến cách ăn mặc, bạn nên tự hỏi mình muốn mọi người hiểu mình là người như thế nào? Mình muốn gây ấn tượng với những người nào? Chúng ta đang đề cập đến văn hóa thời trang hay chỉ là nhiều bộ quần áo kiểu cách; chúng ta đang muốn nói đến tính hiệu quả, sự phù hợp trong môi trường nhất định.

Vậy các bạn nên lưu tâm đến 4 nhân tố sau:

  • Sự phù hợp: Dù bạn là ai thì bạn nên nhớ là cách ăn mặc của bạn cần phải luôn phù hợp với môi trường hoạt động.
  • Sạch sẽ: Hãy thận trọng với những loại máy giặt vì chúng có thể làm hỏng quần áo của bạn mà không biết. Hãy chú ý đến sự sạch sẽ gọn gàng, tránh quần áo tuột chỉ, hay quên cài cúc..
  • Giày dép: Nên nhớ rằng mọi người đều rất để ý đến giày dép vì một lẽ họ hay nhìn xuống và hay lo lắng. Vậy bạn hãy luôn giữ cho đôi giày của mình sáng bóng, sạch sẽ.
  • Hãy luôn mỉm cười: Nụ cười tươi bừng sáng trên khuôn mặt sẽ làm cho chính bạn dễ chịu và làm cho người khác thoải mái, vui vẻ.

Biết cách tiếp nhận, đáp lại lời khen

Nhiều bạn trẻ chúng ta có chung một điểm yếu: “Không biết cách nhận lời khen ngợi”. Nếu ai đó khen bạn và bạn phản ứng lại vụng về thì vô tình bạn lại rơi vào vòng luẩn quẩn. Thích được khen nhưng lại bất công khi “phụ” thiện chí của người khen với những đáp trả đưa đẩy, khiêm tốn: “- Có gì đâu; – không phải như vậy; – chỉ là may mắn thôi mà; – đó là nhờ công sức mọi người!” v.v…

Thay đổi thái độ của mình đối với những lời khen ngợi, bạn sẽ cảm thấy tự tin hơn rất nhiều. Mặc dù đôi khi vẫn cần suy xét ẩn ý thật sự của chúng là gì để bạn có thể nhận ra đâu là lời khen thật sự, đâu là lời nịnh nọt dối trá hoặc mang hàm ý mỉa mai. Nhưng nếu biết được người khen mình chân thành, bạn hãy đối xử lại chân thành như thế, hãy để niềm vui đó quay trở lại với họ. Hãy để cho họ thấy được sự cảm kích của bạn, hãy tìm cách khen lại họ vì đã dành lời khen cho bạn và họ sẽ tiếp tục dành cho bạn tình cảm tốt đẹp. Ngược lại, nếu bạn đáp trả với ngụ ý “tôi không xứng đáng được khen” thì sau đó, có thể bạn sẽ được nhận sự “không xứng đáng” đúng như những gì bạn nói. Xem thêm: Kỹ thuật NLP giúp bạn làm chủ cảm xúc

Cho và nhận

Hãy cho những gì bạn muốn nhận. Nếu bạn muốn được tôn trọng và yêu quý, hãy tôn trọng và yêu quý mọi người. Nếu bạn muốn thành công thì hãy giúp người khác thành công. Nếu bạn muốn vui vẻ hơn hãy cứ vui vẻ đi, hãy mở lòng mình, hãy tự công nhận những thành công của mình, hãy tự tạo ra niềm vui để tự tận hưởng niềm vui ấy. Bạn hãy luôn tự nhủ về công việc những việc này thật sẽ chẳng có gì là không thể làm được.

Những người tự tin nhất là những người sống đơn giản. Họ luôn làm cho cuộc sống có ý nghĩa.

Thái độ cở mở, ôn hoà 

Nếu không cởi mở, không nhận được sự giúp đỡ lúc khó khăn, bạn sẽ khó mà thành công. Ngoài ra, cách bạn tương tác với những người khác cũng cần một sự tôn trọng công bằng với tất cả mọi người. Ôn hòa, cẩn thận lắng nghe thật sự trong mọi tình huống giao tiếp, không nên phân biệt tình trạng, địa vị của ai đó, ngay cả khi bạn là cấp trên hay cấp dưới của họ.

Tóm lại, hai trong những năng lực cần nhất để thành công là sáng tạo và giao tiếp. Là người hướng nội, dù có là rụt rè, ít nói, nhưng năng lực suy ngẫm, sáng tạo có thể đã có trong bạn. Vấn đề còn lại là trau dồi kỹ năng giao tiếp, tự tin trong mọi tình huống. Thực hành theo những nguyên tắc trên giúp bạn ươm mầm và phát triển kỹ năng giao tiếp. Đó là cách thức tuyệt vời để bạn thử nghiệm năng lực cũng như luôn sẵn sàng cho việc giao tiếp với mọi người, không chỉ người thân quen mà cả những người mới, cả những người bình thường và những người “quan trọng”. Chắc chắn bạn sẽ thành công và có những mối quan hệ thật tốt!

ST by BN

Bạn đang gặp phải nhiều khó khăn trong giao tiếp như thiếu tự tin, thiếu ngôn ngữ, không làm chủ được cảm xúc, giọng nói. Bạn cần cải thiện những kỹ năng trên hãy tham gia khóa học kỹ năng giao tiếp ứng xử của Cuộc Sống Đúng Nghĩa
Đăng ký khoá học TẠI ĐÂY

Video liên quan

Chủ đề