Làm sao để nôn hết thức ăn

Chướng căng bụng kèm nôn ói có phải ngộ độc thức ăn không là lo lắng của rất nhiều người khi gặp hiện tượng này. Nguyên nhân khiến chúng ta bị chướng bụng, nôn mửa có thể bắt nguồn từ nhiều yếu tố khác nhau như do chế độ ăn uống, sinh hoạt hoặc thậm chí là dấu hiệu của những bệnh lý nguy hiểm tiềm ẩn. Để giải đáp cho thắc mắc trên, MEDLATEC sẽ cùng bạn khám phá câu trả lời qua bài viết sau.

1. Các biểu hiện khi bị ngộ độc thức ăn

Trước khi giải thích được chướng căng bụng kèm nôn ói có phải ngộ độc thức ăn không thì chúng ta cần biết khi một người bị ngộ độc thức ăn sẽ xuất hiện những triệu chứng gì.

Ngộ độc thức ăn, hay dân gian còn gọi là bị trúng thực thường xảy ra sau khi hệ tiêu hóa tiếp nhận và tiêu thụ thức ăn, có thể là một vài phút cho đến vài giờ hoặc sau 1 - 2 ngày. Khi gặp các trường hợp sau, bệnh nhân có thể nghĩ tới ngộ độc thực phẩm:

  • Những người cùng ăn một loại thực phẩm có dấu hiệu giống nhau. Ngược lại, những người không ăn thì không có biểu hiện như vậy;

  • Trải qua các triệu chứng điển hình của ngộ độc thức ăn: bụng đau dữ dội, tiêu chảy, nôn mửa;

  • Phát hiện thực phẩm vừa ăn bị ôi thiu, có mùi bị lạ, thậm chí thấy có giun sán hay vật thể lạ lẫn trong thức ăn.

Khi bị ngộ độc thực phẩm, người bệnh thường bị đau bụng dữ dội kèm theo nôn mửa

Đặc biệt, dựa trên nguyên nhân dẫn đến trúng thực là gì, bệnh nhân có khả năng gặp các dấu hiệu bất thường như sau:

  • Ngộ độc các thực phẩm chứa sẵn độc tố tự nhiên: thường là các thực phẩm như cá nóc, măng, sắn, thịt cóc,... nếu không biết cách chế biến sẽ dễ khiến người ăn phải bị ngộ độc;

  • Ngộ độc do trong thực phẩm có chứa hóa chất: bên cạnh các biểu hiện phức tạp về tiêu hóa, bệnh nhân còn bị chóng mặt, đau đầu, trụy mạch, nhịp tim nhanh,...;

  • Ngộ độc vì thực phẩm nhiễm vi sinh vật: người bệnh khi ăn phải thức ăn bị nhiễm nấm hoặc vi sinh vật gây bệnh thường sẽ bị đai bụng, tiêu chảy, buồn nôn, khô môi, khát nước, sốt do nhiễm trùng và đổ nhiều mồ hôi.

Như vậy, căn cứ vào các dấu hiệu trên có thể thấy điểm chung ở những trường hợp bị ngộ độc thực phẩm là các triệu chứng bất thường ở hệ tiêu hóa như nôn mửa, đau bụng, tiêu chảy nhưng không rõ về hiện tượng chướng căng bụng có xảy ra khi bị ngộ độc thức ăn hay không. Do vậy, nếu bạn bị chướng bụng đầy hơi kèm theo nôn mửa thì cũng có thể là do nguyên nhân khác gây nên.

2. Nguyên nhân nào dẫn đến hiện tượng chướng căng bụng kèm nôn ói?

2.1. Do thói quen ăn uống

  • Thường xuyên tiêu thụ thực phẩm khó tiêu gây chướng bụng như cần tây, tỏi tây, măng tây, hành tây, các loại đậu, súp lơ, cải xoăn, ngũ cốc, bông cải xanh,...;

  • Ăn các thức ăn nhiều đường fructose như táo, lê, mận, đào, dưa hấu, chà là,...;

  • Ưa thích các thực phẩm tinh bột chứa men nở như bánh mì, bánh bao, hoặc đồ ăn có nhiều dầu mỡ như thực phẩm chế biến sẵn, thức ăn nhanh,...;

Chế độ ăn uống thiếu lành mạnh có thể là nguyên nhân gây nên hiện tượng chướng bụng và nôn mửa

  • Nước uống gây đầy hơi, chướng bụng khác: bia rượu, nước có gas, cà phê;

  • Thói quen ăn nhanh, vội vàng, không nhai kỹ khiến hệ tiêu hóa bị quá tải khi phải nghiền nát các thức ăn cứng;

  • Trong khi ăn uống không tập trung, vừa nhai vừa nói chuyện. Nhiều người còn có thói quen ăn xong nằm luôn hoặc đi ngủ ngay khiến quá trình tiêu hóa bị ảnh hưởng.

2.2. Chứng rối loạn tiêu hóa

Các nguyên nhân gây nên chứng rối loạn tiêu hóa:

  • Hay căng thẳng mệt mỏi, mất ngủ thường xuyên, cơ thể suy nhược dẫn tới giảm tiết men tiêu hóa và nhu động ruột hoạt động kém hiệu quả;

  • Dị ứng với thức ăn hoặc đồ ăn khi kết hợp với nhau sinh độc tố;

  • Tiết nhiều axit dịch vị gây rối loạn, mất cân bằng môi trường vi khuẩn đường ruột;

  • Tác dụng phụ của một số loại thuốc điều trị bệnh.

  • Cơ thể không dung nạp lactose trong sữa.

2.3. Bệnh nhân mắc hội chứng ruột kích thích

Ở Việt Nam hội chứng này còn được biết đến với tên gọi đại tràng co thắt và bất kỳ lứa tuổi nào cũng có khả năng mắc phải. Các triệu chứng thường gặp:

  • Chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu, buồn nôn, đau bụng đi ngoài;

  • Thường xuyên có cảm giác sôi bụng, bụng đau âm ỉ dọc khung đại tràng, đặc biệt là sau khi ăn;

  • Đi đại tiện nhiều lần trong ngày;

  • Khi sờ bụng thấy có các u cục nổi lên ở khu vực dọc khung đại tràng.

2.4. Trào ngược dạ dày

Chướng căng bụng kèm nôn ói có phải ngộ độc thức ăn không thì chưa chắc, nhưng không thể không nghĩ đến trường hợp trào ngược dạ dày thực quản. Đây là tình trạng phổ biến và có tới 60% người Việt Nam gặp phải tình trạng này. Một số triệu chứng của trào ngược dạ dày thực quản đó là:

  • Đầy bụng, căng chướng bụng, ợ hơi và nóng rát vùng thượng vị. Xuất hiện nhiều sau khi ăn xong hoặc người bệnh ở tư thế người cúi về phía trước;

  • Buồn nôn, nôn ói kèm theo thức ăn chưa tiêu hóa hết hoặc dịch vị dạ dày;

  • Khó nuốt, đắng miệng, ho nhiều vào ban đêm;

  • Axit dạ dày trào ngược gây chèn ép dây thần kinh niêm mạc thực quản dẫn đến tình trạng khó thở, đau tức ngực.

2.5. Viêm loét dạ dày tá tràng

Hiện tượng này xảy ra khi trên niêm mạc dạ dày, tá tràng xuất hiện các vết loét, thậm chí hoại tử nặng gây ra các triệu chứng như:

  • Vùng xương ức có cảm giác nóng ran, kèm theo chướng bụng đầy hơi, nôn, ợ hơi, dạ dày khó chịu;

  • Vùng bụng đau bất thường, kéo dài vài ngày, vài tuần, có khi là vài tháng và tái phát;

  • Rối loạn đại tiện;

  • Sụt cân, mất ngủ, ngủ không sâu giấc.

Bên cạnh các bệnh lý nêu trên, chướng căng bụng kèm nôn ói còn có thể là dấu hiệu của tăng huyết áp, suy tuyến giáp trạng hay tác dụng phụ do sử dụng thuốc trầm cảm,...

3. Biến chứng của chướng bụng kèm nôn ói

Nếu không xử trí sớm và để tình trạng này kéo dài, bệnh nhân có khả năng chịu các biến chứng nguy hiểm sau:

  • Viêm thực quản, viêm hang vị dạ dày, ung thư dạ dày,...;

  • Nếu đó là biểu hiện của hội chứng ruột kích thích thì có thể dẫn tới chảy máu, thủng đại tràng, ung thư đại tràng;

  • Đối với trào ngược dạ dày: chảy máu thực quản, ung thư thực quản;

  • Viêm loét dạ dày tá tràng: xuất huyết tiêu hóa, hẹp môn vị, thủng dạ dày - tá tràng, ung thư dạ dày.

Nếu để lâu chướng căng bụng kèm nôn ói rất nguy hiểm cho người bệnh

Tóm lại, để có thể xác định chính xác chướng căng bụng kèm nôn ói có phải ngộ độc thức ăn không thì cần phải dựa vào điều kiện, hoàn cảnh xảy ra hiện tượng này (có ăn phải thức ăn lạ, ôi thiu không), tình trạng bệnh lý đang mắc phải và căn cứ thêm nhiều biểu hiện khác. Do vậy, tốt hơn hết nếu bị chướng bụng, buồn nôn, nôn mửa, bạn cần theo dõi các triệu chứng bất thường khác của cơ thể, đồng thời đi khám ngay nếu bệnh không có dấu hiệu thuyên giảm để tránh xảy ra biến chứng nghiêm trọng.

Hãy liên hệ ngay tới hotline 1900 56 56 56 - tổng đài của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC sẽ hỗ trợ bạn!

Khi ăn phải thức ăn bị ô nhiễm, nhiễm độc có chứa vi khuẩn, virus, kí sinh trùng gây nên tình trạng ngộ độc thức ăn. Vậy cách xử trí nhanh khi gặp phải tình huống này là gì? Cùng điểm qua một số mẹo chữa sau đây, tuy nhiên đối với các trường hợp bệnh nghiêm trọng cần đưa tới các cơ sở y tế để khám và điều trị ngay.

Xử lý đúng cách khi bị ngộ độc thức ăn

Cách nhận biết người bị ngộ độc thức ăn

Sau khi ăn uống các thực phẩm bị nhiễm độc, người bệnh có các dấu hiệu như:

  • Buồn nôn và nôn ngay, có trường hợp nôn ra cả máu
  • Đau bụng
  • Đi ngoài nhiều lần, phân nước hoặc có thể lẫn máu
  • Có thể không sốt hoặc sốt cao trên 38 độ C

Đối với người lớn tuổi và trẻ nhỏ dưới 5 tuổi các dấu hiệu thường nặng hơn. Tình trạng nôn nhiều lần, đi ngoài nhiều người bệnh dễ bị mất nước, mất chất điện giải dẫn tới bị trụy tim mạch và sốc. Do đó, khi có các dấu hiệu mất nước đặc biệt là với người nôn trên 5 lần, đi ngoài phân lỏng trên 5 lần, sốt cao, miệng khô, môi khô, mắt trũng, khát nước, mạch nhanh, thở nhanh sâu, mệt lả, hay co giật, nước tiểu ít và sẫm màu…cần phải đặc biệt lưu ý.

Xứ trí nhanh khi ngộ độc thức ăn

Ngộ độc thức ăn có 2 dạng chính là dạng ngộ độc cấp tính và mạn tính. Dạng cấp tính có các dấu hiệu:

  • Đau bụng
  • Buồn nôn
  • Chóng mặt
  • Đi ngoài nhiều lần…

Ngộ độc mạn tính không có biểu hiện ngay sau khi ăn cũng không có dấu hiệu ngộ độc rõ ràng. Các chất độc tích tụ và ngấm vào nội tạng, có khả năng gây ung thư sau này.

Xử lý khi ngộ độc thức ăn xảy ra khi:

  • Cần ép người gặp nạn nôn hết thức ăn ra ngoài bằng một số cách đơn giản như uống nước muối, ngoái họng bằng lông gà, cạp mùn thớt rồi pha nước uống, móc họng (cần cẩn thận để tránh gây rách, trầy xước họng).
  • Trung hòa nồng độ các chất trong dạ dày: Vì ngộ độc vì kiềm cần bổ sung những thực phẩm có tính axit nhẹ như nước chanh, cà chuan, dấm, các loại quả chua… Nếu ngộ độc có tính axit cho người bệnh uống magie oxit 4% hay nước xà phòng 1%. Cách 5 phút dùng 15ml. Tuyệt đối không cho người gặp nạn uống thuốc muối vì có thể gây thủng dạ dày.
  • Bảo vệ miện mạc: Nhằm hạn chế thành dạ dày hấp thụ nhiều chất độc hơn, cần cho người bệnh ăn các món như nước cháo, bột gạo, sữa, lòng trắng trứng…
  • Ngộ độc kim loại như thủy ngân, chì dùng sữa, lòng trắng trứng…
  • Ngộ độc axit, kim loại nặng thì dùng magie oxit, than bột.

Mẹo nhỏ giải cứu chứng ngộ độc thức ăn

Giấm táo

Khi bị ngộ độc thực phẩm sử dụng giấm tá là một trong những lựa chọn tốt nhất. Chất kiềm có trong giấm táo giúp làm giảm bớt các triệu chứng khác nhau của ngộ độc thức ăn.

Uống 2 muỗng dấm táo pha cùng 1 cốc nước ấm trước khi ăn bất  kỳ thực phẩm rắn nào sẽ giúp diệt vi khuẩn và ngăn ngừa chứng khó tiêu do ngộ độc thức ăn.

Gừng

Có rất nhiều tác dụng trong việc chữa ngộ độc thực phẩm, uống trà gừng sau khi ăn trưa và tối giúp chống lại tình trạng ợ nóng và buồn nôn. Bạn cũng có thể pha nước cốt gừng với một muỗng mật ong và nước sẽ có tác dụng giảm viêm.

Gừng làm tăng nồng độ axit trong dạ dày giúp cho việc tiêu hóa thức ăn trở nên dễ dàng hơn.

Sữa chua

Ăn sữa chua có tác dụng chữa ngộ độc thực phẩm, tác dụng cứu trợ nhanh chóng giúp giảm đau bụng và nôn mửa do ngộ độc thực phẩm gây ra.

Húng quế

Đây là loại cây có tác dụng tuyệt vời giảm tình trạng nhiễm trùng. Có thể trộn bột húng quế với mật ong,nước hoặc trái cây sử dụng trong ngày.

Tỏi

Tỏi có đặc tính chống virus, chống vi khuẩn và chống nấm mạnh và có hiệu quả đặc biệt trong việc điều trị ngộ độc thực phẩm. Ăn tép tỏi tươi hoặc uống nước ép tỏi cũng giúp loại bỏ tình trạng ngộ độc thực phẩm

Chanh

Chứa chất tổng hợp chống viêm, chống virus, chống vi khuẩn có thể giết chết vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm. Dùng một muỗng cà phê nước cốt chanh cùng một chút đường và 2 lít nước sử dụng 1 ngày 2 – 3 lần giúp làm sạch dạ dày.

Mật ong

Có đặc tính kháng viêm và kháng khuẩn của mật ong có tác dụng hỗ trợ hiệu quả và điều trị các chứng khó tiêu và các dấu hiệu ngộ độc thực phẩm

Bài thuốc hay chữa ngộ độc thực phẩm

Dưới đây là một số bài thuốc dùng chữa ngộ độc thực phẩm (bài thuốc mang tính tham khảo, người bệnh cần hỏi kỹ bác sĩ trước khi sử dụng)

Chữa dị ứng mẩn ngứa do ăn cua, cá, sò, thức ăn tanh

Có các cách như sau:

  • Lá tía tô một nắm giã vắt lấy nước cốt uống, bã thì sát vào chỗ ngứa, kiêng dầm nước và ra gió.
  • Gừng sống và hành trắng, mỗi vị 15-20g cho vào ấm đậy kín sắc lấy nước uống nóng.
  • Chữa ngộ độc thức ăn: dùng 2 cách sau
  • Quả khế (2-3quả) ép lấy nước uống.
  • Hạt đậu xanh nghiền sống hòa nước, uống thật nhiều để nôn ra và giải độc.

Nếu ngộ độc gây tiêu chảy: Tỏi 100g sắc với 300ml, còn 100ml uống ấm.

Chữa nôn, đầy bụng giải độc thức ăn tanh, cua cá, giúp tiêu hóa: Hạt thì là 3-6g nhai nuốt.

Chữa ngộ độc thức ăn gây đau bụng, nôn nhiều, đại tiện lỏng

  • Giềng, gừng khô, củ gấu lượng bằng nhau, tán nhỏ, uống mỗi lần 6g, ngày uống 3 lần.
  • Đậu ván trắng 20g, hương nhu 16g, hậu phác 12g, sắc uống

Giải độc đối với ngộ độc thịt và nấm:

  • Cam thảo bắc (không sao, đồ mềm, sấy khô) 20g
  • Đại hoàng 20g

Sắc uống

Chữa ngộ độc thức ăn gây nôn mửa, tiêu chảy

  • Đậu ván trắng 20g
  • Hương nhu 16g
  • Hậu phác 12g

Sắc uống

Video liên quan

Chủ đề