Làm sao để trở thành nhà tâm lý học

Chắc hẳn rất nhiều bạn băn khoăn rằng ngành tâm lý học là gì? Có nên chọn học ngành này hay không?

Bài viết dưới đây của NgonZ sẽ giải đáp mọi thắc mắc trên của các bạn.

Tâm lý học được hiểu là tất cả những hiện tượng tinh thần bên trong chúng ta. Là những cảm giác, cung bậc cảm xúc vui, buồn, lo lắng của chúng ta. Và nó gắn liền với mọi hành vi hoạt động của con người.

Ví dụ như người có tâm trạng buồn thì có thể khóc, khi vui thì cười,… Như vậy, nhắc đến ngành tâm lý học, chúng ta biết rằng đây là ngành khoa học nghiên cứu về mặt cảm xúc, ý chí, tinh thần của mỗi con người.

Đồng thời, tâm lý học cũng nghiên cứu đến sự ảnh hưởng của tâm trạng, của các yếu tố tâm lý đến hành vi, hành động của con người.

Tâm lý học là gì?

Mã ngành tâm lý học của các trường đại học, cao đẳng tại Việt Nam là 7310401. Các bạn thí sinh khi đăng ký chọn ngành tâm lý học ở các trường cần lưu ý ghi đúng mã ngành.

Khi theo học ngành tâm lý học, bạn sẽ được học các kiến thức cơ bản về tâm lý như là môn tâm lý học giao tiếp, tâm lý gia đình, tâm lý học giáo dục,…

Ở Việt Nam, nhất là trong lúc nước ta ngày càng hiện đại và phát triển thì tâm lý học cũng dần trở nên quan trọng.

Áp lực học tập, áp lực công việc, áp lực cuộc sống ảnh hưởng nhiều đến tâm lý, ngày càng có nhiều người mắc chứng trầm cảm, tự tử nhiều hơn.

Chính vì vậy, nếu bạn học ngành này, bạn có thể giúp họ điều chỉnh cảm xúc của mình. Giúp họ kiềm chế cơn nóng giận, giúp họ có những hành vi đúng đắn hơn.

Sinh viên học ngành tâm lý học ra trường làm gì? Đừng quá lo lắng vì sau khi ra trường có rất nhiều cơ hội việc làm.

Đầu tiên, ở trường học bạn có thể làm chuyên gia tâm lý trẻ em, giúp các em học sinh điều chỉnh đúng đắn tâm lý, hành vi của mình.

Ở độ tuổi học sinh, các em còn chưa chín chắn, còn có các suy nghĩ bồng bột, non dại. Vì vậy bạn có thể làm cán bộ quản lý, là cầu nối giữa cha mẹ và học sinh.

Hỗ trợ giúp đỡ các em phát triển lành mạnh về tinh thần, sức khỏe. Đặc biệt, hiện nay bộ giáo dục và đào tạo chuẩn bị ban hành quy định yêu cầu mỗi trường học đều phải có một cán bộ chuyên về tâm lý học.

Thứ hai là ở các cơ sở y tế, các bệnh viện đều cần có các chuyên gia tâm lý hỗ trợ, giúp phân tích các vấn đề về mâu thuẫn tâm lý để giúp bệnh nhân giải tỏa, nhanh chóng khỏi bệnh.

Trở thành các chuyên gia tâm lý

Thứ ba là làm chuyên viên tư vấn hôn nhân, gia đình, đời sống xã hội. Hiện nay trong cuộc sống con người thường hay bị stress, bị áp lực.

Khi không biết lựa chọn cách giải quyết đúng đắn họ thường tìm đến các chuyên gia tâm lý để được tư vấn, giải quyết vấn đề.

Ngoài ra, đối với các công ty, doanh nghiệp, bạn có thể trở thành nhân viên chăm sóc khách hàng, quản lý khách hàng. Việc nắm bắt tâm lý khách hàng rất quan trọng trong kinh doanh.

Nếu bạn đáp ứng tốt nhu cầu khách hàng, khiến khách hàng hài lòng thì doanh thu sẽ cao hơn. Hoặc bạn có thể trở thành giảng viên tại các trường đại học, cao đẳng hay trở thành nhà nghiên cứu tâm lý tại các trung tâm.

Như vậy, chúng ta có thể thấy cơ hội việc làm khi học ngành này là rất đa dạng và phát triển hàng ngày. Chỉ cần bạn tự tin, nắm chắc kiến thức, đam mê thì chắc chắn bạn sẽ có một công việc tốt.

Đối với bất cứ một ngành nghề gì thì tố chất rất quan trọng. Có tố chất bạn sẽ học nhanh hơn, tiếp thu tốt hơn và đam mê hơn.

Đối với ngành tâm lý học, nếu bạn có các tố chất, đặc điểm sau đây, thì bạn rất phù hợp để theo đuổi nó:

  • Khả năng giao tiếp, lắng nghe, thấu hiểu

Nếu bạn có kỹ năng giao tiếp tốt, khéo léo trong cách chia sẻ, khả năng lắng nghe và đồng cảm với mọi người xung quanh thì bạn rất hợp với ngành tâm lý học.

Vì giỏi giao tiếp, giỏi lắng nghe và thấu hiểu sẽ giúp bạn dễ dàng cảm nhận được những cảm xúc. Những trạng thái tâm lý, những tâm tư, tình cảm của mọi người xung quanh.

Từ đó hỗ trợ, giúp đỡ họ vượt qua những điều tiêu cực, giảm căng thẳng, mệt mỏi.

Tại sao lại là ham học hỏi? Bởi khi làm việc, bạn cần nắm rõ nhiều kỹ năng kiến thức trong cuộc sống như là kiến thức xã hội, kiến thức về pháp luật, về sức khỏe,…

Chỉ khi hiểu biết nhiều bạn mới có thể giúp mọi người “gỡ rối” đưa ra cách giải quyết tốt nhất. Đặt mình vào người khác để cảm nhận và giúp đỡ họ.

Càng hiểu biết sâu rộng, càng nhiều trải nghiệm, càng nhiều kinh nghiệm sống thì bạn càng trở thành “nhà tâm lý học” giỏi.

  • Thích khám phá, đam mê thế giới nội tâm, chịu được áp lực

Nếu đam mê tâm lý, thích tìm hiểu về ngành mình học. Về thế giới nội tâm bên trong con người thì tâm lý học là một ngành rất hợp với bạn.

Nhưng đây cũng là nghề có rất nhiều áp lực. Vì vậy bạn cần phải ổn định tâm trạng của mình trước thì mới có thể giúp đỡ người khác.

Là một nhà tâm lý học, bạn cần kiên nhẫn lắng nghe người khác bày tỏ. Lắng nghe họ chia sẻ, kể câu chuyện của mình từ đó giúp đỡ họ vượt qua.

Cần có những yếu tố, tố chất nào để học và làm ngành tâm lý học?

Hòa nhập cùng thế giới, ngành tâm lý học ở Việt Nam đã trở thành một ngành học hấp dẫn, thu hút các bạn học sinh theo đuổi và gắn bó với nó.

Nếu bạn đam mê, đồng thời sở hữu một hoặc nhiều các tố chất trên thì mình nghĩ ngành học này là một sự lựa chọn hoàn hảo cho bạn.

Ngành tâm lý học nghiên cứu về quá trình diễn biến tâm lý, về hành vi nhận thức của cá nhân chủ yếu về các chủ đề như: khoa học thần kinh, nhận thức, về sự chú ý, sự phát triển,…

Tâm lý học gồm rất nhiều các phân ngành nhỏ khác nhau như:

  • Ngành tâm lý sinh học: Dựa vào kiến thức sinh học để nghiên cứu gen, sinh lí tác động lên hành vi tâm trạng con người.
  • Ngành tâm lý tính cách và xã hội học: Nghiên cứu về tính cách con người liên quan mật thiết đến các vấn đề xã hội.
  • Tâm lý học con người: Nghiên cứu nhận thức con người gồm kỹ năng sống, sự hình thành nhân cách từ giai đoạn sơ sinh đến khi trưởng thành, về lương tâm đạo đức, cách giải quyết vấn đề,…
  • Tâm lý học giáo dục: Nghiên cứu về tính cách con người trong phạm vi trường học, trong học tập, giảng dạy và tìm giải pháp.

Đặc biệt có 3 chuyên ngành phát triển thành các nghề quan trọng trong xã hội đó là:

1. Ngành tâm lý tội phạm: Tâm lý học tội phạm là ngành ứng dụng nghiên cứu tâm lý vào các chứng cứ, các dấu hiệu, phân tích để xác định tội phạm.

Các nhà tâm lý học cần phân tích dấu hiệu tội phạm, cần phỏng vấn phát hiện nói dối của tội phạm.

Nghiên cứu các nhân chứng hay đánh giá và điều trị tội phạm để đưa ra sự thật khách quan, hỗ trợ điều tra, phá án, nhanh chóng đưa tội ác ra ánh sáng.

Có rất nhiều bạn đặt câu hỏi ngành tâm lý học tội phạm thi khối gì? A01, C03 và D03 là 3 khối thi, xét tuyển nếu bạn muốn thi vào các trường danh tiếng như: Học viện cảnh sát nhân dân, trường đại học kỹ thuật – Hậu cần công an nhân dân, học viện an ninh nhân dân,…

2. Bác sĩ tâm lý: Hiện nay, cùng với sự phát triển của xã hội là sự phong phú trong đời sống tinh thần của con người.

Con người phải chịu đựng nhiều áp lực hơn, nhiều vấn đề tâm lý hơn,… gây ra nhiều bệnh như trầm cảm, stress, rối loạn tâm lý, rối loạn hành vi, đa cảm xúc, tự kỉ hay bạo lực học đường,…

Nếu không chữa trị kịp thời, các bệnh tâm lý sẽ gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng. Điển hình như nhiều trường hợp bệnh nhân mắc bệnh trầm cảm suy nghĩ không thông dẫn đến nghĩ quẩn và tự tử,…

Chính vì vậy, bác sĩ tâm lý rất quan trọng. Nó trở thành nghề “hái ra tiền” trong xã hội ngày nay.

Bác sĩ tâm lý

3. Chuyên gia tâm lý: Hiện nay, nghề chuyên gia tâm lý rất phát triển. Các chuyên gia tâm lý cần phải chia sẻ đồng cảm, gỡ rối và tìm ra cách giải quyết cho người khác trong các vấn đề như gia đình, ly hôn, sức khỏe,…

Nhu cầu được thấu hiểu, mong muốn được chia sẻ, tư vấn ngày các tăng cao. Vì vậy các chuyên gia tâm lý luôn được mọi người tìm tới bất kỳ lúc nào.

Chuyên gia tâm lý

Ở Việt Nam có rất nhiều các trường đào tạo ngành tâm lý học như:

Đại học khoa học xã hội và nhân văn

Đại học sư phạm thành phố Hồ Chí Minh

Học viện báo chí – Tuyên truyền

Đại học sư phạm Đà Nẵng

Đại học lao động và xã hội

Đại học Văn Lang

Đại học công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh – HUTECH

  • Trong năm 2018, điểm đầu vào của ngành tâm lý học ở một số trường top đầu là:

– Đại Học Sư Phạm TPHCM (mã trường: SPS) ngành tâm lý học xét tuyển tổ hợp môn: B00, C00, D01 là 27.9 điểm (điểm chuẩn nguyện vọng 1, xét tuyển theo học bạ).

– Đại Học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn (mã trường: QSX) ngành tâm lý học xét tuyển tổ hợp môn: C00 với điểm chuẩn nguyện vọng 1 là 23.2 điểm (Điểm chuẩn xét theo kết quả thi THPT Quốc gia 2018).

– Đại Học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn – Đại Học Quốc Gia Hà Nội (mã trường: QHX) ngành tâm lý học xét tuyển tổ hợp môn: A00 với điểm chuẩn nguyện vọng 1 là 19.5 điểm (điểm chuẩn xét theo kết quả thi THPT Quốc gia 2018).

  • Trong năm 2017, điểm đầu vào của ngành tâm lý học ở một số trường top đầu là:

– Đại Học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn xét tổ hợp môn C00 với điểm chuẩn nguyện vọng 1 là 26,25 điểm.

– Đại Học Sư Phạm TPHCM xét tổ hợp môn B00,C00,D01,D78 với điểm chuẩn nguyện vọng 1 là 24.25 điểm.

Học ngành tâm lý học bạn có thể thi khối A, khối B, khối C, khối D. Tuy nhiên, mỗi trường đại học khác nhau, sẽ xét tuyển các tổ hợp môn khác nhau nên bạn cần lưu ý.

Chuyên mục nghề nghiệp của NgonZ sẽ không ngừng cập nhập các bài viết gần gũi nhất. Giúp các bạn, các em có định hướng tốt cho tương lai.

Trên đây là các thông tin tổng hợp về ngành tâm lý học để các bạn tham khảo. NgonZ chúc các bạn thành công.

Video liên quan

Chủ đề