Làm thẻ căn cước hết bao lâu

Tương tự như Chứng minh nhân dân thì Căn cước công dân không có thời hạn vĩnh viễn, mà công dân phải đổi khi đến thời hạn nhất định. Vậy căn cước công dân có thời hạn bao lâu? Khách hàng quan tâm vui lòng theo dõi nội dung bài viết dưới đây để có thêm thông tin hữu ích.

Thời hạn của chứng minh nhân dân

CMND có giá trị sử dụng 15 năm. Mỗi công dân Việt Nam chỉ được cấp một CMND và có một số CMND riêng. Nếu có sự thay đổi hoặc bị mất CMND thì được làm thủ tục đổi, cấp lại một giấy CMND khác nhưng số ghi trên CMND vẫn giữ đúng theo số ghi trên CMND đã cấp.

Hết thời hạn 15 năm này, công dân sẽ phải thực hiện các thủ tục cấp đổi sang thẻ căn cước công dân gắn chíp.

Thời hạn của thẻ căn cước công dân

Không giống thời hạn của CMND, thời hạn của CCCD được tính theo độ tuổi được quy định tại điều 21 Luật Căn cước công dân 2014:

Điều 21. Độ tuổi đổi thẻ Căn cước công dân

1. Thẻ Căn cước công dân phải được đổi khi công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi.

2. Trường hợp thẻ Căn cước công dân được cấp, đổi, cấp lại trong thời hạn 2 năm trước tuổi quy định tại khoản 1 Điều này thì vẫn có giá trị sử dụng đến tuổi đổi thẻ tiếp theo.

Đối tượng được cấp thẻ Căn cước công dân

Theo Luật Căn cước công dân 2014, công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên được cấp thẻ Căn cước công dân. Thẻ Căn cước công dân phải được đổi khi công dân đủ tuổi theo quy định. Trường hợp thẻ Căn cước công dân được cấp, đổi, cấp lại trong thời hạn 02 năm trước tuổi quy định thì vẫn có giá trị sử dụng đến tuổi đổi thẻ tiếp theo.

Ngoài ra, những ai đã có Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân mã vạch được đổi sang thẻ Căn cước công dân gắn chip khi có yêu cầu hoặc khi thẻ cũ hết hạn…

Lưu ý:

– Số thẻ căn Cước công dân có 12 số. Đây chính là mã định danh cá nhân của mỗi cá nhân. Mã này gắn liền với cá nhân từ khi sinh ra cho đến khi cá nhân chết đi, không thay đổi và trùng lặp với bất cứ người nào khác.

– Mã định danh cá nhân được xác lập từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, dùng để kết nối, cập nhật chia sẻ khai thác thông tin của công dân.

– Thẻ Căn cước công dân được sử dụng thay cho việc sử dụng hộ chiếu trong trường hợp Việt Nam và nước ngoài ký kết điều ước hoặc thỏa thuận quốc tế cho phép công dân nước ký kết được sử dụng thẻ Căn cước công dân thay cho việc sử dụng hộ chiếu trên lãnh thổ của nhau.

Thủ tục Đổi thẻ Căn cước công dân

– Đổi thẻ Căn cước công dân khi bị hư hỏng không sử dụng được; thay đổi thông tin về họ, chữ đệm, tên; đặc điểm nhân dạng; xác định lại giới tính, quê quán; có sai sót về thông tin trên thẻ; khi công dân có yêu cầu.

– Thành phần hồ sơ cần chuẩn bị bao gồm:

+ Tờ khai Căn cước công dân (ký hiệu là CC01);

+ Phiếu thu nhận thông tin Căn cước công dân (ký hiệu là CC02).

+ Trường hợp thông tin không đầy đủ, thống nhất thì xuất trình Giấy khai sinh, Chứng minh nhân dân cũ hoặc các  giấy tờ hợp pháp khác về những thông tin cần ghi trong Tờ khai Căn cước công dân.

+ Thẻ Căn cước công dân cần đổi.

– Trình tự thực hiện đổi thẻ căn cước công dân

Bước 1: Công dân điền vào Tờ khai Căn cước công dân tại Đội Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Công an cấp huyện hoặc tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả cấp huyện (nếu đã triển khai) hoặc khai Tờ khai điện tử trên trang thông tin điện tử dịch vụ công trực tuyến.

Bước 2:

Cán bộ tiếp nhận hồ sơ đề nghị công dân xuất trình Sổ hộ khẩu, trường hợp thông tin trên Sổ hộ khẩu chưa đầy đủ hoặc không thống nhất với thông tin công dân khai trên Tờ khai Căn cước công dân thì yêu cầu công dân xuất trình Giấy khai sinh, Chứng minh nhân dân cũ hoặc các giấy tờ hợp pháp khác về những thông tin cần ghi trong Tờ khai Căn cước công dân để đối chiếu. Trường hợp đã có thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thì kiểm tra thông tin công dân trên Tờ khai Căn cước công dân với thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để xác định chính xác người cần đổi thẻ:

Cán bộ tiếp nhận hồ sơ thu lại thẻ Căn cước công dân.

Trường hợp công dân thông tin có sự thay đổi, chưa được cập nhật vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thì yêu cầu công dân xác định thông tin chính xác và xuất trình các giấy tờ hợp pháp về những thông tin cần ghi trong Tờ khai Căn cước công dân.

Trường hợp đủ điều kiện, thủ tục thì tiến hành thu nhận vân tay, chụp ảnh chân dung của công dân, Phiếu thu nhận thông tin Căn cước công dân (mẫu CC02) chuyển cho công dân kiểm tra xác nhận thông tin, thu lệ phí theo quy định, in giấy hẹn trả thẻ Căn cước công dân cho công dân.

Trường hợp đủ điều kiện nhưng thông tin chưa đầy đủ, chính xác thì hướng dẫn công dân bổ sung hoặc kê khai lại. Nếu thiếu giấy tờ liên quan theo quy định thì hướng dẫn bằng văn bản cho công dân, ghi rõ nội dung cần bổ sung.

Trường hợp qua đối chiếu thông tin thấy không đủ điều kiện thì trả lại hồ sơ cho công dân và ghi rõ lý do vào Tờ khai Căn cước công dân.

Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (trừ ngày lễ, tết).

Bước 3: Thời gian trả kết quả: Từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (trừ ngày lễ, tết); nơi trả kết quả tại cơ quan Công an nơi tiếp nhận hồ sơ hoặc trả qua đường bưu điện.

Thẻ căn cước là gì ? Làm thẻ căn cước ở đâu và những điều cần biết về loại thẻ này. Bị mất thẻ CCCD thì liên hệ cơ quan nào để làm thẻ. Thời gian làm có nhanh hay không

Làm thẻ căn cước hết bao lâu
Thẻ căn cước có gì khác so với chứng minh thư nhân dân

Chứng minh thư và thẻ căn cước có gì khác nhau?

Chứng minh thư nhân dân là một loại giấy chứng minh thân phận của một công dân nước Việt Nam. Trong tờ giấy đó có chứng nhận, dấu, tên của cơ quan có thẩm quyền, xác nhận công dân này đang cư trú và sống ở địa phương nào.

Chứng minh thư nhân dân là cơ sở đầu tiên, tuy nhiên sau nhiều năm thông hành, các cơ quan nhận thấy chúng dễ bị biến đổi, rách nát, mất chữ. Không còn phù hợp với xu thế hiện đại và cần thay đổi sang thẻ căn cước.

Vậy thẻ căn cước có gì khác so với chứng minh thư nhân dân?

Thẻ căn cước là một hình thức mới của chứng minh thư nhân dân. Được làm giống như một chiếc thẻ ngân hàng, rất tiện lợi và không bị nhòe chữ, mất dấu.

Bắt đầu từ năm 2016, ai chưa làm chứng minh thư lần đầu sẽ được làm thẻ căn cước luôn.

Làm thẻ căn cước hết bao lâu
Thẻ căn cước công dân sẽ thay thế nhiều loại giấy tờ khác

Vậy thẻ căn cước là gì?

Thẻ căn cước công dân là loại thẻ mới thay thế chứng minh nhân dân trước đây. Công dân sẽ được cấp một mã định danh gồm 12 chữ số, dùng để quản lý công dân theo 4 giai đoạn là

  • Từ khi sinh ra đến 14 tuổi,
  • Từ 15 tuổi đến 25 tuổi,
  • Từ 25 tuổi đến 70 tuổi
  • Và từ trên 70 tuổi.

Chứng minh thư nhân dân vẫn được dùng song song với thẻ căn cước công dân.

Số định danh cá nhân là dãy số tự nhiên gồm 12 số, có cấu trúc gồm 6 số là mã thế kỷ sinh, mã giới tính, mã năm sinh của công dân, mã tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc mã quốc gia nơi công dân đăng ký khai sinh và 6 số là khoảng số ngẫu nhiên.

Thẻ căn cước sẽ được áp dụng tại toàn quốc vào năm 2020.

Thẻ căn cước cũng sẽ thay thế cho giấy khai sinh, chứng minh nhân dân, hộ khẩu, tất cả thông tin các nhân của 1 người sẽ được tích hợp trên thẻ căn cước.

Làm thẻ căn cước ở đâu

Theo quy định của Nhà Nước, những cá nhân đủ 14 tuổi trở lên thì có thể đến liên hệ Đội cảnh sát hành chính quận/huyện các tỉnh thành để làm thẻ căn cước mới.

Và những ai đi cấp mới thẻ căn cước lần đầu thì được miễn phí.

Làm thẻ căn cước mất bao lâu

Việc cấp thẻ căn cước công dân sẽ không quá 15 ngày tính từ khi công an nhận đủ hồ sơ.

Theo quy định việc cấp lại CMND cho bạn, cụ thể theo Khoản 2 Điều 1 Nghị định 106/2013/NĐ-CP thì:

Kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ và làm xong thủ tục theo quy định tại Điểm a, b trên đây,

Cơ quan Công-an phải làm xong Chứng minh nhân dân cho công dân trong thời gian sớm nhất,

Thời gian giải quyết việc cấp Chứng minh nhân dân tại thành phố, thị xã là:

  • Không quá 07 ngày làm việc đối với trường hợp cấp mới, cấp đổi,
  • 15 ngày làm việc đối với trường hợp cấp lại;

Tại các huyện miền núi vùng cao, biên giới, hải đảo:

Thời gian giải quyết việc cấp Chứng minh nhân dân đối với tất cả các trường hợp là không quá 20 ngày làm việc;

Các khu vực còn lại thời gian giải quyết việc cấp Chứng minh nhân dân:

Không quá 15 ngày làm việc đối với tất cả các trường hợp.

Làm thẻ căn cước hết bao lâu
Làm chứng minh nhân dân vào thứ mấy trong tuần

Làm thẻ căn cước vào thứ mấy

Việc cấp mới, cấp đổi thẻ căn cước công dân được tiến hành vào các ngày:

Từ thứ 2 đến thứ 6 trong tuần và sáng thứ 7 hàng tuần.

Và trả kết quả vào các ngày từ thứ 2 đến thứ 6 và sáng ngày thứ 7 hàng tuần (không làm việc vào ngày lễ, tết).

Làm thẻ căn cước online

Hiện nay cơ quan nhà nước vẫn chưa có triển khai làm thẻ căn cước online nhé, Chắc chắn trong tương lai gần sẽ có triển khai làm thẻ căn cước qua mạng internet

Để cho những công dân có đi làm ăn ở những tỉnh xa bớt tốn kém tiền bạc và rút ngắn quy trình làm nhanh thẻ căn cước của Nhà Nước cũng như thời gian đi lại của công dân.

Làm thẻ căn cước nhanh

Việc cấp thẻ CCCD chậm là do nguồn cung cấp nguyên vật liệu từ nước ngoài gửi về Việt Nam bị thiếu phôi thẻ.

Để giải quyết làm thẻ căn cước nhanh, hệ thống máy móc in thẻ CCCD sẽ hoạt động 24/24 giờ để in thẻ nhanh chóng, kịp thời. Đúng ngày theo quy định của Nhà Nước.

Hy vọng những máy móc kỹ thuật cao cùng với đội ngũ kỹ thuật được đào tạo từ nước ngoài sẽ làm hết sức mình để giúp người dân được làm thẻ căn cước nhanh chóng.

Việc rút ngắn thời gian làm thẻ công dân sẽ giúp ích cho người dân rất nhiều.

⇒ Xem thêm 

Làm thẻ căn cước hết bao lâu
Hướng dẫn đổi chứng minh nhân dân mới sang thẻ căn cước

Làm thẻ căn cước hết bao lâu
Khi làm thủ tục đổi từ CMND sang thẻ căn cước thì công dân cần phải kèm giấy xác nhận 2 số CMND là 1 để thuận tiện công việc

Lưu ý khi làm thẻ căn cước công dân

Khi bạn đi đổi chứng minh nhân dân sang thẻ căn cước công dân mới thì bạn nên chú ý tờ GIẤY XÁC NHẬN 2 SỐ CHỨNG MINH NHÂN DÂN là 1 nhé.

Bởi vì khi đi giao dịch với ngân hàng, với cơ quan nhà nước sẽ cần tờ giấy đó. Nếu như không có giấy này bạn sẽ bị phiền toái sau này.

Công dân chỉ cần nhắc bộ phận cấp thẻ căn cước là cán bộ bên cấp CCCD họ sẽ tự động làm cho bạn.