Làm thế nào để hết nhiệt lưỡi

Tình trạng nhiệt miệng ở lưỡi thường sẽ gây đau đớn, khó chịu và làm ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống của người bệnh. Vậy làm thế nào để chữa nhiệt miệng ở lưỡi nhanh và hiệu quả? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Mục lục

  • 1. Thế nào là nhiệt miệng ở luỡi?
  • 2. Nhiệt miệng ở lưỡi do đâu?
  • 3. Phân biệt nhiệt lưỡi và ung thư lưỡi
  • 4. Hình ảnh nhận biết nhiệt miệng ở lưỡi
  • 5. Cách chữa nhiệt miệng ở lưỡi hiệu quả
    • 5.1. Súc miệng bằng nước muối
    • 5.2. Chữa nhiệt miệng ở lưỡi bằng mật ong
    • 5.3. Đắp bã chè lên vết nhiệt
    • 5.4. Uống nước bột sắn chữa nhiệt miệng ở lưỡi
    • 5.5. Uống nước ép rau diếp cá
    • 5.6. Ăn sữa chua làm giảm đau nhiệt lưỡi
    • 5.7. Chườm đá lạnh
    • 5.8. Uống trà hoa cúc La Mã
    • 5.9. Làm lành nhanh vết nhiệt bằng xịt họng AFree
  • 6. Phòng ngừa nhiệt miệng ở lưỡi

Thế nào là nhiệt miệng ở luỡi?

Đây là bệnh lý phổ biến mà ai cũng có thể mắc phải, dù là người lớn hay trẻ nhỏ. Bệnh không nguy hiểm đến tính mạng thế nhưng sẽ khiến cho người bệnh đau đớn khi ăn đồ cay nóng và giao tiếp hàng ngày, đặc biệt là khi nhiệt miệng ở lưỡi.

Khi mắc bệnh, bạn sẽ thấy xuất hiện những biểu hiện như:

  • Xuất hiện những vết loét nhỏ, nông ở trên lưỡi, dưới lưỡi hoặc góc cạnh lưỡi.
  • Các vết loét hơi ửng đỏ và to dần, chúng có hình tròn hoặc bầu dục, viền xung quanh đỏ sẫm hơn.
  • Lưỡi có cảm giác sưng nóng, đau, xót nhất là khi ăn đồ cay nóng hoặc mặn.
  • Sau khoảng 1-2 tuần thì vết loét tự se lại, chuyển màu trắng, không đau và biến mất hẳn.

☛ Tìm hiểu thêm: Biểu hiện của nhiệt miệng

Nhiệt miệng ở lưỡi do đâu?

Hiện nay người ta vẫn chưa tìm được nguyên nhân chính xác dẫn đến nhiệt miệng ở lưỡi. Tuy nhiên, có rất nhiều yếu tố nguy cơ dẫn đến tình trạng này:

  • Vi khuẩn, virus: Hệ thống miễn dịch suy yếu sẽ tạo cơ hội cho vi khuẩn, virus phát triển. Khi chúng xâm nhập vào cơ thể sẽ đốt cháy niêm mạc miệng, lưỡi từ đó tạo ra những vết nhiệt.
  • Lưỡi bị tổn thương: Bạn vô tình làm xước lưỡi hoặc chẳng may cắn phải lưỡi sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn, virus tấn công vào vết thương gây ra nhiệt lưỡi.
  • Thiếu dưỡng chất trong cơ thể: Cơ thể bị thiếu hụt vitamin và khoáng chất như: C, B1, B2, sắt, kẽm,… là nguyên nhân dẫn đến nhiệt miệng ở lưỡi.
  • Rối loạn nội tiết tố: Phụ nữ đang trong giai đoạn mang thai, kỳ kinh nguyệt,… thì hormone cũng dễ bị thay đổi. Từ đó hệ miễn dịch suy giảm làm cho vi khuẩn và virus tấn công vào cơ thể.
  • Căng thẳng: Người bệnh bị căng thẳng, stress thường xuyên sẽ làm cho nội tiết tố thay đổi dẫn đến tình trạng nhiệt miệng.
  • Các bệnh lý về răng miệng: Bệnh sâu răng, viêm nướu, viêm răng,… cũng làm tăng nguy cơ bị nhiệt lưỡi.

☛ Xem thêm: Hay bị nhiệt miệng là dấu hiệu bệnh gì?

Phân biệt nhiệt lưỡi và ung thư lưỡi

Các chuyên gia y tế cho biết, tình trạng nhiệt miệng ở lưỡi rất dễ bị nhầm lẫn với ung thư lưỡi. Bởi vậy bạn cần phải nắm rõ thông tin để phân biệt.

Nhiệt miệng ở lưỡi là bệnh lành tính, vết loét sẽ se lại và tự khỏi sau khoảng 1-2 tuần. Nhưng đối với ung thư lưỡi, vết loét sẽ có đường kính lớn và sâu hơn, cùng với đó người bệnh sẽ cảm thấy đau, ngứa, chảy máu lưỡi và không thể tự khỏi được.

Hình ảnh nhiệt lưỡi

Ung thư khoang miệng chiếm khoảng 10 – 12% trên tổng số bệnh ung thư, thế nhưng ung thư lưỡi chiếm 52% tổng số bệnh ung thư khoang miệng. Nguyên nhân của bệnh này thường là do người bệnh bị nhiễm virus, dùng nhiều rượu bia, thuốc lá hoặc nghiêm trọng hơn là biến chứng của bệnh viêm cận răng. Đây là căn bệnh phức tạp và nguy hiểm nhưng nếu được phát hiện sớm thì có thể điều trị được. Thế nhưng, nếu phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn nhất thì tỷ lệ sống trên 5 năm chỉ khoảng 8%.

Hình ảnh ung thư lưỡi

Tuy nhiên, nhiệt lưỡi nếu không được điều trị đúng cách thì sẽ làm cho vết loét trở nên nghiêm trọng hơn. Điều này sẽ gây khó khăn cho việc vệ sinh răng miệng và ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống hàng ngày. Không chỉ vậy, người bệnh còn có thể nổi nhiều vết loét cùng một lúc và sẽ có thể gây ra viêm cấp, sốt, lưỡi bẩn, mất ngủ,…

Hình ảnh nhận biết nhiệt miệng ở lưỡi

Dưới đây là một số hình ảnh giúp bạn nhận biết được nhiệt miệng ở lưỡi:

Hình ảnh nhiệt miệng ở xung quanh lưỡi

Hình ảnh nhiệt miệng ở trên lưỡi

Hình ảnh nhiệt miệng ở dưới lưỡi

☛ Xem đầy đủ: Hình ảnh bị nhiệt miệng ở các vị trí trên miệng 

Cách chữa nhiệt miệng ở lưỡi hiệu quả

Bạn có thể tham khảo một vài cách dưới đây để chữa nhiệt miệng ở lưỡi tại nhà nhanh chóng:

Súc miệng bằng nước muối

Muối có tính sát khuẩn cao nên được nhiều người áp dụng để chữa nhiệt lưỡi. Súc miệng nước muối hàng ngày giúp tiêu diệt vi khuẩn và ngăn chặn sự phát triển của chúng trong khoang miệng. Không những thế còn làm giảm đau rát và se vết nhiệt lưỡi nhanh chóng.

Cách thực hiện:

  • Bạn pha nước muối loãng theo tỷ lệ 5g muối tinh với 250ml nước hoặc có thể dùng nước muối sinh lý mua tại cửa hiệu thuốc Tây để súc miệng.
  • Ngậm nước muối trong miệng và súc miệng khoảng 30 giây rồi nhổ ra.
  • Thực hiện các này ngày từ 2-3 lần sẽ thấy bệnh thuyên giảm nhanh chóng.

☛ Xem thêm tại: Các loại nước súc miệng chữa nhiệt miệng hiệu quả nhất

Chữa nhiệt miệng ở lưỡi bằng mật ong

Mật ong được ví như một loại kháng sinh tự nhiên, chữa rất nhiều vitamin và khoáng chất tốt cho cơ thể. Bên cạnh đó, mật ong có tính chống viêm, kháng khuẩn và làm giảm sưng viêm ở vết nhiệt lưỡi rất hiệu quả.

Cách thực hiện:

  • Dùng mật ong bôi nguyên chất bôi trực tiếp lên vết nhiệt.
  • Người bệnh để cho mật ong thẩm thấu 5-10 phút rồi súc miệng lại bằng nước ấm.
  • Nên áp dụng cách này sau khi ăn và trước khi đi ngủ, bôi khoảng 4 lần/ ngày.

Lưu ý: Bạn chỉ nên bôi với một lượng nhỏ vừa đủ, không áp dụng cho người bị nóng trong, trẻ e dưới 1 tuổi.

Đắp bã chè lên vết nhiệt

Không phải ai cũng biết bã chè khô còn có công dụng chữa nhiệt miệng. Trong thành phần của bã chè khô có chứa hợp chất tanin, có công dụng giảm sưng, giảm đau, chống viêm rất tốt. Bởi thế mà nhiều người áp dụng cách này để chữa nhiệt miệng tại nhà.

Cách thực hiện rất đơn giản: Sau khi hãm chè để lấy nước uống, bạn lấy bã chè đắp trực tiếp lên vết nhiệt. Áp dụng cách này nhiều lần trong ngày sẽ thấy vết nhiệt se lại nhanh chóng và khỏi hẳn.

Uống nước bột sắn chữa nhiệt miệng ở lưỡi

Trong Đông y, bột sắn có tính hàn, vị ngọt thanh, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc. Chúng thường được dùng trong những trường hợp mụn nhọt, cảm. sốt, rôm sảy, lở miệng,… Ngoài ra, bột sắn được nhiều người sử dụng khi chữa nhiệt miệng và làm giảm đau các vết nhiệt. Đây cũng là cách chữa nhiệt đơn giản nhất, an toàn mà chi phí lại rất rẻ.

Cách thực hiện:

  • Pha 2-3 thìa bột sắn dây với nước lọc. (Nên dùng 10-15g bột sắn dây/ ngày)
  • Khuấy đều hỗn hợp để uống trực tiếp, có thể vắt thêm chút chanh tùy theo khẩu vị từng người.
  • Đối với trẻ nhỏ, bạn nên nấu chín bột sắn đến khi được hỗn hợp sánh mịn.
  • Không nên cho đường vào hỗn hợp để dùng chung bởi sẽ làm mất đi công dụng chữa nhiệt.
  • Bạn nên thực hiện cách này 2 lần/ ngày, mỗi lần uống đều pha mới và uống hết trong một lần.

Lưu ý: Không áp dụng cách này cho người đang điều trị tiểu đường, người đang mắc bệnh ung thư vú, nhạy cảm với hormone, người đang dùng thuốc methotrexate hoặc tamoxifen.

Uống nước ép rau diếp cá

Diếp cá là loại rau quen thuộc đối với người Việt Nam ta, chúng thường được dùng để kích thích tiêu hóa và tăng thêm mùi vị cho món ăn. Thế nhưng không phải ai cũng biết loại rau này còn có tác dụng chữa nhiệt miệng rất tốt.

Trong Đông y, diếp cá có vị cay, tính hàn, mùi hơi tanh, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, sát trùng. Còn đối với Y học hiện đại, trong thành phần của rau diếp cá có hợp chất flavonoid có khả năng làm lành vết thương. Ngoài ra chúng còn có tác dụng kháng khuẩn, tiêu diệt ký sinh trùng.

Cách thực hiện:

  • Rau diếp cá đem đi rửa sạch rồi để ráo nước.
  • Sau đó đem đi xay nhuyễn bằng máy say sinh tố.
  • Lọc bỏ bã để lấy nước cốt cho người bị nhiệt miệng uống.
  • Người bệnh nên uống 2-3 lần/ ngày và kiên trì áp dụng sẽ thấy bệnh thuyên giảm rõ rệt.

☛ Có thể bạn muốn biết: Chữa nhiệt miệng do nóng trong người

Ăn sữa chua làm giảm đau nhiệt lưỡi

Trong thành phần của sữa chua có chứa rất nhiều lợi khuẩn tốt cho cơ thể. Bên cạnh đó, sữa chua còn có tác dụng cân bằng vi khuẩn có trong khoang miệng và đường ruột. Ăn sữa chua khi bị nhiệt miệng còn giúp vết nhiệt tránh bị cọ xát, mau lành và làm giảm đau rát. Lời khuyên của bác sĩ là bạn nên ăn 2-3 hộp sữa chua mỗi ngày đễ bệnh nhiệt miệng mau lành hơn.

Chườm đá lạnh

Đây là mẹo chữa nhiệt miệng nhanh nhất mà không phải ai cũng biết. Bạn có thể ngậm một viên đá lạnh để làm giảm đau và dịu vết nhiệt miệng. Đá lạnh giúp làm chậm lượng máu đến vết loét sẽ giúp giảm sưng viêm hiệu quả. Người bệnh trước khi chườm đá thì nên súc miệng với nước để làm sạch khoang miệng rồi sau đó mới chườm.

Uống trà hoa cúc La Mã

Trong trà hoa cúc La Mã có chứa hợp chất sát trùng, chống viêm, làm giảm đau nhanh chóng ở các vết nhiệt miệng. Bạn có thể pha trà hoa cúc để súc miệng hàng ngày, mỗi ngày 3- 4 lần. Hoặc dùng túi trà hoa cúc đắp lên vết nhiệt sẽ làm giảm đau rát hiệu quả.

Làm lành nhanh vết nhiệt bằng xịt họng AFree

Ngoài những cách chữa nhiệt miệng ở lưỡi kể trên, bạn có thể tham khảo thêm dung dịch xịt họng AFree để làm lành nhanh vết loét, giúp bệnh mau khỏi hơn.

Dung dịch xịt họng AFree được công ty Thái Minh phát triển trên bằng sáng chế về ứng dụng của Kẽm (Zn) của công ty Invenmed USA. Dựa trên nguyên lý sử dụng những công dụng của hai nguyên tố Kẽm và Iod ở dạng bào chế phù hợp để giúp sát khuẩn, chống viêm, ngăn chặn virus, vi khuẩn gây nhiệt miệng và hỗ trợ phòng viêm nhiễm đường hô hấp.

Thành phần bao gồm: ZnI2, DMSO (Dimethyl sulfoxide), Đường kính, Natri benzoat, Tartrazin, hương hoa quả, nước tinh khiết,… Sản phẩm xịt họng AFree có tác dụng:

  • Phòng viêm nhiễm đường hô hấp do virus, vi khuẩn.
  • Giúp giảm ho, sưng viêm, đau rát họng, nhiệt miệng.
  • Làm dịu nhẹ các triệu chứng viêm, đau rát họng.
  • Phòng viêm phế quản, ho lâu ngày ở trẻ em và người lớn.

Cách sử dụng AFree để đạt lại hiệu quả tốt nhất: Ngày xịt 4-6 lần, mỗi lần 5-6 nhịp vào vết nhiệt hoặc khu vực khoang miệng bị tổn thương. Hoặc có thể pha dung dịch AFree với nước theo tỉ lệ 1:20 để sát khuẩn khoang miệng ngày 3 lần, mỗi lần 25-30ml. (Lưu ý: Không dùng AFree cho trẻ em dưới 3 tuổi, phụ nữ có thai và đang cho con bú)

BẤM VÀO ĐÂY để tìm NHÀ THUỐC GẦN NHẤT có bán xịt họng AFree chính hãng

Đặt mua AFree GIAO HÀNG NHANH tận nhà TẠI ĐÂY

Phòng ngừa nhiệt miệng ở lưỡi

Để ngăn ngừa tình trạng nhiệt miệng ở lưỡi thường xuyên, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Vệ sinh răng miệng sạch sẽ, đánh răng tối thiểu 2 lần/ ngày.
  • Dùng bàn chải đánh răng có đầu lông mềm và thường xuyên thay bàn chải định kì 3-4 tháng/ lần.
  • Uống đủ nước (khoảng 1,5-2 lít mỗi ngày tùy vào nhu cầu của cơ thể).
  • Không nên ăn thực phẩm cay nóng, dầu mỡ, thức ăn có góc cạnh và cứng sẽ làm cho vết nhiệt bị kích thích gây đau đớn.
  • Hạn chế uống rượu bìa và thuốc lá.
  • Có chế độ dinh dưỡng hợp lý, bổ sung thực phẩm có nhiều vitamin và khoáng chất như: C, B1, B2, kẽm, sắt,… rau xanh, trái cây để nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.

☛ Tham khảo tại: Hay bị nhiệt miệng là thiếu chất gì?

Lời kết

Trên đây là những cách chữa nhiệt miệng ở lưỡi hiệu quả, nhanh chóng mà bạn có thể áp dụng dễ dàng tại nhà. Ngoài ra, để được tư vấn chi tiết hơn về sản phẩm, bạn có thể gọi đến tổng đài miễn cước 1800.9068, các chuyên gia của chúng tôi sẽ hỗ trợ và giải đáp thắc mắc cùa các bạn.

Bị nhiệt miệng ngay lưỡi phải làm sao?

2.1. Dùng gel điều trị nhiệt miệng. Trên thị trường hiện bán nhiều loại gel bôi tại chỗ có tác dụng chống viêm có tác dụng rút ngắn thời gian hồi phục vết loét và giảm đau do nhiệt miệng. ... .
2.2. Vệ sinh răng miệng sạch sẽ ... .
2.3. Súc miệng. ... .
2.4. Chế độ ăn uống lành mạnh..

Tại sao lại bị nhiệt ở lưỡi?

Tình trạng nhiệt lưỡi thường xuất hiện nhiều những người thường xuyên hút thuốc lá hoặc lạm dụng nhiều rượu bia. Bên cạnh đó, họ còn gặp phải nhiều vấn đề răng miệng khác như: hơi thở có mùi khó chịu, răng xỉn màu, sâu răng, sưng tuyến nước bọt, viêm nướu, viêm nha chu, mắc ung thư trong miệng,...

Nhiệt lưỡi uống gì nhanh khỏi?

Sau đây là 9 nhóm thực phẩm mà người bị nhiệt miệng nên ăn hàng ngày:.
Đồ ăn mềm, dễ nuốt..
Bổ sung nhiều trái cây và rau xanh..
Ăn sữa chua khi bị nhiệt miệng..
Các hạt loại đậu..
Các loại thịt cá.
Thực phẩm giàu chất sắt..
Uống trà xanh..
Uống nước rau má.

Bị nhiệt lưỡi bao lâu thì khỏi?

Nếu không có biến chứng nặng thì thường sau 7 – 10 ngày nhiệt miệng sẽ khỏi hoàn toàn. Trường hợp nhiệt miệng kéo dài quá 2 tuần thì người bệnh nên đi khám bác sĩ để tìm hiểu về bệnh lý và điều trị kịp thời.

Chủ đề