Luong 2023 kế toán trường

Luong 2023 kế toán trường

Quang cảnh phiên thảo luận tại Tổ sáng nay (22/10).

Tiếp tục chương trình làm việc ngày thứ 3 Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV, sáng nay (22/10) Quốc hội thảo luận ở tổ về: kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023; tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm 2022, dự toán ngân sách nhà nước, kế hoạch đầu tư công vốn ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2023; việc tổng kết thực hiện Nghị quyết số 54/2017/QH14 về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Thành phố Hồ Chí Minh.

Phát biểu ý kiến thảo luận, đại biểu Trần Quốc Tuấn, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Trà Vinh thống nhất cao với các nội dung nêu trong Báo cáo của Chính phủ về “Kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022, dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023”.

Luong 2023 kế toán trường

Đại biểu Trần Quốc Tuấn phát biểu tại phiên thảo luận.

Đại biểu Trần Quốc Tuấn nhấn mạnh: "để đánh giá đúng tình hình Kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022, tôi xin phép được trích lại một nội dung bài phát biểu của đồng chí Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng phiên bế mạc Hội nghị Trung ương 6 khóa XIII, ngày 09/10/2022, là: Chúng ta đã thực hiện thắng lợi, khá toàn diện mục tiêu, nhiệm vụ vừa tập trung phòng, chống, kiểm soát dịch bệnh, vừa thúc đẩy phục hồi và phát triển kinh tế xã hội, xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ gắn với chủ động, tích cực hội nhập quốc tế sâu rộng và hiệu quả".

Theo đại biểu Trần Quốc Tuấn, giữa một thời điểm có những biến động bất thường, ảnh hưởng nhiều mặt đối với các quốc gia trên thế giới, từ an ninh chính trị đến kinh tế - xã hội, đã tác động rất lớn đến tình hình trong nước, đặc biệt là khi Việt Nam vừa mới trãi qua một cơn đại dịch Covid-19; áp lực lạm phát tăng cao; giá xăng dầu, nguyên vật liệu đầu vào biến động mạnh, thị trường xuất khẩu bị thu hẹp, cùng với dịch bệnh, thiên tai, bão lũ diễn biến phức tạp, gây nhiều thiệt hại cho sản xuất kinh doanh và đời sống Nhân dân.

Nhưng với những định hướng, quyết sách đúng đắn của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, của Quốc hội, sự chỉ đạo điều hành quyết liệt của Chính phủ, Việt Nam đã làm cho thế giới thán phục và kinh ngạc trước mức tăng trưởng kinh tế trong 9 tháng là 8,83%, ước cả năm 2022 là khoảng 8%, cao hơn nhiều so với mục tiêu nghị quyết; đi cùng với đó là ước đạt 14/15 chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Việt Nam được xem là con hổ châu Á trong năm 2022 này.

Qua tổng hợp ý kiến tại các cuộc tiếp xúc cử tri trước kỳ họp nhận thấy một nội dung rất quan trọng, được nhiều cử tri quan tâm, đó là trong kỳ họp này, Chính phủ đã trình Quốc hội phương án tăng lương cơ sở từ mức 1,49 triệu đồng lên 1,8 triệu đồng cho cán bộ, công chức, viên chức; tăng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội đối tượng do (Ngân sách Nhà nước) NSNN chi trả và hỗ trợ thêm đối với đối tượng nghỉ hưu trước năm 1995 có mức hưởng thấp; trợ cấp ưu đãi người có công và một số chế độ an sinh xã hội, điều chỉnh phụ cấp ưu đãi nghề đối với cán bộ y tế dự phòng và y tế cơ sở.

Thời điểm thực hiện tăng lương từ ngày 01/7/2023. Đại biểu Trần Quốc Tuấn kiến nghị đến Quốc hội, Chính phủ cần thực hiện việc điều chỉnh tăng lương cơ sở ngay thời điểm ngày 01/01/2023, thay vì ngày 01/7/2023 như phương án Chính phủ trình.

 

Luong 2023 kế toán trường

Theo đại biểu Trần Quốc Tuấn, việc kiến nghị tăng lương sớm hơn 06 tháng vì 04 lý do sau:

Thứ nhất: sau khi Đảng, Nhà nước quan tâm hỗ trợ rất nhiều cho người dân và doanh nghiệp, vượt qua khó khăn do đại dịch Covid-19. Giờ đã đến lúc, các đối tượng hưởng lương, phụ cấp, trợ cấp từ nguồn ngân sách nhà nước cần phải được quan tâm, xem xét tăng lương, phụ cấp để giảm bớt khó khăn trong cuộc sống.

Theo các báo cáo của Chính phủ, mặc dù thu ngân sách gặp nhiều khó khăn, do tình hình dịch bệnh Covid-9 phát sinh làm cho kinh tế đứt gãy, tăng trưởng chậm lại, nhưng trong 02 năm qua nhà nước đã cố gắng, nỗ lực chi hỗ trợ hơn 237.000 tỷ đồng cho người dân và doanh nghiệp. Trong đó, chi hỗ trợ cho người dân bị ảnh hưởng bởi Covid-19 hơn 86.000 tỷ đồng; chi hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, miễn giảm thuế, tiền thuê đất, các khoản phí và lệ phí…. hơn 151.000 tỷ đồng.

Đến nay, kinh tế đã phục hồi rất tốt, đời sống người dân cũng dần ổn định, các doanh nghiệp đã hoạt động trở lại bình thường và phát triển tốt…. Nhưng xuất hiện một thực trạng đáng lo, đó là theo báo cáo của Chính phủ, đã có 39.552 cán bộ, công chức, viên chức nghỉ việc hoặc chuyển việc từ khu vực công sang khu vực tư, nguyên nhân chính là do mức lương không đủ sống. Vì vậy việc điều chỉnh lương cơ sở kịp thời sẽ từng bước kéo giảm chênh lệch mức lương giữa khu vực công và khu vực tư, góp phần ngăn sự dịch chuyển này.

Thứ hai, hiện nay lực lượng cán bộ, công chức, viên chức đang phải đối mặt với áp lực công việc và áp lực xã hội ngày càng nhiều hơn do nhu cầu thực tiễn phát sinh, đặc biệt là cán bộ, công chức, viên chức ngành y tế; mặt khác chúng ta đang thực hiện nghiêm chính sách tinh giảm biên chế, người ít nhưng việc nhiều, trong khi tốc độ ứng dụng và hàm lượng công nghệ thông tin trong giải quyết hồ sơ, thủ tục hành chính chưa đáp ứng yêu cầu. Do vậy, việc tăng lương kịp thời sẽ góp phần bù đắp những áp lực cơ bản ấy.

Thứ ba, lần điều chỉnh lương cơ sở gần đây nhất là 01/7/2019, nên nếu áp dụng tăng lương cơ sở vào ngày 01/7/2023 như Tờ trình của Chính phủ, thì mất 04 năm công chức, viên chức mới được tăng 20,8%... trong khi đó, chỉ số giá tiêu dùng CPI tăng qua các năm từ 2019 đến 2022 bình quân khoảng 11,8%. Như vậy, nếu trừ yếu tố lạm phát, trong 04 năm, tiền lương công chức, viên chức chỉ tăng khoảng 9%, điều này là không hợp lý so với mức tăng trưởng kinh tế cả nước hơn 20% trong giai đoạn từ 2019 đến 2022. Mặt khác, theo dự báo tốc độ tăng giá tiêu dùng năm 2023 sẽ vào khoảng 4,5 - 5,0%, do vậy việc tăng lương cơ sở rất cần được quan tâm thực hiện ngay từ đầu năm 2023.

Thứ tư, nguồn ngân sách để tăng lương cơ sở khi thực hiện ngay từ ngày 01/01/2023 thay vì 01/7/2023 sẽ vẫn đảm bảo từ nguồn vượt thu ngân sách năm 2022 như nội dung Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội.

 

Theo Tờ trình số 31, ngày 16/10/2022 của chính phủ về đánh giá tình hình thực hiện NSNN năm 2022, dự toán NSNN, phân bổ ngân sách Trung ương năm 2023 và kế hoạch tài chính ngân sách Nhà nước 03 năm 2023 - 2025 có nêu: cả năm 2022 thu NSNN ước đạt khảng 1.614,1 nghìn tỷ đồng, vượt thu khoảng 202.400 tỷ đồng, tăng 14,3% so với dự toán... Trong số này, chính phủ đã bố trí khoảng 60.000 tỷ đồng để từ ngày 01/7/2023, sẽ thực hiện việc tăng lương cho cán bộ, công chức, viên chức; tăng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội đối tượng do NSNN chi trả và hỗ trợ thêm đối với đối tượng nghỉ hưu trước năm 1995 có mức hưởng thấp; trợ cấp ưu đãi người có công và một số chế độ an sinh xã hội, điều chỉnh phụ cấp ưu đãi nghề đối với cán bộ y tế dự phòng và y tế cơ sở.

Tuy nhiên, theo báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tài chính - Ngân sách Quốc hội, về đánh giá tình hình thu ngân sách năm 2022, Ủy ban Tài chính - Ngân sách cho rằng, việc ước thực hiện thu ngân sách năm 2022 còn khá thận trọng so với khả năng, nhiều khoản thu vẫn còn nhiều dư địa tăng thêm so với báo cáo của Chính phủ và trong quý IV năm 2022 có nhiều khoản thu được gia hạn sẽ đến hạn nộp NSNN, nên chỉ ước tính theo tốc độ thu 9 tháng thì thu NSNN vượt khoảng 350.000 tỷ đồng so với dự toán…

Như vậy, số vượt thu thực tế sẽ có khả năng cao hơn 147.000 tỷ đồng so với ước thực hiện như nêu trong Tờ trình của Chính phủ. Và như thế, số ngân sách vượt thu chênh lệch này gấp 2,5 lần số ngân sách chi tăng lương cơ sở thực hiện từ ngày 01/01/2023

Đại biểu Trần Quốc Tuấn nhấn mạnh, việc thực hiện tăng lương, phụ cấp ngay vào thời điểm 01/01/2023 cho nhóm đối tượng là công chức, viên chức; những người hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội đối tượng do NSNN chi trả và hỗ trợ thêm đối với đối tượng nghỉ hưu trước năm 1995 có mức hưởng thấp; trợ cấp ưu đãi người có công và một số chế độ an sinh xã hội, điều chỉnh phụ cấp ưu đãi nghề đối với cán bộ y tế dự phòng và y tế cơ sở là hoàn toàn hợp lý và xứng đáng, vì cuộc sống của họ hiện tại còn nhiều khó khăn...

Bên cạnh đó, việc tăng lương cho lực lượng cán bộ công chức viên chức ngay thời điểm này sẽ sớm thổi vào một luồng gió mát, tạo động lực làm việc, kịp thời ngăn dòng chuyển dịch chất xám từ khu vực nhà nước sang khu vực ngoài nhà nước đang có nguy cơ gia tăng như hiện nay.

Bởi lẽ, theo quy luật kinh tế, khu vực nhà nước vẫn luôn giữ vai trò quan trọng trong việc quản lý, dẫn dắt, định hướng phát triển - xã hội và là khu vực hỗ trợ, đồng hành cùng khu vực tư nhân phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia.

Bước tiếp theo của việc tăng lương cơ sở lần này, đề nghị Quốc hội, Chính phủ sớm xác định lộ trình cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27, trong đó cần đặc biệt quan tâm đến chế độ phụ cấp cho cán bộ cơ sở ấp khóm, nhằm ổn định cuộc sống gia đình, giúp họ an tâm công tác theo quan điểm của Đảng, Nhà nước hiện nay.

Báo Trà Vinh Online