Lý chánh trung là ai

Lý chánh trung là ai


Tên tuổi, tài năng và đức độ của GS Lý Chánh Trung đã khiến nhiều người tôn trọng, quý mến. Ông sinh năm 1928 tại Sài Gòn. Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, cũng như nhiều thanh niên thời ấy, ông đã tham gia phong trào Thanh niên Tiền phong, Thanh niên Cứu quốc và gia nhập trung đội du kích Phạm Hồng Thái. Do ông bị kiết lỵ và sốt rét tưởng chết nên người mẹ lặn lội vào chiến khu đưa về Trà Vinh trị bệnh.

Sau đó, ông quay lại Sài Gòn. Khi đó, thầy dạy học của ông, một giáo sư người Bỉ vì có tinh thần ủng hộ Việt Nam độc lập nên thực dân Pháp bị trục xuất. Trước lúc chia tay, thầy dặn dò ông: đừng bao giờ làm việc cho Tây; thứ hai cố gắng đi học, nếu không thì vào lại chiến khu. Thầy có cho ông địa chỉ liên lạc với bác sĩ Nguyễn Văn Hưởng cũng là người của kháng chiến, nhưng bấy giờ ông Hưởng đã vào khu. Do đó, ông không thể bắt liên lạc được với ai. Cuối cùng ông viết thư thưa chuyện với thầy. May mắn, vị thầy tốt bụng này đã tìm cho ông một suất học bổng. Có lần ông kể: “Bấy giờ tiền tàu đi đắt không chịu nổi. Tôi nhớ mẹ tôi bán hết đồ nữ trang được 6.000 đồng. Đó là năm 1947”.

Sang Bỉ, sau khi tốt nghiệp trung học, ông theo học ở Viện Đại học Louvain, lấy hai bằng cử nhân chính trị xã hội học, và cử nhân triết học. Ông giải thích: “Vì tôi nghĩ các môn học nhân văn xã hội cuối cùng đều đi tới giải quyết những vấn đề triết học”. Sau đó,  năm 1953, ông qua Pháp làm luận văn tiến sĩ về triết gia Emmanuel Mounier. Sau khi luận án sắp hoàn thành, ông nhận được tin chiến thắng Điện Biên Phủ. Sự kiện này đã thay đổi cuộc đời ông: “Tôi thấy mình cần phải về góp phần vào tiến trình vận hành của đất nước, của dân tộc. Tôi chỉ tiếc mình đã làm luận án tiến sĩ gần xong. Nhưng tôi nghĩ một người giỏi như Emmanuel Mounier còn nhảy ra lập tờ Esprit đấu tranh chống phát xít, mà mình khăng khăng một mực quyết làm luận án tiến sĩ về ông ta thì thật vô duyên, trong khi tình hình bên nước nhà lại quá khẩn trương”.

Từ năm 1955, trở về Sài Gòn, GS Lý Chánh Trung dạy triết học ở các trường trung học và Đại học Văn Khoa Sài Gòn, Đà Lạt, đồng thời làm việc ở Bộ Giáo dục. Bên cạnh đó, ông còn tham gia viết báo, viết sách công khai bày tỏ tinh thần yêu nước và tham gia các phong trào đấu tranh tại đô thị miền Nam. Những tác phẩm nổi tiếng của ông có ảnh hưởng sâu rộng trong tầng lớp trí thức như Cách mạng và đạo đức (1966), Tìm về dân tộc (1967), Ba năm xáo trộn (1967). Tìm hiểu nước Mỹ (1969) … Về quan điểm phản biện, ông nói rõ ràng: “Bởi từ muôn đời, bổn phận của người trí thức là nói lên sự thật hoặc những điều mình tin là sự thật. (Thay lời tựa Bọt biển và sóng ngầm - in 1971).

Với kiến thức sâu rộng, lý luận sắc bén và luôn giữ được sự điềm tĩnh, khách quan - những bài viết của GS Lý Chánh Trung luôn gợi cho bạn đọc sự ngẫm nghĩ. Lật lại các báo chí trước 1975 như Tin Sáng, Đuốc Nhà Nam, Đối Diện, Đất Nước.. hầu như số nào ông cũng trình bày, bình luận một vấn đề về thời cuộc. Ông công khai ca ngợi những người đã sống và chết cho Tổ quốc như Trần Văn Ơn, Nhất Chi Mai, Quách Thị Trang, ủng hộ phong trào đấu tranh của SVHS… và tất nhiên ông cũng không né tránh phê phán thực trạng xã hội.

Có lẽ một trong những dấu ấn lớn nhất của GS Lý Chánh Trung, như chính ông từng nhìn nhận, đó là lúc ông viết bài Nói chuyện với người đã khuất - nhân tạp chí Đất Nước thực hiện số báo 14 (phát hành tháng 10.1969). Đó là tờ báo duy nhất ở miền Nam tập trung cả một số báo viết về cuộc đời và sự nghiệp Chủ tịch Hồ Chí Minh, tất nhiên tờ báo đó đã bị chính quyền tịch thu ngay lúc vừa đem ra khỏi nhà in.

Sau ngày thống nhất đất nước, GS Lý Chánh Trung giữ các chức vụ như Phó Chủ tịch Hội trí thức yêu nước, Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc TP.HCM, Phó Chủ tịch Hội đồng khoa học TP.HCM, Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt Trận Tổ quốc VN và Đại biểu Quốc Hội các khóa VI, VII, VIII (1977-1992). Tất nhiên, với tư duy của một nhà trí  thức chân chính, GS Lý Chánh Trung vẫn tiếp tục có những tiếng nói phản biện mạnh mẽ nhằm thúc đẩy sự việc ngày một tốt đẹp hơn. Một trong những ý kiến gây xôn xao dư luận nhất, nhiều người vẫn còn nhớ là bài viết Về một môn học mà thầy không muốn dạy trò không muốn học (Báo Tuổi Trẻ Chủ Nhật ra ngày 13.11.1988).

GS Lý Chánh Trung qua đời vào sáng ngày 13.3.2016 tại TP.HCM,  an táng tại nghĩa trang Hoa viên Bình Dương lúc9g ngày 15.3. Báo Phụ Nữ Xin chia chân thành buồn cùng gia quyến của GS.

LÊ MINH QUỐC
(nguồn: Báo PN TP.HCM 14.3.2016)

Lý chánh trung là ai
Lý chánh trung là ai
Lý chánh trung là ai
Lý chánh trung là ai
Lý chánh trung là ai
Lý chánh trung là ai
Lý chánh trung là ai
Lý chánh trung là ai

Lý Chánh Trung (1928-2016) sinh ra tại Trà Vinh. Ông là một chính khách và nhân sĩ yêu nước. Ông nguyên là Giám đốc Nha Trung học Công Lập, Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt Trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh và Đại biểu Quốc hội ba khóa VI, VII, VIII.

Ông theo đạo Công giáo vào khoảng năm 1949. Năm 1950, ông sang Bỉ học tại Đại học Louvain, một đại học Công giáo, cách thủ đô Brussels khoảng 30 cây số.

Lý Chánh Trung học rất thông minh, tuy nhiên vào năm 1956 mới lấy xong bằng Cử nhân Tâm Lý Học và Cử nhân Chính trị Học, chưa đậu Tiến sĩ, ông về nước.

Tuy có trình độ kiến thức cao và vững vàng, tính tình hòa nhã, nhưng bước đường sự nghiệp của Lý Chánh Trung rất lận đận. Ông có người anh là Lý Chánh Đức, làm Giám đốc Nha Học Liệu tại Bộ Quốc gia Giáo dục, đã xin cho ông vào làm Công Cán Ủy viên của Bộ này. Về sau, ông được bổ làm Giám đốc Nha Trung học Công Lập rồi Đổng lý văn phòng Bộ Quốc gia Giáo dục. Ngoài ra, Lý Chánh Trung cũng được mời dạy triết học tại các Viện Đại học Huế và Đà Lạt.

Theo Võ Long Triều thì Lý Chánh Trung và ông đã từng là bạn ngay từ thời ông Trung còn học ở Bỉ và sau này ở Việt Nam trong hội trí thức Công giáo thì trở thành bạn thân. Ông Triều chính là người đã khuyến khích ông Trung viết bài cho các báo, ban đầu cho báo Tin Sáng của Ngô Công Đức, sau này cho tờ Ðiện Tín, rồi báo Ðại Dân tộc của ông Triều. Các bài viết rất ăn khách. 

Theo Nguyễn Văn Lục, lối viết của ông Trung "dựa trên sự việc và đượm cảm tính gây ấn tượng và tạo được sức lôi cuốn không nhỏ nơi người đọc".

Sau năm 1975, ông là Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt Trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh, Đại biểu Quốc hội ba khóa VI, VII, VIII.

Vốn là một giáo sư triết, Lý Chánh Trung luôn nhìn vấn đề chính trị Việt Nam dưới lăng kính của một triết gia. Điều này thể hiện rất rõ qua các tác phẩm và bài báo của ông. 

Cũng theo Nguyễn Văn Lục, về già ông bị bệnh đãng trí nặng, đi lang thang quên cả lối về nhà.

Ông qua đời lúc 5h50 phút ngày 13/03/2016 tại nhà riêng ở TP. Thủ Đức sau một tháng nằm bệnh với chứng viêm phổi tái phát.

  • Cách mạng và Đạo Đức (1966)
  • Ba Năm Xáo Trộn (1967)
  • Tìm Về Dân tộc (1967)
  • Tìm hiểu Nước Mỹ (1969)
  • Những Ngày Buồn Nôn (1972)
  • Tôn Giáo và Dân tộc (1973)

Vĩnh biệt Giáo sư Lý Chánh Trung

Trần Thanh Phương

08:24 14/03/2016

Thế là một chiếc lá vàng nữa rụng xuống! Cuộc tử sinh nào ai có thể ước định hết được! Một trí thức lớn, một nhân sĩ tên tuổi, một nhà giáo, để lại nhiều dấu ấn bao thế hệ học trò thành đạt ở Sài Gòn - TP HCM đã ra đi: Giáo sư Lý Chánh Trung.

Lý chánh trung là ai

GS Lý Chánh Trung (1928-2016).

Ông sinh ngày 23/12/1928 tại tỉnh Trà Vinh. Giáo sư (GS) Lý Chánh Trung nguyên là Ủy viên Đoàn Chủ tịch UBTƯ MTTQ VN, Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ TP.HCM, đại biểu Quốc hội khóa VI, VII, VIII.

Trước hương khói, chúng tôi xin trân trọng nhắc lại một đoạn trong bài viết của GS về Chủ tịch Hồ Chí Minh cách nay gần 47 năm có thể nhiều người chưa biết, mà có biết cũng không còn nhớ: “… Cách mạng tháng Tám bùng nổ. Trong một đêm, tất cả đều thay đổi: Ngọn cờ đỏ thay ngọn cờ vàng; ông tỉnh trưởng nhường chỗ cho một Ủy ban Hành chánh do một sinh viên trường thuốc làm Chủ tịch. Chúng tôi biến thành thanh niên Cứu quốc và lần đầu tiên, tên tuổi và hình ảnh Hồ Chí Minh xuất hiện.

Không đứa nào trong chúng tôi biết Cụ là ai, nhưng mọi người đều nghĩ Cụ chỉ có thể là Nguyễn Ái Quốc. Cũng không đứa nào biết Nguyễn Ái Quốc là ai, nhưng mọi người đều nghĩ “Ái Quốc” chỉ có thể là yêu nước. Và chúng tôi đã chấp nhận Cụ tức khắc, không phải vì bộ máy tuyên truyền lúc ấy còn rất thô sơ mà bởi vì chúng tôi đang khao khát sự đổi mới, khao khát một cách lờ mờ nhưng dữ dội, mà Cụ là hiện thân của sự đổi mới; bởi vì chúng tôi đang tìm thần tượng, mà Cụ hiện ra như bức tượng đúng với những kích thước mà chúng tôi mơ ước. Bởi vì chúng tôi đang cần lãnh tụ mà ngay từ lúc ấy, ngay trong lúc bức chân dung đầu tiên, những lời nói và hành động đầu tiên Cụ đã vượt xa những người có thể làm lãnh tụ.

Và quả thật, Cụ đã đem lại sự đổi mới. Từ Cách mạng tháng Tám cho đến khi quân Pháp tái chiếm thị xã Trà Vinh chỉ vỏn vẹn có ba tháng, ba tháng thật đẹp và thật đầy…

…Mà những ngày ấy đã trải qua dưới bức chân dung của Cụ Hồ, trên đó viết: “Hồ Chí Minh, Anh hùng dân tộc!”.

Tôi trích một đoạn hơi dài trong bài viết của GS Lý Chánh Trung với tựa đề “Nói chuyện với người đã khuất” đăng trên tạp chí “Đất nước” số 14/10/1969, để thấy chiều sâu tính cách, sự dũng cảm nhường nào của GS. Năm 1969, giữa trung tâm Sài Gòn, những dòng chữ đăng công khai với nội dung trên đây, chứng tỏ tác giả của nó phải có tấm lòng rất sâu nặng với dân tộc, với Cụ Hồ.

GS Lý Chánh Trung theo đạo công giáo. Tôi còn nhớ trong một hội nghị khoa học tại TPHCM, linh mục Phan Khắc Từ nhắc tới GS Lý Chánh Trung nhiều lần và nói: “Chúng tôi muốn gợi lại một dòng truyền thống trong Giáo hội Công giáo Việt Nam đã không ngừng lớn mạnh của dân tộc và hiện đang là hướng đi lên của người Việt Nam công giáo”. Có thể nói: “Tìm về dân tộc” và “Đi tìm hòa bình” là nội dung chủ yếu trong hoạt động Thiên chúa giáo ở Sài Gòn trước 1975. Năm 1967, có 2 cuốn sách “Hòa bình cho con người” do Trương Bá Cần, Trương Đình Hòe, Hồ Đỉnh soạn và “Tìm về dân tộc” của GS Lý Chánh Trung, là một sự kiện lớn.

Chúng ta nhớ lại, từ 1964-1965, khi quân đội Mỹ ào ạt đổ vào miền Nam để cứu chế độ Sài Gòn khỏi nguy cơ sụp đổ, thì những khẩu hiệu “Bảo vệ văn hóa dân tộc”, “Bảo vệ nhân phẩm và quyền lợi phụ nữ”, “Đòi quyền tự quyết dân tộc”… đã thu hút đông đảo giới trí thức Sài Gòn. Rồi năm 1968, sau cuộc Tổng tấn công và nổi dậy Xuân Mậu Thân, hình thành Liên minh các lực lượng Dân tộc, Dân chủ và Hòa bình Việt Nam, sau đó nhiều tổ chức chính trị khác với thành phần rất rộng, gồm nhân sĩ, trí thức tiêu biểu. Đặc biệt sau Hiệp định Paris nở rộ hướng chọn con đường thứ ba, không có Mỹ, theo hướng lập chính phủ ba thành phần, chấm dứt chiến tranh phi nhân, phi nghĩa, phi pháp của Mỹ. Từ thực tế đó, việc hình thành “lực lượng thứ ba” trong chính giới Sài Gòn gồm thành phần trí thức tán thành đường lối của cách mạng làm nòng cốt và các thành phần nhân sĩ, trí thức khác. Hình ảnh GS Lý Chánh Trung là một trong những thành viên như ngọn cờ trong một số tổ chức ấy. Nói như ông Trần Bạch Đằng, dù muốn hay không, GS Lý Chánh Trung cũng là đồng minh của cách mạng trong bối cảnh đau thương của đất nước.

Năm ngoái, nhân kỷ niệm 90 năm ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam, tôi có viết bài giới thiệu cuốn sách “Đối diện với chiến tranh” của GS Lý Chánh Trung. Mở đầu cuốn sách, GS viết: “Tôi là một nhà giáo, nhưng giữa thập niên 1960 khi Mỹ đổ quân vào miền Nam, tình thế bức xúc buộc tôi phải nói lên công khai những suy nghĩ của mình về thời cuộc và trở thành một nhà báo “bán chuyên nghiệp” trong gần 10 năm.

Tháng 3/1970, việc bắt giam một số đông sinh viên, học sinh vì cái tội “có liên quan với cộng sản” đã gây một phong trào đấu tranh rộng lớn, tôi nhận lời mời của anh Ngô Công Đức, chủ nhiệm báo Tin Sáng, viết một loạt bài bênh vực sinh viên, học sinh, mỗi tuần một bài, trong suốt cuộc đấu tranh, sau đó ngon trớn viết luôn để bổ trợ các phong trào đấu tranh khác…”.

Bây giờ GS Lý Chánh Trung đã nằm xuống. Tôi nghĩ, những người cầm bút như GS có thể kéo dài cuộc sống của mình bằng chữ nghĩa, bằng tác phẩm. Mà hơn 200 năm trước, đại thi hào Nguyễn Du đã viết “Thác là thể phách, còn là tinh anh”.

Vốn là một GS Triết, Lý Chánh Trung luôn nhìn vấn đề chính trị Việt Nam dưới lăng kính của một triết gia. Điều này thể hiện rất rõ qua các tác phẩm và các bài báo của ông. Ông cũng hết sức tâm tư với thời cuộc. Ông luôn có chính kiến riêng và làm cho người đối diện phải động não. Sau ngày giải phóng, trong nhiều cuộc họp, ông thường nói: “Anh em trí thức ở thành phố bỏ đi ra nước ngoài nhiều quá! Mỗi người, mỗi cương vị, làm sao giữ anh em lại cùng xây dựng đất nước. Rồi vấn đề hòa hợp dân tộc, xóa bỏ hận thù… GS cũng có nhiều ý kiến với những người lãnh đạo cao nhất, để làm sao người Việt Nam chung một bóng cờ, để hồn dân tộc luôn cột chặt mỗi người Việt Nam với nhau dù quá khứ ra sao, hoàn cảnh hiện tại như thế nào, sinh sống ở đâu, tín ngưỡng có khác nhau… Những năm gần đây, khi tuổi đã cao, giáo sư vẫn rất trăn trở về nạn tham nhũng ở nước ta. Hình như ông có viết một chuyên đề khá sâu về đề tài này. Ông còn dằn vặt, suy tư nhiều điều trong đời sống xã hội ta chưa giải quyết được.

Kính thưa GS, không ai có thể làm hết việc của một đời người. GS đã sống trọn đời mình với nghề giáo, với những hoạt động xã hội sôi nổi trong bão táp cũng như trong yên bình. Trong các thế hệ học trò của GS có thể kể đến những tinh hoa của tài năng, trí tuệ, tâm hồn của GS truyền cho không thể mất đi mà đang và sẽ được nảy nở, phát huy.

Là người có may mắn được gần gũi, cùng làm việc và là đồng nghiệp với vợ chồng con trai ông trong nhiều năm, tôi viết những dòng này khi trái tim của GS đã ngừng nhịp đập với lòng kính trọng và ngưỡng mộ về một người thầy, một trí thức lớn của đất phương Nam.

Chủ đề: nhà báo Báo Đại Đoàn kết TBT GS Lý Chánh Trung