Máu kinh nguyệt là gì

Theo dõi chu kì kinh nguyệt có thể giúp bạn theo dõi được sức khoẻ sinh sản của mình, biết được thời gian rụng trứng và nhận biết được những thay đổi quan trọng như trễ kinh hay một chu kì bất thường. Dù chu kì kinh nguyệt bất thường không phải lúc nào cũng nghiêm trọng, nhưng đôi khi đó chính là báo hiệu cho một vấn đề sức khỏe đáng lo ngại. Vậy khi nào thì chu kì kinh nguyệt bất thường và bạn cần gặp bác sĩ?

1. Chu kì kinh nguyệt là gì?

Chu kì kinh nguyệt là một chuỗi những thay đổi hàng tháng mà người phụ nữ trải qua để chuẩn bị cho việc mang thai. Thông thường mỗi tháng, một trong hai buồng trứng sẽ phóng thích 1 trứng quá trình này được gọi là sự rụng trứng. Cùng lúc đó, những thay đổi về mặt nội tiết sẽ giúp chuẩn bị tử cung thuận lợi cho việc mang thai. Các lớp tế bào niêm mạc lót buồng tử cung sẽ dày lên để chuẩn bị cho sự làm tổ của thai.

Nếu sự rụng trứng diễn ra và trứng không được thụ tinh, lớp tế bào tử cung sẽ bong tróc ra và trôi ra ngoài tạo ra sự chảy máu trong những ngày hành kinh, hay còn gọi là rụng dâu, tới ngày, bị, Máu kinh và những tế bào này được tống ra ngoài tử cung qua cổ tử cung và qua âm đạo chảy ra ngoài. Lúc này, những hormones sinh dục cũng ở mức thấp nhất.

Sau những ngày hành kinh, các hormones sinh dục lại tiếp tục tăng, buồng trứng chọn lọc một trứng để trưởng thành. Khi trứng đủ trưởng thành, sự rụng trứng diễn ra, và lớp nội mạc tử cung lại dày lên, Cứ thế mỗi tháng nếu không mang thai, chu kì này đến chu kì khác diễn ra tuần tự và liên tục.

2. Chu kì kinh nguyệt như thế nào là bình thường?

Máu kinh nguyệt là gì
Màu sắc hành kinh thay đổi qua các ngày. Nguồn ảnh: knixteen.com

Thông thường, một chu kì thường diễn ra từ 21 35 ngày. Ngày đầu hành kinh được tính là ngày 1 của chu kì kinh nguyệt. Những ngày hành kinh kéo dài từ 2 đến 7 ngày.

Lượng máu kinh thường ít vào ngày 1 sau đó nhiều hơn vào ngày 2 và ngày 3, sau đó ít dần và hết. Màu máu kinh thường thay đổi từ đỏ nhạt, sau đó đậm dần thành đỏ sậm vào những ngày hành kinh nhiều và vào những ngày cuối hành kinh, máu kinh có màu nâu đậm. Thỉnh thoảng sẽ có những cục máu đông nhỏ.

Xem thêm: Bấm huyệt chữa đau bụng kinh một cách khoa học

Bạn có thể cảm thấy đau bụng hoặc đau lưng nhẹ, hay cảm giác nặng vùng bụng dưới. Cảm giác đau thường nhẹ, không ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt hằng ngày và đau bụng sẽ hết khi bạn hết kinh.

Theo dõi chu kì kinh nguyệt chính là cách nhận biết như thế nào là bình thường của bạn qua mỗi chu kì. Và nếu như có điều gì bất thường so với những chu kì trước, đó có thể là dấu hiệu bạn cần được thăm khám.

3. Điều gì có thể ảnh hưởng đến chu kì kinh nguyệt của bạn?

Thông thường, chu kì của bạn có thể đến sớm hay đến muộn hơn vài ngày nhưng vẫn đều đặn mỗi tháng và thay đổi nhỏ này không quá nghiêm trọng.

Những yếu tố không phải bệnh lý nhưng vẫn có thể gây ra thay đổi chu kì kinh nguyệt bao gồm:

  • Mang thai hay cho con bú.
  • Sử dụng các phương pháp tránh thai.
  • Thay đổi cân nặng tăng cân quá nhanh hoặc giảm cân quá nhanh.
  • Suy dinh dưỡng chứng biếng ăn hay rối loạn ăn uống.
  • Căng thẳng tâm lý hay lo lắng quá mức.
  • Thay đổi thói quen sinh hoạt như thay đổi giấc ngủ, bữa ăn.
  • Uống quá nhiều rượu bia hay hút thuốc lá.
  • Dùng thuốc như các loại hormones; thuốc điều trị trầm cảm, lo âu hay mất ngủ; các thuốc độc tế bào điều trị các bệnh tự miễn; thuốc hóa trị
Máu kinh nguyệt là gì
Stress có thể gây rối loạn chu kì. Nguồn ảnh: dissectthattech.com

4. Khi nào cần gặp bác sĩ?

Không phải mọi chu kì kinh nguyệt bất thường đều đáng ngại nhưng đôi khi đó lại là dấu hiệu của các bệnh lý như bệnh tuyến giáp, bệnh phụ khoa hay bệnh tâm lý. Nếu có bất kì bất thường nào của chu kì, bạn cần đến gặp bác sĩ sản phụ khoa để được khám và chẩn đoán. Những dấu hiệu thường gặp là:

  • Không thấy hành kinh hơn 2 hay 3 tháng dù không có thai hay đang cho con bú.
  • Chu kì quá ngắn giữa hai lần hành kinh cách nhau dưới 3 tuần.
  • Chu kì của bỗng thất thường dù trước đó rất đều đặn.
  • Hành kinh ít hơn 2 ngày hay nhiều hơn 7 ngày.
  • Lượng máu kinh quá nhiều phải thay hơn 1 băng vệ sinh hay 1 tampon mỗi giờ hoặc mỗi 2 giờ.
  • Lượng máu kinh quá ít, có màu sắc hay mùi kì lạ.
Máu kinh nguyệt là gì
Nguồn ảnh: theswaddle.com
  • Đau bụng kinh dữ dội, đau bụng ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày hay kèm các triệu chứng như sốt, nôn ói. Đau bụng kéo dài sau khi đã sạch kinh vài ngày.
  • Chảy máu giữa chu kì kinh nguyệt.
  • Chảy máu bất thường ở độ tuổi sắp mãn kinh hay mãn kinh.

5. Các thông tin bác sĩ cần khai thác

Khi đến khám vì bất cứ dấu hiệu nào, việc cung cấp thông tin càng chi tiết sẽ giúp bác sĩ chẩn đoán chính xác hơn tình trạng bệnh. Bác sĩ thường khai thác các thông tin như:

  • Tính chất chu kì kinh nguyệt trước đây: sự đều đặn, số ngày hành kinh, lượng và màu sắc mỗi lần hành kinh, cảm giác đau bụng kinh nếu có.
  • Tính chất của các triệu chứng: xuất hiện từ bao giờ, mức độ các triệu chứng, diễn tiến nặng hơn như thế nào, các triệu chứng ảnh hưởng đến cuộc sống cá nhân như thế nào?
  • Tiền sử sản khoa: đã có bao nhiêu con, phương pháp sinh.
  • Tiền sử các bệnh phụ khoa từng mắc. Hãy đem những giấy tờ khám phụ khoa, xét nghiệm và đơn thuốc cũ khi đi khám.
  • Các phương pháp tránh thai đã và đang sử dụng.

Ngoài ra hãy trao đổi với bác sĩ nếu bạn đang điều trị bệnh lý hay đang dùng toa thuốc nào khác và những lo lắng, thắc mắc của bạn.

Máu kinh nguyệt là gì
Nguồn ảnh: freepik.com

Để phát hiện những bất thường này, theo dõi chu kì kinh nguyệt và những cảm nhận của bạn mỗi tháng là hết sức cần thiết. Việc theo dõi chu kì sẽ giúp bạn chuẩn bị tốt hơn cho những ngày đèn đỏ. Nhận biết sớm những thay đổi bất thường, thăm khám kịp thời giúp tính được ngày rụng trứng để có hành động phù hợp với kế hoạch sinh con.

>> Xem thêm các bài viết liên quan:

Cách tính chu kỳ kinh nguyệt dễ dàng cho các bạn gái

Đã đến lúc cần theo dõi chu kì kinh nguyệt của bạn

Những triệu chứng tiền kinh nguyệt: Nhận diện bất thường và cách làm giảm triệu chứng

Hội chứng tiền kinh nguyệt là gì? Nó kéo dài bao lâu?