Mẫu thư bảo lãnh thanh toán của Ngân hàng

Thủ tục thanh toán là một phần quan trọng không thể thiếu trong các hợp đồng thương mại nội địa và quốc tế. Để đảm bảo quá trình thanh toán diễn ra theo đúng cam kết, các bên thường sử dụng hình thức bảo lãnh thanh toán. Vậy bảo lãnh thanh toán là gì? Quy định và thủ tục bảo lãnh thanh toán như thế nào? Hãy cùng Công ty Luật ACC tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

Trước khi tìm hiểu bảo lãnh thanh toán là gì, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu khái niệm “bảo lãnh

Theo quy định ở điều 335 trong Bộ Luật dân sự 2015: “Bảo lãnh là việc người thứ ba (bên bảo lãnh) cam kết bằng văn bản với bên có quyền (bên nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (bên được bảo lãnh), nếu khi đến thời hạn mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ“.

Có rất nhiều dạng bảo lãnh xuất hiện trong hợp đồng thương mại: bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh tạm ứng, bảo lãnh bảo hành,….

Mẫu thư bảo lãnh thanh toán của Ngân hàng

Bảo lãnh thanh toán là một cam kết bằng văn bản được phát hành bởi bên bảo lãnh về việc thực hiện nghĩa vụ thanh toán thay cho bên được bảo lãnh trong trường hợp bên bảo lãnh không thực hiện đúng, đầy đủ nghĩa vụ thanh toán khi đến hạn.

Trong đó:

  • Bên bảo lãnh: là bên thứ 3, đại diện tài chính cho bên được bảo lãnh, thường là ngân hàng hoặc các tổ chức tín dụng được cấp phép hoạt động bởi Ngân hàng Nhà nước.
  • Bên được bảo lãnh: người yêu cầu mở bảo lãnh thanh toán, là bên có trách nhiệm thanh toán được quy định trong hợp đồng. Thông thường là bên thuê dịch vụ, người mua hàng,….
  • Bên nhận bảo lãnh: người được hưởng khoản thanh toán theo quy định trên hợp đồng. Thường là bên cung cấp dịch vụ, bên bán,…

Thông thường, các doanh nghiệp sẽ mở bảo lãnh thanh toán thông qua một ngân hàng thương mại mà doanh nghiệp đó sử dụng cho các hoạt động tài chính của mình. Mỗi ngân hàng thương mại sẽ có các mẫu bảo lãnh thanh toán khác nhau. Tuy nhiên, nội dung của bảo lãnh thanh toán về cơ bản cần phải có những nội dung sau:

  • Số chứng thư bảo lãnh
  • Thông tin của bên nhận bảo lãnh (Tên, địa chỉ)
  • Thông tin của bên bảo lãnh (Tên, địa chỉ)
  • Thông tin của bên được bảo lãnh (Tên, địa chỉ)
  • Giá trị của bảo lãnh thanh toán (thông thường, bảo lãnh thanh toán có giá trị bằng 100% giá trị của hợp đồng được ký kết giữa 2 bên)
  • Thông tin về hợp đồng, thỏa thuận hợp tác giữa 2 bên: Số hợp đồng, ngày ký kết,…
  • Cam kết bảo lãnh của bên bảo lãnh thường là “vô điều kiện, không hủy ngang”.
  • Điều kiện để bên bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ thanh toán: hồ sơ chứng minh bên được bảo lãnh đã không hoàn thành đúng nghĩa vụ thanh toán, yêu cầu thanh toán, chứng thư bảo lãnh bản gốc,….
  • Thời hạn bảo lãnh: XX ngày kể từ ngày phát hành, hoặc tùy theo thỏa thuận giữa 2 bên
  • Số lượng chứng thư bảo lãnh thanh toán: thường chỉ có 1 bản gốc

Chúng ta có thể tham khảo mẫu bảo lãnh thanh toán của một số ngân hàng thương mại tại Việt Nam dưới đây:

Mẫu thư bảo lãnh thanh toán của Ngân hàng

Bảo lãnh thanh toán cũng như các loại bảo lãnh khác đều có quy định chung như sau:

  • Tùy thuộc vào thỏa thuận giữa các bên mà bên bảo lãnh sẽ đưa ra cam kết thực hiện nghĩa vụ thanh toán một phần hoặc thanh toán toàn bộ giá trị của hợp đồng cho bên được bảo lãnh.
  • Bảo lãnh thanh toán sẽ chỉ giới hạn số tiền được nêu rõ trên chứng thư bảo lãnh thanh toán, chứ không giới hạn phạm vi khoản tiền sẽ chi trả. Nghĩa là, bên bảo lãnh sẽ thực hiện nghĩa vụ thanh toán cho bên nhận bảo lãnh với giá trị tối đa được ghi rõ trên chứng thư, bất kể đó là tiền lãi, tiền phạt, tiền bồi thường,….
  • Bảo lãnh thanh toán có thể sử dụng bằng biện pháp đảm bảo bằng tài sản hoặc tiền mặt. Việc này tùy thuộc vào thỏa thuận giữa bên bảo lãnh và bên được bảo lãnh.
  • Trong trường hợp, người được bảo lãnh chết hoặc tổ chức được bảo lãnh phá sản thì bảo lãnh thanh toán sẽ không còn giá trị trong tương lai.

Để thực hiện bảo lãnh thanh toán qua ngân hàng, các doanh nghiệp cần phải chuẩn bị đầy đủ hồ sơ giấy tờ. Thủ tục bảo lãnh thanh toán qua ngân hàng bao gồm các bước sau:

  • Bước 1: Phát sinh yêu cầu về việc cung cấp bảo lãnh thanh toán của các bên tham gia ký kết hợp đồng.
  • Bước 2: Bên được bảo lãnh sẽ cung cấp hồ sơ đề nghị mở bảo lãnh cho ngân hàng. Bộ hồ sơ mở bảo lãnh về cơ bản gồm:

+ Đơn đề nghị mở bảo lãnh

+ Hồ sơ pháp lý của doanh nghiệp

+ Hồ sơ tài chính, tài sản đảm bảo

+ Hợp đồng thương mại

Mẫu thư bảo lãnh thanh toán của Ngân hàng
  • Bước 3: Ngân hàng sẽ tiến hành thẩm định bộ hồ sơ được khách hàng cung cấp dựa trên các yếu tố:

– Tính khả thi của dự án

– Tính pháp lý

– Năng lực thực hiện hợp đồng của bên được bảo lãnh

– Tài sản đảm bảo

– Tình hình tài chính của bên được bảo lãnh

Nếu bên được bảo lãnh đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của ngân hàng theo các tiêu chí nêu trên, ngân hàng sẽ tiến hành mở bảo lãnh thanh toán đối với Hợp đồng thương mại đã được ký kết đó.

  • Bước 4: Ngân hàng cung cấp thư bảo lãnh và hợp đồng thỏa thuận mở bảo lãnh giữa ngân hàng và bên được bảo lãnh (tách biệt hoàn toàn với hợp đồng thương mại)
  • Bước 5: Trong trường hợp bên được bảo lãnh không thực hiện theo thỏa thuận đã ký kết trong hợp đồng, ngân hàng sẽ tiến hành thực hiện nghĩa vụ thanh toán sau khi nhận được bộ hồ sơ yêu cầu thanh toán từ phía bên nhận bảo lãnh.
  • Bước 6: Ngân hàng thông báo bên được bảo lãnh hoàn tất nghĩa vụ thanh toán (trả gốc, lãi, các khoản phí phát sinh)

Trên đây là một số thông tin liên quan đến bảo lãnh thanh toán. Hy vọng, các bạn đã hiểu bảo lãnh thanh toán là gì và có thêm cho mình một kiến thức tài chính mới được áp dụng thường xuyên và phổ biến trong hoạt động thương mại.

Công ty Luật ACC cung cấp mẫu bảo lãnh thực hiện hợp đồng ban hành kèm theo theo thông tư 01/2010/TT-BKH quy định chi tiết lập Hồ sơ mời thầu xây lắp. Thông tin pháp lý liên quan vui lòng liên hệ trực tiếp để được tư vấn, hỗ trợ:

——————————————————————–

BẢO LÃNH THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG(1)

________, ngày ____ tháng ____ năm ____

Kính gửi: _______________[ghi tên chủ đầu tư]

(sau đây gọi là chủ đầu tư)

Theo đề nghị của ____ [Ghi tên nhà thầu] (sau đây gọi là nhà thầu) là nhà thầu đã trúng thầu gói thầu ____ [Ghi tên gói thầu] và đã ký hoặc cam kết sẽ ký kết hợp đồng xây lắp cho gói thầu trên (sau đây gọi là hợp đồng); (2)

Theo quy định trong HSMT (hoặc hợp đồng), nhà thầu phải nộp cho chủ đầu tư bảo lãnh của một ngân hàng với một khoản tiền xác định để bảo đảm nghĩa vụ và trách nhiệm của mình trong việc thực hiện hợp đồng;

Chúng tôi, ____ [Ghi tên của ngân hàng] ở ____ [Ghi tên quốc gia hoặc vùng lãnh thổ] có trụ sở đăng ký tại ____ [Ghi địa chỉ của ngân hàng(3)] (sau đây gọi là “ngân hàng”), xin cam kết bảo lãnh cho việc thực hiện hợp đồng của nhà thầu với số tiền là ____ [Ghi rõ số tiền bằng số, bằng chữ và đồng tiền sử dụng]. Chúng tôi cam kết thanh toán vô điều kiện, không hủy ngang cho chủ đầu tư bất cứ khoản tiền nào trong giới hạn ____ [Ghi số tiền bảo lãnh] như đã nêu trên, khi có văn bản của chủ đầu tư thông báo nhà thầu vi phạm hợp đồng trong thời hạn hiệu lực của bảo lãnh thực hiện hợp đồng.

Bảo lãnh này có hiệu lực kể từ ngày phát hành cho đến hết ngày ____ tháng ____ năm ____.(4)

Đại diện hợp pháp của ngân hàng

[Ghi tên, chức danh, ký tên và đóng dấu]

Ghi chú:

(1) Chỉ áp dụng trong trường hợp biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng là thư bảo lãnh của ngân hàng hoặc tổ chức tài chính

(2) Nếu ngân hàng bảo lãnh yêu cầu phải có hợp đồng đã ký mới cấp giấy bảo lãnh, thì bên mời thầu sẽ báo cáo chủ đầu tư xem xét, quyết định. Trong trường hợp này, đoạn trên có thể sửa lại như sau:

“Theo đề nghị của ____ [Ghi tên nhà thầu] (sau đây gọi là nhà thầu) là nhà thầu trúng thầu gói thầu ____ [Ghi tên gói thầu] đã ký hợp đồng số [Ghi số hợp đồng] ngày ____ tháng ____ năm ____ (sau đây gọi là hợp đồng).”

(3) Địa chỉ ngân hàng: Ghi rõ địa chỉ, số điện thoại, số fax, e-mail để liên hệ.

(4) Ghi thời hạn phù hợp với yêu cầu nêu tại Điều 3 ĐKCT.

BẢO LÃNH THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG

  ………., ngày………..tháng……….. năm…………

Kính gửi: …………………………. (tên Bên mua)

(Sau đây gọi là Bên mua)

Theo đề nghị của …………[điền tên nhà thầu] (sau đây gọi là Bên bán)………….. là nhà thầu trúng thầu gói ……………thầu [điền tên gói thầu……………] cam kết sẽ ký (hoặc đã ký(1)) Hợp đồng cung cấp [mô tả hàng hóa] (sau đây gọi là Hợp đồng);

Theo quy định trong HSMT (hoặc trong Hợp đồng đối với trường hợp đã ký hợp đồng), Bên bán phải nộp cho Bên mua bảo lãnh của một ngân hàng với một khoản tiền xác định để bảo đảm nghĩa vụ và trách nhiệm của mình trong việc thực hiện Hợp đồng,

Chúng tôi, …………..[điền tên của Ngân hàng………….] ở……[điền tên nước]…………. có trụ sở đăng ký tại …………[ghi địa chỉ của Ngân hàng](2)(sau đây gọi là “Ngân hàng”………….), xin cam kết bảo lãnh cho việc thực hiện Hợp đồng của bên bán với số tiền là ……………[ghi rõ số tiền bằng số, bằng chữ và đồng tiền sử dụng]…………. Chúng tôi cam kết thanh toán vô điều kiện, không hủy ngang cho Bên mua bất cứ khoản tiền nào trong giới hạn [ghi số tiền bảo lãnh] như đã nêu trên, khi có văn bản của Bên mua thông báo Bên bán vi phạm Hợp đồng trong thời hạn hiệu lực của bảo lãnh thực hiện hợp đồng.

Bảo lãnh này có hiệu lực kể từ ngày phát hành cho đến hết ngày….. tháng…..năm ……….(3)

  Đại diện hợp pháp của Ngân hàng
(Ghi rõ tên, chức danh, ký tên và đóng dấu)

Ghi chú:

(1) Nếu Ngân hàng bảo lãnh yêu cầu phải có Hợp đồng đã ký mới cấp giấy bảo lãnh, thì Bên mời thầu phải báo cáo Người có thẩm quyền hoặc cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định. Trong trường hợp này, đoạn trên có thể sửa lại như sau:

“Theo đề nghị của ……….[điền tên nhà thầu] (sau đây gọi là Bên bán)……… là nhà thầu trúng thầu gói thầu ………[điền tên gói thầu]…… đã ký Hợp đồng số ……..[điền số Hợp đồng]…….. ngày…… tháng……… năm………. về việc cung cấp [mô tả hàng hóa] (sau đây gọi là Hợp đồng)”.

(2) Địa chỉ Ngân hàng: Ghi rõ địa chỉ, số điện thoại, số fax, email để liên hệ.

(3) Ghi thời hạn phù hợp với yêu cầu nêu tại Điều 7 ĐKC.

BẢO LÃNH THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG(1)

_____, ngày ____ tháng ___ năm _____

Kính gửi: _____________ [Ghi tên chủ đầu tư]

(sau đây gọi là chủ đầu tư)

Theo đề nghị của ______ [Ghi tên nhà thầu] (sau đây gọi là nhà thầu) là nhà thầu đã trúng thầu gói thầu ___ [Ghi tên gói thầu] và đã ký hoặc cam kết sẽ ký kết hợp đồng cung cấp hàng hóa _____ [mô tả hàng hóa] cho gói thầu trên (sau đây gọi là hợp đồng); (2)

Theo quy định trong hồ sơ mời thầu (hoặc hợp đồng), nhà thầu phải nộp cho chủ đầu tư bảo lãnh của một ngân hàng với một khoản tiền xác định để bảo đảm nghĩa vụ và trách nhiệm của mình trong việc thực hiện hợp đồng;

Chúng tôi, _____ [Ghi tên của ngân hàng] ở _____ [Ghi tên quốc gia hoặc vùng lãnh thổ] có trụ sở đăng ký tại ______ [Ghi địa chỉ của ngân hàng (3)] (sau đây gọi là “ngân hàng”), xin cam kết bảo lãnh cho việc thực hiện hợp đồng của nhà thầu với số tiền là ____ [Ghi rõ số tiền bằng số, bằng chữ và đồng tiền sử dụng]. Chúng tôi cam kết thanh toán vô điều kiện, không hủy ngang cho chủ đầu tư bất cứ khoản tiền nào trong giới hạn ____ [Ghi số tiền bảo lãnh] như đã nêu trên, khi có văn bản của chủ đầu tư thông báo nhà thầu vi phạm hợp đồng trong thời hạn hiệu lực của bảo lãnh thực hiện hợp đồng.

Bảo lãnh này có hiệu lực kể từ ngày phát hành cho đến hết ngày ___ tháng ___ năm ____.(4)

  Đại diện hợp pháp của ngân hàng
[Ghi tên, chức danh, ký tên và đóng dấu]

Ghi chú:

(1) Chỉ áp dụng trong trường hợp biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng là thư bảo lãnh của ngân hàng hoặc tổ chức tài chính

(2) Nếu ngân hàng bảo lãnh yêu cầu phải có hợp đồng đã ký mới cấp giấy bảo lãnh, thì bên mời thầu sẽ báo cáo chủ đầu tư xem xét, quyết định. Trong trường hợp này, đoạn trên có thể sửa lại như sau:

“Theo đề nghị của _____ [Ghi tên nhà thầu] (sau đây gọi là nhà thầu) là nhà thầu trúng thầu gói thầu _____ [Ghi tên gói thầu] đã ký hợp đồng số _____ [Ghi số hợp đồng] ngày ___ tháng ___ năm ____ về việc cung cấp ____ [mô tả hàng hóa] (sau đây gọi là hợp đồng).”

(3) Địa chỉ ngân hàng: Ghi rõ địa chỉ, số điện thoại, số fax, e-mail.

(4) Ghi thời hạn phù hợp với yêu cầu nêu tại khoản 1 Điều 5 ĐKCT.

BẢO LÃNH THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG

Kính gửi: …………………………. (tên Bên mua)

(Sau đây gọi là Bên mua)

Theo đề nghị của……….. [điền tên nhà thầu] (sau đây gọi là Bên bán)………… là nhà thầu trúng thầu gói thầu………….. [điền tên gói thầu]………….. cam kết sẽ ký (hoặc đã ký(1)) Hợp đồng cung cấp …….. [mô tả hàng hóa] (sau đây gọi là Hợp đồng);

Theo quy định trong HSMT (hoặc trong Hợp đồng đối với trường hợp đã ký hợp đồng), Bên bán phải nộp cho Bên mua bảo lãnh của một ngân hàng với một khoản tiền xác định để bảo đảm nghĩa vụ và trách nhiệm của mình trong việc thực hiện Hợp đồng,

Chúng tôi, …………[điền tên của Ngân hàng]…… ở ……[điền tên nước]……..có trụ sở đăng ký tại ……….[ghi địa chỉ của Ngân hàng](2)(sau đây gọi là “Ngân hàng”)……….., xin cam kết bảo lãnh cho việc thực hiện Hợp đồng của bên bán với số tiền là …………[ghi rõ số tiền bằng số, bằng chữ và đồng tiền sử dụng]………… Chúng tôi cam kết thanh toán vô điều kiện, không hủy ngang cho Bên mua bất cứ khoản tiền nào trong giới hạn …………[ghi số tiền bảo lãnh]…………. như đã nêu trên, khi có văn bản của Bên mua thông báo Bên bán vi phạm Hợp đồng trong thời hạn hiệu lực của bảo lãnh thực hiện hợp đồng.

Bảo lãnh này có hiệu lực kể từ ngày phát hành cho đến hết ngày….. tháng…..năm ……….(3)

 Đại diện hợp pháp của Ngân hàng(Ghi rõ tên, chức danh, ký tên và đóng dấu)

Ghi chú:

(1) Nếu Ngân hàng bảo lãnh yêu cầu phải có Hợp đồng đã ký mới cấp giấy bảo lãnh, thì Bên mời thầu phải báo cáo Người có thẩm quyền hoặc cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định. Trong trường hợp này, đoạn trên có thể sửa lại như sau:

“Theo đề nghị của ……………[điền tên nhà thầu] (sau đây gọi là Bên bán)…… là nhà thầu trúng thầu gói thầu ………….[điền tên gói thầu]……… đã ký Hợp đồng số ………[điền số Hợp đồng]…… ngày…… tháng……… năm………. về việc cung cấp …….[mô tả hàng hóa] (sau đây gọi là Hợp đồng)”.

(2) Địa chỉ Ngân hàng: Ghi rõ địa chỉ, số điện thoại, số fax, email để liên hệ.

(3) Ghi thời hạn phù hợp với yêu cầu nêu tại Điều 7 ĐKC.

Các bên cũng có thể thoả thuận về việc bên bảo lãnh chỉ phải thực hiện nghĩa vụ khi bên được bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình.

Việc bảo lãnh phải được thành lập văn bản, có thể lập thành văn bản riêng hoặc ghi trong hợp đồng chính. Trong trường hợp pháp luật có quy định thì văn bản bảo lãnh phải được công chứng hoặc chứng thực.

Bên bảo lãnh có thể cam kết bảo lãnh một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ cho bên được bảo lãnh.

Khi nhiều người cùng bảo lãnh một nghĩa vụ thì họ phải liên đới thực hiện việc bảo lãnh, trừ trường hợp có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định bảo lãnh theo các phần độc lập; bên có quyền có thể yêu cầu bất cứ ai trong số những người được bảo lãnh liên đới phải thực hiện toàn bộ nghĩa vụ.

Khi một người trong số những người bảo lãnh liên đới đã thực hiện toàn bộ nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh thì có quyền yêu cầu những người bảo lãnh còn lại phải thực hiện phần nghĩa vụ của họ đối với mình.

Việc bảo lãnh chấm dứt trong các trường hợp sau đây: nghĩa vụ được bảo đảm bằng bảo lãnh chấm dứt; việc bảo lãnh được huỷ bỏ hoặc được thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác; bên bảo lãnh đã thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh theo thoả thuận của các bên.

Thông thường, bên có nghĩa vụ trong các quan hệ nghĩa vụ là bên bảo đảm trong biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của mình. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp bên có nghĩa vụ không có điều kiện để đảm nhận sự bảo đảm đó trước bên có quyền. Để tạo điều kiện cho các bên có thể giao kết hợp đồng và xác lập quan hệ nghĩa vụ mà vẫn bảo đảm được quyền lợi cho người có quyền ngay cả trong những trường hợp người có nghĩa vụ không có tài sản để bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ đó, pháp luật quy định người khác có thể đứng ra cam kết trước người có quyền về việc thay người có nghĩa vụ để bảo đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ.