Máy in canon 3300 báo kẹt giấy nhưng không có giấy bên trong

Canon LBP 3300 là dòng máy in sử dụng hộp mực to mã là 49A với số lượng bản in lớn hơn so với Canon LBP 2900. Có thể coi Canon LBP 3300 là đàn anh của Canon LBP 2900 với nhiều tính năng cao cấp hơn được thêm vào như in tự động đảo mặt hay in qua mạng LAN.

Mặc dù cũng có thể coi là một trong nhưng dòng máy in văn phòng chủ lực của Canon, nhưng hiện tại thì Canon LBP 3300 cũng không còn được sản xuất nữa mà nó được thay bằng một model mới hơn là Canon LBP 6230DN với thiết kế nhỏ gọn hơn và tốc độ in cao hơn. Hiện nay những máy in Canon LBP 3300 trên thị trường đều là máy cũ hoặc máy mới còn tồn kho, mặc dù không còn được sản xuất nữa nhưng Canon LBP 3300 vẫn luôn là hàng hot được nhiều người dùng săn tìm vì độ bền và độ ổn định của máy khi sử dụng lâu dài.

Những lỗi thường gặp khi sử dụng máy in Canon LBP 3300

Canon LBP 3300 và Canon LBP 2900 tuy là những model máy in cực kỳ “trâu chó” của Canon nhưng cũng không có nghĩa là chúng không bao giờ hỏng hay gặp các sự cố khi sử dụng. Mucin24.com sẽ liệt kê ra các lỗi có thể gặp khi sử dụng máy in Canon LBP 3300 hay Canon LBP 2900:

  • Canon LBP 3300 kẹt giấy liên tục.
  • Canon LBP 3300 kéo giấy đúp, kéo hai tờ giấy hoặc nhiều tờ giấy khi in.
  • Canon LBP 3300 không kéo được giấy khi in.
  • Canon LBP 3300 lệnh in một tờ nhưng lại in ra 2 tờ trong đó có 1 tờ là giấy trắng.
  • Canon LBP 3300 bị chảy mực ra máy in.
  • Canon LBP 3300 in bị mờ, có vệt trắng ở giữa trang giấy in.
  • Canon LBP 3300 in có vệt đen trên giấy in.

Các nguyên nhân gây ra kẹt giấy ở máy in Canon LBP 3300

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng kẹt giấy khi sử dụng máy in. Với kinh nghiệm nhiều năm sửa chữa máy in chúng tôi tổng hợp được những nguyên nhân chính thường gặp sau:

  1. Do người dùng sử dụng giấy in kém chất lượng, quá mỏng hoặc quá dầy.
  2. Do người dùng sử dụng giấy in tái sử dụng đã in một mặt.
  3. Do người dùng nạp giấy vào khay giấy không đúng cách, làm giấy bị quăn, bị lệch hướng hoặc cho quá nhiều giấy.
  4. Do quả đào kéo giấy bị mòn hoặc bị bẩn do bụi giấy và mực bám vào làm cho máy kéo giấy không chuẩn cũng có thể gây ra kẹt giấy khi in.
  5. Do lỗi cụm sấy máy in, bao lụa sấy bị khô mỡ không quay, hoặc bao lụa sấy bị rách, lô ép bị rách, bị mòn, bạc 2 đầu lô ép bị mòn => Máy in bị kẹt giấy do lỗi cụm sấy là rất phổ biến và là một trong những nguyên nhân hay gặp nhất khi máy in liên tục bị kẹt giấy. Sau một thời gian sử dụng máy in liên tục cụm sấy cần được bảo dưỡng tra dầu mỡ và thay thế lụa sấy nên các máy in cũ sử dụng lâu ngày không bảo trì bảo dưỡng sẽ rất hay bị kẹt giấy do lỗi cụm sấy máy in.

Xem thêm: Máy in Canon LBP 2900 kéo giấy liên tục – Kẹt giấy – Kéo giấy 2 tờ

Phải làm gì khi máy in Canon LBP 3300 kẹt giấy?

Khi sử dụng máy in, người dùng sẽ có thể gặp nhưng lỗi không mong muốn. Trong đó, có những lỗi rất đơn giản mà người sử dụng có thể dễ dàng tự khắc phục mà không phải cần tới sự giúp đỡ của kỹ thuật viên chuyên nghiệp. Mucin24.com sẽ hướng dẫn các bạn cách giải quyết khi máy in Canon LBP Canon 3300 đang in thì lại bị kẹt giấy máy báo lỗi và không thể tiếp tục in.

Khi máy in Canon LBP 3300 kẹt giấy thì điều đầu tiên các bạn cần làm là phải gỡ giấy kẹt ra khỏi máy in, nhưng gỡ thế nào cho đúng cách để giấy không bị rách, bị mắc vào trong máy thì các bạn làm theo các bước dưới đây nhé!

Bước 1: Tắt máy in đi, sau đó mở nắp phía trước máy và nhấc hộp mực máy in Canon LBP 3300 ra khỏi máy in.

Bước 2: Nếu thấy giấy kẹt trong máy thì các bạn kéo giấy ra ngoài theo chiều giấy lên.

Bước 3: Mở nắp phí sau máy, sau đó dùng tay gạt hai cái cần màu xanh lá cây như trong hình xuống, và kéo nốt tờ giấy kẹt ở đây ra ngoài nếu có. (Hai cần màu xanh trong hình vẽ có tác dụng là để hạ lô ép trong cụm sấy xuống để có thể dễ dàng lấy giấy ra khi giấy bị kẹt trong máy in)

Bước 4: Kiểm tra lại một lần nữa xem giấy in còn mắc ở đâu không, nếu có thì tìm các lấy hết ra, nếu đã hết giấy mắc trong máy thì các bạn lắp hộp mực máy in lại như ban đầu sau đó đóng nắp máy in lại và bật máy in lên và chờ máy khởi động. Nếu máy khởi động bình thường và không báo lỗi đèn Paper Jam nữa thì có nghĩa là bạn đã lấy được hết giấy bị kẹt bên trong máy, còn nếu máy vẫn báo lỗi đèn vàng Paper Jam thì có nghĩa là vẫn còn giấy kẹt bên trong máy và các bạn tiến hành làm lại tất cả các bước trên để kiểm tra.

Lưu ý: Nếu đã làm tất cả các bước trên và lấy hết giấy kẹt trong máy mà máy in Canon LBP 3300 vẫn báo lỗi đèn vàng Paper Ram và không in được thì các bạn nên gọi Service để được hỗ trợ vì có thể một linh kiện nào đó trong máy in đã không còn nằm đúng vị trí khi các bạn kéo giấy kẹt ra ngoài gây ra lỗi trên.

Chúc các Bạn thành công!

Nếu cần tư vấn vui lòng gọi hotline:

0902 28 28 33

TRUNG TÂM SỦA CHỮA THIẾT BỊ MÁY VĂN PHÒNG H2 PRINTER

Địa chi : Số 76 ngõ 79 Cầu Giấy – Hà Nội

Điện thoại : 02466.509.455

hotline : 094.776.1755 – 098.660.2014

Email :

website : www.suamayingiare.vn

Dấu hiệu : Máy in bị kẹt giấy báo đèn Paper jam

Nguyên nhân : Phần lớn là do cụm sấy, sau đến sensor giấy, do hộp mực, do không kéo được giấy, Do cụm bánh răng bị mòn

Khắc phục : các bạn thử lần lượt như trên nhé

Báo giá sửa 145k

Canon 3300 không in được hai mặt

Nguyên nhân 1: Lỗi do người dùng không biết đặt chế độ in 2 mặt duplex cho máy in canon 3300

Khắc phục : Vào phần cài đặt máy in để hiệu chỉnh chế độ in 2 mặt xem hình bên dưới

Vào control panel > chọn Devices and printers ( với win 7 ) , printer and setting ( win Xp ) > chọn Printing Preferences

Chọn vào mực Finishing > Trong mục Print Style : tick chọn vào nút 2-Silded Printing

Nguyên nhân 2 : Sau khi thay lụa sấy hoặc lô ép, hoặc cụm sấy. không in được đảo mặt ( 2 mặt ) nữa

Khắc phục : Lắp nhầm bánh răng đảo mặt, chỉ cần lắp đúng bánh răng đảo mặt sao cho đúng vị trí bánh răng là máy hoạt động bình thương, chú ý trên nhông sắt để gắn bánh răng vào có hình mũi tên, lắp bánh răng màu đen và màu trắng sao cho chiều thuận của các răng cưa bánh răng trùng với chiều của mũi tên ( có 2 mũi tên ) định hướng ngược chiều nhau, chịu khó để ý tinh mắt chút là biết lắp liền. ( xem hình ảnh )

Nguyên nhân 3 :  Thiếu khay đảo mặt hoặc không có khay đảo mặt. Khay này nằm ở gầm máy bên trên khay giấy A4, Quên không lắp hoặc bị gãy.

2. Canon 3300 bị kẹt giấy khi in 2 mặt ( in đảo mặt  – duplex )

Nguyên nhân : Lỗi này thông thường có 2 nguyên nhân chính đó là

  • Thứ nhất : Sensor quản lý đảo mặt bị bẩn hoặc chết
  • Thứ hai : Bị dính biến áp tách giấy khi in đảo mặt

Khắc phục : Vệ sinh sạch sẽ sensor đằng sau máy, exit sensor quản lý đảo mặt và thoát giấy. Nếu không được thì thay mới, Trường hợp bị dính biến áp tách giấy thì một là thay thế, hai là vệ sinh sạch sẽ phần tiếp xúc giữa lá thép và cuộn hút, sử dụng lâu ngày sẽ lộ ra lớp băng dính làm 2 phần dính vào nhau, không tách được giấy nữa. Và kết quả là sẽ bị kẹt giấy nhất là khi in nhiều. càng nhiều càng kẹt.

3. Máy in canon 3300 bị kẹt giấy khi in 1 mặt hoặc 2 mặt

Nguyên nhân : Lụa sấy bị khô, không quay dẫn đến hiện tượng bị kẹt giấy ở cụm sấy, cũng có trương hợp bị rách lụa sấy, bạc trục từ mòn, lô ép rách, lực ép không đủ để đưa giấy ra ngoài.

Khắc phục : Kiểm tra toàn bộ cụm sấy hỏng ở bộ phận nào thì thay bộ phận đó. Rách lụa , mòn bạc ép, rách lô ép…

3′. Canon 3300 vừa kéo giấy lên thì bị kẹt – Do lỗi hệ thống bánh răng

4. Canon 3300 báo lỗi E000.000 – không in được báo đèn đỏ

Nguyên nhân : Máy chưa nhận hộp mực hoặc hộp mực bị lỗi.

Khắc phục : Vệ sinh các chân tiếp xúc hộp mực trong máy, nếu không được thì kiểm tra các tiếp điểm trên hộp mực làm sạch các điểm này. Nếu không được thì liên hệ chúng tôi sẽ tư vấn thêm.

5. Canon 3300 báo lỗi đèn đỏ không in được ( đèn tam giác )

Lỗi này chính là lỗi máy in canon 3300 báo lỗi trên màn hình máy tính E000-000. Cách khắc phục ở phần trên.

6. Canon 3300 bị nhăn giấy – giấy bị gấp quạt – máy in canon 3300 bị kẹt giấy

Nguyên nhân : Thời tiết với độ ẩm cao 90 – 100% sẽ làm mọi thứ bị ẩm, giấy in cũng không ngoại lệ, khi sử dụng giấy in đã qua sử dụng ( giấy một mặt ) hoặc dùng giấy quá ẩm sẽ gây ra lỗi nhăn giấy hay còn gọi là hiện tượng gấp quạt giấy. Một nguyên nhân khác nữa đó là Cụm sấy có vấn đề, giấy không thoát được nên sẽ mắc kẹt và gấp quạt ở cụm sấy.

Khắc phục : Máy đã bị lỗi này thì tốt nhất không sử dụng giấy một mặt, giấy nhăn, ẩm ướt, giấy dính ghim… Lỗi tại cụm sấy hoặc lụa sấy không xoay thì làm tương tự như trên

7. Canon 3300 in ra tờ giấy trắng

Nguyên nhân : Chết Card, mất cao áp trống, mất cao áp trục từ

Khắc phục : Thay hộp mực mới, hoặc thay thế linh kiện tương đương, sửa hoặc thay card in mới.

8.Canon 3300 không in được khay A4 chỉ in được khay A5

Nguyên nhân : Cò sensor báo giấy bị kẹt hoặc sensor báo giấy bị hỏng, bẩn,

9.Canon 3300 in bị mờ – dù đã thay mới hộp mực

Nguyên nhân : Hộp mực kém, trống kém, Hộp quang kém, bẩn.

Khắc phục : Bảo dưỡng toàn phần hoặc thay mới hộp quang, hộp mực cartridge 308

10. Canon 3300 báo lỗi hết giấy mặc dù trong khay còn giấy

Nguyên nhân :  Chọn nhầm khay giấy

Khắc Phục : Vệ sinh sạch sensor nếu không được thì thay mới, vị trí sensor nằm dưới quả đào đá giấy. Rất hay bị kẹt cò sensor nên kiểm tra kĩ.

Chọn lại khay như hình dưới. Nhớ chọn đúng khay tay  ( Manual Feed slot ) và khay Cassette 1

11.Canon 3300 in thêm một tờ giấy trắng và kẹt giấy

Nguyên Nhân : Hỏng biến áp tách giấy ( Role tách giấy )

Khắc phục : Thay mới hoặc chế bản bằng cách lau sạch sẽ vị trí tiếp xúc như đã nói ở mục kẹt giấy khi in đảo mặt.

12. Canon 3300 không in được ảnh bằng khay A4 ( Khay Cassette 1 )

Nguyên nhân : Không có cách nào khắc phục, chỉ in được khay tay thôi nhé ( Manual Feed slot )

Video liên quan

Chủ đề