Mẹo chữa nghẹn cho người già

Thức ăn dành cho người cao tuổi cần được cắt thành miếng nhỏ.

Ở người cao tuổi, niêm mạc của ống tiêu hóa teo dần, gây giảm sút khả năng tiếp nhận thức ăn của cơ quan này. Ngoài ra, thành biểu mô của niêm mạc miệng cũng mỏng hơn, lợi co rút lại, khiến khả năng nhai giảm đi (ngay cả khi răng vẫn còn nguyên). Do đó, người cao tuổi sẽ nuốt những mẩu thức ăn to hơn, nhất là khi lơ đãng. Khi nuốt, sự phối hợp các chức năng ở họng mất sự nhịp nhàng, khiến thức ăn dễ rơi nhầm vào khí quản, gây ho sặc sụa và nghẹt thở.

Nếu thức ăn làm bít tắc thực quản, bệnh nhân đang ăn bỗng thấy nuốt khó, nấc, nôn ọe. Lúc này, cửa thanh môn mở ra, miếng thức ăn dễ di chuyển vào khí quản. Hậu quả là bệnh nhân ho kịch liệt, nói không ra tiếng, khó thở, có thể bị nghẹt thở. Nếu thức ăn làm tắc khí quản, bệnh nhân đột nhiên thở khó, sắc mặt đỏ tía rồi tím ngắt, thần sắc lờ đờ, nấc cụt, có thể tử vong trong vài phút.

Do khí quản bị tắc, việc cho thở ôxy qua mũi, họng sẽ không tác dụng. Những người xung quanh cần lập tức khai thông khí quản cho bệnh nhân, đồng thời báo cho bác sĩ đến hỗ trợ giúp. Sau đây là các biện pháp cấp cứu:

1. Nếu người bị nghẹn vẫn tỉnh táo

Quảng cáo

Để nạn nhân ngồi, hơi cúi nửa người trên ra phía trước. Động viên họ gắng sức ho mạnh nhằm đẩy thức ăn ra ngoài hoặc ít ra cũng tạo được khe hở để thở. Người cấp cứu đứng ở phía sau, dùng khuỷu tay đập mạnh 4 cái vào vùng lưng giữa hai xương bả vai. Nếu tình huống cho phép, để nạn nhân hơi cúi về phía trước, người cấp cứu đứng phía sau, 2 tay ôm chặt ngang bụng nạn nhân, dùng ngón cái xiết mạnh vào bụng trên 4 lần theo chiều dưới lên.

2. Nếu nạn nhân bất tỉnh

Cho nạn nhân nằm nghiêng. Người cấp cứu một mặt lấy ngón tay ấn lưỡi nạn nhân xuống, một mặt dùng khuỷu tay đánh mạnh 4 cái vào vùng lưng, giữa hai xương bả vai.

Cũng có thể để nạn nhân nằm ngửa, đầu ngả ra sau, người cấp cứu tỳ chặt khuỷu tay vào bụng trên nạn nhân, hích 4 cái hướng vào trong và lên trên.

Quảng cáo

3. Nạn nhân bị nghẹn bởi thức ăn đặc, nhầy, dính

Nếu bị nghẹn những thực phẩm như bánh trôi, bánh ga-tô..., ngoài các cách cấp cứu nêu trên, có thể để nạn nhân nằm nghiêng, dùng hai ngón tay móc hoặc kẹp thức ăn bị tắc ra. Chỉ cần lách được một khe hở là có thể giữ được tính mạng nạn nhân.

4. Đã dùng hết cách mà vẫn chưa cứu được

Phải tích cực ép ngực, làm hô hấp nhân tạo: Để nạn nhân nằm ngửa trên nền nhà (nền cứng), người cấp cứu quỳ xuống, nắm hai tay nạn nhân ép xuống ngực rồi nhấc lên cao quá vai, làm liên tục. Khi tình trạng tắc nghẹn không thể giải quyết được thì phải dùng loại kim tiêm lớn chọc thẳng vào khí quản, chỗ trên hõm cổ khoảng 1 cm, mở đường thông khí, duy trì sự sống.

Tuy nhiên, người nhà bệnh nhân sẽ không phải thực hiện những động tác này nếu đã kịp thời gọi bác sĩ ngay khi tai nạn xảy ra.

Để tránh nghẹn, người cao tuổi cần lưu ý:

- Ăn chậm, nhai kỹ.

- Tập trung khi ăn, uống: Khi ăn, không nên nói chuyện hay mải mê suy nghĩ. Chỉ nên ngồi vào bàn ăn khi đầu óc thanh thản. Sự căng thẳng, lo buồn, cáu giận sẽ làm bữa ăn mất ngon, dễ gây rối loạn động tác nuốt.

- Ăn miếng bé và nuốt từng miếng nhỏ, mềm, nuốt từ từ để thưởng thức đầy đủ hương vị của từng món ăn. Trong gia đình, nên làm những miếng thức ăn nhỏ cho người cao tuổi hoặc dùng dao, kéo cắt nhỏ thức ăn. 

BS Bùi Nguyên Kiểm, Sức Khoẻ & Đời Sống

Ảnh minh họa. Nguồn: novi.ba

Nếu đang ăn bị nghẹn, thường có những biểu hiện: Thấy khó nuốt, nấc cục, nôn ọe hoặc ho dữ dội, nói không ra tiếng, có trường hợp nghẹt thở, biến sắc mặt…

Khi người cao tuổi có triệu chứng trên, người nhà cần chú ý cấp cứu ngay tại chỗ. Đối với trường hợp người nghẹn vẫn tỉnh táo thì để nạn nhân ngồi, hơi cúi nửa người ra phía trước. Người nghẹn cần phải ho mạnh nhằm tạo ra dòng khí quản thúc đẩy thức ăn ra ngoài đường hô hấp. Người cấp cứu đứng phía sau đập mạnh vào vùng lưng.

Trong trường hợp người nghẹn bất tỉnh, hãy cho nằm nghiêng người. Ngưới cấp cứu lấy ngón tay ấn lưỡi nạn nhân xuống, tay kia đập mạnh vào vùng lưng. Nếu không có kết quả thì ép xuống ngực rồi nhấc lên cao quá vai, làm liên tục thao tác này. Người nghẹn không trở lại bình thường cần gọi bác sĩ trợ giúp, dùng kim tiêm lớn chọc vào khí quản, mở đường thông khí để duy trì sự sống.

Do trương lực dạ dày giảm, sức co bóp yếu, dịch vị và dịch nước bọt cũng như các men tiêu hóa hấp thụ giảm cả về số lượng, chất lượng nên người già thường ăn kém ngon.

Mặt khác, hoạt động thể lực giảm, tiêu hao năng lượng cho chuyển hóa cơ bản giảm nên nhu cầu dinh dưỡng cũng giảm theo. 

Vì thế, người già cần giảm lượng ăn vào. Nếu ở người trẻ tuổi, mỗi ngày cần 2.500 kcal thì khi 60 tuổi chỉ cần 80% (2.000 kcal) và khi 70 tuổi chỉ cần 70% (1.800 kcal) là đủ. Cần chia lượng ăn thành nhiều bữa nhỏ và ăn chậm, nhai kỹ. 

Nên thay đổi thực đơn thường xuyên, tránh đơn điệu, chú ý các món ăn mềm, thái nhỏ, hầm kỹ, dễ tiêu; nên ăn món luộc, hấp thay cho món xào và nướng.

Người già cũng không được ăn quá no, nhất là vào buổi tối, vì khi nằm dạ dày căng to sẽ đẩy cơ hoành lên chèn ép làm cản trở hoạt động của tim. Ăn xong, các cụ nên ngồi hoặc đi lại nhẹ nhàng trong vòng 30 phút nhằm giúp dạ dày nhào trộn tiêu hóa thức ăn để chuyển xuống ruột dễ dàng.

Để hạn chế tối đa bị nghẹn, người cao tuổi cần lưu ý ăn chậm, nhai kỹ, tập trung khi ăn uống, không nói chuyện, không mải nghĩ và bực mình trong bữa ăn.

Nguồn: thaythuocvietnam.vn (Hội Nội Khoa Việt Nam)

đăng tin miễn phí ( không cần tài khoản ) tuyển dụng tìm việc

Nghẹn khi ăn là một hiện tượng có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào cũng có thể gặp phải. Nhưng người cao tuổi lại là đối tượng thường gặp nhất. Nghẹn xảy ra khi nuốt thức ăn, thức ăn bị tắc ở họng, thực quản gây ra cảm giác nuốt khó khăn, khó thở và có thể kèm theo ho dữ dội.

Cách Xử Lí Nghẹn Ở Người Cao Tuổi Hiệu Quả Nhanh

Triệu chứng nghẹn xảy ra ở người già rất nguy hiểm, nếu khi bị nghẹn mà không được xử trí kịp thời thì có thể tử vong trong vài phút sau đó. Vậy khi người già bị nghẹn thì cần làm gì, sau đây Thuocthang.com.vn sẽ chia sẽ đến bạn cách xử lí nghẹn ở người cao tuổi hiệu quả nhanh để bạn có thể áp dụng sơ cứu cấp cứu khi cần thiết.

NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN NGHẸN:

+ Khi nuốt người cao tuổi nuốt thức ăn thì sự phối hợp các chức năng ở họng hay bị mất sự điều hành nhịp nhàng. Điều đó làm cho thức ăn dễ rơi nhầm vào khí quản. Sẽ gây ho sặc sụa và nghẹt thở cho người già.

+ Mặt khác, phản xạ về nuốt của cơ vòng đầu thực quản ở người cao tuổi rất chậm. Cơ vòng này có khi còn trơ lỳ.

+ Người già khi ăn chỉ cần không để ý một chút thôi. Do mải suy nghĩ về một chuyện nào đó hoặc ăn nhanh, ăn vội. Cùng với việc nuốt miếng thức ăn lớn sẽ rất dễ bị tắc nghẽn thức ăn ở đoạn hẹp của thực quản do sinh lý hoặc bệnh lý.

+ Khi ăn quá nhanh, quá vội với đồ ăn khô cũng là một trong những nguyên nhân dễ gây nghẹn ở người già.

DẤU HIỆU NHẬN BIẾT & CÁCH XỬ LÝ NGHẸN Ở NGƯỜI CAO TUỔI

Nghẹn thức ăn có thể gây tắc ở cổ họng, ở thực quản, khí quản hoặc cả hai. Nếu thức ăn làm bít tắc thực quản, đang ăn bỗng thấy nuốt khó, cố nuốt, nấc nôn oẹ. Miếng thức ăn sẽ di chuyển vào khí quản do phản xạ, của thanh môn mở ra.

Lúc này, người bị nghẹn ho sặc sụa, nói không ra tiếng, khó thở tùy từng mức độ, có thể bị nghẹt thở. Nếu thức ăn làm tắc khí quản, người bị nghẹn đột nhiên thở khó, sắc mặt đỏ tía rồi tím ngắt, thần sắc lờ đờ, nấc cụt.

Nếu không được sơ cứu cấp cứu kịp thời và thỏa đáng, chỉ trong vài phút, tình trạng thiếu ôxy nghiêm trọng, cấp tính này sẽ dẫn tới tử vong. Chính vì vậy, xử trí ban đầu khi người cao tuổi bị nghẹn là rất cần thiết và quan trọng.

Có 2 cách thức cấp cứu tại chỗ cho người già ăn cơm bị nghẹn đó là:

  • Trong trường hợp người bệnh còn tỉnh táo:

Khi thấy người cao tuổi bị nghẹn các bạn cần tiến hành các bước sơ cứu cấp cứu tại chỗ ngay lập tức. Các bạn hãy để nạn nhân ngồi, hơi cúi nửa người trên ra phía trước. Động viên họ gắng sức ho mạnh vì khi ho sẽ tạo ra dòng khí nhằm đẩy thức ăn ra ngoài đường hô hấp hoặc ít ra cũng tạo được khe hở cho việc thở.

Người cấp cứu đứng đằng sau, để nạn nhân ngồi hơi cúi về phía trước, ôm ngang bụng nạn nhân, hai tay khóa chặt, dùng ngón cái miết mạnh vào bụng trên 4 lần theo chiều lên miệng nạn nhân. Làm vài lần để đẩy thức ăn ở khí quản, ở cửa thanh môn ra, hoặc tạo khe hở để phục hồi chức năng hô hấp.

  • Trong trường hợp người bệnh bất tỉnh:

Nếu nạn nhân trong tình trạng bất tỉnh. Cho nạn nhân nằm nghiêng. Lấy ngón tay ấn lưỡi nạn nhân xuống, dùng khuỷu tay đánh mạnh 4 cái vào vùng lưng chỗ giữa hai xương bả vai. Hoặc để nạn nhân nằm ngửa, đầu ngả ra sau, người làm cấp cứu tỳ chặt khuỷu tay (có thể hai tay đan chặt) vào bụng nạn nhân, hích 4 cái hướng vào trong lên trên. Mục đích vẫn là tạo dòng không khí từ phổi, đẩy phần tắc nghẽn ra, tạo thông đường thở cho bệnh nhân

Nếu thức ăn đặc, nhầy, dính như bánh trôi, bánh gatô… thì ngoài cách sơ cứu cấp cứu nêu trên, phải để nạn nhân nằm nghiêng, dùng hai ngón tay móc hoặc kẹp thức ăn bị tắc ra. Chỉ cần lách được khe hở là có thể cứu sống được bệnh nhân.

Nếu áp dụng các phương pháp trên mà tình trạng bệnh nhân vẫn không được cải thiện, cần hô hấp nhân tạo ngay bằng cách: để nạn nhân nằm ngửa trên nền nhà (trên nền cứng), nắm hai tay nạn nhân ép xuống ngực nạn nhân rồi nhấc lên cao quá vai, làm liên tục. Sau đó nhanh chóng chuyển nạn nhân tới cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời.

CÁCH PHÒNG NGỪA TÌNH TRẠNG NGHẸN Ở NGƯỜI CAO TUỔI

Theo con số thống kê, hầu như người cao tuổi nào cũng bị nghẹn với mức độ khác nhau. Nhưng điều đáng mừng là nghẹn hoàn toàn có thể tránh được nếu chú ý một số điểm sau:

+ Bạn cần khuyên người cao tuổi trong gia đình bạn nên ăn chậm nhai kỹ. Cùng với đó, bạn không nên mở tivi khi đang ăn. Nó sẽ gây ảnh hưởng đến sự tập trung của người cao tuổi, Khiến cho người cao tuổi dễ bị nghẹn hơn.

+ Nếu người cao tuổi bị nghẹn do các tình trạng bệnh lý, Bạn cần chữa trị kịp thời, và phải chữa dứt điểm tình trạng bệnh, Để giúp người cao tuổi hạn chế được tình trạng nghẹn khi ăn.

+ Khuyên người cao tuổi Tập trung khi ăn, uống: Khi ăn, không nên nói chuyện hay mải mê suy nghĩ. Chỉ nên ngồi vào bàn ăn khi đầu óc thanh thản. Sự căng thẳng, lo buồn, cáu giận sẽ làm bữa ăn mất ngon, dễ gây rối loạn động tác nuốt.

+ Tại gia đình, để tránh tình trạng bị nghẹn thức ăn ở người cao tuổi, chúng ta nên làm những miếng thức ăn nhỏ. Trong mọi tình huống, thì nên dùng dao, kéo cắt nhỏ thức ăn hoặc “bỏ qua” những món ăn cứng, miếng to, nên nuốt từ từ để thưởng thức hương vị của món ăn. Việc ăn như vậy cũng giúp cho người cao tuổi hạn chế được tình trạng nghẹn thức ăn một cách rất hiệu quả.

Trên đây là cách xử trí khi người cao tuổi bị nghẹn hiệu quả nhất, hy vọng qua bài viết này sẽ cung cấp cho bạn thêm một số kiến thức bổ ích để bạn có thể áp dụng khi gặp tình huống nghẹn bất ngờ xảy ra ở ông bà, cha mẹ. và đừng quên đồng hành cùng Thuocthang.com.vn để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích nhé !

Mrs Nguyễn Ngọc

mệt mỏi mất ngủ ( xem phong thuỷ ) nhà cửa để tránh

Video liên quan

Chủ đề