Mở quán cafe thú cưng cần bao nhiêu vốn

Nhu cầu nuôi thú cưng của người Việt Nam trong những năm gần đây đang tăng mạnh, do vậy các dịch vụ chăm sóc thú cưng trở nên phát triển hơn, các quán cafe phục vụ cả thú cưng cũng không là ngoại lệ.

1. Mô hình quán cafe chăm sóc thú cưng độc đáo

Khi nhắc đến quán cafe thú cưng chắc bạn sẽ nghĩ ngay đến những quán có một “đội quân” các chú chó hoặc mèo có mặt tại quán để vui đùa cùng khách hàng.

Do vậy bên cạnh các quán cafe có mô hình như trên thì ở một mô hình khác, cửa hàng không cần chi quá nhiều để mua thú cưng, hoặc thậm chí không có thú cưng, quán sẽ tiếp đón khách hàng đi cùng với thú cưng của mình. Quán vừa hoạt động như một quán cafe thông thường nhưng cũng vừa cung cấp các dịch vụ chăm sóc thú cưng ngay tại cửa hàng.

Mô hình quán cafe chăm sóc thú cưng:

Nhu cầu nuôi và chăm sóc cho thú cưng của người Việt ngày càng tăng mạnh, tuy vậy các quán cafe hầu như không để biển cấm mang thú cưng theo, nhưng cũng không hoàn toàn cho phép có quá nhiều thú cưng xuất hiện tại quán.

Vì vậy một quán cafe khuyến khích đi cùng với thú cưng, cung cấp thêm nhiều  dịch vụ chăm sóc cho các "boss" sẽ là nơi hấp dẫn, thuận tiện không những cho khách hàng mà còn cho cả thú cưng của họ nữa.

Đây không những là nơi khách hàng được thư giãn vui chơi, thú cưng có thể hưởng các dịch vụ chăm sóc chu đáo mà còn là nơi để những người yêu thú cưng có thể gặp gỡ, trò chuyện cùng nhau.

2. Những điều cần lưu ý khi mở quán cafe chăm sóc thú cưng

2.1 Có kiến thức nuôi và huấn luyện

Đây là một trong những yếu tố tiên quyết khi bạn muốn đầu tư vào mô hình này. Một người chủ quán cafe thú cưng cần nắm vững kiến thức nuôi dưỡng của từng giống thú cưng, bởi với các giống ngoại nhập chúng có môi trường sinh sống, khẩu phần ăn đặc trưng.

Có kiến thức về chăm sóc và nuôi dưỡng các con vật là một trong những yếu tố tiên quyết

khi mở một quán cafe chăm sóc thú cưng

Bên cạnh đó các loại bệnh của vật nuôi cũng là một điểm rất cần phải chú ý, bởi nó sẽ ảnh hưởng đến khả năng sống sót và sức khỏe của những vật nuôi xung quanh. Các dịch bệnh cũng là nguyên nhân gây bệnh cho vật nuôi, do đó các chủ cửa hàng cũng cần quan tâm đến các loại thuốc hoặc vacxin phòng bệnh cho thú cưng của mình và của khách.

2.2 Các dịch vụ chăm sóc thú cưng

Hiện nay có rất nhiều dịch vụ chăm sóc cho thú cưng như:

- Phục vụ đồ ăn cho thú cưng của khách

- Dịch vụ tắm

- Chải - tỉa lông

- Cắt mài móng

- Dịch vụ gỡ rối và chải lông rụng

- Nhuộm lông…

Cửa hàng có riêng một đội ngũ chăm sóc thú cưng cho khách hàng

Với mô hình quán cafe chăm sóc thú cưng thì các dịch vụ chăm sóc là không thể thiếu. Bên cạnh việc thiết kế quán, đầu tư nội thất hay các vật dụng phù hợp thì việc trang bị các dụng cụ, thiết bị, máy móc dùng cho các dịch vụ cũng là một điều cần lưu ý cho từng dịch vụ.

Thực đơn các món phục vụ các boss cũng cần được tìm hiểu kỹ lưỡng, chế độ dinh dưỡng, hợp với khẩu vị từng loài.

2.3 Lựa chọn nội thất, vật dụng và đồ chơi phù hợp

Lựa chọn nội thất, bàn ghế, vật dụng cho quán cafe chăm sóc thú cưng cũng là vấn đề mà các chủ cửa hàng nên lưu ý như không nên dùng các loại bàn ghế vải, cũng như thảm bởi lông rụng của các con vật rất nhiều hoặc khi bé có lỡ đi ngoài trên nền thì cũng dễ xử lý.

Quán có thiết kế các khu vực leo trèo riêng cho các bé mèo

Đồ chơi cho các boss của khách hàng cũng nên được đầu tư, bởi với một mô hình cafe chăm sóc thú cưng mà thiếu những món đồ chơi phục vụ cho chúng là điều rất thiếu sót. Đối với mèo, các chủ quán cũng nên có những khu vực thiết kế để các bé mèo có thể leo trèo, đùa nghịch.

2.4 Vệ sinh quán

Vấn đề vệ sinh quán ở các quán cafe thú cưng luôn phải được quan tâm hơn cả. Bởi cả các thú cưng của quán hay của khách đại tiện hay tiểu tiện, cửa hàng cần phải lau dọn và xử lý nhanh chóng. Mùi hôi là vấn đề mà các quán cafe thú cưng hay gặp phải.

Thường xuyên dọn dẹp khử mùi và hút lông để giữ vệ sinh cho quán

Đồng thời phải thường xuyên hút bụi, lông để cửa hàng luôn sạch sẽ, để dù cửa hàng không sử dụng các loại vải, sofa nhưng vẫn không dính vào quần áo của khách hàng.

Nếu chu đáo quán nên có sẵn đồ lăn lông để làm sạch lông dính trên quần áo của khách hàng.

2.5 Đặt “luật” riêng khi khách hàng đến quán

Vì vấn đề vệ sinh tại các quán cafe thú cưng cần quan tâm hơn cả, do vậy để bảo vệ các bé thú cưng cũng như giữ vệ sinh cho quán, các chủ cửa hàng nên đặt ra một số các điều cần lưu ý khi khách hàng cũng như các bé chó mèo đến quán

Khách hàng vệ sinh tay trước khi vào quán cũng là cách để bảo vệ pet của quán 

Một số lưu ý mà nhiều cửa hàng đã làm có thể tham khảo như sau:

Đối với khách hàng:

- Sử dụng cồn để rửa tay trước khi vào quán

- Bỏ giày và đi bao nilon

- Không tự ý cho các bé thú cưng ăn bất kì đồ ăn nào ngoài đồ ăn của quán

Đối với thú cưng của khách hàng:

- Lau chân cho các bé trước khi vào quán

KẾT

Đây là mô hình đã xuất hiện tại Việt Nam nhưng không nhiều bởi phải đòi hỏi một đội ngũ có kiến thức cũng như biết cách chăm sóc vật nuôi. Tuy vậy mô hình này có nhiều tiềm năng khi:

- Nhu cầu chăm sóc thú cưng tăng mạnh

- Chi phí không quá lớn như mô hình quán cafe thú cưng truyền thống, bởi chỉ cần đầu tư vào 1 - 2 bé chó hoặc mèo, do vậy chi phí thức ăn và y tế cũng sẽ giảm nhiều.

- Không những có thể thu hút được các khách hàng có thú cưng mà còn thu hút được cả các thực khách yêu chó, mèo nhưng không có điều kiện nuôi một bé thú cưng cho riêng mình.

Nếu có sở thích với vật nuôi, các chủ quán tương lai có thể cân nhắc với ý tưởng mô hình cafe chăm sóc thú cưng độc đáo này nhé.

Minh Trúc

Chi phí mở cửa hàng thú cưng khoảng bao nhiêu? là một trong những thắc mắc của các bạn có ý định kinh doanh loại hình này. Trong bài viết dưới đây, UNICA sẽ gợi ý cho các bạn chi phí khi mở cửa hàng phụ kiện cho thú cưng, nhằm giúp các bạn có thể tham khảo mức vốn trước khi quyết định kinh doanh.

Dự toán chi phí mở cửa hàng thú cưng

1. Chi phí thuê cửa hàng

Với những bạn đã có cửa hàng, mặt bằng để bày bán sản phẩm thì không cần quan tâm đến yếu tố này. Tuy nhiên, bạn cũng nên tính nó vào một phần chi phí đầu tư để thời gian sau có thể tính ra chi phí lãi thuần sau khi thu từng tháng.

Mặc dù việc lựa chọn xu hướng bán hàng đã giúp rất nhiều người thành công trong việc bán các sản phẩm cho thú cưng, mà không cần phải thuê mặt bằng mở cửa hàng. Thế nhưng, việc thuê mặt mở cửa hàng sản phẩm cho thú cưng trực tiếp lại mang lại rất nhiều lợi thế. Bởi việc này tiếp cận được cả những khách vãng lai. 

>>> Xem ngay: Bí quyết kinh doanh đồ ăn vặt online thành công

Việc thuê mặt mở cửa hàng sản phẩm cho thú cưng sẽ lại mang lại rất nhiều lợi thế

Đây chính là những khách hàng tiềm năng nhất cho cửa hàng của bạn. Nguồn khách hàng này có thể đến cửa hàng xem, thử sản phẩm cho thú cưng. Từ đó, họ có thể mua thêm các sản phẩm khác cho những lần tiếp theo.

Trung bình chi phí mở cửa hàng thú cưng khi thuê mặt bằng ở các thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM và Đà Nẵng thường giao động từ  4 - 10 triệu/tháng. Giá thành sẽ tùy thuộc vào vị trí của cửa hàng. Còn đối với ở tỉnh thì sẽ rẻ hơn từ 2 - 4 triệu/tháng.

Địa điểm thuê mặt bằng mở cửa hàng kinh doanh thú cưng rất quan trọng. Nếu bạn lựa chọn được vị trí đông dân cư, nơi tập trung nhiều hộ gia đình có thu nhập cao, thích nuôi thú cưng sẽ giúp bạn tăng doanh thu cho cửa hàng.

2. Chi phí trang trí cửa hàng

Một trong những hạng mục không thể thiếu khi kinh doanh loại hình này là chi phí trang trí cửa hàng. Bạn không nên trang trí cửa hàng một cách hời hợt, qua loa, không có điểm nhấn. Vì như vậy sẽ làm giảm đi giá trị uy tín của cửa hàng khi nhìn từ bên ngoài.

Đồ trang trí cho cửa hàng cần có: tủ kính, kệ treo đồ, máy bán hàng, máy in hóa đơn, quét mã vạch (nếu bạn muốn cửa hàng nâng cao tính chuyên nghiệp). Chi phí mở cửa hàng thú cưng cho việc trang trí, kệ hàng, máy tính cho cửa hàng thường giao động từ 10 đến 20 triệu đồng.

3. Chi phí nhập hàng phụ kiện thú cưng

Trước khi bắt tay vào kinh doanh phụ kiện cho thú cưng bạn nên tìm nguồn hàng sỉ phụ kiện cho thú cưng với giá tốt và có nhiều ưu đãi. Bạn có thể tham khảo nhiều mặt hàng, đa dạng mẫu mã, cũng như kích thước tại những nơi có địa chỉ uy tín, chất lượng. Việc tìm kiếm nguồn hàng đòi hỏi bạn cần bỏ ra nhiều thời gian lên mạng tìm hiểu và so sánh giữa các cửa hàng.

Bạn nên tìm nguồn hàng sỉ phụ kiện cho thú cưng với giá tốt và có nhiều ưu đãi

Danh mục phụ kiện cho thú cưng bạn cần nhập đó là: quần áo, dây dắt, vòng cổ, xích, nhà, chuồng, đệm, túi đựng, balo, đồ chơi, bát ăn, bình sữa, thức ăn, thuốc, sữa tắm… Với mỗi danh mục này cần có đến vài chục cho đến vài trăm sản phẩm. Nếu vốn chi phí thấp, thì bạn nên nhập mỗi danh mục khoảng từ 10 - 20 mẫu sản phẩm đẹp, phổ thông, giá thành rẻ về bán trước.

Với balo, chuồng, dụng cụ làm đẹp thì bạn chỉ cần nhập 4 - 5 mẫu sản phẩm phổ thông. Bạn không nên nhập mỗi mẫu sản phẩm quá nhiều mà chỉ cần nhập từ 3 đến 5 sản phẩm/1 mẫu là được. Bởi phụ kiện, quần áo cho thú cưng là đồ thời trang dễ bị lỗi thời, khi có một số mẫu mới ra và nằm trong top hot trend thì sẽ rất khó khăn khi bán những mẫu cũ.

Thông thường, khi nhập phụ kiện cho thú cưng thường rơi vào khoảng 30 - 30 triệu/lần nhập đầu tiên. Đối với những lần nhập hàng tiếp theo tùy thuộc vào hiệu quả kinh doanh của cửa hàng có thể từ 3 đến 10/lần nhập. 

Như vậy, tổng chi phí để mở 1 cửa hàng phụ kiện thú cưng sẽ giao động từ 50 - 60 triệu.

Tận dụng mặt bằng để kinh doanh

Nếu như các bạn muốn tiết kiệm chi phí mở cửa hàng thú cưng thì các bạn có thể tận cửa hàng để mở thêm dịch vụ Spa cho thú cưng. Vì trong thời gian gần đây, việc làm đẹp cho thú cưng được rất nhiều người quan tâm. Do đó, các bạn có thể tận dụng cơ hội này để kinh doanh. 

>>> Xem ngay: Kỹ thuật chăm sóc thú cưng từ “chân tơ đến kẽ tóc”

Bạn có thể tận cửa hàng để mở thêm dịch vụ spa cho thú cưng

Trên đây là ước tính chi phí mở cửa hàng thú cưng. Qua bài viết này, chắc hẳn các bạn đã có thể dự đoán chi phí mà mình cần bỏ ra trước khi kinh doanh loại hình này.  Bạn đọc muốn mở rộng kiến thức, kinh nghiệm kinh doanh tham khảo ngay khoá học kinh doanh trên Unica để có cập nhật thêm nhiều kiến thức cho bản thân.

Chúc các bạn kinh doanh thành công!

Unica gợi ý cho bạn: Khóa học "Thu nhập trên 20 triệu đồng 1 tháng với nghề Grooming - chăm sóc thú cưng"

XEM TRỌN BỘ KHÓA HỌC TẠI ĐÂY


Tags: Kinh doanh

Video liên quan

Chủ đề