Môi trường sống của sinh vật là gì sinh 9

  • Tải app VietJack. Xem lời giải nhanh hơn!

   I. Môi trường và các nhân tố sinh thái

   1. Định nghĩa

   - Môi trường sống của sinh vật bao gồm tất cả các yếu tố bao quanh sinh vật.

Quảng cáo

   - Có 4 loại môi trường: môi trường nước; môi trường đất – không khí; môi trường trong đất; môi trường sinh vật.

   - Nhân tố sinh thái là những yếu tố của môi trường tác động đến sinh vật.

   - Các nhân tố sinh thái có thể xếp thành 2 loại chính là các nhân tố vô sinh và các nhân tố hữu sinh; trong đó nhóm nhân tố hữu sinh lại chia thành nhân tố con người và nhân tố các sinh vật khác.

   2. Giới hạn sinh thái

Quảng cáo

   - Giới hạn sinh thái của sinh vật với một nhân tố sinh thái là giới hạn chịu đựng của sinh vật đối với nhân tố sinh thái đó.

   - Ví dụ: giới hạn nhiệt độ của cá rô phi ở Việt Nam.

   II. Ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái lên sinh vật

   1. Ảnh hưởng của ánh sáng

   a. Ảnh hưởng của ánh sáng đên thực vật

   - Ánh sáng có ảnh hưởng lớn tới hình thái và hoạt động sinh lí của cây.

   - Do cây có tính hướng sáng nên các cây mọc trong rừng thường có thân cao, thẳng, cành lá chỉ tập trung ở phần ngọn (hiện tượng tỉa cành tự nhiên) còn các cây mọc đơn ngoài sáng thường thấp, tán rộng.

   - Tuỳ theo khả năng thích nghi với điều kiện chiếu sáng, thực vật chia thành 2 nhóm là nhóm cây ưa sáng và cây ưa bóng.

   b. Ảnh hưởng của ánh sáng đến động vật.

   - Ánh sáng ảnh hưởng đến đời sống động vật, tạo điều kiện cho động vật nhận biết các vật và định hướng di chuyển cho sinh vật trong không gian.

   - Ánh sáng ảnh hưởng đến hoạt động, khả năng sinh trưởng và sinh sản của động vật.

   - Có 2 nhóm động vật cơ bản: động vật ưa sáng và động vật ưa tối.

Quảng cáo

   2 Ảnh hưởng của nhiệt độ đến đời sống sinh vật

   - Nhiệt độ của môi trường ảnh hưởng đến hình thái, hoạt động sinh lí của sinh vật.

   - Sinh vật được chia thành sinh vật hằng nhiệt và sinh vật biến nhiệt.

   - Đa số sinh vật sống trong phạm vi nhiệt độ từ 0 – 50oC. Tuy nhiên, cũng có một số sinh vật nhờ khả năng thích nghi mà có thể sống ở những nhiệt độ rất thấp hoặc rất cao.

   3. Ảnh hưởng của độ ẩm đến đời sống sinh vật

   - Thực vật và động vật đều có những đặc điểm khác nhau để thích nghi với các điều kiện môi trường có độ ẩm khác nhau.

   - Dựa vào mức độ thích nghi của sinh vật với độ ẩm, thực vật được chia thành 2 nhóm là thựa vật ưa ẩm và thực vật chịu hạn còn động vật thì chia thành 2 nhóm là động vật ưa ẩm và động vật ưa khô.

   4. Ảnh hưởng giữa các sinh vật với nhau

   a. Trong cùng 1 loài

   - Các cá thể sinh vật cùng loài sống gần nhau, liên hệ với nhau hình thành lên nhóm cá thể.

   - Trong điều kiện môi trường thuận lợi, các cá thể cùng loài sống tụ tập với nhau tạo ra các quần tụ cá thể, hỗ trợ nhau khai thác các điều kiện môi trường.

   - Trong điều kiện môi trường bất lợi, các cá thể cạnh tranh nhau gay gắt dẫn đến một số hiện tượng như tự tỉa cành, ăn lẫn nhau, …

   b. Các loài khác nhau.

   Giữa các loài khác nhau có 2 dạng quan hệ là hỗ trợ và đối địch.

Xem thêm các dạng bài tập Sinh học lớp 9 chọn lọc, có lời giải khác:

Mục lục các chuyên đề Sinh học 9:

  • Hỏi bài tập trên ứng dụng, thầy cô VietJack trả lời miễn phí!

  • Hơn 20.000 câu trắc nghiệm Toán,Văn, Anh lớp 9 có đáp án

Giới thiệu kênh Youtube VietJack

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k7: fb.com/groups/hoctap2k7/

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Chuyên đề Sinh học lớp 9 của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sách giáo khoa Sinh 9 với đầy đủ Lý thuyết và rất nhiều câu hỏi trắc nghiệm có đáp án giúp bạn củng cố và ôn luyện kiến thức môn Sinh 9 để giành được điểm cao trong các bài thi và bài kiểm tra Sinh lớp 9 hơn.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

Các loại môi trường chủ yếu của sinh vật là

Môi trường sống của cây xanh là:

Da người có thể là môi trường sống của:

Nhân tố sinh thái là .... tác động đến sinh vật:

Các nhân tố sinh thái được chia thành những nhóm nào sau đây?

Yếu tố nào dưới đây là nhân tố hữu sinh:

Yếu tố ánh sáng thuộc nhóm nhân tố sinh thái:

 Có thể xếp con người vào nhóm nhân tố sinh thái:

Vì sao nhân tố con người có tác động mạnh mẽ tới môi trường thiên nhiên

Trong tuần vừa qua, có nhiều bạn học sinh thắc mắc không biết môi trường sống của sinh vật là gì? Có mấy loại môi trường sống của sinh vật? Bài viết này, VietChem sẽ giải đáp chi tiết về các câu hỏi này nhé!

Môi trường sống của sinh vật là gì?

Môi trường sinh vật là gì

Môi trường sống của sinh vật bao gồm tất cả các yếu tố cấu tạo nên môi trường, tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến sự sinh trưởng của sinh vật. Tùy vào từng loài sinh vật mà chúng thích nghi được trong các môi trường sống khác nhau.

Ví dụ về môi trường sống của sinh vật:

  • Loài chim sống trên cao
  • Loài cá sống dưới nước
  • Loài giun sống trong lòng đất.

Thậm chí, sinh vật này còn là môi trường sống của sinh vật khác, ví dụ như:

  • Nấm kí sinh sống trong thân cây, lá cây
  • Ruột động vật là môi trường sống cho giun, sán

Các loại môi trường sống chủ yếu của sinh vật

Trời đất gồm 4 môi trường sống của sinh vật, bao gồm:

  • Môi trường trong đất
  • Môi trường nước
  • Môi trường trên mặt đất
  • Môi trường sinh vật

1. Môi trường trong đất

Môi trường trong đất

Trong long đất bao gồm đất cát, đất sỏi, đá,... tùy vào đặc tính của từng loài mà chúng sống ở trong loại đất khác nhau. Có sinh vật có thích nghi với đất ẩm nhưng có sinh vật lại thích nghi với đất có độ ẩm thấp.

Ví dụ:

  • Giun sống trong lòng đất
  • Loài Tê Tê bơi được trong cát
  • Chuột dúi sống trong lòng đất

2. Môi trường nước

Sinh vật sống trong môi trường nước

Nhắc đến môi trường sống của sinh vật thì không thể bỏ qua môi trường nước. Nước đóng vai trò cực kỳ quan trọng đến sự sống và là môi trường cho hàng triệu sinh vật tồn tại và phát triển. Môi trường nước đa dạng như: Nước ngọt, nước mặn, nước lợ,...

Ví dụ:

  • Cá chép, cá trắm, cá rô phi sống trong môi trường nước ngọt
  • Cá thu, cá ngừ, cá mập sống trong môi trường nước mặn
  • Tôm thẻ chân trắng sống trong môi trường nước lợ
  • Rong biển sống trong môi trường nước mặn

3. Môi trường trên mặt đất

Môi trường trên mặt đất

Mặt đất là môi trường sống của rất nhiều sinh vật trong đó có cả con người. Mặt đất bao gồm các bộ phần như đồi núi, đồng bằng, bầu khí quyển,... Có thể nói, mặt đất là môi trường sống của nhiều loại sinh vật nhất.

Ví dụ:

  • Các loài thực vật trên mặt đất như: Cây xanh, cây ăn quả, cây lương thực,..
  • Các loài gia súc - gia cầm như: Gà, vịt, lợn, gà,..
  • Các loài chim cò vạc,...

4. Môi trường sinh vật

Giun sống trong ruột 

Sinh vật cũng chính là môi trường sống của sinh vật khác. Môi trường này cũng rất đa dạng, có cái có lợi nhưng cũng có cái có hại.

Ví dụ:

  • Các loài cây xanh là môi trường sống của nấm
  • Bộ lông chó là nơi sinh sống của các loài bọ, ghẻ
  • Ruột là môi trường sống của giun sán

>>> Môi trường kiềm là gì? Cách tạo môi trường kiềm cho cơ thể

Môi trường sinh vật chịu ảnh hưởng bởi yếu tố sinh thái

Môi trường sống của sinh vật chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố nhiệt độ, ánh sáng, lượng mưa, độ ẩm và con người. Những yếu tố này chi phối lẫn nhau và tác động xấu hoặc tốt đến môi trường sống. Cụ thể như sau:

  • Ánh sáng: Chi phối trực tiếp hoặc gián tiếp đến sự sống của sinh vật trên trái đất, chịu ảnh hưởng đến hình thái và các hoạt động sinh lý của thực vật.
  • Nhiệt độ: Ảnh hưởng đến sự phân bố của sinh vật, nhiệt độ thích hợp trong khoảng 0 - 50oC
  • Độ ẩm: Điều hòa thân nhiệt, tham gia quá trình bài tiết ở động vật, đặc biệt trong quá trình quang hợp ở thực vật.

Cùng VietChem bảo vệ môi trường sống của sinh vật

Hiện nay, trái đất đang nóng lên, môi trường đang bị con người tàn phá nặng nề kèm theo đó khí hậu ngày càng khắc nghiệt, mưa lũ, bão quét thất thường dẫn đến ô nhiễm môi trường nước, suy thái đất,...

VietChem với mong muốn bảo vệ sự sống xanh cho con người và sinh vật, chúng tôi đã và đang cung cấp các vật tư xử lý khói, khí thải chứa khí độc hại NOx, SOx, hơi thủy ngân, dung môi,... từ các nhà máy luyện gang, xi măng, nhiệt điện hay lọc hóa dầu.

VietChem cung cấp hóa chất xử lý khói thải, khí thải

Bên cạnh đó, VietChem cung cấp các hóa chất xử lý nước thải công nghiệp, nước thải sinh hoạt với mong muốn tái chế nguồn nước thải, hạn chế thải ra môi trường nguồn nước bẩn ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của các loài sinh vật

Nếu bạn là người Việt Nam, hãy cùng VietChem chung tay bảo vệ môi trường sống của sinh vật bằng các việc làm sau đây:

  • Sử dụng tiết kiệm nguồn nước, tuyên truyền và khuyến khích người dân sử dụng các loại bóng đèn tiết kiệm điện năng.
  • Hạn chế sử dụng túi nilon, phân thải rác đúng nơi quy định, tránh vất rác bừa bãi
  • Trống phá rừng, giữ gìn cây xanh đồng thời lên án những trường hợp phá rừng.
  • Tuyệt đối không vất xác động vật xuống sông, ao, hồ, bờ biển,...

Chỉ với một hành động nhỏ nhoi vài phút mỗi ngày là chúng ta đã góp sức bảo vệ môi trường sống của sinh vật, giữ lại những gì mà tự nhiên đã ban tặng. Hãy theo dõi hoachat.com.vn để cập nhật những tin tức mới nhất về chúng tôi nhé!

Tìm kiếm liên quan:

- Các nhân to sinh thái của môi trường

- Lấy ví dụ về các loài sinh vật và môi trường sống của chúng

- Môi trường sống của vi sinh vật là gì

Video liên quan

Chủ đề