Mục tiêu và động cơ học tập của bản là gì

Trình độ dân trí của nước ta ngày càng tăng,việc được đi học như là một điều hiển nhiên chứ không phải là niềm mơ ước như trước kia, vậy động cơ việc học của bạn là gì?

Trong tâm trí của các cô cậu học sinh khi còn ngồi trên ghế nhà trường là học cho bố mẹ, học cho thầy cô chứ không phải học cho bản thân mình.Điểm số cao, những tấm bằng có giá trị như là để cho bố mẹ, đó là một suy nghĩ sai lầm, lớn lên khi va vấp vào xã hội hay học những bậc học cao hơn lúc đó các bạn mới ngẫm ra rằng tất cả là ở bản thân mình. Sau đây là một số động cơ học tập phổ biến của mọi người hiện nay.

Học để thăng tiến trong công việc

Đây là động cơ phổ biến đối với những người đã đi làm. Mục đích của việc đi học là trau dồi kiến thức của bản thân để có thể thăng tiến trong công việc. Phổ biến nhất hiện nay là việc học liên thông một số trường đại học như liên thông Học Viện Tài Chính, Đại học Kinh Tế Quốc Dân,…bởi một số công ty yêu cầu các chức vụ cao phải có bằng đại học, việc học liên thông đối với những đối tượng đã có bằng trung cấp, cao đẳng là rất cần thiết.

Học để “ấm vào thân”

Nhiều bạn đi học và rất ham muốn được học với mục đích duy nhất là để biết thêm được nhiều điều, học được càng nhiều điều thì càng cảm thấy mình có ích hơn. Hầu như những người có động cơ học này đều là những người thành công hoặc sẽ thành công trong tương lai.

Một tấm bằng đỏ chót

Số không nhỏ các bạn học sinh lựa chọn việc học để kiếm một tấm bằng loại giỏi, đó cũng là một mục tiêu tốt để phấn đấu cho bản thân mình. Để được tấm bằng loại giỏi không phải là chuyện dễ dàng, phải trải qua một quá trình học tập và làm việc nghiêm túc.

Mục tiêu và động cơ học tập của bản là gì

Động cơ học tập

Bạn Lan hiện đang học liên thông Đại học Thương Mại cho biết, để cầm được tấm bằng đỏ chói đòi hỏi sinh viên phải nghiêm túc học hành, tu dưỡng bản thân.

Dù bạn đang đi học hay đi làm, chỉ cần có một tinh thần học tập nghiêm túc thì thành công sẽ đến với bạn, vấn đề chỉ là ở thời gian.

Động cơ như là một chìa khóa để mỗi người phấn đấu đạt được mục tiêu của bản thân mình. Ngày nay, đặc biệt là đối tượng sinh viên, học sinh hãy học tập nghiêm túc để có thể đạt được kết quả cao trong học tập cũng như công việc của bản thân.

Động động cơ học tập của học sinh, sinh viên.
Trách nhiệm của thầy cô.
Tiến sĩ Sông Thu Bùi Văn Bảy
Viện Trưởng Viện khoa học quản trị Phương Nam
Email:
Mobile: 0908195179
(Bài tham luận trong hội thảo khoa học giáo dục toàn quốc tại tỉnh bà Rịa- Vũng Tàu) 

I- Vấn đề: Động cơ học tập.


Một học sinh trung học cơ sở, trung học phổ thông hoặc sinh viên được sinh ra trong một gia đình khó khăn nghèo nàn, trong một làng xã vùng quê có cuộc sống chung của cộng đồng dân cư còn nhiều khó khăn, muốn tương lai khi mình trưởng thành có năng lực để giúp đỡ gia đình, đóng góp công sức của mình cho quê hương ngày một phát triển hơn, họ sẽ nhận ra con đường duy nhất để thực hiện hoài bão, ước mơ ấy không có con đường nào hiệu quả hơn là học tập và nỗ lực học tập. Hoài bão, ước mơ ấy là động cơ học tập cốt lõi nhất, quan trọng nhât, chân chính nhất của bản thân người HS/SV.
Quá trình hình thành và phát triển động cơ học tập của người học là lâu dài, bắt đầu từ những năm đầu của Tiểu học, nó chịu tác động của các quá trình giáo dục ở các cấp học, bậc học và chịu tác động của các môi trường giáo dục là gia đình, nhà trường và xã hội.Vậy, động cơ học tập từ đâu mà có, hình thành như thế nào, có vai trò như thế nào đến quá trình học tập và kết quả học tập. 

II- Phân tích và nhận định vấn đề:         


2.1. Yếu tố tác động đến quá trình học tập, tạo động cơ cho người học:Con người khi còn trong bụng mẹ đến khi trưởng thành vào đời phục vụ xã hội, họ đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển thể chất và tinh thần, biến đổi sinh lý, tâm lý ở thân xác và trí tuệ không ngừng, trong mỗi giai đoạn phát triển mỗi người được ảnh hưởng- tác động bởi môi trường sống chung quanh là gia đình, nhà trường và xã hội, môi trường đó chứa đựng các hoạt động ăn uống, ngủ nghỉ, làm việc, giao lưu, giải trí, học tập, rèn luyện, phong tục tập quán, …v.v. Trong môi trường đó có những yếu tố tác động cụ thể, đó là cha mẹ và người thân trong gia đình, thầy cô ở trường học, bạn bè ở lóp học và nơi cư trú, các môn học khác nhau, tổ chức- quản lý việc dạy học, việc làm chuyên môn trong tương lai, các tác động khác tùy theo từng hoàn cảnh, cấp học.Để nghiên cứu động cơ học tập, tôi đề xuất công thức:

P %+ T % + F % + S% + M % + W%+ O % = 100 %                (1)

Các ký hiệu trong công thức (1) dùng mẫu tự đầu của tiếng Anh có cùng nghĩa với tiếng Việt, được phân tích như sau:

Cha mẹ (Parent) là ký hiệu P biểu thị yếu tố cha mẹ và người thân, gần gũi với người học (HS/SV). Ngoài cha mẹ ruột, người thân là anh chị em ruột trong một nhà, ông bà nội hoặc ngoại sống chung trong một nhà hoặc là chú bác cô cậu dì dượng sống chung trong một nhà và có nuôi nấng người học.  


Thầy cô (Teacher) là ký hiệu T biểu thị yếu tố thầy cô có trực tiếp tham gia giảng dạy người học. Từ cô nuôi dạy trẻ đến giáo viên, giảng viên đại học ở các cấp học, bậc học.
Bạn (Friend) là ký hiệu F biểu thị yếu tố bạn bè của người học. Bạn bè nầy ở trong hai môi trường khác nhau, bạn có được do cùng chung lớp, cùng trường và bạn có được do ở gần nhau nơi cư trú, hoặc cũng có bạn do gặp gỡ tình cờ trong lúc hoạt động ngoài xã hội. Ảnh hưởng của bạn bè lên người học rất khác nhau, và có ấn tượng tốt xấu khác nhau, ảnh hưởng không nhỏ đến người học, tùy theo độ tuổi, cấp bậc học.
Môn học (Subject) là ký hiệu S biểu thị yếu tố môn học. Cấu trúc các môn học từ Tiểu học, Trung học cơ sở, Trung học phổ thông rồi Đại học theo những hệ thống khác biệt, đồng tâm hoặc xuyên tâm của môn học. Cấu trúc nầy nhằm đáp ứng độ phát triển tâm- sinh lý của lứa tuổi, tất cả nhằm cho người học có được kỹ năng, kỹ xảo thực hiện kiến thức đã tiếp thu.
Quản lý (Management) là ký hiệu M biểu thị yếu tố tổ chức- quản lý hoạt động dạy học nơi trường học. Tổ chức- quản lý hoạt động dạy học được diễn ra ở trường Mầm non, trường Tiểu học, trường Trung học cơ sở, trường Trung học phổ thông và trường Đại học kể cả các Trung tâm văn hóa, chuyên môn, dạy nghề nói chung là giáo dục.Người lãnh đạo, quản lý cơ sở trường học hoặc chuyên môn (Ban, Phòng, Khoa, Tổ) phải thông qua đào tạo quản lý giáo dục, biết về lý thuyết và thực hành quản trị, biết về chức năng nhiệm vụ, …v.v.

Việc làm (Work) là ký hiệu W biểu thị yếu tố chuyên môn việc làm trong tương lai. Các công việc phục vụ cho công nghiệp hóa- hiện đại hóa vận dụng vào công nghiệp, nông nghiệp, thương nghiệp, kỹ nghệ, ngân hàng, dịch vụ,…v.v. từ nghề giản đơn đến chuyên sâu cần nhiều thời gian đào tạo.


Cái khác (Others) là ký hiệu O biểu thị yếu tố những ảnh hưởng- tác động khác tồn tại hoặc nẩy sinh trong các môi trường của người học. Khi nghiên cứu thực tiễn ta sẽ thấy xuất hiện những yếu tố tác động nầy, chẳng hạn khi nghiên cứu học sinh tại một ngôi trường ở Tây nguyên ta sẽ thấy có những yếu tố như giọng nói và phát âm tiếng Việt, phương tiện đi lại để HS đến trường, hoàn cảnh sống, đời sống của người dân tộc.
Các yếu tố P, T, F, S, M, W, O thể hiện tỉ lệ phần trăm cho ta biết trong mỗi cấp học, bậc học sẽ nói lên yếu tố nào đã ảnh hưởng- tác động lớn nhất hoặc ít nhất tạo nên động cơ học tập cho HS/SV khi ta nghiên cứu.
Tổng cộng các yếu tố ảnh hưởng- tác động P, T, F, S, M, W, O là 100%, được phân bố cho các yếu tố vừa nói ở trên, cân đối ta có công thức:
P %+ T % + F % + S% + M % + W%+ O % = 100 %           (1)Công thức (1) trên mới là đề xuất lý luận lý thuyết, tôi rất mong cơ sở trường học, nghiên cứu sinh dành thời gian nghiên cứu thực tiễn tại một cấp học, trường học và vận dụng vào quá trình giáo dục để xem xét động cơ học tập của HS/SV qua từng cấp học. 
  1. Quan niệm về động cơ học tập:
2.2.1. Hành vi, cử chỉ, thái độ, hành  động và hoạt động: Hành vi (act) là một động tác mà một người thực hiện trong thời gian ngắn ngủi vài giây, trong một không gian có hạn. Nhiều hành vi liên tục diễn ra tiếp nhau trong thời gian dài và không gian mở rộng ta gọi là hành động (action), chẳng hạn, hành động bò, trườn, nét mặt, cử chỉ của một em bé là một chuỗi liên tục hành vi bao gồm chuyển động của khuỷu tay bàn tay cánh tay đầu gối; hành động học môn toán của một HS THPT tạo bởi nhiều hành vi: hành vi giở tập vở, sử dụng bút thước và com-pa, cách thức ngồi, mắt tập trung vào sách vở v.v...Cử chỉ (gesture) và hành vi biểu lộ một thái độ (attitude) vui buồn, hờn giận, đồng tình, không đồng tinh của một người, sự biểu lộ nhẹ nhàng hoặc mạnh mẽ, bằng mắt miệng mũi tay chân âm thanh, giọng nói, sức cơ, phản ánh những suy nghĩ, cách nhìn về một vấn đề, tình hình, sự vật nào đó. Quan sát thái độ, cách cư xử (behavior) của HS/SV, cha mẹ hoặc thầy cô qua đó mà điều chỉnh cách giáo dưỡng, hướng dẫn, giảng dạy.Thái độ, cách cư xử, hành động đúng đắn dần dần tạo nên thói quen tốt, ý nghĩ tốt; thái đô, cách cư xử, hành động không đúng đắn, lệch lạc, xấu dần dần tạo nên thói quen xấu, suy nghĩ xấu.Tại trường, thái độ và hành động học tập của HS/SV diễn ra trong từng tiết giảng, từng môn học dưới sự hướng dẫn của thầy cô và ngay cả thầy cô cũng đang diễn những hành vi, cử chỉ, hành động trong suốt buổi giảng dạy.Ở gia đình thái độ và hành động của HS/SV diễn ra dưới sự chỉ bảo, tạo điều kiện học tập của cha mẹ hoặc tự bản thân HS/SV thực hiện, và cha mẹ HS/SV cũng có những hành vi, cử chỉ, thái độ, hành động trong những lúc gần gũi các em.Trong quá trình hành động một HS/SV có thể có hành vi, cử chỉ, cách cư xử, thái độ đúng đắn hoặc chưa đúng đắn (chẳng hạn sử dụng dụng cụ đúng cách, tư thế ngồi, khoảng cách từ mắt đến sách vở, xưng hô,…). Nếu cha mẹ  hoặc thầy cô chú ý sửa chữa thì HS/SV từng bước có những hành vi và hành động đúng đắn, nếu không uốn nắn, sửa chữa thì HS/SV có cử chỉ, hành vi và hành động lệch lạc ảnh hưởng việc học tập. Nếu HS không muốn ngồi học hoặc bất đắc dĩ phải vào ngồi, thì hành vi của em lúc giở sách vở khi làm bài sẽ thể hiện trên gương mặt, cử chỉ của HS nó phản ánh cho ta biết độ hưng phấn, hứng thú, là thái độ của HS/SV. 

2.2.2. Động cơ học tập:

J. Piaget thì nói rằng động cơ là yếu tố thức đẩy cá nhân hoạt động để đáp ứng nhu cầu và định hướng cho hành động, Willis J. Edmondson cho rằng động cơ học tập là sự sẵn sàng đầu tư thời gian, sức lực và tiềm lực khác của con người trong một khoảng thời gian dài, để đạt được mục đich đã đặt ra trước của bản thân. Động cơ học tập bên trong do xuất phát từ đam mê, yêu thích, niềm vui và có nhu cầu thực sự, động cơ học tập bên ngoài do chịu tác động của ngoại cảnh như khen ngợi của thầy cô và cha mẹ, môi trường giảng dạy, tài liệu học tập.

Theo tôi, động cơ là yếu tố nung nấu con người suy nghĩ và hành động, nó được tạo ra từ những hoài bão, nhu cầu, cảm hứng, kích thích được hình thành ở người trong quá trình giao tiếp- sống và làm việc, suy nghĩ có được do phản ánh sự vật hiện tượng. Một động cơ có thể tạo nhiều hành động và một hành động có thể do nhiều động cơ thúc đẩy, những động cơ nầy xen lẫn với nhau tạo nên thái độ (hành vi và cử chỉ) và hành động.

 

Động cơ học tập hình thành từ những xúc cảm, nhu cầu, và hoài bão làm cho HS/SV suy nghĩ và hành động học tập, là yếu tố kích thích, nung nấu thúc đẩy tính tích cực trong HS/ SV nhằm tiếp thu kiến thức và phát triển nhân cách, nó không có sẵn hay tự phát mà hình thành dần trong quá trình học tập của HS/SV dưới hướng dẫn của cha mẹ và thầy cô; vì vậy cha mẹ, thầy cô và nhà trường thông qua chương trình, kế hoạch hoạt động đã được chuẩn bị trước mà tác động một cách tích cực, có tập trung lên con em, HS/SV của mình nhằm tạo nên hưng phấn, hứng thú, lòng ưa khen ngợi, chìu chuộng, quý mến,  thương mến. HS/SV có động cơ học tập tốt có những phẩm chất như tính tích cực, tự giác, chăm chỉ, siêng năng học tập; HS/ SV không có động cơ học tập thì chán nản, bỏ học, lưu ban. Một HS/SV chán học do một trong nhiều nguyên nhân và hoàn cảnh, những yếu tố như nội dung môn học nặng, bài vở dồn nén không đủ thời gian học bài- làm bài, sức khỏe yếu, do bị bệnh hoặc hoàn cảnh gia đình có khó khăn kinh tế, thiếu hụt tình cảm cha mẹ, gia đình do đó không thể tiếp thu kiến thức dẫn đến ức chế, tụt hậu.

 Ngoài động cơ học tập, mỗi người còn có ý chí (will) mới thành công; Ý chí tạo nên từ động cơ học tập có định hướng tương lai và mục đích cuộc sống. Ông bà ta có câu “Có chí thì nên”, ông Nguyễn bá Ngọc có nói “Người không chí như ngựa không cương, trôi dạt bông lông, không ra gì cả”; tiếng Anh cũng có câu “Where there` s a will, there` s a way”.                                             

2. 3. Yếu tố tác động đến động cơ học tập:

Xét đến động cơ học tập là phải xét đến từng cá nhân HS/SV, con người cụ thể ở mỗi giai đoạn, cấp bậc học. Cấp tiểu học động cơ học tập còn mơ hồ, chưa rõ ràng, THCS động cơ học tập hình thành rõ hơn và THPT động cơ học tập rõ nét nhất. Muốn có kết quả cụ thể, rõ ràng thì phải xét một con người ở từng giai đoạn, nghiên cứu một tập thể, một lớp học, một trường học, nhiều trường học ở mỗi vùng khác nhau để xác định được cái chung nhất động cơ học tập theo từng cấp học hoặc độ tuổi, từ đó mới đưa ra những bài học cho trường sư phạm đào tạo thầy cô, lời khuyên cho cha mẹ HS cách thức xây dựng động cơ học tập cho HS. Như đã nói, động cơ học tập nói chung là tổng hợp nhiều động cơ nhỏ khác nhau hình thành trong mỗi con người cấu thành, và mỗi động cơ nhỏ này được tạo nên bởi hứng thú, lòng ham thích, tình cảm, đam mê, tự hào, những xúc cảm nầy được tạo nên do tác động từ cha mẹ, thầy cô, điều kiện học tập ở trường, bạn học, ngoài xã hội.Bên cạnh chuyên môn vững, thầy cô cần phải có và luôn tự rèn luyện để có các đức tính tốt là tình thương, cảm thông, tận tình, tha thứ, kiên nhẫn, rộng lượng, tốt bụng; có thói quen ngăn nắp, trật tự, gọn gàng và có khả năng khuyến khích, gây cảm hứng, hứng thú, lôi cuốn, làm vững tin, tạo niềm tin, tạo hưng phấn. Thầy cô và nhà trường cần có khen thưởng, trợ cấp học bổng, trợ cấp cho HS/SV nghèo ngoan giỏi không đủ điều kiện học tập. Tóm lại, trên đây là những yếu tố then chốt, quan trọng nhất tác động trực tiếp lên động cơ học tập của HS/SV. 

2. 4. Vai trò của động cơ học tập đối với quá trình và kết quả học tập:

Động cơ học tập giúp HS duy trì hứng thú, ham muốn học hỏi, vượt qua trở ngại, đạt đến mục tiêu, tìm tòi cái mới. Chính động cơ học tập làm cho người học vượt qua được những thách thức, nghiệt ngã do sức khỏe, hoàn cảnh gia đình, đồng thời hình thành phẩm chất tốt đẹp trong HS/SV như tính trung thực, tự trọng, nhẫn nại, khiêm tốn, chịu khó, chăm chỉ, đoàn kết, tương trợ, thương người, tích cực. 

III.  Trách nhiệm của thầy cô về động cơ học tập:

Là người được giao phó công việc giảng day HS/SV, thầy cô có trách nhiệm với HS/SV, cha mẹ HS/SV, nhà trường và xã hội- đó là làm sao cho HS/SV tiến bộ, cha mẹ HS/SV an tâm, tin tưởng khi gửi con đến trường, hoàn thành nhiệm vụ với ngành giáo dục, và tạo ra nguồn nhân lực có chất lượng cao để đáp ứng nhu cầu của xã hội. Trong đó trách nhiệm truyền giảng cho HS/SV tiến bộ là cốt lõi, nó quyết định ba trách nhiệm còn lại. Thầy cô được giao trách nhiệm truyền bá, rèn luyện kiến thức và nhân cách cho HS/SV trên cơ sở nội dung, kiến thức trong sách giáo khoa, giáo trình và chính phẩm chất, đạo đức cá nhân mình.Bản thân thầy cô phải rèn luyện để có được những đức tính, phẩm chất tốt đẹp của một nhà giáo, đó là tình thương yêu, lòng cảm thông, tính kiên nhẫn, lòng bao dung, tha thứ, tận tụy, tính khiêm tốn, rộng lượng và lòng tự trọng, luôn luôn rèn luyện hành vi đạo đức và hành vi tinh thần.Tự thiết lập những nguyên tắc đạo đức bắt buộc, luyện cách thức để chế ngự những suy nghĩ tiêu cực và cảm xúc có hại. Cần kiểm soát những tác nhân ức chế sự thông cảm và trau giồi những tác nhân dẫn đến sự thông cảm. Những ý nghĩ và tình cảm tiêu cực xui khiến ta hành động phi đạo đức. Khi thầy cô giận dữ, chúng ta đánh mất sự cảm thông, thương mến, rộng lượng, khoan dung, và kiên nhẫn. Phải nuôi dưỡng thói quen tự giữ kỷ luật tinh thần bởi vì những phẩm chất tinh thần dẫn đến sự cảm thông kéo theo hành vi đạo đức tích cực. Để đạt được mục đích yêu cầu của trách nhiệm, thầy cô phải nhuần nhuyễn chuyên môn, dùng phương pháp sư phạm đúng bộ môn, biết khen thưởng HS/SV đúng lúc, đúng thực chất nhằm tạo cảm hứng, an tâm, tin tưởng, thích thú hâm nóng động cơ học tập cho các em giúp các em tự nuôi dưỡng động cơ học tập. ----------------------------------

Bản tóm tắt (Summary):

Động cơ học tập là một nội lực được hình thành trong bản thân người học, nó là kết tinh của tác động giáo dưỡng- giáo dục lâu dài một con người. Muốn tạo cho HS/SV một động cơ học tập tốt thì:
  • Mỗi thầy cô phải hoàn chỉnh bản thân: Yêu nghề và chuyên môn vững, có đức độ phẩm chất tốt như có tình thương, cảm thông, uy tín, tận tụy, tha thứ, kiên nhẫn, rộng lượng; có thói quen tốt như ngăn nắp, trật tự, sạch sẽ, gọn gàng; giảng dạy đúng phương pháp bộ môn;
  • Nội dung chương trình, tài liệu, sách giáo khoa chuẩn- hiện đại;
  • Phương tiện học tập, môi trường giáo dục thích hợp.
  • Cấp học bổng, trợ giúp HS/SV nghèo ngoan giỏi thiếu điều kiện học tập
Tất cả, sẽ kích thích, tạo hưng phấn, ham thích, tự hào, nỗ lực và các đức tính tốt khác sẽ tạo nên động cơ học tập đúng đắn và ý chí quật cường trong HS/SV./.  

Từ khóa:


Hành vi (act): Là một động tác đơn giản mà một người làm (Act:- Do sth/ take the part of (Oxford Dictionary)- Single thing somebody does (Mac Millan Dictionary);
Hành động (action): Những hành vi một người làm trong một thời gian (action:- Process of doing something (Mac Millan D.)- Process of doing things (Oxford D.).
Hoạt động (activity): Những sự việc do một người làm dài lâu, không tính thời gian và không gian (activity:- Things to be done (Oxford D.)- Things that people do (Mac Millan D.).
Cử chỉ (gesture): Là chuyển động chân tay để biểu lộ cảm xúc (Gesture:-Movement of the hand or head to show feelings (Oxford D.)- A movement that communicates a feeling or instruction (Mac Millan D.).
Thái độ (attitude, manner): Hành vi và cử chỉ nói lên thái độ:- Way of feeling, thinking; way of placing or holding the body (Oxford D.)- Someone`s opinions or feelings about sth, sb (MacMillan D.)
Cách cư xử (behavior): Way of behaving, treatment shown towards others (Oxford D.)- The way that someone behaves (Mac Millan D.)
Động cơ học tập: Motivation of learning & studying
Ý chí (will): Khả năng tự xác định mục đích cho hành động và hướng hoạt động. (Will:- Mental power by which a person can direct his thoughts and actions (Oxford D.)- An ability to make decisions and take actions (MacMillan D.).