Nêu đặc điểm có ở các đại diện của bộ ăn thịt

- Đặc điểm:

  • Thú nhỏ có mõm kéo dài thành vòi ngắn.
  • Bộ răng thích nghi với chế độ ăn sâu bọ, gồm những răng nhọn, răng hàm cũng có 3, 4 mấu nhọn.
  • Thị giác kém phát triển, song khứu giác rất phát triển, đặc biệt có những lông xúc giác dài ở trên mõm, thích nghi với cách thức đào bới tìm mồi.

- Đại diện: chuột chù, chuột chũi

- Đặc điểm:

  • Bộ thú có số lượng loài lớn nhất.
  • Có bộ răng thích nghi với chế độ gặm nhấm: thiếu răng nanh, răng cửa rất sắc và cách răng hàm 1 khoảng trống gọi là khoảng trống hàm

Bộ răng gặm nhấm

- Đại diện: Chuột đồng

- Có tập tính đào hang chủ yếu bằng răng cửa, ăn tạp, sống bầy đàn

- Có đuôi dài, xù giúp con vật giữ thăng bằng khi chuyền cành, đi ăn theo đàn hàng chục con, ăn quả, hạt

- Một số đại diện khác của bộ gặm nhấm

- Đặc điểm: bộ thú có bộ răng thích nghi với chế độ ăn thịt:

  • Răng cửa ngắn, sắc để róc xương
  • Răng nanh lớn, dài, nhọn để xé mồi
  • Răng hàm có nhiều mấu dẹp sắc để nghiền mồi
  • Các ngón chân có vuốt cong, dưới có đệm thịt dày  bước đi rất êm.
  • Khi di chuyển các ngón chân tiếp xúc với đất  con mồi chạy rất nhanh
  • Khi bắt mồi các vuốt sắc nhọn giương ra khỏi đệm thịt cào xé con mồi.

- Hổ, báo: săn mồi đơn độc bằng cách rình mồi và vồ mồi

- Sói: săn mồi theo bầy đàn bằng cách đuổi mồi

- Đại diện: mèo, hổ, báo, chó sói, gấu …

Đại diện bộ ăn thịt

B. Trả Lời Câu Hỏi SGK

Dựa vào bộ răng hãy phân biệt ba bộ thú: Ăn sâu bọ, Gặm nhấm và Ăn thịt?

Hướng dẫn giải

Dựa vào bộ răng để phân biệt ba bộ thú:

  • Bộ ăn sâu bọ: Các răng đều nhọn.
  • Bộ gặm nhấm: Răng cửa lớn, có khoảng trống hàm.
  • Bộ ăn thịt: Răng nanh dài nhọn, răng hàm dẹp, bền và sắc.

Trình bày đặc điểm cấu tạo của chuột chũi thích nghi với đời sông đào hang trong đất?

Hướng dẫn giải

Đặc điểm cấu tạo của chuột chũi thích nghi với cuộc sống đào hang trong đất được thể hiện :

  • Có chi trước ngắn, bàn tay rộng và ngón tay to khỏe để đào hang.
  • Thị giác kém phát triển, nhưng khứu giác rất phát triển, đặc biệt có lông xúc giác dài ở trên mõm.

Nêu tập tính bắt mồi của những đại diện của ba bộ thú: Ăn sâu bọ, Gặm nhấm, Ăn thịt?

Hướng dẫn giải

Tập tính bắt mồi của các đại diện thuộc 3 bộ thú:

  • Bộ ăn Sâu bọ: có tập tính tìm mồi, con mồi thường là các động vật nhỏ, mồi sống.
  • Bộ Gặm nhấm: cũng có tập tính tìm mồi, con mồi thường là quả, hạt.
  • Bộ Ăn thịt: có tập tính rình mồi, vồ mồi hoặc đuổi mồi, con mồi còn sống.

Đặc điểm (hình 50.1): Thú nhỏ có mõm kéo dài thành vòi ngắn. Bộ răng thích nghi với chế độ ăn sâu bọ, gồm những răng nhọn, răng hàm cũng có 3,4 mấu nhọn

1. Bộ ăn sâu bọ

- Đặc điểm:

+ Thú nhỏ, có mõm kéo dài thành vòi ngắn.

+ Bộ răng thích nghi với chế độ ăn sâu bọ gồm những răng nhọn, răng hàm cũng có 3 – 4 mấu nhọn.

+ Thị giác kém phát triển, khứu giác phát triển, đặc biệt có những lông xúc giác dài ở trên mõm giúp thích nghi với cách thức đào bới tìm mồi.

- Đời sống: có tập tính đào hang, tìm mồi và sống đơn độc (trừ thời gian sinh sản và nuôi con).

- Đại diện: chuột chù, chuột chũi, ...

+ Chuột chù: có tập tính đào bới đất, đám lá rụng tìm sâu bọ và giun đất. Có tuyến mồ hôi hai bên sườn.

+ Chuột chũi: có tập tính đào hang trong đất tìm ấu trùng sâu bọ và giun đất. Có chi trước ngắn, bàn tay rộng và ngón tay to khỏe để đào hang.

2. Bộ gặm nhấm

- Đặc điểm:

+ Bộ thú có số lượng loài lớn nhất.

+ Có bộ răng thích nghi với chế độ gặm nhấm: thiếu răng nanh, răng cửa rất sắc và cách răng hàm một khoảng trống gọi là khoảng trống hàm.

- Đại diện: Chuột đồng, sóc, ...

- Một số đại diện khác của bộ gặm nhấm:

3. Bộ ăn thịt

- Đặc điểm:

* Bộ thú có bộ răng thích nghi với chế độ ăn thịt:

+ Răng cửa ngắn, sắc để róc xương.

+ Răng nanh lớn, dài, nhọn để xé mồi.

+ Răng hàm có nhiều mấu dẹp sắc để nghiền mồi.

+ Các ngón chân có vuốt cong, dưới có đệm thịt dày nên bước đi rất êm.

+ Khi di chuyển các ngón chân tiếp xúc với đất.

+ Khi bắt mồi các vuốt sắc nhọn giương ra khỏi đệm thịt cào xé con mồi.

- Cách bắt mồi

+ Hổ, báo, mèo (họ mèo) săn mồi đơn độc bằng cách rình mồi và vồ mồi.

+ Sói săn mồi theo bầy đàn bằng cách đuổi mồi.

- Đại diện: mèo, hổ, báo, chó sói, gấu, …

* Cấu tạo, đời sống và tập tính của một số đại diện thuộc bộ Ăn sâu bọ, bộ Gặm nhấm, bộ Ăn thịt

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Sinh lớp 7 - Xem ngay

Bài này nói về một bộ trong lớp động vật có vú. Xem thêm bài viết động vật ăn thịt.

Bộ Ăn Thịt (Carnivora) là bộ bao gồm các loài động vật có vú nhau thai chuyên ăn thịt. Các thành viên của bộ này được chính thức gọi là động vật ăn thịt, mặc dù một số loài là ăn tạp, như gấu mèo và gấu, và khá nhiều loài như gấu trúc là động vật chuyên ăn cỏ. Các thành viên của Bộ Ăn Thịt có cấu trúc hộp sọ đặc trưng, và hàm răng bao gồm răng nanh và răng hàm có khả năng xé thịt. Từ 'ăn thịt' có nguồn gốc từ tiếng Latin carō (carn-) "thịt" và vorāre "nuốt chửng", thuật ngữ này được dùng để chỉ về bất kỳ sinh vật ăn thịt nào. Bộ Ăn thịt là bộ lớn thứ năm trong Lớp Thú có vú, và là một trong những bộ thành công nhất; nó bao gồm ít nhất 279 loài sống trên mọi vùng đất liền và nhiều môi trường sống khác nhau, từ các vùng cực lạnh đến các vùng siêu khô cằn của sa mạc Sahara đến vùng đại dương.

Bộ Ăn thịtThời điểm hóa thạch: 42–0 triệu năm trước đây

TiềnЄ

Є

O

S

D

C

P

T

J

K

Pg

N

Giữa thế Eocen-thế Holocene[1]

Các loài thú ăn thịt, Phân bộ Dạng mèo bên trái và Phân bộ Dạng chó bên phải

Phân loại khoa họcGiới (regnum)AnimaliaNgành (phylum)ChordataLớp (class)MammaliaBộ (ordo)Carnivora
Bowdich, 1821[2]Các phân bộ

  • Caniformia (Dạng chó)
  • Feliformia (Dạng mèo)

Một con chó đang ăn thịt một con thỏ

Các loài trong bộ này có một loạt dạng cơ thể khác nhau với hình dáng và kích cỡ tương phản nhau. Loài nhỏ nhất là triết bụng trắng (Mustela nivalis) với chiều dài cơ thể khoảng 11 cm (4,3 in) và trọng lượng khoảng 25 g (0,88 oz). Loài lớn nhất là hải tượng phương nam (Mirounga leonina), với con đực trưởng thành nặng tới 5.000 kg (11.000 lb) và có kích thước lên tới 6,7 m (22 ft). Tất cả các loài thú ăn thịt đều có nguồn gốc từ một nhóm động vật có vú có quan hệ với loài tê tê ngày nay, đã xuất hiện ở Bắc Mỹ 6 triệu năm sau sự kiện tuyệt chủng Phấn Trắng-Cổ Cận.[3] Những tổ tiên đầu tiên của thú ăn thịt giống như những con chồn nhỏ hoặc những động vật có vú giống loài chồn genet, sinh sống về đêm dưới mặt rừng hoặc trên cây, vì các nhóm động vật có vú khác như Mesonychia và Creodonta đã chiếm giữ những hốc đá. Tuy nhiên, bắt đầu từ thế Miocen, hầu hết (nếu không phải tất cả) các họ thú ăn thịt đã đa dạng hóa và chiếm lĩnh hốc này.

Các hệ phân loại cũ chia bộ này ra làm hai phân bộ, là Fissipedia (Chân ngón), bao gồm các họ của các động vật ăn thịt chủ yếu trên đất liền, và phân bộ Pinnipedia (Chân màng và Chân vây) bao gồm hải cẩu, sư tử biển và voi biển. Với các dữ liệu sinh học phân tử mới về quan hệ di truyền, hiện nay Bộ Ăn Thịt được chia làm 2 phân bộ: Phân bộ Dạng mèo (Feliformia), và Phân bộ Dạng chó (Caniformia) gồm cả các loài thuộc Phân bộ Chân màng (Pinnipedia). Các nghiên cứu phân tử gần đây cho rằng các loài sinh vật đặc hữu của Bộ Ăn Thịt ở Madagascar, bao gồm ba chi thuộc họ Viverridae và bốn chi cầy mangut thuộc Họ Herpestidae, tất cả đều là hậu duệ của một tổ tiên chung, và tạo thành một đơn vị phân loại duy nhất có quan hệ chị em với Họ Herpestidae. Đơn vị phân loại này hiện tại tách ra thành Họ Eupleridae (Họ Cầy Madagascar).

  • Bộ Ăn thịt (Carnivora)
    • Phân bộ Dạng mèo (Feliformia):
      • Họ † Nimravidae: những con thú giả răng kiếm, 5-36 Mya
      • Họ † Stenoplesictidae:
      • Họ † Percrocutidae:
      • Họ Nandiniidae: Cầy cọ châu Phi
      • Siêu họ Feloidea
        • Họ Prionodontidae: Cầy linsang châu Á; 2 loài trong 1 chi
        • Họ † Barbourofelidae: 6-18 Mya
        • Họ Felidae: mèo, hổ, sư tử, báo v.v. 41 loài trong 14 chi
      • Cận bộ Viverroidea
        • Họ Viverridae: Cầy hương và các loài cùng họ; 33 loài trong 14 chi
        • Siêu họ Herpestoidea
          • Họ Hyaenidae: Linh cẩu và sói đất; 4 loài trong 4 chi
          • Họ Eupleridae: Cầy Madagascar; 9 loài trong 7 chi
          • Họ Herpestidae: cầy lỏn, cầy mangut, meerkat và các loài cùng họ; 34 loài trong 14 chi
    • Phân bộ Dạng chó (Caniformia):
      • Họ † Amphicyonidae: 9-37 Mya
      • Họ Canidae: Chó, sói, cáo và các loài cùng họ; 37 loài trong 10 chi
      • Cận bộ Arctoidea
        • Siêu họ Ursoidea
          • Họ † Hemicyonidae: 2-22 Mya
          • Họ Ursidae: gấu và gấu trúc; 8 loài trong 5 chi
        • Siêu họ Pinnipedia (Phocoidea)
          • Họ † Enaliarctidae: 23-20 Mya
          • Họ Phocidae: Voi biển và hải cẩu; 19 loài trong 9 chi
          • Họ Otariidae: Sư tử biển, hải cẩu lông; 14 loài trong 7 chi
          • Họ Odobenidae: Hải mã
        • Siêu họ Musteloidea
          • Họ Ailuridae: Gấu trúc đỏ
          • Họ Mephitidae: Chồn hôi; 10 loài trong 4 chi
          • Họ Procyonidae: Gấu mèo; 14 loài trong 6 chi
          • Họ Mustelidae: Chồn, chồn sương (chồn furô), lửng, và rái cá; 56 loài trong 22 chi
    • Phân bộ †Miacoidea
          • Họ †Miacidae
          • Họ †Viverravidae
   Carnivora   
Feliformia

Nimravidae†

Stenoplesictidae†

Percrocutidae†

Nandiniidae

   Feloidea   

Prionodontidae

Barbourofelidae†

Felidae

   Viverroidea   

Viverridae

   Herpestoidea   

Hyaenidae

Herpestidae

Eupleridae

   Caniformia   

Amphicyonidae†

Canidae

   Arctoidea   
   Ursoidea   

Hemicyonidae†

Ursidae

Pinnipedia

Enaliarctidae†

   

Phocidae

   

Otariidae

Odobenidae

   Musteloidea   
   

Ailuridae

   

Mephitidae

   

Procyonidae

Mustelidae

  1. ^ Heinrich, R.E.; Strait, S.G.; Houde, P. (tháng 1 năm 2008). “Earliest Eocene Miacidae (Mammalia: Carnivora) from northwestern Wyoming”. Journal of Paleontology. 82 (1): 154–162. doi:10.1666/05-118.1. s2cid: 35030667
  2. ^ Bowditch, T. E. 1821. An analysis of the natural classifications of Mammalia for the use of students and travelers J. Smith Paris. 115. (refer pages 24, 33)
  3. ^ “Earliest known carnivoran auditory bulla and support for a recent origin of crown-clade carnivora (Eutheria, Mammalia)” (PDF). Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 24 tháng 5 năm 2011.

Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Bộ Ăn thịt.
  • Bộ Ăn thịt tại trang Trung tâm Thông tin Công nghệ sinh học quốc gia Hoa Kỳ (NCBI).
  • Bộ Ăn thịt 180539 tại Hệ thống Thông tin Phân loại Tích hợp (ITIS).
  • Bộ Ăn thịt tại Encyclopedia of Life

Bài viết này cần thêm chú thích nguồn gốc để kiểm chứng thông tin. Mời bạn giúp hoàn thiện bài viết này bằng cách bổ sung chú thích tới các nguồn đáng tin cậy. Các nội dung không có nguồn có thể bị nghi ngờ và xóa bỏ.

Lấy từ “//vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Bộ_Ăn_thịt&oldid=68616034”

Video liên quan

Chủ đề