Ngành Sinh học Đại học Quốc gia Hà Nội

Đại học Quốc gia Hà Nội
Trường Đại học Khoa học Tự nhiên
Ngành Sinh học Đại học Quốc gia Hà Nội
Địa chỉ
Ngành Sinh học Đại học Quốc gia Hà Nội

334 Nguyễn Trãi, phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân

,

Hà Nội

,

Việt Nam

Thông tin
Tên cũTrường Đại học Đông Dương
Trường Đại học Khoa học
Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội
LoạiĐại học công lập
Thành lập1993
Hiệu trưởngPGS. TSKH. Vũ Hoàng Linh
Nhân viên682
Giảng viên430 [1]
Số học sinhtrên 10.000 sinh viên[2]
Websitewww.hus.vnu.edu.vn
Thông tin khác
Viết tắtVNU Hanoi-US
Thành viên củaĐại học Quốc gia Hà Nội
Thành viênTrường Trung học phổ thông chuyên Khoa học Tự nhiên
Tổ chức và quản lý
Phó hiệu trưởngPGS. TS. Ngạc An Bang
GS. TS. Lê Thanh Sơn
PGS.TS. Trần Quốc Bình

Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội (tiếng Anh: VNU Hanoi-University of Science; viết tắt: VNU Hanoi-US hoặc US)[3] là một trong những trường đại học thành viên của Đại học Quốc gia Hà Nội; là đơn vị trọng điểm, đầu ngành của Việt Nam về đào tạo, nghiên cứu khoa học cơ bản và khoa học công nghệ, mang tính ứng dụng cao (trong các lĩnh vực Toán học, Toán cơ, Toán - Tin ứng dụng, Máy tính và Khoa học thông tin, Khoa học dữ liệu, Vật lý học, Kỹ thuật điện tử tin học, Khoa học vật liệu, Công nghệ hạt nhân; Hóa học, Công nghệ kỹ thuật hóa học, Hóa dược; Sinh học, Công nghệ sinh học; Địa lý tự nhiên, Quản lý đất đai; Khoa học thông tin địa không gian; Quản lý phát triển đô thị và bất động sản; Địa chất học, Kỹ thuật địa chất, Quản lý tài nguyên và môi trường; Khoa học môi trường, Khoa học đất, Công nghệ kỹ thuật môi trường; Khí tượng học, Thủy văn học, Hải dương học).

Năm 2017, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên là trường đại học đầu tiên của Việt Nam được kiểm định và đạt chuẩn chất lượng giáo dục theo bộ tiêu chuẩn của Mạng lưới các trường đại học Đông Nam Á (AUN-QA).

Trường hiện có 3 khuôn viên tại Thủ đô Hà Nội, trong đó khuôn viên chính tọa lạc tại số 334 đường Nguyễn Trãi, phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân. Hai khuôn viên khác tại số 19 phố Lê Thánh Tông, phường Phan Chu Trinh, quận Hoàn Kiếm và 182 phố Lương Thế Vinh, phường Thanh Xuân Bắc, quận Thanh Xuân. Đặc biệt, khuôn viên 19 Lê Thánh Tông là cơ sở của Trường Đại học Đông Dương được thành lập năm 1906, một di sản kiến trúc quý giá do kiến trúc sư nổi tiếng người Pháp Ernest Hébrard thiết kế, được xây dựng từ thời Pháp thuộc, mang phong cách kiến trúc thuần Pháp tân cổ điển. Cụm công trình này là một di tích văn hoá có giá trị lịch sử quan trọng và giá trị kiến trúc trường học thuộc loại quý hiếm trong kho tàng kiến trúc cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20 ở Việt Nam.

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Ngành Sinh học Đại học Quốc gia Hà Nội
Đại học Đông Dương vào thập niên 1950.

Các mốc lịch sử:[sửa | sửa mã nguồn]

  • Năm 1904: Trường Đại học Đông Dương.
  • Năm 1946: Trường Đại học Khoa học.
  • Năm 1956: Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội thành lập theo Quyết định số 2183/CP ngày 04/6/1956 của Thủ tướng Chính phủ. Thời gian đầu, Trường có 3 khoa chuyên ngành: Toán - Lý, Hóa - Vạn, Văn - Sử.
  • Năm 1993: Đại học Quốc gia Hà Nội thành lập theo Nghị định số 97/CP ngày 10/12/1993 của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở sáp nhập 3 trường: Đại học Tổng hợp Hà Nội, Đại học Sư phạm Hà Nội và Đại học Sư phạm Ngoại ngữ.
  • Năm 1995: Từ tháng 9/1995, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên chính thức đi vào hoạt động với tư cách là một trường đại học thành viên của ĐHQGHN.
  • Năm 1999: Khoa Công nghệ Thông tin, Khoa Công nghệ Điện tử Viễn thông, Viện Đào tạo Công nghệ thông tin (nay là Viện Điện tử - Tin học) được tách ra khỏi Trường ĐHKHTN để tổ chức lại thành Khoa Công nghệ trực thuộc ĐHQGHN. Trung tâm nghiên cứu Vi sinh ứng dụng và Trung tâm nghiên cứu nấm ăn cũng được tổ chức lại thành Trung tâm Công nghệ Sinh học trực thuộc ĐHQGHN. Trung tâm nghiên cứu tài nguyên môi trường thuộc Khoa Sinh học cũng được tách ra thành đơn vị trực thuộc ĐHQGHN.[1]

Hiệu trưởng qua các thời kì[sửa | sửa mã nguồn]

Đại học Tổng hợp[sửa | sửa mã nguồn]

  • Giai đoạn 1956 - 1981: Hiệu trưởng: GS. Ngụy Như KonTum
  • Giai đoạn 1981 - 1988: Hiệu trưởng: GS. Phan Hữu Dật
  • Giai đoạn 1988 - 1992: Hiệu trưởng: PGS.TSKH. Nguyễn An
  • Giai đoạn 1992 - 1995: Hiệu trưởng: GS.TSKH. Đào Trọng Thi

Đại học Khoa học Tự nhiên[sửa | sửa mã nguồn]

  • Giai đoạn 1995 - 1997:

Hiệu trưởng: GS.TSKH. Đào Trọng Thi

Các Phó Hiệu trưởng: GS.TSKH. Nguyễn Cẩn, GS.TSKH. Nguyễn Văn Mậu, GS.TS. Mai Trọng Nhuận (từ 1996), PGS. Nguyễn Hữu Xý.

  • Giai đoạn 1997 - 2003:

Hiệu trưởng: GS.TSKH. Nguyễn Văn Mậu

Các Phó Hiệu trưởng: GS.TS. Mai Trọng Nhuận (1998 - 2001), PGS.TS. Bùi Duy Cam (từ 2003), PGS.TS. Nguyễn Ngọc Long, PGS.TS. Trần Huy Hổ

  • Giai đoạn 2003 - 2008:

Hiệu trưởng: GS.TSKH. Nguyễn Văn Mậu

Các Phó Hiệu trưởng: GS.TS. Trần Nghi, PGS.TS. Bùi Duy Cam, PGS.TS. Vũ Đức Minh

  • Giai đoạn 2008 - 2013:

Hiệu trưởng: PGS.TS. Bùi Duy Cam

Các Phó Hiệu trưởng: GS.TS. Nguyễn Hữu Dư, GS.TSKH. Nguyễn Hoàng Lương, PGS.TS. Nguyễn Văn Nội, GS.TS. Phan Tuấn Nghĩa (từ 8/2013)

  • Giai đoạn 2014 - 2020:

Hiệu trưởng: GS.TS. Nguyễn Văn Nội

Các Phó Hiệu trưởng: GS.TS. Phan Tuấn Nghĩa, PGS.TSKH. Vũ Hoàng Linh, PGS.TS. Nguyễn Tiền Giang.

  • Giai đoạn 05/2020 - nay:

Hiệu trưởng: PGS.TSKH. Vũ Hoàng Linh[4]

Các Phó hiệu trưởng: GS.TS. Lê Thanh Sơn, PGS.TS. Ngạc An Bang, PGS.TS. Trần Quốc Bình.

Cơ sở[sửa | sửa mã nguồn]

Ngành Sinh học Đại học Quốc gia Hà Nội
Sảnh chính toà nhà tại cơ sở 19 Lê Thánh Tông, Hà Nội.

Trường hiện có 3 khuôn viên tại Thủ đô Hà Nội, trong đó:

  • Khuôn viên chính tọa lạc tại 334 đường Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, Hà Nội.
  • 19 Lê Thánh Tông, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.
  • 182 Lương Thế Vinh, quận Thanh Xuân, Hà Nội.

Đặc biệt, khuôn viên 19 Lê Thánh Tông là cơ sở của Viện Đại học Đông Dương được thành lập năm 1906, một di sản kiến trúc quý giá do kiến trúc sư nổi tiếng người Pháp Ernest Hébrard thiết kế, được xây dựng từ thời Pháp thuộc, mang phong cách kiến trúc thuần Pháp tân cổ điển. Cụm công trình này là một di tích văn hoá có giá trị lịch sử quan trọng và giá trị kiến trúc trường học thuộc loại quý hiếm trong kho tàng kiến trúc cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20 ở Việt Nam.

Chất lượng đào tạo[sửa | sửa mã nguồn]

Kiểm định chất lượng[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 2017, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên là trường đại học đầu tiên của Việt Nam được kiểm định và đạt chuẩn chất lượng giáo dục theo bộ tiêu chuẩn của Mạng lưới các trường đại học Đông Nam Á (AUN-QA).[5]

Quy mô hoạt động và đội ngũ nhân sự[sửa | sửa mã nguồn]

Quy mô hoạt động[sửa | sửa mã nguồn]

Hiện nay, Trường ĐHKHTN có:

  • 11 Phòng/Ban/Trung tâm thuộc khối Hành chính
  • 8 Khoa (Toán - Cơ - Tin học, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Địa chất, Địa lý, Khí tượng - Thủy văn - Hải dương học, Môi trường)
  • 1 Trường THPT chuyên Khoa học Tự nhiên
  • 7 trung tâm nghiên cứu
  • 1 Phòng thí nghiệm trọng điểm cấp nhà nước
  • 5 Phòng thí nghiệm trọng điểm cấp ĐHQGHN
  • 1 công ty TNHH trực thuộc Trường.

Trường có 100 phòng thí nghiệm (PTN) và phòng máy phục vụ giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học, trong đó: 85 PTN, 01 PTN trọng điểm cấp quốc gia, 05 PTN trọng điểm cấp ĐHQGHN và 04 nhóm: PTN Thực hành cơ sở, PTN Chuyên đề, PTN Mục tiêu và PTN Trọng điểm. Một số phòng thí nghiệm được trang bị máy móc hiện đại, tương đồng với các phòng thí nghiệm hiện đại của khu vực và thế giới.

Đội ngũ cán bộ[sửa | sửa mã nguồn]

Trường đã xây dựng được đội ngũ cán bộ tâm huyết, trình độ cao. Tỷ lệ giảng viên có chức danh giáo sư, phó giáo sư và học vị tiến sĩ trên tổng số giảng viên cơ hữu của Trường thuộc loại cao nhất Việt Nam.

Trường hiện có: 334 giảng viên cơ hữu, 98,8% người có học vị từ thạc sĩ trở lên. Trong đó 38,6% là giáo sư, phó giáo sư; 94,1% tiến sĩ. Đặc biệt, Trường có 07 giảng viên cơ hữu là Giảng viên cao cấp, Nhà giáo Nhân dân.

Nhiều nhà giáo, giáo sư đã công tác ở Trường là các nhân vật lịch sử: GS. Lê Văn Thiêm, GS. Ngụy Như KonTum, GS. Hoàng Tụy,… GS. Ngụy Như KonTum là nhà khoa học vật lý, Hiệu trưởng đầu tiên của Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, là một trong những vị hiệu trưởng có uy tín và sức ảnh hưởng sâu sắc. GS. Lê Văn Thiêm và GS. Hoàng Tụy là hai nhà Toán học tiêu biểu của Việt Nam, tiên phong trong việc xây dựng ngành Toán học của Việt Nam. Riêng GS. Hoàng Tụy được coi là cha đẻ của lĩnh vực Tối ưu hóa toàn cục (Global Optimization) trong Toán học ứng dụng.

Đào tạo[sửa | sửa mã nguồn]

  • Tổng quan hoạt động đào tạo của Trường ĐHKHTN

Trên con đường xây dựng và phát triển, Trường ĐHKHTN đã tiên phong và có nhiều đóng góp tích cực trong việc nâng cao chất lượng đào tạo, hướng tới chuẩn mực quốc tế. Hiện có khoảng 10.000 học sinh, sinh viên, học viên cao học và nghiên cứu sinh là người Việt Nam và người nước ngoài đang học tập, nghiên cứu tại Trường. Trường ĐHKHTN là cơ sở đầu tiên của Việt Nam triển khai đào tạo học sinh trung học phổ thông chuyên, các chương trình đào tạo cử nhân khoa học tài năng, các bậc đào tạo thạc sĩ và tiến sĩ.

Trường chú trọng thực hiện hội nhập quốc tế về đào tạo, với việc triển khai nhiều chương trình tiên tiến, đạt chuẩn quốc tế bậc đại học và các chương trình đào tạo sau đại học với đối tác là các trường đại học có uy tín của thế giới.

  • Bậc đào tạo đại học

Mô hình đào tạo đại học của Trường ĐHKHTN là đào tạo chính quy tập trung với số lượng tuyển sinh hàng năm từ 1.400 đến hơn 1.500 sinh viên. Nhà trường luôn đặt mục tiêu nâng cao chất lượng đào tạo, đạt chuẩn quốc tế và đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của nhà tuyển dụng.

Ở bậc đào tạo đại học, có Chương trình đào tạo (CTĐT) chuẩn và CTĐT nhiệm vụ chiến lược.

CTĐT chuẩn bao gồm:

  • Toán học
  • Toán cơ
  • Toán - Tin
  • Máy tính và Khoa học thông tin
  • Vật lý học
  • Khoa học vật liệu
  • Công nghệ kỹ thuật hạt nhân
  • Hoá học
  • Công nghệ kỹ thuật hoá học
  • Sinh học
  • Công nghệ sinh học
  • Địa lí tự nhiên
  • Khoa học thông tin địa không gian
  • Quản lý đất đai
  • Khoa học môi trường
  • Khoa học đất
  • Công nghệ kỹ thuật môi trường
  • Khí tượng và khí hậu học
  • Hải dương học
  • Tài nguyên và môi trường nước
  • Địa chất học
  • Kỹ thuật địa chất
  • Quản lý tài nguyên thiên nhiên và môi trường

CTĐT nhiệm vụ chiến lược bao gồm: CTĐT Tiên tiến, CTĐT Tài năng, CTĐT Chất lượng cao và CTĐT Chuẩn quốc tế.

  • CTĐT tiên tiến: Hoá học, Khoa học môi trường.
  • CTĐT tài năng: Toán học, Vật lý học, Hoá học, Sinh học.
  • CTĐT chất lượng cao: Khí tượng, Thủy văn học, Hải dương học, Công nghệ kỹ thuật hóa học, Địa lý tự nhiên, Địa chất học, Công nghệ sinh học, Khoa học môi trường.
  • CTĐT chuẩn quốc tế: Vật lý học, Địa chất học, Sinh học.
  • CTĐT chất lượng cao đáp ứng Thông tư 23: Công nghệ kỹ thuật hóa học, Công nghệ sinh học, Hóa dược, Máy tính và Khoa học thông tin, Công nghệ kỹ thuật môi trường.

Trong đó, năm 2017 là năm đầu tiên Nhà trường tuyển sinh 02 chương trình đào tạo chất lượng cao đáp ứng Thông tư 23 và đạt kết quả tương đối tốt. Trường đã tuyển được 83 sinh viên / 80 chỉ tiêu cho 02 chương trình đào tạo: Chất lượng cao Công nghệ kỹ thuật hóa học và Chất lượng cao Công nghệ sinh học. Năm 2018, Trường tiếp tục tuyển sinh cho 02 chương trình đào tạo chất lượng cao mới đáp ứng Thông tư 23 là: Chất lượng cao Hóa dược và Chất lượng cao Máy tính và Khoa học thông tin.

Một trong những đặc sắc nhất của đào tạo Trường ĐHKHTN là tiên phong đào tạo cử nhân khoa học tài năng (ĐTCNKHTN). Hệ đào tạo này đã khởi đầu một trào lưu giáo dục mới về đào tạo sinh viên trình độ cao trong khắp cả nước vào cuối những năm 1990 và đầu thập kỷ 2000-2010.

Hệ ĐTCNKHTN đặt 3 mục tiêu: xây dựng một mô hình đào tạo tài năng trẻ tuổi mới ở Việt Nam, tạo bước đột phá tiếp cận chất lượng quốc tế; thu hút những học sinh năng khiếu, xuất sắc theo học các ngành khoa học cơ bản; cung cấp cán bộ khoa học cơ bản kế cận, bổ sung cho ĐHQGHN và các trường đại học, viện nghiên cứu lớn khác. Hệ áp dụng công nghệ giảng dạy, học tập tiên tiến, chương trình ĐTCNKHTN thiết kế cho những sinh viên xuất sắc, tiếp cận và đáp ứng phù hợp 80% các môn học trong chương trình đào tạo của các trường đại học tiên tiến, trong nhóm 100 trường đại học xếp hạng cao nhất thế giới.

Một số nhà khoa học nổi tiếng thế giới, từng đạt giải Nobel đã đến thăm, gặp gỡ, trao đổi với sinh viên các khóa CNKHTN của Trường ĐHKHTN như: GS. James W. Cronin (Giải Nobel năm 1980), GS. Klaus Von Klitzing (Nobel 1985), GS. Norman Ramsay (Nobel 1989), GS. Jerome Friedman (Nobel 1990), GS. Gerard 't Hooft (Nobel 1999), GS. Kurt Wüthrich (Nobel 2002). Ngoài ra, Hệ thường xuyên tổ chức các bài giảng đại chúng, mời các giáo sư đầu ngành giới thiệu về những hướng nghiên cứu và thành tựu mới trong KH&CN cho sinh viên.

Với trình độ ngang tầm quốc tế, nhiều cựu sinh viên được công nhận kết quả học tập và nhận học bổng và tài trợ để làm tiến sĩ, sau tiến sĩ ở nước ngoài. Cộng với sự giới thiệu của lãnh đạo, giảng viên Trường, cựu sinh viên Hệ đã giành được học bổng sau đại học tại các trường danh tiếng trên thế giới, như: ĐH Harvard, ĐH Stanford, ĐH Princeton, Học viện Công nghệ Massachusett, Học viện Công nghệ California, ĐH Cambridge, ĐH Oxford (Anh), ĐH Tokyo, ĐH Công nghệ Nanyang (Singapore), ĐH Melbourne, ĐH New South Wales,...

  • Bậc đào tạo sau đại học

Khung chương trình đào tạo sau đại học bao gồm 16 ngành học và các chuyên ngành như sau:

STT Tên Ngành học Tên chuyên ngành
1 Ngành Toán học Cơ sở toán cho tin học
Cơ học chất lỏng
Cơ học vật rắn
Đại số và lý thuyết số
Toán giải tích
Toán ứng dụng
Hình học và topo
Lý thuyết xác suất và thống kê
Phương pháp toán sơ cấp
2 Ngành Vật lý Quang học
Vật lý chất rắn
Vật lý địa cầu
Vật lý lý thuyết và vật lý toán
Vật lý nguyên tử
Vật lý nhiệt
Vật lý vô tuyến và điện tử
3 Ngành Hóa học Hóa dầu
Hóa hữu cơ
Hóa lý thuyết và Hóa lý
Hóa môi trường
Hóa phân tích
Hóa vô cơ
Kỹ thuật hóa học
4 Ngành Sinh học Động vật học
Di truyền học
Sinh thái học
Sinh học thực nghiệm
Thực vật học
Thủy sinh vật học
Vi sinh vật học
5 Ngành Địa lý Địa lý tự nhiên
Địa lý học
Địa mạo và cổ địa lý
Bản đồ viễn thám và hệ thống tin địa lý
6 Ngành Quản lý tài nguyên và môi trường Quản lý tài nguyên và môi trường
7 Ngành Quản lý đất đai Quản lý đất đai
8 Ngành Địa chất Địa chất môi trường
Địa chất học
Khoáng vật học và địa hóa học
9 Ngành Khí tượng và khí hậu học Khí tượng và khí hậu học
10 Ngành Thủy văn Thủy văn học
11 Ngành Hải dương Hải dương học
12 Ngành Môi trường Khoa học môi trường
Môi trường và phát triển bên vững
Kỹ thuật môi trường
Khoa học đất
  • Trường THPT Chuyên Khoa học Tự nhiên

Trường THPT Chuyên Khoa học Tự nhiên thuộc Trường ĐHKHTN luôn giữ được truyền thống về ươm mầm tài năng và chất lượng đào tạo xuất sắc, là đơn vị dẫn đầu cả nước về số lượng học sinh đại diện Việt Nam tham gia và đạt giải cao tại các kỳ thi Olympic, các kỳ thi khoa học kỹ thuật khu vực và quốc tế.

Trường đã trải qua 52 năm xây dựng, ban đầu chỉ là 1 lớp chuyên Toán có 18 học sinh từ năm 1965, nay phát triển thành 5 khối chuyên và hơn 1.600 học sinh. Từ khi thành lập tới nay, Trường đã giành được 184 Huy chương Olympic quốc tế, trong đó có 50 Huy chương Vàng.

Hiện nay, Trường là một trong những đơn vị giàu thành tích nhất cả nước về đào tạo học sinh năng khiếu các môn Toán và Khoa học tự nhiên. Trong năm học 2017- 2018, học sinh của Trường đã đạt được 8/23 tổng số huy chương Olympic quốc tế của cả nước. Ngoài thành tích thi Olympic quốc tế, học sinh của Trường còn giành nhiều Huy chương tại các cuộc thi quốc tế, khu vực và quốc gia.

Cựu học sinh Trường THPT Chuyên Khoa học Tự nhiên nổi tiếng trên thế giới là GS.TS. Ngô Bảo Châu. Ông là người Việt Nam đầu tiên giành được Huy chương Fields. Tính đến năm 2010, ông là nhà khoa học trẻ nhất Việt Nam được Hội đồng Chức danh Giáo sư Nhà nước Việt Nam phong học hàm giáo sư.

  • Trường Trung học phổ thông chuyên Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội.

Chương trình đào tạo liên kết, trao đổi quốc tế[sửa | sửa mã nguồn]

  • Các CTĐT liên kết, trao đổi quốc tế tập trung vào lĩnh vực hợp tác nghiên cứu, đào tạo và trao đổi sinh viên, cán bộ được diễn ra thường niên. Ngoài ra, Trường đã xây dựng một số CTĐT đại học và sau đại học đạt trình độ quốc tế, nhờ liên kết với các đối tác là các trường đại học danh tiếng trên thế giới. - CTĐT tiên tiến ngành Hóa học (Xây dựng từ chương trình gốc của University of Illinois at Urbana-Champaign, Illinois, Mỹ) - CTĐT tiên tiến ngành Khoa học Môi trường (Xây dựng từ chương trình gốc của Indiana University, Bloomington, Indiana, Mỹ) - CTĐT tiến tiến ngành Vật lý (Xây dựng từ chương trình gốc của Brown University, Providence, Rhode Island, Mỹ) - CTĐT tiên tiến ngành Sinh học (Xây dựng từ chương trình gốc của Tufts University, Medford, Massachusetts, Mỹ) - CTĐT tiên tiến ngành Địa chất (Xây dựng từ chương trình gốc của University of Illinois at Urbana-Champaign, Illinois, Mỹ) - Đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ hợp tác với Đại học Greifswald của Đức - Đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ chuyên ngành Khoa học và công nghệ nano hợp tác hợp tác với Viện Khoa học và Công nghệ tiên tiến Nhật Bản (JAIST) của Nhật Bản - Đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ chuyên ngành Khoa học và công nghệ môi trường hợp tác với Viện GIST của Hàn Quốc - Đào tạo thạc sĩ chuyên ngành Quản lý chất thải và xử lý vùng ô nhiễm hợp tác với Đại học Kỹ thuật Dresden của Đức - Đào tạo thạc sĩ chuyên ngành Hóa vật liệu hữu cơ hợp tác với Đại học Toulon (Pháp) - Đào tạo thạc sĩ chuyên ngành Công nghệ hạt nhân và Vật lý hạt hợp tác với Đại học Bordeaux (Pháp) - Đào tạo thạc sĩ chuyên ngành Địa chính hợp tác với Viện ITC của Hà Lan; Đào tạo cử nhân ngành Hoá học hợp tác với Đại học Toulon của Pháp, do phía Pháp cấp bằng

Khoa học Công nghệ[sửa | sửa mã nguồn]

  • Công bố khoa học

Kế thừa truyền thống từ Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, Trường ĐHKHTN luôn là một trong những trung tâm nghiên cứu hàng đầu Việt Nam về các ngành khoa học tự nhiên. Trường là một trong số những đơn vị dẫn đầu cả nước về công bố khoa học, đặc biệt là công bố trên các tạp chí khoa học quốc tế có uy tín thuộc các danh mục ISI và SCOPUS. Trong giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2016, các nhà khoa học của Trường đã công bố khoảng 4500 bài báo và báo cáo khoa học, trong đó có hơn 1300 bài báo trên các tạp chí thuộc danh mục ISI/SCOPUS. Năm 2016, số lượng công bố ISI/SCOPUS của các cán bộ của Trường đã vượt mức 300 bài/năm, đạt tỷ lệ trung bình 0,55 bài/cán bộ khoa học. Một số công trình khoa học với sự tham gia của các nhà khoa học của Trường đã được đăng trên tạp chí Nature (là một trong những tạp chí khoa học hàng đầu thế giới). Trong đó công trình “Groundwater arsenic concentrations in Vietnam controlled by sediment age” đăng trên tạp chí Nature Geoscience năm 2012 được bình chọn là một trong số 10 sự kiện KH&CN nổi bật của Việt Nam năm 2013.

  • Giải thưởng về khoa học công nghệ

Trường ĐHKHTN có nhiều tập thể và cá nhân được nhận giải thưởng danh giá về Khoa học và Công nghệ (KH&CN). Từ năm 2014 đến năm 2016, các nhà khoa học của Trường đã được nhận:

- Giải thưởng Nhà nước về KH&CN 2016 cho cụm công trình “Nghiên cứu cơ bản và định hướng ứng dụng các vật liệu từ liên kim loại đất hiếm - kim loại chuyển tiếp” của nhóm nghiên cứu do GS.TSKH. Thân Đức Hiền đứng đầu.

- 02 Giải thưởng Tạ Quang Bửu – giải thưởng danh giá nhất cho công trình nghiên cứu cơ bản của Việt Nam được trao tặng cho GS.TSKH. Nguyễn Hữu Việt Hưng với công trình “The homomorphisms between the Dickson-Mùi algebras as modules over the Steenrod algebra” năm 2014 và PGS.TS. Nguyễn Ngọc Minh với công trình “Release of potassium accompanying the dissolution of rice straw phytolith” năm 2016.

- Giải thưởng L'Oréal - For Women in Science, National Award năm 2015 cho TS. Phạm Thị Kim Trang với cụm công trình “Ô nhiễm thạch tín trong nước ngầm tại Đồng bằng sông Hồng”.

- Giải thưởng Khoa học và công nghệ ĐHQGHN giai đoạn 2011-2015 cho nhóm nghiên cứu của GS.TS. Phạm Hùng Việt với cụm công trình “Phát triển và ứng dụng các hệ thiết bị điện di mao quản trong phân tích, quan trắc môi trường nước tại Việt Nam”.

Cac nhóm nghiên cứu mạnh

Các hướng nghiên cứu trọng tâm của Trường được triển khai bởi các nhóm nghiên cứu mạnh. Đến tháng 12/2017, Trường có 10 nhóm nghiên cứu mạnh cấp ĐHQGHN:

STT Tên nhóm nghiên cứu Trưởng nhóm
1. Phương pháp lý thuyết trường lượng tử GS.TS. Nguyễn Quang Báu
2. Công nghệ Hóa học và Năng lượng sạch GS.TSKH. Lưu Văn Bôi
3. Khoa học Vật liệu Tính toán GS.TS. Bạch Thành Công
4. Hóa học phức chất và Hóa sinh vô cơ PGS.TS. Nguyễn Hùng Huy
5. Tôpô Đại số GS.TSKH. Nguyễn Hữu Việt Hưng
6. Công nghệ Enzyme và Protein GS.TS. Phan Tuấn Nghĩa
7. Vật liệu tiên tiến trong Bảo vệ môi trường và Phát triển xanh PGS.TS. Nguyễn Văn Nội
8. Mô hình hóa Khí hậu khu vực và

Biến đổi khí hậu

GS.TS. Phan Văn Tân
9. Khoa học Phân tích và ứng dụng trong môi trường, thực phẩm và y sinh GS.TS. Phạm Hùng Việt
10.  Sóng trong môi trường đàn hồi GS.TS. Phạm Chí Vĩnh
  • Các phòng thí nghiệm trọng điểm
STT Tên Phòng thí nghiệm Giám đốc Phòng thí nghiệm
Phòng thí nghiệm trọng điểm cấp Quốc gia
1. Phòng thí nghiệm Trọng điểm Công nghệ Enzym và Protein GS.TS. Phan Tuấn Nghĩa
Phòng thí nghiệm trọng điểm cấp Đại học Quốc gia Hà Nội
2. Phòng thí nghiệm Trọng điểm Khoa học Tính toán Đa tỉ lệ cho các hệ phức hợp PGS.TS. Nguyễn Thế Toàn

GS.TS. Paolo Carloni (CHLB Đức)

3. Phòng thí nghiệm Trọng điểm Phát triển Năng lượng Sinh học GS.TSKH. Lưu Văn Bôi

GS.TS. Yasuaki Maeda (Nhật Bản)

4. Phòng thí nghiệm Trọng điểm Vật liệu Tiên tiến ứng dụng trong Phát triển xanh GS.TS. Nguyễn Văn Nội
5. Phòng thí nghiệm Trọng điểm Công nghệ Phân tích phục vụ Kiểm định Môi trường và An toàn Thực phẩm GS.TS. Phạm Hùng Việt
6. Phòng thí nghiệm Trọng điểm Địa môi trường và Ứng phó Biến đổi Khí hậu GS.TS. Mai Trọng Nhuận
  • Định hướng phát triển KH&CN đến năm 2020

Chiến lược phát triển của Trường đến năm 2020 xác định 03 nhiệm vụ trọng tâm về KH&CN:

- Đẩy mạnh chất lượng nghiên cứu cơ bản, gắn kết nghiên cứu khoa học với đào tạo, phát triển các hướng nghiên cứu chuyên sâu, hình thành các trường phái khoa học, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo và đóng góp vào sự phát triển khoa học và công nghệ của đất nước, xứng đáng với vị thế đại học hàng đầu của Việt Nam về khoa học cơ bản.

- Phát triển một số lĩnh vực khoa học liên ngành: khoa học tính toán, khoa học vật liệu, năng lượng tái tạo, khoa học sự sống - công nghệ sinh học, khoa học - công nghệ môi trường, khoa học phân tích ứng dụng, khoa học về biến đổi khí hậu, khoa học - công nghệ biển. Tập trung giải quyết một số vấn đề về tăng trưởng xanh, phòng tránh và giảm thiểu tác động rủi ro do biến đổi khí hậu, cảnh báo và chủ động ứng phó với thiên tai và phát triển kinh tế biển.

- Tăng cường năng lực nghiên cứu ứng dụng, nâng cao hiệu quả ứng dụng kết quả nghiên cứu vào thực tiễn, đóng góp cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Hợp tác trong nước và quốc tế[sửa | sửa mã nguồn]

Hợp tác trong nước[sửa | sửa mã nguồn]

Trường Đại học Khoa học Tự nhiên luôn quan tâm và mong muốn tăng cường liên kết về khoa học và công nghệ, đào tạo với doanh nghiệp và địa phương.

Trường đã ký kết nhiều thỏa thuận hợp tác. Năm 2017, Trường ký hợp tác với Tập đoàn FPT, Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, Học viện Cảnh sát Nhân dân, Trung tâm Khí tượng và Thủy văn Quốc gia.

Trường đã triển khai các chương trình đào tạo và nghiên cứu khoa học với địa phương và doanh nghiệp:

- Nâng cao năng lực ứng dụng công nghệ trong Quản lý đất đai

- Nâng cao năng lực ứng dụng viễn thám trong quản lý tài nguyên và môi trường; quy hoạch lãnh thổ; quy hoạch đô thị

- Chương trình đào tạo thạc sĩ quản lý tài nguyên và môi trường định hướng ứng dụng

- Chương trình đào tạo thạc sĩ quản lý đất đai định hướng ứng dụng

- Đào tạo an toàn sinh học Phòng thí nghiệm

- Đào tạo các kỹ thuật sử dụng trong công nghệ sinh học hiện đại

- Phát triển vật liệu đa chức năng trên cơ sở biến tính tro bay tại các nhà máy nhiệt điện, ứng dụng trong xử lý môi trường ô nhiễm.

- Phát triển vật liệu hấp thụ CO2, góp phần giảm phát thải khí nhà kính chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu.

- Xây dựng mô hình hệ thống thông tin đô thị tích hợp và liên ngành phục vụ quản lý rủi ro và phát triển bền vững đô thị thích ứng với biến đổi khí hậu

- Công nghệ xử lý nước thải chăn nuôi đơn giản, chi phí thấp, thân thiện môi trường

- Xử lý chất thải sinh hoạt bằng phương pháp chôn lấp bán hiếu khí có khả năng thu hồi tài nguyên và diện tích chôn lấp - mô hình xử lý chất thải rắn chi phí thấp phù hợp với điều kiện Việt Nam.

- Ứng dụng công nghệ sinh học trong đánh giá nguồn gen và chọn tạo một số giống cây công nghiệp (mía, chè) tại Nghệ An

- Nghiên cứu và chuyển giao chế phẩm vi sinh sản sinh chất kích thích sinh trưởng giúp tăng năng suất cây trồng tại Nghệ An

- Nghiên cứu xây dựng hệ thống Thông tin Môi trường trực tuyến cho Tỉnh Hòa Bình

Hợp tác quốc tế[sửa | sửa mã nguồn]

Mục đích[sửa | sửa mã nguồn]

Tìm nguồn học bổng do nước ngoài tài trợ cho sinh viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh. Trao đổi sinh viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh, thực tập sau tiến sĩ. Ngoài ra hợp tác quốc tế còn dùng để cùng tiến hành nghiên cứu đề tài khoa học chung về một vấn đề cụ thể. Các dự án lớn ngoài phần đào tạo, nước bạn còn tài trợ kinh phí để tăng cường cơ sở vật chất của nhà trường nhằm thực hiện đề tài NCKH trong một lĩnh vực nào đó.[6]

Các đối tác tiêu biểu[sửa | sửa mã nguồn]

Trường ĐHKHTN, ĐHQGHN đã thiết lập mối quan hệ hợp tác và thông qua các văn bản ký kết với gần 100 đối tác là các trường đại học, viện nghiên cứu, và tổ chức giáo dục trên thế giới.

Các đối tác tiêu biểu: ĐH Tokyo, ĐH Kyoto, ĐH Hiroshima, ĐHQG Seoul (Hàn Quốc), ĐH An Huy, ĐHQG Singapore, Viện Khoa học và Công nghệ tiên tiến Hàn quốc, ĐH Khoa học Công nghệ Pohang (châu Á), ĐH Bách khoa Paris, ĐH Paris 13, ĐH Toulouse, ĐH Công nghệ Munich, Viện công nghệ Dublin (châu Âu), Viện ĐH Công nghệ Machachussetts, ĐH Illinois, ĐH Brown, ĐH Tufts (châu Mỹ), ĐH Adelaide (châu Úc).[7]

Các hợp tác tiêu biểu: Chương trình Điện gió với Cộng hòa Liên bang Đức, 03 dự án FIRST, dự án với Đại học Liege (Bỉ), các chương trình ERASMUS+ với Tây Ban Nha, Đức, Áo, Rumani và Italy; Chương trình BUILD-IT hợp tác với trường đại học bang Azirona (Hoa Kỳ); Các dự án về giải pháp về môi trường và năng lượng mới (phối hợp với các trường đại học, viện nghiên cứu CHLB Đức); Dự án về nghiên cứu xúc tác (phối hợp với các trường đại học, viện nghiên cứu CHLB Đức); Ứng phó với biến đổi khí hậu tại Việt Nam và khu vực Đông Dương: nghiên cứu và sử dụng năng lượng sinh khối (JICA, 2011 - 2016); Dự án đa lợi ích giảm thiểu biến đổi khí hậu ở Việt Nam và các nước Đông Dương bằng biện pháp trồng cây có dầu; Các dự án về địa thông tin hợp tác với Hà Lan; địa nhiệt hợp tác với Đan Mạch, Ireland.

Trách nhiệm xã hội[sửa | sửa mã nguồn]

Trường ĐHKHTN thể hiện cam kết và trách nhiệm cao trong việc gắn kết và phục vụ cộng đồng, thể hiện qua các hoạt động sau:

  • Đối với cán bộ và người học

Trường luôn quan tâm, hỗ trợ cán bộ và người học trong học tập, công việc và đời sống tinh thần thông qua những nỗ lực và hoạt động tích cực của Công đoàn cùng các tổ chức đoàn thể, nỗ lực tạo điều kiện tốt nhất có thể cho các nhà khoa học phát triển các sản phẩm khoa học có tính ứng dụng cao và các dịch vụ.

Đối với người học, ngoài hỗ trợ học tập, nghiên cứu khoa học, Nhà trường còn quan tâm đến đời sống tinh thần thông qua hàng loạt hoạt động của Đoàn Thanh niên - Hội Sinh viên. Lãnh đạo Nhà trường trực tiếp đối thoại, lắng nghe tâm tư của sinh viên, thăm hỏi, chúc Tết các em sinh viên Việt Nam và sinh viên nước ngoài nội trú ở Kí túc xá. Đặc biệt, Ban lãnh đạo Nhà trường, Phòng Chính trị và Công tác sinh viên đã phối hợp với lãnh đạo các Khoa tổ chức chuỗi hoạt động đi thăm và làm việc với các cựu sinh viên, hiện là lãnh đạo, cán bộ trụ cột trong các cơ quan, doanh nghiệp. Nhiều học bổng và chương trình tọa đàm, giao lưu đã diễn ra giữa doanh nghiệp - cựu sinh viên và sinh viên, là sự kết nối ý nghĩa và là nguồn động lực to lớn cho sinh viên Nhà trường vươn lên trên con đường học tập và lập thân lập nghiệp.

  • Đối với cộng đồng

- Trường thường xuyên có các hoạt động đóng góp cho xã hội như vận động ủng hộ đồng bào ở các vùng bị thiên tai, lũ lụt, mua áo ấm ủng hộ học sinh miền núi, trung tâm nuôi dưỡng dạy nghề, các cháu bị dị tật hiểm nghèo, hỗ trợ xây dựng nhà bán trú, phối hợp tổ chức tết Trung thu cho các cháu khuyết tật,....

- Nhà trường chào đón học sinh và phụ huynh trong chuỗi chương trình “HUS Open Days’, “HUS Orientation Days”. Các hoạt động này nhằm nâng cao nhận thức của học sinh và phụ huynh về các khối ngành khoa học cơ bản, cung cấp công cụ và định hướng cho học sinh có ước mơ theo đuổi đam mê khoa học. Chương trình cũng hỗ trợ sinh viên có đam mê khoa học trong việc nghiên cứu, học tập và định hướng nghề nghiệp sau khi ra trường

- Trường lập kế hoạch tham gia các hoạt động tình nguyện và thiện nguyện hàng năm của cán bộ và sinh viên, hỗ trợ kinh phí và tạo điều kiện để các tổ chức đoàn thể (Công đoàn, Đoàn thanh niên - Hội sinh viên) tham gia các hoạt động tình nguyện và thiện nguyện: quyên góp xây nhà đại đoàn kết cho đồng bào khó khăn vùng cao ở Sơn La, quyên góp vào miền Trung trao quà cho đồng bào trong đợt lũ lụt thiên tai, quyên góp ủng hộ nhân dân Nhật Bản sau thảm họa kép Fukushima, các phong trào hiến máu nhân đạo trong các chương trình “Nắng mười giờ”, “Giọt máu hồng” hàng năm, phong trào tình nguyện tiếp sức mùa thi, trợ giúp học sinh nghèo hoặc trẻ em trong Làng Hoà Bình Thanh Xuân, Làng trẻ em SOS,...

- Hằng năm, Trường có kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực cho cán bộ, người dân các địa phương thông qua các khóa đào tạo ngắn hạn. Trường luôn khuyến khích các nhà khoa học tham gia các hội đồng tư vấn về giáo dục, KH&CN, đào tạo nguồn nhân lực và chính sách... cho các cấp từ Trung ương đến địa phương.

Thành tích và khen thưởng[sửa | sửa mã nguồn]

- 2016: Huân chương Hồ Chí Minh lần thứ hai

- 2014: Anh hùng Lao động cho Khoa Hóa học, Trường ĐHKHTN, ĐHQGHN

- 2014-2015: Cờ thi đua của Chính phủ vì hoàn thành tích xuất sắc nhiệm vụ công tác, dẫn đầu phong trào thi đua yêu nước năm học 2014 – 2015.

- 2012-2013: Cờ thi đua của Chính phủ vì có thành tích xuất sắc, toàn diện nhiệm vụ công tác giáo dục và đào tạo dẫn đầu phong trào thi đua yêu nước năm học 2012-2013

- 2011: Huân chương Độc lập hạng Nhất

- 2005: Anh hùng Lao động cho Khối THPT Chuyên Toán, Trường ĐHKHTN, ĐHQGHN

- 2003-2004: Cờ thi đua Chính phủ vì đạt thành tích xuất sắc, toàn diện nhiệm vụ công tác giáo dục và đào tạo năm học 2003-2004

- 2001: Huân chương Hồ Chí Minh lần thứ nhất

- 2000: Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới cho Trường ĐHKHTN, ĐHQGHN

- 1995: Huân chương Độc lập hạng Nhì

- 1986: Huân chương Độc lập hạng Ba

- 1981: Huân chương Lao động hạng Nhất

- 1977: Huân chương Lao động hạng Nhì

- 1961: Huân chương Lao động hạng Ba

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b “SỐ LIỆU THỐNG KÊ CƠ BẢN VỀ NHÂN LỰC ĐHQGHN PHÂN CHIA THEO NHÓM ĐỐI TƯỢNG, VỊ TRÍ VIỆC LÀM (Tính đến ngày 01/01/2021)” (PDF). Lỗi chú thích: Thẻ <ref> không hợp lệ: tên “hus.vnu.edu.vn” được định rõ nhiều lần, mỗi lần có nội dung khác
  2. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên DHKHTN
  3. ^ “Quy đinh đặt tên giao dịch quốc tế (tiếng Anh) của ĐHQGHN, các đơn vị thành viên và trực thuộc, các chức danh lãnh đạo trong ĐHQGHN”.
  4. ^ “PGS.TSKH. Vũ Hoàng Linh được bổ nhiệm làm Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội”.[liên kết hỏng]
  5. ^ “Trường ĐH Khoa học Tự nhiên - Trường ĐH đầu tiên của Việt Nam đạt chuẩn chất lượng AUN-QA”.
  6. ^ “CÁC HÌNH THỨC HỢP TÁC PHỔ BIẾN”. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 7 năm 2018. Truy cập ngày 12 tháng 7 năm 2018.
  7. ^ “Đối tác quốc tế”. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 7 năm 2018. Truy cập ngày 12 tháng 7 năm 2018.