Ngày đèn đỏ có nên cắt móng tay

Em mới sinh con đươc 5 tuần các mẹ ạ. Nay em thấy móng tay, móng chân con khá dài rồi nên đang định cắt cho con nhưng chợt nhớ ra là từng đọc được rằng việc cắt móng cho con nên cẩn trọng. 

Da của trẻ rất nhạy cảm, móng tay, móng chân của con mỏng và mềm nhưng lại rất sắc và chúng phát triển cũng rất nhanh.

Tuy nhiên, bố mẹ cần phải nhớ có những thời điểm không được cắt móng tay cho con để đảm bảo an toàn và tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe của con. Mẹ nào đang nuôi con nhỏ thì cùng xem nè, không thừa đâu ạ.

1. Không cắt móng tay, chân vào buổi tối (sau 6h)

Theo quan niệm dân gian, khi cắt móng tay vào buổi tối thì sẽ gặp phải những điều không may mắn, thậm chí tổn hại đến tuổi thọ. Đặc biệt là với trẻ dưới 12 tuổi, nếu cắt móng tay vào buổi tối sẽ rất dễ khiến đứa trẻ bị đau ốm, bệnh tật liên miên.

 Mẹ đừng vội bỏ qua vì ngay cả khoa học cũng đã chứng minh cắt móng buổi tối là có hại cho sức khỏe rồi đấy. Lý do là vì móng nằm gần các dây thần kinh ở đầu ngón tay giúp điều tiết mạch máu và điều hòa thân cơ thể. Vào buổi tối, các dây thần kinh của trẻ đã vô cùng mệt mỏi. Chính vì vậy không nên đụng vào khu vực này. Hơn nữa, các dụng cụ để cắt móng tay thường là những vật dụng sắc nhọn. Vì thế, khi cắt móng tay vào ban đêm, trong không gian tối rất dễ cắt phải thịt, gây ra những thương tích cho trẻ.

2. Không cắt khi con đang khóc

Trong quá trình cắt móng tay cho bé, con thường sẽ cựa quậy và khóc thé lên. Nếu mẹ vẫn tiếp tục thì rất có thể sẽ cắt vào tay con gây chảy máu hoặc mẹ cố bấm khiến móng tay rơi vào mặt của con. Trong trường hợp này, mẹ nên ngừng lại và dỗ dành trẻ chứ đừng cố cắt cho xong mẹ nhé!

3. Không cắt móng tay con vào mùng 1

Đây là thời điểm không nên cắt móng tay cho con bởi theo quan điểm tâm linh của người xưa thì làm việc này vào mùng 1 đầu tháng sẽ đem lại sự xui xẻo. Bởi tóc hay móng tay, móng chân là bộ phận của con người, không nên cắt bỏ những gì thuộc về cơ thể, đặc biệt là trẻ con. Vì cơ thể trẻ rất nhạy cảm rất dễ bị ốm, vì thế vẫn nên kiêng một chút các mẹ ạ,

 Lưu ý khi cắt móng tay, móng chân cho bé

– Thời gian lý tưởng nhất để cắt móng cho bé là khi con đã ngủ say. Hoặc khi bé vừa tắm xong vì khi này móng bé sẽ mềm và dễ cắt hơn.

– Các mẹ nên chọn nơi cắt móng tay, móng chân cho con có đầy đủ ánh sáng, nếu phòng tối thì mẹ nên bật đèn sáng để tránh cắt nhầm vào thịt con.

– Các mẹ không nên cắt móng tay, móng chân cho bé quá ngắn, sát chân móng vì sẽ làm lộ phần thịt dưới móng, làm bé đau đớn và khó chịu.

– Trong quá trình cắt, mẹ nên kéo hai chân của bé dựa vào ngực mẹ để hạn chế con quẫy đạp, vừa cắt vừa cười và nói chuyện để con tập trung nhìn mẹ.

– Nếu bạn cắt móng tay cho bé trong khi trẻ đang thức, hãy tạo sự thoải mái cho con bằng cách hát cho bé nghe, kể chuyện, thủ thỉ với bé. Bé yêu của bạn sẽ rất ngoan ngoãn nằm yên để mẹ cắt móng tay cho.

– Không ít trường hợp cha mẹ bé dùng miệng để cắn móng tay con. Cách này ít có sự cố nhất vì lưỡi mẹ nhạy cảm sẽ giúp giảm đau tối đa cho trẻ.

– Tần suất cắt móng tay tùy thuộc vào độ tuổi bé. Đối với trẻ nhỏ hơn 6 tháng tuổi, móng tay bé mọc nhanh, các mẹ nên cắt móng cho bé từ 1-2 lần/tuần.

– Đối với trẻ hơn 6 tháng tuổi, các mẹ chỉ cần cắt móng tay cho con từ 1-2 lần/tháng.

Đọc thêm

Trí thông minh của con hoàn toàn được di truyền từ mẹ, các bố thôi tranh công đi nhé

8 bệnh mà trẻ sơ sinh thường mắc, mẹ nào biết sớm thì cách chữa cực đơn giản

Nhiều cô gái vẫn chưa biết cách vệ sinh vùng kín đúng cách, lại cộng với một số quan niệm sai lầm khi tắm rửa trong ngày hành kinh khiến vi khuẩn có cơ hội xâm nhập vào khu vực âm hộ, gây viêm nhiễm nghiêm trọng.

Dưới đây là một số thói quen chăm sóc vùng kín mà bạn nên thuộc nằm lòng để bảo vệ tốt sức khỏe sinh sản của bản thân.

Thay băng vệ sinh sau 3 - 4 tiếng sử dụng

Băng vệ sinh nếu ủ lâu trong vùng kín có thể làm tăng mùi hôi khó chịu và dễ tạo điều kiện cho vi khuẩn hình thành. Do đó, bạn nên chú ý thay băng vệ sinh sau 3 - 4 tiếng sử dụng. Đồng thời, khi thay băng cũng nên vệ sinh vùng kín lại bằng nước ấm để giúp vùng kín được làm sạch tốt hơn.

Vệ sinh cơ thể ở nơi kín gió

Vào những ngày hành kinh, dù cho cơ thể rất mệt mỏi nhưng bạn cũng không nên "kiêng cữ" chuyện đi tắm. Thay vào đó, bạn nên đóng kín cửa phòng tắm và tắm bằng nước ấm chứ tuyệt đối không tắm bằng nước lạnh. Ngoài ra, cũng không nên ngâm mình trong bồn tắm quá lâu vì dễ làm tổn thương "cô bé".

Rửa sạch tay và cắt móng tay trước những ngày có kinh

Trong những ngày hành kinh, bạn càng nên chú ý tới việc vệ sinh đôi bàn tay sạch sẽ để giúp nó chăm sóc "cô bé" của mình tốt hơn. Hãy chú ý cắt móng tay và rửa sạch tay bằng xà phòng diệt khuẩn trước khi vệ sinh "cô bé". Điều này sẽ giúp vùng kín luôn sạch sẽ và không có vi khuẩn bám lại.

Chọn dùng dung dịch vệ sinh phụ nữ có thành phần diệt khuẩn

Để tránh nguy cơ làm lây nhiễm vi khuẩn thì bạn nên chọn dùng dung dịch vệ sinh phụ nữ có thành phần diệt khuẩn với chiết xuất từ thảo dược. Loại dung dịch này sẽ giúp cân bằng độ pH và bảo vệ vùng kín của bạn tốt hơn.

Lau khô vùng kín sau khi vệ sinh

Sau khi đã vệ sinh vùng kín xong, bạn nên dùng khăn bông khô thấm nhẹ ở vùng kín. Hãy chú ý hạn chế để vùng kín bị ẩm ướt trong những ngày này mà nên giữ cho vùng kín luôn khô ráo, thông thoáng sẽ tốt hơn cho "cô bé".

Source (Nguồn): Healthywomen, The healthy

1. Đấm lưng

Khi đau lưng, mỏi chân chúng ta thường hay đấm bóp cơ bắp để giảm bớt nhức mỏi nhưng khi “đèn đỏ” mà làm vậy lại không tốt chút nào.

Các chuyên gia khoa sản chỉ ra rằng: đau lưng trong thời kỳ “đèn đỏ” là do khoang chậu tụ máu gây ra. Nếu như đấm lưng lúc này sẽ càng làm cho khoang chậu tích tụ nhiều máu, từ đó càng tăng thêm cảm giác đau.

Ngoài ra, đấm lưng khi “đèn đỏ” còn không có lợi cho nội mạc tử cung đang trong quá trình hồi phục sau khi một số lớp nội mạc bong ra, từ đó gây ra chảy máu nhiều, kéo dài thời kỳ “đèn đỏ”.

2. Khám sức khoẻ

Thời kỳ “đèn đỏ” chỉ thích hợp với xét nghiệm nước tiểu và khám phụ khoa, không nên kiểm tra máu và điện tâm đồ vì lúc này khó có được số liệu chính xác do ảnh hưởng của hormone. 

3.  Nhổ răng

Trước khi nhổ răng rất nhiều bác sỹ nha khoa sẽ hỏi: Có phải bạn đang trong thời kỳ “đèn đỏ” không? Bởi nếu nhổ răng trong giai đoạn này sẽ gây chảy máu nhiều, đồng thời vị tanh của máu sẽ làm giảm cảm giác thèm ăn uống.

Nguyên nhân là do khi “đèn đỏ”, nội mặc tử cung “giải phóng” rất nhiều chất kích hoạt, an-bu-min có tác dụng đông máu bị hòa tan, đồng thời số lượng tiểu cầu cũng giảm xuống khiến khả năng đông kết máu giảm.

4.  Dùng sữa tắm vệ sinh “vùng kín”

Trong thời gian “đèn đỏ”, “chỗ ấy” thường có mùi “khác lạ” nên bạn thường xuyên tắm rửa cho nó. Nhưng nếu dùng sữa tắm hay nước nóng để rửa vùng kín chẳng những không sạch mà còn khiến “chỗ đó” bị ngứa ngáy.

Bởi khu vực này bình thường có tính axit cao, có tác dụng khống chế vi khuẩn sinh sôi nhưng khi “đèn đỏ”, lại nghiêng về môi trường mang tính kiềm, sức đề kháng chống vi khuẩn giảm thấp, dễ gây ra lây nhiễm.

Nếu sử dụng loại nước rửa thông thường hay thường xuyên dùng nước nóng rửa “chố ấy” sẽ làm cho tính kiềm tăng lên. Vì vậy, chỉ nên dùng nước rửa chuyên dụng hoặc nước lạnh rửa chỗ ấy khi “đèn đỏ”.

5. Uống rượu

Cũng là do ảnh hưởng của hormone trong cơ thể mà các chất xúc tác giải rượu trong cơ thể giảm đi nên người bị đèn đỏ dễ bị say. Về lâu dài, sẽ ảnh hưởng tới gan do “gánh nặng” phải mang khi cơ thể không hỗ trợ.

Vì vậy trong thời gian này uống rượu sẽ gây ra tổn thương cho gan nhiều hơn những ngày bình thường, tăng thêm các nguy cơ bệnh tật cho gan. 

6. Hò hát

Nếu hát hò, cao giọng liên tục trong thời kỳ đèn đỏ, bạn có thể bị mất giọng, giọng trở nên khàn đục, thậm chí là gây thương tổn vĩnh viễn cho dây thanh. Nguyên nhân là do huyết mạch được tăng cường trong khi thành mạch ở khu vực này không được củng cố.

Các chuyên gia Trung Quốc khuyến cáo: phụ nữ trước khi 2 ngày  có “đèn đỏ” nên chú ý không nên “cao giọng” hát karaoke trong thời gian quá lâu.

7. Làm “chuyện ấy”

Do nội mạc tử cung bong ra, bề mặt giống như là “đang bị thương” nên nếu “yêu” vào kỳ “nguyệt san” dễ làm cho vi khuẩn xâm nhập, gây ra viêm nhiễm trong tử cung.

8. Ăn quá mặn

Thức ăn quá mặn sẽ làm cho muối và nước trong cơ thể tích trữ nhiều khiến người đang “bị” đau đầu, tâm trạng kích động và hay giận giữ, cáu bẳn.

9. Uống trà đặc, cà phê

Trong những loại đồ uống này hàm lượng cafein rất cao, dễ kích thích thần kinh và hệ tim mạch, dẫn tới đau bụng kinh, kinh nguyệt kéo dài và kinh nguyệt quá nhiều.

10. Ăn uống đồ lạnh

Ăn quá nhiều đồ lạnh sẽ làm giảm tốc độ tuần hoàn máu, từ đó ảnh hưởng đến co bóp của tử cung và bài trừ kinh nguyệt, dễ gây bế kinh, làm đau bụng kinh. 

11. Món rán

Thực phẩm rán là cũng là một “kiêng kỵ” của chị em khi “đèn đỏ” vì sẽ tăng gánh nặng cho da (chất dầu tăng tiết trong thời kỳ “đỏ đèn” khiến da dễ mụn, lở loét, viêm chân lông và cả mắt quầng thâm.

Ngoài ra, khi “đèn đỏ” chất béo và nước trao đổi chậm, lúc này ăn thực phẩm rán vào dễ gây ra tích mỡ trong cơ thể.

12. Mặc quần bó

Quần bó sát sẽ chẹn các mao mạch ở quanh khu vực này, dẫn tới tình trạng sưng nề “vùng kín”.

13.  Tập nặng

Trong thời kỳ “đèn đỏ” những hoạt động mạnh như: nhảy dây, nhảy cao, nhảy xa, chạy, bóng đá, cử tạ …sẽ làm tình trạng “khó ở” trong giai đoạn này thêm trầm trọng.

Nếu bị đau bụng kinh hay viêm nhiễm “vùng kín” thì nên tạm ngừng luyện tập thể thao.

Ngược lại nên tập nhẹ nhàng như bóng bàn, đi bộ, thái cực quyền (dưỡng đạo sinh)… sẽ giúp đẩy nhanh tuần hoàn máu, giảm nhẹ đau bụng kinh và trướng bụng; đồng thời giúp tinh thần vui vẻ, giảm cảm giác không thoải mái như mệt mỏi, chán nản hay nóng giận khi “đèn đỏ”.

14.  Tắm bồn

Do miệng tử cung hơi mở, kinh nguyệt lưu lại trong âm đạo nên tuyệt đối không tắm bồn, chỉ nên tắm đứng để tránh viêm nhiễm.

Nên ăn tiết lợn

Khi “đèn đỏ”, cơ thể mất nhiều máu nên thiếu chất sắt. Vì thế nên ăn những thực phẩm có hàm lượng chất sắt phong phú như rong biển, mộc nhĩ, tiết động vật, đặc biệt là tiết lợn. Tiết lợn có tác dụng bổ máu lại rất dễ được cơ thể hấp thụ. Sau khi vào cơ thể, tỉ lệ hấp thụ chất sắt từ tiết lợn đạt đến 22%, hàm lượng chất béo trong tiết lợn lại rất thấp, 100g tiết lợn chỉ có 0,4g chất béo, rất phù hợp với chị em đang muốn giảm béo. Ngoài ra, chất protein trong tiết lợn cũng rất dễ tiêu hoá.

Tiết lợn mặc dù có tác dụng bổ máu rất tốt nhưng cũng không nên ăn nhiều, khi “đèn đỏ” mỗi ngày chỉ ăn 150 - 200. Ăn quá nhiều tiết lợn thì bụng có cảm giác bị “chùng”, vì vậy những người bị bệnh sa dạ dày nên ít ăn. Khi bị kiết lỵ, đi ngoài thì cũng nên tạm thời ngừng ăn tiết lợn. 

Dương Hằng

Tổng hợp

Video liên quan

Chủ đề