Nghề của tôi - bình luận game [game commentator]

Nghề của tôi - bình luận game [game commentator]

Nếu là một fan cuồng của giải đấu LCS Bắc Mỹ thì chắc hẳn các bạn không thể nào không biết đến 2 bình luận viên gạo cội, đó chính là David "Phreak" Turley và Sam "Kobe" Hartman-Kenzler. Và tin vui hơn nữa là Liên Minh Huyền Thoại sẽ có ‘announcer pack’ (gói lồng tiếng) của 2 bình luận viên này.

Riot thường chỉ tung bản ‘announcer pack’ trong những dịp đặc biệt của LMHT. Ví dụ như trong những sự kiện hoặc chế độ chơi mới và tất nhiên nó cũng cực kì ít khi xảy ra. Cơ bản, người chơi sẽ được nghe giọng nói khác thay vì giọng nữ như thông thường.

Giờ đây các bạn có thể trông đợi câu nói “You do you, minion bros” nổi tiếng của Kobe.

\n

Hiện tại trong máy chủ thử nghiệp, mọi người đã phát hiện ‘announcer pack’ tuy nhiên vẫn chưa rõ nó được sử dụng trong dịp gì. Theo dự đoán, khả năng cao nó sẽ liên quan đến giải đấu Mid-Season Invitational sắp tới. Tuy nhiên tới giờ vẫn chưa thấy các nhà phát triển thông báo về việc này, thế nên có lẽ các bạn sẽ phải chờ thêm vài ngày nữa là rõ.

Theo dự kiến, gói ‘announcer pack’ sẽ ra mắt tại phiên bản 8.9 của Liên Minh Huyền Thoại.

Tin liên quan

To use the newest experience of Facebook, switch to a supported browser.

Trên thế giới, game caster đã không còn là một nghề quá xa lạ đối với cộng đồng game thủ toàn cầu. Với việc những giải đấu game chuyên nghiệp ngày một phát triển, với tổng giá trị giải thưởng có thể đạt tới 7 chữ số tính theo USD, thì việc một giải đấu tập hợp được những bình luận viên chuyên nghiệp, am hiểu về những gì họ đang gửi tới game thủ cũng như có được cá tính riêng như Toby "TobiWan" Dawson hay James “2GD” Harding âu cũng là lẽ dĩ nhiên.

Nghề của tôi - bình luận game [game commentator]

Toby "TobiWan" Dawson

Thế nhưng, với sự phát triển của YouTube, của Twitch, hay những nền tảng steaming và chia sẻ video trực tuyến, game caster đã không còn đơn thuần chỉ là bình luận viên trong những giải đấu eSports lớn nữa. Những người như Felix “PewDiePie” Kjellberg đã trở thành những con người nổi tiếng nhưng cũng rất đỗi bình dị với những clip chơi game kèm bình luận vừa ấn tượng lại vừa dí dỏm (commentary).

Trong khi đó tại Việt Nam, nghề game caster cũng đã xuất hiện được một thời gian ngắn, và thông qua không ít tựa game như DotA 2 hay LMHT, họ đã và đang chiếm lấy được cảm tình của không ít game thủ Việt, những người hâm mộ tựa game, cũng như những giải đấu danh giá với những trận đấu vô cùng gay cấn.

Nghề của tôi - bình luận game [game commentator]

Màn bình luận cực hài hước tại TI3 đến từ các caster xứ Hàn khiến

ai cũng phải bật cười. Xem clip tại đây. 

Và rồi, lần lượt những game thủ Việt khác cũng bị cuốn theo trào lưu và trở thành những caster không chuyên. Một vài trong số họ nhận được lời tán dương từ những game thủ khác, thế nhưng cũng không ít người phải hứng chịu “búa rìu dư luận”, đơn giản vì phong cách của họ không dành cho tất cả mọi người.

Nhu cầu của những “YouTube gamer”

Có lẽ không cần phải đề cập, ai trong số chúng ta cũng đều biết YouTube đã trở thành nền tảng chia sẻ video lớn nhất thế giới với doanh thu từ quảng cáo đạt gần 6 tỷ USD trong năm 2013. Chính vì độ bao phủ quá lớn của nền tảng này, YouTube đã trở thành nơi không ít gamer có mặt để chia sẻ những clip liên quan đến game, từ game online tới game offline.

Nghề của tôi - bình luận game [game commentator]

Khái niệm YouTube Gamer cũng từ đó xuất hiện. Hàng năm, số lượng những tựa game ra mắt có thể rất lớn, và game thủ không phải lúc nào cũng có điều kiện thưởng thức tất cả những sản phẩm họ mong đợi.

Bản thân tôi cũng từng phải làm YouTube Gamer khi tựa game Heavy Rain, một trong những sản phẩm được đánh giá là rất gần với nghệ thuật thứ 7 ra mắt vào năm 2010. Khi rào cản cấu hình hay thiết bị trở thành thứ ngăn cản những game thủ đến với tựa game họ yêu thích, thì việc “xem người khác chơi” đột nhiên trở thành điều gì đó mới mẻ và thu hút.

Và rồi, những tựa game bắn súng hay những game với chế độ chơi mạng cuốn hút lần lượt ra mắt. Điều này khiến cho game thủ không còn phải bó buộc bản thân mình vào những clip gameplay “chay”, nghĩa là không có bình luận, giới thiệu từ chính người chơi.

Nghề của tôi - bình luận game [game commentator]

PewDiePie

Những đoạn clip với bình luận hài hước, hay những thông tin giới thiệu về một món vũ khí, một chế độ chơi mới luôn thu hút sự quan tâm của game thủ. Hãy lấy Machinima làm một ví dụ. Những gamer hoàn toàn có thể đăng tải clip họ casting một màn chơi nào đó. Không thiếu những người đã trở nên nổi tiếng và thành công về mặt tài chính xuất thân từ nền tảng này.

Và như vậy, game caster không còn bó buộc trong khuôn khổ như trước đây, khi mọi người nghĩ rằng caster luôn phải ngồi tại những giải đấu game và đem tới cho khán giả những màn bình luận ấn tượng. Nó đã phát triển thành một nghề nghiệp với quy mô rất rộng.

Phong cách: Con dao hai lưỡi

Xin phép được đưa một caster thuộc vào bậc “lão thành” tại Việt Nam chúng ta làm ví dụ. Đó chính là G_man, tên thật là Hoàng Vĩnh Hải. Có thể nói, những trận đấu có G_man tham gia bình luận luôn trở thành những trận đấu tuy căng thẳng đối với game thủ nhưng lại trở nên rất đỗi hài hước và thư giãn đối với người xem. Lý do bắt nguồn từ phong cách bình luận rất đời thường và tếu táo của anh.

Nghề của tôi - bình luận game [game commentator]

Một trong những bí quyết thành công của những caster hiện nay chính là phong cách riêng của cá nhân. Khán giá chẳng chóng thì chầy đều sẽ chán ngán một bình luận viên với giọng nói khô khan và chẳng đem lại cảm xúc gì cho người hâm mộ. Bình luận viên là cá nhân truyền lửa từ trận đấu đến với toàn bộ người xem, và “truyền” như thế nào lại là con đường riêng mà họ phải kiếm tìm.

Thế nhưng, tếu táo là một chuyện, bỗ bã lại là một vấn đề khác. Bản thân tôi rất nể những bình luận viên như G_man hay Pewpew vì khả năng đem tới cho khán giả những tràng cười sảng khoái ngay giữa trận đấu đang diễn ra vô cùng căng thẳng.

Nghề của tôi - bình luận game [game commentator]

“Học tập” phong cách của nhiều caster nổi tiếng trên thế giới, một bộ phận game thủ Việt cũng “áp dụng” đúng bài vở trong khi bình luận game, từ việc đưa ra những lời nhận xét mang tính cá nhân, đến cả việc dùng những từ ngữ chưa phù hợp (tạm gọi là văng tục hay trashtalk trên kênh stream). 

Đây là những hành động ban đầu có thể tạo ra sự hài hước ở bề nổi, nhưng về lâu dài, việc trashtalk không bao giờ đem lại hiệu quả tích cực, đặc biệt là trong việc giữ chân người xem, những người quan trọng nhất đối với một caster.

Nghề của tôi - bình luận game [game commentator]

PewDiePie, caster nổi tiếng người Thụy Điển cho đến thời điểm hiện tại vẫn còn là một gương mặt gây nhiều tranh cãi. Chàng trai sinh năm 1989 này có những video clip chơi những tựa game kinh dị nhưng lại đem lại những tràng cười vỡ bụng cho người xem vì họ mải để ý tới điệu bộ và hành động của anh ta khi gặp những màn chơi toát mồ hôi lạnh.

Thế nhưng cũng không thiếu những lần PewDiePie trở thành cái tên bị chỉ trích vì sử dụng trashtalk quá nhiều trong quá trình bình luận game. Điều này một lần nữa khẳng định rằng, cộng đồng game thủ cần một caster có cá tính riêng, ấn tượng nhưng vẫn phải chuyên nghiệp ở nhiều khía cạnh, đặc biệt là cách họ giao tiếp với người xem.

Con đường còn gian nan

Trong khi game caster đang dần len lỏi vào cộng đồng game thủ Việt, thì không ít người vẫn cho rằng đây chỉ đơn thuần là một trào lưu của những người đam mê game, từ đó dẫn tới những hành động không mấy đẹp đẽ và thiếu chuyên nghiệp trên các kênh stream, ví như văng tục tay đôi với những người xem có bình luận tiêu cực kèm lời nhắn đại loại như “Không xem thì mời bạn đi ra”.

Nghề của tôi - bình luận game [game commentator]

Trong khi đó, với những caster khác, họ đang ngày ngày cố gắng để hoàn thiện kỹ năng, dần tiến lên trở thành một caster chuyên nghiệp và kiếm tiền từ chính công việc đòi hỏi sự tập trung và kỹ năng xử lý tình huống cao này. Chặng đường sẽ còn nhiều gian nan, nhưng đối với những người thực sự đam mê và có tinh thần cầu tiến, thành công rồi cũng sẽ đến với họ.