Nghỉ ốm đau hưởng bao nhiêu phần trăm?

So sánh chế độ nghỉ bệnh hưởng BHXH & nghỉ ốm hưởng nguyên lương dựa vào: điều kiện, mức hưởng chế độ ốm đau BHXH, thời gian nghỉ ốm hưởng BHXH và hưởng nguyên lương.

Chế độ nghỉ ốm hưởng nguyên lương là gì?

Mặc dù Bộ luật Lao động 2019 không giải thích cụ thể như thế nào là nghỉ ốm hưởng nguyên lương, tuy nhiên bạn có thể hiểu như sau: 

  • Chế độ nghỉ ốm hưởng nguyên lương là việc người lao động sử dụng phép năm để nghỉ việc khi bị bệnh tật, ốm đau;
  • Người lao động trong những trường hợp này sẽ được doanh nghiệp trả lương như một ngày làm việc bình thường;
  • Khi áp dụng chế độ nghỉ ốm hưởng nguyên lương (tức xin nghỉ phép năm) thì người lao động không làm hồ sơ hưởng chế độ ốm đau BHXH.

Chế độ nghỉ ốm hưởng BHXH là gì?

Chế độ nghỉ ốm hưởng bảo hiểm xã hội (chế độ ốm đau BHXH) là chế độ cho phép người lao động nghỉ việc khi bệnh tật, ốm đau nhưng vẫn được hưởng lương và phần lương đó sẽ do cơ quan BHXH chịu trách nhiệm chi trả thay cho doanh nghiệp.

------------

Như vậy, khi người lao động nghỉ ốm thì chỉ có thể nhận được 1 trong 2 chế độ là: chế độ ốm đau BHXH hoặc chế độ hưởng nguyên lương.

>> Xem thêm: 5 quyền lợi khi tham gia đóng BHXH bắt buộc.

Các đối tượng hưởng chế độ ốm đau bao gồm:

➨ Đối với người lao động là công dân Việt Nam:

  • Người lao động đang tham gia BHXH bắt buộc;
  • Người lao động là viên chức, công chức, cán bộ;
  • Người lao động sang nước ngoài làm việc theo hợp đồng lao động (HĐLĐ);
  • Người quản lý điều hành hợp tác xã, doanh nghiệp có hưởng lương;
  • Công nhân công an, công nhân quốc phòng, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;
  • Công chức, sĩ quan, viên chức, cán bộ, công an, người hưởng lương như đối với quân nhân;
  • Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 1 tháng đến dưới 3 tháng;
  • Người làm việc theo HĐLĐ có xác định thời hạn hoặc không xác định thời hạn, theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ 3 tháng đến dưới 12 tháng;
  • Người hoạt động không chuyên trách tại phường, xã, thị trấn…

➨ Đối với người lao động là công dân nước ngoài: 

Người lao động là công dân nước ngoài đang làm việc tại Việt Nam có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề do cơ quan tổ chức có thẩm quyền tại Việt Nam cấp sẽ được tham gia BHXH theo quy định (mức đóng sẽ khác với công dân Việt Nam) và được hưởng chế độ ốm đau.

Xem thêm:

>> Dịch vụ xin giấy phép lao động cho người nước ngoài;

>> Dịch vụ đăng ký bảo hiểm xã hội cho doanh nghiệp - Tổng 1.500.000 đồng.

So sánh chế độ nghỉ ốm hưởng BHXH và nghỉ ốm hưởng nguyên lương

Về cơ bản, bạn có thể so sánh chế độ nghỉ bệnh hưởng BHXH và nghỉ bệnh hưởng nguyên lương thông qua 3 đặc điểm nổi bật sau đây:

1. Về điều kiện hưởng chế độ ốm đau

2.1 Chế độ nghỉ ốm hưởng BHXH

Người lao động được áp dụng chế độ nghỉ ốm hưởng BHXH nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

  • Nghỉ việc chăm con dưới 7 tuổi bị ốm (có xác nhận của cơ sở khám, chữa bệnh);
  • Bị ốm đau, tai nạn nhưng không phải nguyên nhân do tai nạn lao động hoặc điều trị bệnh tật, thương tật bị tái phát do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc (có xác nhận của cơ sở khám chữa bệnh);
  • Người lao động là nữ, đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ hưởng và thuộc 1 trong 2 trường hợp nêu trên. 

Lưu ý:

Chế độ nghỉ ốm hưởng BHXH không bao gồm trường hợp: 

  • Người lao động nghỉ việc để điều trị lần đầu do bệnh nghề nghiệp, tai nạn lao động (*);
  • Người lao động bị tai nạn, ốm đau phải nghỉ việc do say rượu, do tự hủy hoại sức khỏe hoặc do sử dụng chất ma túy, tiền chất ma túy;
  • Người lao động bị tai nạn, ốm đau mà không phải là tai nạn lao động trong thời gian đang nghỉ không lương, nghỉ việc riêng, nghỉ phép năm, nghỉ thai sản theo quy định của pháp luật.

(*): Người lao động có thể được hưởng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp nếu đáp ứng đủ điều kiện liên quan.

Xem thêm: 

>> ;

>> .

2.2 Chế độ nghỉ ốm hưởng nguyên lương

Đối với chế độ nghỉ ốm hưởng nguyên lương thì ngoài việc đáp ứng các điều kiện đã đề cập đối với nghỉ ốm hưởng BHXH, người lao động cần thỏa mãn thêm yêu cầu là thời gian nghỉ ốm trùng với ngày nghỉ phép năm.

2. Về thời gian nghỉ ốm hưởng chế độ

2.1 Chế độ nghỉ ốm hưởng BHXH

Theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội 2014, tùy thuộc vào trường hợp người lao động nghỉ việc do bệnh hay nghỉ việc để chăm con ốm mà thời gian nghỉ việc hưởng BHXH sẽ khác nhau. Cụ thể:

➨ Bản thân người lao động bị ốm:

Điều kiện làm việcThời gian đóng BHXHThời gian nghỉ ốm hưởng BHXH (*)

Môi trường bình thường

Dưới 15 năm30 ngàyTừ 15 năm - dưới 30 năm40 ngàyTừ 30 năm trở lên60 ngày
Môi trường nguy hiểm, độc hại, nặng nhọc hoặc nơi có hệ số phụ cấp khu vực từ 0,7 trở lênDưới 15 nămTối đa 40 ngàyTừ 15 năm - dưới 30 nămTối đa 50 ngàyTừ 30 năm trở lênTối đa 70 ngày(*): Không bao gồm ngày nghỉ hằng tuần, ngày nghỉ lễ, Tết. 

Trường hợp người lao động bị bệnh cần điều trị dài ngày thì tỷ lệ hưởng chế độ ốm đau BHXH được quy định như sau:

Chủ đề