Nghĩa của thành ngữ cù lao chín chữ là gì

Chín chữ cù lao - khắc sâu công ơn của mẹ

16/07/2019

"Công cha như núi ngất trờiNghĩa mẹ như nước ở ngoài biển ĐôngNúi cao biển rộng mênh mông

Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!”

Chiều ngày 28/6/2019 (tức ngày 26/05 Kỷ Hợi), Sư Phụ Thích Trúc Thái Minh đã có một thời Pháp thoại về hiếu đạo vô cùng ý nghĩa với hàng ngàn khóa sinh của Khóa tu mùa hè lần I. Bài giảng của Sư Phụ đã giúp các em cảm nhận và thấu hiểu hơn về công lao của mẹ - người đã cả một đời vất vả sớm khuya để dành cho con mình những điều tốt đẹp nhất. Đặc biệt hơn nữa, hình ảnh “Đức mẹ hiền chín chữ cù lao” trong bài giảng của Sư Phụ đã tái hiện lại được chặng đường dài mà mẹ phải trải qua để nuôi con khôn lớn, trưởng thành. Thuật ngữ “cù lao” bao gồm chín ơn lớn đã phần nào khắc họa lên sự chăm sóc, hy sinh, tình yêu thương của người mẹ dành cho người con. Chín chữ cù lao ấy là: Sinh - Cúc - Phủ - Súc - Trưởng - Dục - Cố - Phục - Phúc.

Các bạn khóa sinh thành kính tri ân Sư Phụ về bài giảng ơn đức của mẹ "chín chữ cù lao"

1. Chữ "Sinh"

Đầu tiên là chữ “Sinh”. Không ai có mặt trên đời mà không từ mẹ sinh ra. Khi mang thai, người mẹ hạnh phúc lắm vì mẹ coi đứa con của mình như ngọc như vàng, coi con như là tất cả của mẹ. Nhưng bên cạnh đó mẹ cũng rất lo lắng, chịu bao cơ cực mong sao cho đứa con bé bỏng của mình được khỏe mạnh, thông minh. Đến khi sinh nở, mẹ phải trải qua những nỗi đau đớn về thể xác mà chỉ có mình mẹ hiểu được; thậm chí dù có phải đánh đổi mạng sống của mình để con được chào đời an toàn thì mẹ cũng vẫn sẵn sàng hy sinh. Nguy hiểm là thế, khó khăn là thế nhưng được nghe tiếng khóc đầu đời của con là mẹ luôn nở nụ cười hạnh phúc và mãn nguyện.

2. Chữ "Cúc"

Rồi đến chữ “Cúc”. “Cúc” đó là ẵm bế, nâng niu. Người mẹ nâng đỡ con khi con vẫn còn là sinh linh bé nhỏ nằm trong bụng mẹ. Và khi con ra đời, mẹ luôn chăm nom, nâng đỡ, chỉ cần con khóc là mẹ lại bế con lên dỗ dành. Khi đứa con bước những bước chân đầu đời, con vấp ngã, mẹ cũng dịu dàng nâng con dậy, lo lắng sợ con đau. Quả thật, không ai yêu quý con bằng mẹ; mẹ thương con vô bờ bến, công ơn của mẹ lớn tựa biển trời.

3. Chữ “Phủ”

Tiếp là chữ “Phủ”. “Phủ” có nghĩa là ôm ấp. Ngay từ khi sinh ra, bất kì người con nào cũng sẽ được đón nhận hơi ấm từ người mẹ, được nép mình trong vòng tay mẹ, được mẹ chở che. Nhất là trong đêm đông giá lạnh, ấp vào lòng mẹ, được mẹ hà hơi sưởi ấm có lẽ là điều hạnh phúc nhất thế gian.

4. Chữ “Súc”

Sau là chữ “Súc”. Mẹ cho con bú mớm, lo từng miếng ăn cho con mỗi ngày. Ngay từ khi lọt lòng, người con đã được hưởng dòng sữa mẹ bao la. Có những gia đình nghèo không có bột nấu cho con ăn, người mẹ phải nhai cơm rồi mớm cho con. Khi đứa con biếng ăn, mẹ luôn chăm lo dỗ dành từng chút một mong sao cho con mình hay ăn chóng lớn để luôn khỏe mạnh. Đó chính là ý nghĩa của chữ “súc”.

5. Chữ "Cố"

Chữ “Cố” thì sao? Chữ “Cố” là mẹ luôn chăm nom, mong ngóng, không lúc nào rời mắt khỏi các con. Những bước chân chập chững đầu đời của con, mẹ là người đầu tiên dõi theo. Bước chân tuy nhỏ bé nhưng lại là niềm hạnh phúc to lớn của mẹ. Cho đến khi con lớn lên, mẹ vẫn hằng trông mong con; cùng con đồng hành từ những chặng đường đầu tiên của cuộc đời đến khi con thành đạt. Chỉ đến lúc mẹ khuất núi thì ánh mắt dõi theo con mới dừng nghỉ mà thôi.

6. Chữ “Dục”

Còn chữ “Dục” thế nào? Chữ “Dục” thể hiện sự dạy dỗ, kèm cặp con nên người của mẹ. Người mẹ chính là cô giáo đầu tiên trong cuộc đời của con. Từ câu nói đầu đời, câu chào hỏi dạ thưa cho đến những điều hay lẽ phải cũng đều là mẹ dạy cho con. Rồi con biết đọc, biết viết; con biết chăm sóc, yêu thương ông bà, cha mẹ và mọi người. Những điều đó mẹ đều theo sát, chỉ bảo tận tình cho con. Mẹ cũng là người gần gũi nhất, là người đóng góp công sức nhiều nhất cho sự trưởng thành của con.

7. Chữ “Trưởng”

Chữ “Trưởng” là sao? Mẹ nuôi nấng con từ trong bụng đến khi trưởng thành. Đây quả là một hành trình đầy gian lao, vất vả. Từ khi còn bé thì mẹ lo con đau ốm, biếng ăn; ở độ tuổi con đi học thì mẹ tần tảo sớm khuya để nuôi ăn học, mong sao cho con trưởng thành. Thậm chí khi con trưởng thành rồi, mẹ vẫn chưa hết lo. Thật đúng với câu: “Mẹ già trăm tuổi vẫn thương con tám mươi.”

8. Chữ “Phục”

Với chữ “Phục” là thế nào? Với chữ “Phục”, ta hiểu rằng mẹ luôn thăm non, gần gũi và dành sự quan tâm đặc biệt cho đứa con của mình. Mỗi khi đi xa, người mẹ luôn nhớ con, lo cho các con nhiều lắm. Rồi khi con ốm, mẹ thức trắng đêm dài vì lo lắng, xót xa đứa con. Và chắc chắn một điều rằng mẹ là người gần gũi nhất, dù bất cứ chuyện gì xảy ra thì mẹ vẫn ở bên cạnh ủng hộ, yêu thương con hết lòng.

9. Chữ “Phúc”

Cuối cùng là chữ “Phúc”. Chữ “Phúc” là mẹ bao bọc, che chở những người con. Mẹ luôn là chỗ dựa vững chắc nhất cho con; con đi bất cứ đâu cũng có vòng tay mẹ để trở về, dù con lớn khôn nhưng với mẹ vẫn là đứa con bé bỏng mẹ thường chăm lo. Mẹ cũng là người luôn sẵn sàng hy sinh mọi thứ để cho đứa con của mình có được một điều tốt đẹp nhất, vòng tay mẹ luôn mở rộng đón đứa con thơ trở về.
Mẹ luôn là thế đấy! Một người phụ nữ chân yếu tay mềm nhưng lại gánh vác được tất cả mọi thứ trên vai. Mẹ không quản ngại mưa nắng, phong ba để nuôi con thành người, luôn là nơi chốn để con quay về.

Các bạn khóa sinh gửi những trái tim yêu thương đến cho cha mẹ sau khi được Sư Phụ giảng về ơn đức mẹ "chín chữ cù lao"

Qua câu “Chín chữ cù lao” trong bài giảng “Mẹ yêu ơi!”, Sư Phụ đã giúp các bạn hiểu hơn về công ơn nuôi dưỡng của mẹ - người mình phải suốt đời mang ơn và báo hiếu. Những lời giảng thấm đượm tình hiếu đạo của Sư Phụ sẽ là bài học và hành trang quý báu cho tất cả các bạn khóa sinh. Thấu hiểu, yêu thương, chăm sóc và là một người con có hiếu để đền đáp công ơn như trời biển của mẹ là những gì các bạn đã hiểu được khi nghe Sư Phụ giảng. Hy vọng sau khi về nhà, các bạn khóa sinh sẽ trở thành những người con ngoan, hiếu thảo và luôn khắc ghi “chín chữ cù lao” để báo đáp công ơn của mẹ!

Hạnh Liên 

5. Em hiểu cù lao chín chữ như thế nào?

Em hiểu thế nào về cụm từ : Cù lao chín chữ


Giải:


“Cù lao chín chữ” để nói lên công ơn to lớn của cha mẹ như sinh thành nuôi dưỡng, , chăm sóc dạy bảo… con cái lớn khôn nên người, trải qua nhiều bề vất vả, khó nhọc. 


Em hiểu thế nào về cụm từ : Cù lao chín chữ


Giải:


“Cù lao chín chữ” để nói lên công ơn to lớn của cha mẹ như sinh thành nuôi dưỡng, , chăm sóc dạy bảo… con cái lớn khôn nên người, trải qua nhiều bề vất vả, khó nhọc. 


Hay quá đi 💯💯💯💯💯💯💯💯💯💯💯💯💯

Câu hỏi hot cùng chủ đề

  • Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

    Mưa mùa xuân xôn xao, phơi phới. Những hạt mưa bé nhỏ, mềm mại, rơi như nhảy nhót. Hạt nọ tiếp hạt kia đan xuống mặt đất (...) Mặt đất đã kiệt sức bỗng thức dậy, âu yếm đón lấy những giọt mưa ấm áp, trong lành. Đất trời lại dịu mềm, lại cần mẫn tiếp nhựa cho cây cỏ. Mưa mùa xuân đã mang lại cho chúng cái sức sống ứ dầy, tràn lên các nhánh lá mầm non. Và cây trả nghĩa cho mưa bằng cả mùa hoa thơm trái ngọt.

    (Tiếng mưa - Nguyễn Thị Thu Trang)

    1. Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt nào? (0,5 điểm)

    2. Xác định và chỉ ra một biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong văn bản? (1 điểm)

    3. Mưa mùa xuân đã đem đến cho muôn loài điều gì? (1 điểm)

    4. Dựa vào nội dung câu in đậm trên, là một người con em sẽ trả nghĩa cho cha mẹ, thầy cô như thế nào khi đang ngồi trên ghế nhà trường? (1,5 điểm)

    II. LÀM VĂN (6 điểm)

    Giờ ra chơi luôn đầy ắp tiếng cười, tiếng nói, hãy viết bài văn tả quang cảnh ra chơi sân trường em.

     Đáp án đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2020 - 2021

    I. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN (4 điểm)

1. Phương thức biểu đạt chính là miêu tả ( 0,5 điểm)

2. Xác định một biện pháp tu từ:

Học sinh xác định và chỉ ra một trong những biên pháp tu từ sau: (1 điểm)

- Nhân hóa:

-> Hạt nọ tiếp hạt kia đan xuống mặt đất.

-> Mặt đất đã kiệt sức bỗng thức dậy, âu yếm đón lấy những giọt mưa ấm áp, trong lành.

-> Đất trời lại dịu mềm, lại cần mẫn tiếp nhựa cho cây cỏ.

- So sánh -> Những hạt mưa bé nhỏ, mềm mại, rơi như nhảy nhót.

- Ẩn dụ -> Và cây trả nghĩa cho mưa bằng cả mùa hoa thơm trái ngọt.

3. Mưa mùa xuân mang đến cho muôn loài:

Có thể trả lời 1 trong 2 ý sau:

Mưa mùa xuân mang đến cho muôn loài sự sống và sức sống mãnh liệt. (1 điểm)Mặt đất đã kiệt sức bỗng thức dậy, âu yếm đón lấy những giọt mưa ấm áp, trong lành. Đất trời lại dịu mềm, lại cần mẫn tiếp nhựa cho cây cỏ. (0,5 điểm)Mưa mùa xuân đã mang lại cho chúng cái sức sống ứ dầy, tràn lên các nhánh lá mầm non. (0,5 điểm)

4. Em sẽ trả nghĩa cho cha mẹ, thầy cô khi đang ngồi trên ghế nhà trường:

Chăn chỉ học tập, đạt thành tích cao trong học tập. (0,75 điểm)Yêu thương, kính trọng, ngoan ngoãn, lễ phép. (0,75 điểm)

II. LÀM VĂN (6 điểm)

*Yêu cầu hình thức:

Trình bày đúng hình thức một bài văn, viết đúng thể loại văn miêu tả.Kết cấu chặc chẽ, diễn đạt trôi chảy, không mắc lỗi chính tả, lỗi dùng từ, ngữ pháp.

* Yêu cầu nội dung:

Mở bài:

Giới thiệu quang cảnh giờ ra chơi bổ ích, thú vị. (0,5điểm)
Thân bài: (5 điểm)

* Tả khái quát quang cảnh trước giờ ra chơi

 Sân trường vắng vẻ, có thầy giám thị đi lại, cô lao công quét dọn.Không gian chim chóc, nắng vàng…Tiếng chuông reo vang lên báo hiệu giờ ra chơiThầy cô kết thúc tiết học các bạn ùa ra sân chơi.

* Trong giờ ra chơi:

Học sinh ùa ra sân, thầy cô vào phòng giáo viên nghi ngơi.Sân trường rộn rã tiếng cười, mỗi nhóm học sinh chơi những trò chơi khác nhau: bóng rổ, cầu lông, đá bóng…Ghế đá có vài bạn ngồi trao đổi bài, nói chuyện cười rúc rích…Những chú chim trên cành hót ríu rít….Những con gió….Khôn mặt các bạn đã lấm tấm mồ hôi…

* Sau giờ ra chơi:

Tiếng chuông reo kết thúc giời ra chơiCác bạn học sinh nhanh chân vào lớp học.Sân trường vắng vẻ trở lại…

Kết bài: (0,5điểm)

Suy nghĩ của em về giờ ra chơi.
*Lưu ý: Tùy vào cách diễn đạt của HS để cho điểm phù hợp.

  • Video liên quan

    Chủ đề