Người bị tiểu đường có tiêm được vaccine covid

Trình duyệt của bạn đã tắt chức năng hỗ trợ JavaScript.Website chỉ làm việc khi bạn bật nó trở lại.

Để tham khảo cách bật JavaScript, hãy click chuột vào đây!

Chuyên gia Đoàn Văn Đệ chia sẻ trong chương trình Truyền hình trực tuyến với chủ đề "Giải pháp kiểm soát tốt đường huyết trong giai đoạn dịch"

Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn trước, trong và sau khi tiêm vaccine, người bệnh tiểu đường không thể bỏ qua 5 khuyến cáo quan trọng của chuyên gia nội tiết dưới đây.

Tại sao người tiểu đường nên tiêm vaccine phòng ngừa COVID-19?

Người có bệnh lý nền nói chung và bệnh tiểu đường nói riêng là đối tượng có nguy cơ cao nhiễm virus, thậm chí tiên lượng nặng và tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời. Theo thống kê của tổ chức Y tế Thế giới - WHO, cứ 100 ca tử vong vì Covid thì có 9 ca liên quan đến bệnh lý tiểu đường.

Đây là thông tin cảnh báo được chuyên gia Đoàn Văn Đệ - Nguyên Chủ nhiệm bộ môn Tim - Thận - Khớp - Nội tiết bệnh viện 103 Học viện Quân Y đưa ra trong chương trình Truyền hình trực tuyến với chủ đề "Giải pháp kiểm soát tốt đường huyết trong giai đoạn dịch" do Báo Sức khỏe & Đời sống tổ chức, với sự đồng hành của nhãn hàng Diabetna diễn ra ngày 26/8 vừa qua.

Lý giải nguyên nhân, chuyên gia Đoàn Văn Đệ cho biết: "Người tiểu đường không kiểm soát tốt đường huyết sẽ dễ bị nhiễm virus và biến chứng nặng hơn so với người tiểu đường kiểm soát tốt đường huyết. Nguyên nhân là do đường huyết tăng cao trong thời gian dài khiến hệ miễn dịch suy yếu, dễ nhiễm các loại virus, vi khuẩn và làm chậm quá trình hồi phục khi bị bệnh.

Đáng lo hơn, khi người bệnh tiểu đường không kiểm soát tốt đường huyết còn dễ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm, nếu đồng thời nhiễm thêm loại virus này thì càng làm tăng nguy cơ gặp phải các triệu chứng nặng, tiến triển nhanh và tỷ lệ tử vong càng cao".

Do đó, theo khuyến cáo của Bộ Y tế, tiêm vaccine là bước quan trọng giúp người tiểu đường giảm nguy cơ lây nhiễm, giảm nguy cơ bệnh nặng và tử vong nếu nhiễm COVID-19. Trong đó, người có bệnh lý nền tiểu đường là đối tượng được ưu tiên tiêm vaccine miễn phí theo Nghị quyết 21/NQ-CP.

Chuyên gia cũng cho biết, các loại Vaccine đang được triển khai tiêm chủng tại Việt Nam đều được Tổ chức Y tế Thế giới WHO cấp phép sử dụng và Bộ Y tế phê duyệt, đảm bảo an toàn với các đối tượng được tiêm chủng, trong đó có người tiểu đường. Do đó, người bệnh tiểu đường cần cân nhắc tiêm chủng càng sớm càng tốt để bảo vệ sức khỏe.

5 lưu ý quan trọng người tiểu đường cần biết khi tiêm Vaccine

Tại chương trình truyền hình trực tuyến với chủ đề "Giải pháp kiểm soát tốt đường huyết trong giai đoạn dịch", chuyên gia Đoàn Văn Đệ cũng đưa ra 5 lưu ý quan trọng để người tiểu đường đảm bảo an toàn cho bản thân trước, trước và sau khi tiêm vaccine:

- Tìm hiểu kỹ về loại vaccine bản thân sẽ tiêm, các phản ứng phụ có thể gặp phải để chuẩn bị phương án hỗ trợ khi cần;

- Mang đầy đủ giấy tờ tùy thân, sổ theo dõi sức khỏe,các thuốc đang sử dụng để được tư vấn, khám sàng lọc, đảm bảo an toàn trước khi tiêm;

- Tuân thủ nghiêm khuyến cáo 5K của Bộ Y tế khi tới địa điểm tiêm;

- Dự phòng thông tin liên hệ của bác sĩ chuyên khoa hoặc cơ sở y tế gần nhất để được hỗ trợ kịp thời khi có dấu hiệu bất thường sau tiêm;

- Quan trọng nhất, người bệnh cần đảm bảo sức khỏe và tinh thần tốt trước khi tiêm: không nên nhịn đói, không uống thuốc hạ sốt, giảm đau, không uống rượu bia... Trong đó, kiểm soát tốt chỉ số đường huyết và bệnh lý nền là yếu tố then chốt đảm bảo an toàn cho người bệnh trước, trong và sau khi tiêm.

Theo chuyên gia Đoàn Văn Đệ: "Người bệnh cần phối kết hợp nhiều giải pháp để kiểm soát đường huyết tốt nhất. Bên cạnh chế độ ăn uống, luyện tập khoa học; duy trì dùng thuốc điều trị đúng - đủ - đều; thì kết hợp Đông - Tây y cũng đang là phương pháp được ưu tiên bởi tính hiệu quả, an toàn".

Người tiểu đường nên lựa chọn sản phẩm từ Dây thìa canh đạt chuẩn quốc tế GACP - WHO

Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn và hiệu quả điều trị, khi lựa chọn Dây thìa canh người bệnh cần lưu ý những tiêu chí sau:

- Lựa chọn sản phẩm từ Dây thìa canh sạch đạt chuẩn quốc tế GACP - WHO sẽ cho hiệu quả điều trị cao, bền vững, an toàn cho người bệnh.

- Đơn vị sản xuất uy tín, dễ truy xuất nguồn gốc

- Đã có mặt nhiều năm trên thị trường, được nhiều người bệnh tin dùng mang lại hiệu quả hỗ trợ điều trị cao

- Đã được nghiên cứu chứng minh công dụng

- Được các cơ quan chức năng cấp phép

T.D.V

Bệnh tiểu đường là hệ quả của việc lượng đường trong máu tăng cao do rối loạn chuyển hóa insulin trong cơ thể. Đây là một trong những bệnh lý mạn tính mà Bộ Y tế cho vào danh sách nhóm bệnh có nguy cơ gặp biến chứng nặng nếu bệnh nhân mắc Covid-19. Đứng trước rủi ro này, liệu những bệnh nhân bị bệnh nền tiểu đường có nên tiêm vắc xin Covid? Hãy cùng lắng nghe tư vấn của chuyên gia y tế qua phân tích trong bài viết dưới đây nhé!

1. Khái quát về bệnh tiểu đường

Tiểu đường, hay còn được biết đến với tên gọi đái tháo đường là một loại bệnh lý nội khoa do tình trạng mất cân bằng glucose trong máu gây nên. Glucose đóng vai trò cung cấp năng lượng cần thiết để các tế bào trong cơ thể hoạt động một cách bình thường, đặc biệt là các tế bào ở não.

Đái tháo đường có 3 loại chính và nguyên nhân dẫn tới các loại tiểu đường này là khác nhau. Tuy vậy, điểm chung vẫn là dù mắc loại tiểu đường nào thì lượng đường trong máu đều ở mức cao gây nên ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe con người. Các dạng tiểu đường bao gồm:

  • Đái tháo đường tuýp 1: đây là tình trạng ngừng sản xuất insulin do phản ứng tự miễn của cơ thể. Những người bị tiểu đường tuýp 1 sẽ phải gắn bó với insulin nhân tạo trong suốt cuộc đời.

  • Đái tháo đường tuýp 2: khác với tiểu đường loại 1, những bệnh nhân mắc tiểu đường tuýp 2 cơ thể vẫn tạo ra insulin nhưng các tế bào không phản ứng hiệu quả với insulin như trước.

  • Đái tháo đường thai kỳ: thường xảy ra trong giai đoạn phụ nữ mang thai, nguyên nhân là do ở thời kỳ này cơ thể ít nhạy cảm hơn với insulin nhưng không phải mẹ bầu nào cũng bị tiểu đường thai kỳ. Sau khi sinh tình trạng này có thể biến mất.

Tiểu đường gây nên nhiều nguy hại đối với sức khỏe người bệnh

Ngoài ra cũng có các dạng tiểu đường khác nhưng ít phổ biến hơn như tiểu đường do thuốc, do phẫu thuật tuỵ, u tuỵ, tiểu đường do xơ nang, tiểu đường đơn gen (monogenic diabetes),...

Một người được cho là bị đái tháo đường khi mức đường huyết > 125mg/dL (mức bình thường là từ 70 - 99mg/dL). Nếu chỉ số này nằm trong khoảng từ 100 - 125mg/dL thì rất có khả năng người đó đã bị tiền đái tháo đường.

Rất dễ để tiền đái tháo đường tiến triển thành tiểu đường tuýp 2, kể cả khi bệnh nhân không phát hiện ra các triệu chứng rõ ràng. Các yếu tố làm gia tăng nguy cơ bị tiền đái tháo đường và tiểu đường tuýp 2 cũng rất giống nhau, cụ thể là:

  • Người bệnh bị thừa cân, béo phì.

  • Huyết áp cao.

  • Mắc tiểu đường thai kỳ hoặc con sinh ra nặng cân (em bé nặng > 4kg).

  • Trong gia đình có người thân bị đái tháo đường tuýp 2.

  • Mức HDL cholesterol thấp.

  • Ít vận động.

  • Tuổi trên 45.

  • Hút thuốc lá.

Để ngăn chặn tiền đái tháo đường có khả năng tiến triển thành tiểu đường tuýp 2, bệnh nhân sẽ được khuyến cáo nên thay đổi chế độ ăn uống và lối sống sinh hoạt. Sau 3 tháng áp dụng mà chỉ số đường huyết vẫn chưa thể về mức bình thường, người bệnh sẽ phải dùng thuốc bổ trợ.

2. Bệnh nhân bị tiểu đường đối mặt với khó khăn gì trước đại dịch Covid-19?

Đối với những người mắc bệnh tiểu đường, hệ thống miễn dịch sẽ bị suy yếu hơn nhiều so với người bình thường. Thời gian mắc đái tháo đường càng lâu thì biến chứng càng nhiều, nguy cơ bị mắc những bệnh nhiễm trùng cũng vì thế mà càng cao (nhiễm virus, vi khuẩn).

Bệnh nhân tiểu đường có hệ miễn dịch suy yếu càng làm tăng rủi ro mắc các loại virus, trong đó có Covid-19

Vì hệ miễn dịch đã bị suy yếu nên khi nhiễm virus, những bệnh nhân tiểu đường sẽ dễ bị nhiễm trùng thứ phát hay còn gọi là bệnh chồng bệnh. Vì thế khi đại dịch Covid-19 xảy ra, những bệnh nhân mắc các bệnh mạn tính nói chung và người bị tiểu đường nói riêng phải đối mặt với những rủi ro lớn hơn. Bằng chứng là trên thế giới đã có nhiều ca có bệnh nền là đái tháo đường mắc Covid-19 có tỷ lệ tử vong khá cao.

3. Cần ưu tiên tiêm vắc xin sớm cho những người bị tiểu đường

Vậy bị mắc bệnh nền tiểu đường có nên tiêm vắc xin Covid? Câu trả lời lời là không những nên tiêm mà họ cần phải được tiêm sớm.

Chúng ta đều hiểu rằng vắc xin chính là chìa khoá giúp đẩy lùi sự lây lan nhanh chóng của nhiều loại dịch bệnh, không riêng gì Covid-19. Theo như WHO và các hãng dược sản xuất vắc xin Covid-19 khuyến cáo, những người bị huyết áp cao, tiểu đường tuýp 2 là các đối tượng nên tiêm phòng vắc xin Covid-19. Vắc xin có tác dụng làm giảm nguy cơ mắc bệnh đồng thời giảm các biến chứng nặng khi nhiễm virus.

Trên thực tế, vắc xin giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể, vì thế nên bệnh nhân tiểu đường càng cần phải tiêm vắc xin này. Tuy nhiên cũng cần lưu ý tới các vấn đề sau:

  • Khai báo về tình trạng bệnh tiểu đường kèm theo những bệnh lý khác nếu đang mắc phải trước khi tiêm. Ví dụ như: đái tháo đường có biến chứng thần kinh, biến chứng thận, mạch máu,...

  • Trước, trong và sau khi tiêm vắc xin không được tự ý ngưng các thuốc điều trị tăng đường huyết.

  • Tại điểm tiêm phòng cần thông báo với cán bộ y tế về các thuốc đang sử dụng.

  • Khi đi tiêm cần tuân thủ theo hướng dẫn của cán bộ y tế các nguyên tắc theo dõi, báo cáo và xử trí.

  • Các phản ứng thông thường có thể gặp sau khi tiêm vắc xin: đau đầu, đau tại chỗ tiêm, mỏi cơ, sốt,... và bao gồm triệu chứng nặng có thể xảy ra như sốc phản vệ. Do đó những bệnh nhân đái tháo đường cần theo dõi sau tiêm ít nhất 30 phút tại điểm tiêm chủng, báo cáo những bất thường cho nhân viên y tế để có thể xử trí kịp thời.

4. Vắc xin Covid-19 có tương tác với các thuốc điều trị tiểu đường không?

Không ít người cảm thấy lo lắng về vấn đề tương tác thuốc trị tiểu đường và vắc xin Covid-19, bởi vì bệnh nhân đái tháo đường luôn phải dùng thuốc thường xuyên nhằm duy trì độ ổn định của đường huyết. Không những sử dụng 1 loại mà kết hợp nhiều loại với nhau mới có hiệu quả. Ngoài ra, có những người bị tiểu đường kèm theo cả bệnh lý khác dẫn tới việc phải phối hợp thêm các thuốc khác nhau.

Tuy nhiên người bệnh không cần quá lo ngại về vấn đề này. Khi đi tiêm chủng hãy thông báo, liệt kê đầy đủ các loại thuốc đang sử dụng, bác sĩ sẽ có chỉ định về việc tiêm vắc xin. Quan trọng nhất là bệnh nhân cần tuân theo những hướng dẫn từ cán bộ y tế.

Thường thì thành phần của vắc xin không gây ảnh hưởng gì tới các thuốc đang được sử dụng để điều trị cho bệnh nhân đái tháo đường, tăng huyết áp. Nhưng trong trường hợp cơ địa bệnh nhân hay bị dị ứng với kháng sinh, mỹ phẩm hoặc đang dùng các thuốc chống đông máu thì phải hết sức lưu ý.

Vắc xin chính là chìa khóa giúp bảo vệ bệnh nhân tiểu đường trước đại dịch

Để cập nhật thêm những kiến thức bổ ích về bệnh tiểu đường và các vấn đề sức khỏe, hãy truy cập trang web medlatec.vn của BVĐK MEDLATEC, ngoài ra quý bạn đọc có thể nối máy tới tổng đài 1900565656 để được tư vấn miễn phí và đặt lịch khám ngay hôm nay nhé!

Video liên quan

Chủ đề