Nguyên nhân phù thận

Trang chủ » Đa Khoa » Cơ thể bị phù nề: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

Phù nề là biểu hiện bệnh lý do sự mất cân bằng của dịch trong cơ thể, một người khoẻ mạnh bình thường sẽ không thể bị phù. Ở bài viết này hãy cùng Docosan tìm hiểu phù nề là bệnh gì, nguyên nhân nào gây nên tình trạng này và cách chữa trị ra sao bạn nhé.

Phù nề là hiện tượng gia tăng dịch tại mô kẽ bên trong cơ thể và bị mắc kẹt ở đó khiến mô sưng phù. Phù là biểu hiện của bệnh lý gây ra bởi một nguyên nhân nào đó. Phù có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể, có thể phù khu trú một bộ phận, vài bộ phận hoặc phù toàn thân. Một số loại phù nề thường gặp như:

  • Phù bàn chân:  xảy ra khi có dịch tích tụ ở chân và bàn chân. Phù chân thường gặp ở phụ nữ mang thai hoặc người cao tuổi khiến chân bị đau, tê, giảm cảm giác và đi lại trở nên khó khăn hơn.
  • Phù mặt: Thường xảy ra ở những bệnh nhân dùng nhiều hoặc lạm dụng các loại thuốc có tác dụng phụ gây giữ nước, khiến mặt bệnh nhân sưng phù nề, căng tròn. Thậm chí phù mắt làm bệnh nhân sụp mi.
  • Phù phổi: là tình trạng các chất lỏng ứ lại bên trong phế nang của phối làm giảm lưu lượng trao đổi khí, khiến bệnh nhân khó thở, bứt  tim đập nhanh, thậm chí ho  khạc ra bọt hồng, máu.

Tình trạng phù nề có thể nhận biết dễ dàng bằng mắt thường, tuy nhiên phù nhẹ cũng dễ bị bỏ sót. Cách nhận biết bị phù nề:

  • Nhìn sẽ thấy mi mắt mọng, mất các nếp gấp mi. Da vùng bị phù căng bóng, không còn nếp nhăn. Các chỗ bình thường có các hõm như hõm sau và trước mắt cá chân sẽ đầy và mất đi các hõm này.
  • Bệnh nhân có cảm giác nặng nề ở nơi phù.
  • Dùng ngón tay ấn vào các vùng da trên nền xương khoảng 10 giây, sau khi nhấc ngón tay ra sẽ để lại một vết lõm có bờ hơi gờ cao do nước bị dồn ra xung quanh tạo nên. Vết lõm này không phục hồi lại ngay như bình thường mà cần nhiều giây mới lấp đầy trở lại
  • Phù nề thường đi kèm với tăng cân đột ngột trong khoảng thời gian ngắn như vài ngày người bệnh tăng 1-2 kg.
Nguyên nhân phù thận

Nguyên nhân gây bệnh phù nề

Tuỳ vào vị trí phù mà nguyên nhân có thể khác nhau, phù khu trú duy nhất một vị trí có thể do nguyên nhân đơn giản như côn trùng cắn, do té ngã, do viêm nhiễm. Tuy nhiên nếu phù nhiều vị trí cùng lúc có thể bạn đã gặp vấn đề sức khoẻ tương đối nghiêm trọng như:

  • Suy tim: Nguyên nhân gây phù nề rất thường gặp. Bệnh nhân suy tim có tim hoạt động không hiệu quả khiến nước và muối ứ đọng tại nhiều nơi trong cơ thể. Người bệnh suy tim trái thường bị phù phổi, suy tim phải thường phù 2 chân.
  • Suy thận: Suy thận cấp hay suy thận mạn khiến thận bị tổn thương, chức năng lọc suy giảm gây tình trạng ứ muối, nước thường gây phù ở mắt và chân. Người bệnh hội chứng thận hư còn bị giảm nồng độ albumin protein trong máu gây giảm áp lực keo khiến nước thoát ra lòng mạch gây phù nề.
  • Do thuốc: Các thuốc điều trị cao huyết áp làm giãn mạch có thể gây ứ đọng muối và nước hay corticoid giữ nước gây phù nề.
  • Tắc mạch: Phù khu trú do tắc tĩnh do có cục huyết khối trong lòng mạch, do chèn ép từ bên ngoài hoặc sung . Thông thường tắc mạch gây phù còn kèm với triệu chứng đau, sưng, sờ thấy tĩnh mạch nổi lên.
  • Xơ gan: Xơ gan là tổn thương nhu mô gan không hồi phục. Bệnh nhân xơ gan thường bị báng bụng và phù nề 2 chân. Nguyên nhân xơ gan có thể do rượu, nhiễm vi rút, gan nhiễm mỡ, bệnh di truyền,…
  • Suy dinh dưỡng: Người ăn uống kém, suy dinh dưỡng bị giảm albumin trong máu, gây giảm áp lực keo trong lòng mạch và dịch thoát ra mô kẽ gây phù. Suy dinh dưỡng thiếu đạm thường gặp ở trẻ em do chế độ ăn ít hoặc do trẻ mắc bệnh ruột mất đạm (ruột kém hấp thu protein).
  • Rối loạn trong thai kỳ: Phụ nữ mang thai có nhiều yếu tố nguy cơ gây phù như cơ thể tiết ra các hormone kích thích giữ lại natri và nước nhiều hơn bình thường, khiến các vùng mặt, tay, chân bàn chân có thể bị phù và sưng. Tử cung mở rộng gây áp lực lên tĩnh mạch chủ dưới, làm tắc nghẽn các tĩnh mạch đùi và dẫn đến phù chân. Máu đông dễ dàng hơn cũng làm tăng nguy cơ huyết khối tĩnh mạch sâu gây ra phù. 
  • Dị ứng: Tình trạng dị ứng khi gặp các dị nguyên hải sản, côn trùng,… đôi khi biểu hiện nhẹ bằng biểu hiện ngứa, nổi mề  nhưng cũng có thể diễn tiến nặng khiến bệnh nhân phù và sốc phản vệ. Đây là tình trạng nguy hiểm, bệnh nhân sưng ở họng có thể chèn ép khí quản gây ngạt thở, tử vong.
  • Bị bỏng: gây ra phản ứng tiết dịch vào khoảng giữa các tế bào và gây phù toàn thân. 
Nguyên nhân phù thận

Điều trị phù như thế nào?

Để điều trị phù, trước tiên phải tìm ra căn nguyên gây nên nó. Nếu phù do dị ứng, phải lập tức ngưng tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng và dùng thuốc chống dị ứng.

  • Dùng thuốc lợi tiểu để giảm lượng nước và muối ứ trong cơ thể, giảm bớt triệu chứng phù nề, như thuốc lợi tiểu thiazide, furosemide hoặc spironolactone. Trong một số trường hợp, thuốc lợi tiểu có thể không thích hợp để điều trị phù nề, chẳng hạn như trong một số những người có suy tĩnh mạch mạn tính hoặc trong hầu hết các phụ nữ mang thai.
  • Hạn chế muối trong chế độ ăn uống theo lời khuyên của bác sĩ để giảm giữ nước.
  • Quan trọng nhất vẫn là tìm ra căn nguyên hoặc bệnh lý đã biết gây phù, từ đó điều trị triệt để chấm dứt tình trạng phù. Do đó khi nghĩ mình gặp phải tình tạng phù hãy đến gặp bác sĩ ngay để được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, tránh biến chứng nguy hiểm.
Nguyên nhân phù thận

Cảm ơn bạn đã tìm đọc bài viết “Chế độ ăn cho người tăng huyết áp: ăn gì và kiêng gì?”. Mong rằng bài viết đã cung cấp những thông tin bổ ích, thiết thực cho bạn và người thân. Hãy cố gắng kiểm soát chế độ ăn lành mạnh để có huyết áp thường nói riêng và sức khoẻ tốt nói chung bạn nhé.

Bài viết được tham khảo từ bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Docosan Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch hẹn với bác sĩ có chuyên môn để điều trị. Để được tư vấn trực tiếp, bạn đọc vui lòng liên hệ hotline 1900 638 082 hoặc CHAT để được hướng dẫn đặt hẹn.


Nguồn tham khảo: NHS