Nguyên nhân sinh viên không thích học các môn chính trị

Full PDF PackageDownload Full PDF Package

This Paper

A short summary of this paper

37 Full PDFs related to this paper

Download

PDF Pack

Một trong những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” được nhắc đến nhiều là việc một số cán bộ lơ là, ngán ngại học tập nghị quyết, học tập lý luận chính trị, có tư tưởng học lý luận chính trị chỉ để “hợp thức hóa” nhằm đảm bảo tiêu chuẩn chức danh cán bộ. Hiện tượng này có hai vế, đó là “lơ là, ngán ngại học tập nghị quyết” và “lơ là, ngán ngại học tập lý luận chính trị”.

Trong việc học nghị quyết, có một số biểu hiện cụ thể:

- Không có hứng thú, nhu cầu với việc học nghị quyết, chỉ xem đó là việc buộc phải làm nên dự lớp với thái độ miễn cưỡng.

- Có tham dự lớp nhưng không nắm được kế hoạch của lớp, không đọc trước tài liệu…

- Trên lớp nghe trình bày nhưng không ghi chép, làm việc riêng trong lúc học, kể cả đọc báo, sử dụng điện thoại, máy tính bảng…

- Không tìm hiểu thêm những thông tin liên quan đến nội dung được truyền đạt, để hiểu rõ hơn vấn đề hoặc phản biện ý kiến chưa xác đáng của báo cáo viên.

- Bỏ học nửa chừng, nhất là sau khi đã thực hiện việc “điểm danh”.

- Ít lắng nghe nhưng hay phê phán nội dung nghị quyết, chương trình hành động hoặc cách trình bày của báo cáo viên.

- Không có ý kiến phát biểu trong buổi thảo luận hoặc phát biểu cho có (nếu chương trình học có tổ chức thảo luận).

- Không viết hoặc viết chiếu lệ, sao chép bài thu hoạch sau lớp học (nếu chương trình học có tổ chức viết thu hoạch).

- Không thể trình bày lại một cách khái quát những nội dung quan trọng, cốt lõi, tâm đắc của nghị quyết...

Nguyên nhân của các biểu hiện này có cả khách quan lẫn chủ quan. Về khách quan, có thể do cấp ủy chưa triển khai, quán triệt đầy đủ kế hoạch học nghị quyết, chưa chuẩn bị tài liệu phù hợp cho đảng viên, tổ chức lớp học tập vào thời điểm không thuận lợi, điều kiện học tập (âm thanh, ánh sáng, thiết bị hỗ trợ…) không bảo đảm, báo cáo viên trình bày thiếu hấp dẫn, sinh động…

Nhưng nguyên nhân chủ quan vẫn quan trọng hơn. Đó là ý thức trách nhiệm của đảng viên chưa cao trong việc nghiên cứu, tìm hiểu, nắm bắt nghị quyết nhằm thông tin, tuyên truyền với người khác, để góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị. Đó là sự quan tâm của đảng viên chưa sâu sắc đối với các chủ trương, quyết sách của Đảng và việc triển khai các quyết sách, chủ trương đó trong thực tế. Đó là nhu cầu còn hạn chế của mỗi đảng viên trong việc nâng cao nhận thức về lý luận và thực tiễn cuộc sống cũng như sự tự nhận thức bản thân phải làm gì để đóng góp vào thành tựu chung. Đó là sự chủ động nắm bắt chủ trương, đường lối để vận dụng cũng như thực hiện việc phản biện nếu có những biểu hiện chưa đúng đắn từ các chủ trương hoặc từ việc thực hiện các chủ trương đó… Nói cách khác, ở những đảng viên này, tính trách nhiệm chưa được thể hiện rõ nét.

Trong việc học lý luận chính trị, có một số biểu hiện cụ thể:

- Không có nhận thức đúng đắn về việc học tập lý luận chính trị, hoặc xem là học cho xong nhiệm vụ, hoặc xem đó là một mục tiêu nhằm đạt chuẩn bằng cấp, từ đó có thể được đề bạt những vị trí cao hơn. Có người coi lý luận chính trị là khô khan, lý thuyết suông, vô bổ…, mà không tự nhận thấy chính là do bản thân mình đã không gắn lý luận chính trị với những vấn đề thực tiễn vốn rất sinh động. Cũng có người xem việc được tạo điều kiện đi học là một công việc nên học tập với thái độ không cho bản thân mình.

- Học một cách lơ là, được chăng hay chớ, không có sự chủ động, nhiệt tình, tích cực.

- Ít quan tâm nghiên cứu bài vở, ít phát biểu, ít trao đổi, phản biện.

- Ít đối chiếu lý thuyết được học với thực tế xem lý thuyết được giảng dạy có phù hợp không hoặc để biết thực tế công việc đã được thực hiện đúng chưa.

- Thực hiện các bài kiểm tra, bài thi có tính đối phó, chiếu lệ, cốt cho đạt điểm để hết môn.

- Có không ít trường hợp gian lận trong thi cử (quay cóp, hỏi bài người khác…), “tranh thủ” cán bộ coi thi hoặc cán bộ chấm thi…

- Cá biệt có trường hợp chuộng bằng loại ưu nhưng không nỗ lực học tập mà tìm cách “chạy”…

Thực tế cho thấy, lý do khách quan của tình trạng này không phải ít. Chẳng hạn, chương trình giảng dạy một số môn lý luận chính trị còn nặng nề, thiên về lý thuyết, việc kiểm tra, đánh giá còn chậm cải tiến nên đôi lúc chưa thực chất, làm giảm động lực học tập của cán bộ, đảng viên. Một số giảng viên tuy có bằng cấp cao nhưng ít gắn lý luận với thực tiễn, có khi còn giáo điều, lý luận suông, không thuyết phục được người học. Điều kiện học tập đôi lúc còn không thuận lợi, như thiết bị, phương tiện còn hạn chế, chưa gắn chặt việc học lý thuyết với việc vận dụng vào thực tiễn, học mà ít hành, người đi học nhưng vẫn phải hoàn thành công việc ở cơ quan với khối lượng lớn…

Tuy nhiên, nguyên nhân chủ quan vẫn rất quan trọng. Đó là nhu cầu tự nâng cao kiến thức, nhận thức, bản lĩnh chính trị của đảng viên chưa cao, nên dễ bằng lòng với bằng cấp mình đã có mà ít chịu học tập, nghiên cứu nhiều hơn, sâu hơn, nhất là ít tự học về lý luận chính trị. Đó là hạn chế về nhu cầu nâng cao năng lực tư duy để tiếp cận được với những vấn đề mới, ứng phó được với tình hình mới, để hoàn thành được những nhiệm vụ mới… Đó là sự thụ động trong tiếp nhận, sử dụng, vận dụng, xử lý những kiến thức, những thông tin mới nên thấy kiến thức, thông tin đó không thực sự cần thiết hoặc không phát hiện được sự giáo điều, lý luận suông của người dạy. Đó là không chịu tìm hiểu đến nơi đến chốn các vấn đề, nhất là những vấn đề mang tính nền tảng, nguyên tắc, nên thường cảm thấy không được thuyết phục hoặc hay hồ nghi những kiến thức học được…

Sự ngán ngại, lơ là học nghị quyết và lý luận chính trị gây nhiều tác hại không chỉ cho bản thân cán bộ, đảng viên mà còn cho tổ chức đảng. Đối với bản thân mỗi đảng viên, không tích cực học tập sẽ khó có điều kiện nắm bắt được các chủ trương, định hướng mới, các nhận định của Đảng về tình hình mới, sự vận động của các trào lưu tư tưởng mới…, dẫn đến “đóng khung” kiến thức. Đã ít kiến thức thì khó hiểu và lý giải được những vấn đề mới, những tình huống mới phát sinh, cũng như khó giải quyết được những vấn đề trong thực tiễn. Đôi lúc, có những vấn đề đã được đề cập trong các văn kiện của Đảng nhưng do bản thân không nắm bắt nên cho rằng Đảng tránh né hoặc chưa tiếp cận các vấn đề đó, dẫn đến hồ nghi, dao động, mất lòng tin. Chẳng hạn, một số người cho rằng chỉ có kinh tế thị trường hoặc kinh tế tập trung quan liêu bao cấp (hoặc kinh tế kế hoạch) chứ không thể có kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; nếu bản thân đảng viên không có đủ kiến thức thì dễ cảm thấy “bán tín bán nghi”, thậm chí hoang mang. Trong khi đó, trên thực tế, vấn đề này đã được giải thích khá nhiều lần, trong đó những vấn đề cốt lõi của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là có sự quản lý của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, có vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước và sự phân phối hợp lý.

Đối với tổ chức đảng, việc có những đảng viên có hạn chế trong nắm bắt chủ trương, đường lối, lý luận chính trị có thể khiến các tế bào của Đảng không thực sự khỏe mạnh, bởi tính chiến đấu và năng lực tư duy, năng lực trí tuệ của tổ chức đảng chủ yếu nằm ở các đảng viên. Nếu các tổ chức đảng có nhiều đảng viên thụ động, không nắm chắc nền tảng lý luận thì việc triển khai thực hiện các quyết sách sẽ gặp nhiều khó khăn, thậm chí dễ sai lầm, lệch hướng. Nhìn rộng hơn, một đảng cầm quyền mà đảng viên không nắm vững đường lối của đảng mình thì ảnh hưởng không nhỏ đến vai trò lãnh đạo và sức thuyết phục của đảng đối với quần chúng nhân dân.

Do đó, việc lơ là, ngán ngại học nghị quyết, lý luận chính trị có vẻ chỉ là vấn đề nhỏ nhưng kỳ thực đó có thể là khởi nguồn của các biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” mà tác hại của nó sẽ rất nghiêm trọng!

VÂN TÂM

Video liên quan

Chủ đề