Nhà giàn dk1 ở đâu

Trả lời:

Theo sách "100 câu hỏi đáp về biển đảo dành cho tuổi trẻ Việt Nam", căn cứ vào Điều 60, Công ước Luật Biển 1982, đã quy định: Trong vùng đặc quyền kinh tế, quốc gia ven biển có đặc quyền tiến hành xây dựng, khai thác và sử dụng: các đảo nhân tạo, các thiết bị và công trình dùng vào mục đích được trù định ở Điều 56 hoặc các mục đích kinh tế khác… Quốc gia ven biển có quyền tài phán đặc biệt đối với các đảo nhân tạo, các thiết bị và công trình đó, kể cả quyền tài phán về luật và quy định hải quan, thuế khóa, y tế, an ninh và nhập cư.

Việc xây dựng các đảo nhân tạo và các công trình đó phải được thông báo theo đúng thủ tục, phải có các phương tiện thường trực để báo hiệu sự tồn tại của chúng. Nếu các thiết bị đó đã bỏ hoặc không dùng nữa thì phải tháo dỡ để đảm bảo an toàn hàng hải…

Quốc gia ven biển có thể lập ra xung quanh các công trình đó những khu vực an toàn có phạm vi không vượt quá 500 m xung quanh chúng tính từ mỗi điểm của mép ngoài cùng của các công trình và đều phải được thông báo theo đúng thủ tục. Tất cả các tàu thuyền phải tôn trọng các khu vực an toàn đó và tuân theo các quy phạm quốc tế liên quan đến hàng hải trong khu vực gần các công trình và các khu vực an toàn đó.

Nhà giàn DK 1

Tuy nhiên không được xây dựng các công trình nhân tạo và lập các khu vực an toàn xung quanh chúng ở nơi có nguy cơ gây trở ngại cho việc sử dụng các đường hàng hải đã được thừa nhận là thiết yếu cho hàng hải quốc tế.

Các công trình nhân tạo này không được hưởng quy chế các đảo. Chúng không có lãnh hải riêng và sự hiện diện của chúng không có tác động gì đối với việc hoạch định lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.

Việc xây dựng và bảo vệ các công trình nhân tạo trên thềm lục địa cũng phải tuân thủ các quy định nói trên, với những sửa đổi cần thiết về chi tiết (mutatis mutandis).

Hiện nay, Việt Nam đã xây dựng được 15 nhà giàn DK1    trên các bãi cạn nằm trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam như: bãi Phúc Tần, Phúc Nguyên, Tư Chính, Quế Đường, Vũng Mây, Huyền Trân. Việt Nam đang sử dụng chúng vào những mục đích kinh tế, nghiên cứu khoa học biển, bảo vệ môi trường biển, thăm dò khai thác tài nguyên dầu khí theo đúng quy định của Công ước Liên Hợp quốc về Luật Biển năm 1982. Việt Nam không cố ý biến các bãi cạn này thành các đảo nổi và cố tình gán ghép chúng trở thành một bộ phận của quần đảo Trường Sa. Việt Nam cho rằng mọi hành vi cố ý và gán ghép đó là hoàn toàn sai trái trong việc giải thích và áp dụng Công ước Liên Hợp quốc về Luật Biển năm 1982, cần phải  lên án, bác bỏ.   

Hồng Chuyên (chọn đăng)

Nhân kỷ niệm 30 năm ngày thành lập tiểu đoàn DK1 (5-7-1989 - 5-7-2019), Nhân Dân điện tử xin giới thiệu chùm ảnh về những ngôi nhà trên biển đang trường tồn cùng thời gian, thể hiện sự sáng tạo, ý chí quyết tâm và sự hy sinh quả cảm của lớp lớp những người chiến sĩ hải quân làm nhiệm vụ trên nhà giàn.

Cụm nhà giàn DK1 đóng chốt trên các bãi cạn Quế Đường, Phúc Nguyên, Tư Chính, Phúc Tần, Ba Kè. Khu vực biển DK1 có đáy là một bãi thoải từ bờ kéo dài ra đến độ sâu 200m, sau đó độ sâu đáy biển biến đổi nhanh, có chín vị trí bãi ngầm được đặt tên: Tư Chính, Phúc Nguyên, Phúc Tần, Huyền Trân, Quế Đường, bãi Vũng Mây, bãi Ba Kè, bãi Đất, bãi Đinh.

Mỗi nhà giàn cao hơn 30m so với mực nước biển, độ sâu từ chân nhà giàn trên mặt biển tới đáy san hô chừng 20-25m. Hệ thống cọc móng của nhà giàn cắm sâu từ bề mặt đáy san hô xuống 30-40m nữa để giữ vững cho nhà giàn.

Đoàn công tác số 12 đã có mặt tại nhà giàn DK1/9 Ba Kè để thăm và động viên các chiến sĩ đang làm nhiệm vụ tại đây.

Để tiếp cận nhà giàn là việc đặc biệt khó khăn do sóng lên xuống không ổn định. Rất nhiều chuyến tàu vào mùa mưa bão khi ra tới đây đã không thể tiếp cận và những tiếng hát được cất lên giữa trùng khơi gửi lời chào từ đất liền tới cán bộ, chiến sĩ cắm chốt ở nhà giàn chỉ có thể truyền qua... bộ đàm.

Các đoàn công tác vào thăm và động viên các chiến sĩ phải rất vất vả mới có tiếp cận được cầu thang để lên được nhà giàn.

Nhưng khi đã bước chân lên tới nhà giàn, bạn sẽ gặp những nụ cười tươi rói của lính Hải quân. Đối với họ, tình cảm nồng ấm của người từ đất liền ra là món quà lớn nhất. Mỗi chuyến tàu tới gần với nhà giàn nghĩa là đất liền đang ở rất gần với họ.

Để tiếp cận được với cuộc sống của những người lính ở nhà giàn luôn là thử thách đối với những người sợ độ cao. Muốn lên được khu vực sinh hoạt của các chiến sĩ, đoàn công tác cần phải chinh phục những bậc thang dốc và cao hơn 30m so với mặt nước biển.

Khu sinh hoạt của các chiến sĩ được thiết kế bằng thép và được sơn mầu vàng chống rỉ sét. Tất cả đều được thiết kể chịu được những cơn bão lớn.

Khu vực sinh hoạt và bếp của các chiến sĩ. Khu vực bếp được các chiến sĩ sắp xếp gọn gàng và ngăn nắp.

Nhà giàn DK1 đều được trang bị máy lọc nước biển để cải thiện tình trạng thiếu nước sinh hoạt cũng như nước canh tác rau xanh của các chiến sĩ nơi đầu sóng ngọn gió.

Ngoài ra, các nhà giàn đều được xây dựng sân bay trực thăng để phục vụ các đoàn nghiên cứu và ứng phó với các tình huống khẩn cấp.

Những bài hát giao lưu của các đoàn văn công làm vơi bớt đi một phần nỗi nhớ nhà, nhớ gia đình, nhớ đất liền của các chiến sĩ đang canh giữ vùng biển thiêng liêng của Tổ quốc.

Đoàn văn công tỉnh Cao Bằng tặng chiếc nón lá cho các chiến sĩ tại nhà giàn DK1/9 Ba Kè để các chiến sĩ đội khi canh tác rau xanh bớt phần nắng rát.

Vốn được xây dựng trên các bãi san hô nên ở các nhà giàn thường rất đa dạng về các loại hải sản.

Lúc rảnh rỗi các chiến sĩ thường xuống phía dưới nhà giàn để câu cá tăng gia cho bữa ăn hằng ngày. Các chiến sĩ chia sẻ, có những ngày có đàn cá lớn đã có chiến sĩ câu được những con cá gần 30kg.

Rau xanh luôn là một thử thách đối với những người sống trong vùng khí hậu chỉ có muối, nước mặn và nắng rát quanh năm, khi lượng nước ngọt quá hiếm hoi.

Nên mọi khoảng diện tích đều được tận dụng để trồng rau, tự cung tự cấp tại chỗ.

Nước sử dụng để tưới rau thường được tận dùng từ nước sinh hoạt hằng ngày của các chiến sĩ.

Ngoài ra, lúc rảnh các chiến sĩ trên nhà giàn thường đọc các sách báo cho do các đoàn mang từ đất liền ra tặng.

Cuộc gặp gỡ, thăm hỏi động viên chỉ vẻn vẹn trong khoảng hơn một giờ đồng hồ nhưng đã khơi lên trong lòng mỗi người một niềm cảm xúc khó tả. Những cái bắt tay thật chặt, những cái ôm nồng ấm không thể nào nói hết sự cảm phục của những người thăm nhà giàn. Tất cả đều gửi gắm sự tin tưởng, với lòng quả cảm, tình yêu nước và ý chí mạnh mẽ, trong tim người dân tin tưởng các chiến sĩ chắc chắn sẽ vững chắc tay súng bảo vệ sự bình yên cho vùng biển thiêng liêng, thềm lục địa phía nam Tổ quốc.

Hoàng hôn phía nhà giàn.

Video liên quan

Chủ đề