Nhà Hồ ra đời trong hoàn cảnh nào lớp 4

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 4: tại đây

Giải Bài Tập Lịch Sử 4 Bài 12: Nhà Trần thành lập giúp HS giải bài tập, cung cấp cho HS những kiến thức cơ bản, chính xác, khoa học để các em có những hiểu biết cần thiết về lịch sử thế giới, nắm được những nét lớn của tiến trình lịch sử Việt Nam:

    • Vở Bài Tập Lịch Sử, Địa Lí, Khoc Học Lớp 4
    • Sách Giáo Viên Lịch Sử Và Địa Lí Lớp 4
    • Sách Giáo Khoa Lịch Sử Và Địa Lí Lớp 4

    Trả lời câu hỏi Lịch Sử 4 Bài 12 trang 38: Em có nhận xét gì về quan hệ giữa vua với quan, vua với dân dưới thời nhà Trần?

    Trả lời:

    -Dưới thời nhà Trần: Vua với quan, vua với dân gần gũi với nhau.

    -Vua Trần cho đặt chuông lớn ở thềm cung điện để dân đánh khi có điều gì cầu xin hoặc oan khất.

    -Trong các buổi yến tiệc, vua và quan nắm tay nhau, ca hát vui vẻ…

    Trả lời câu hỏi Lịch Sử 4 Bài 12 trang 38: Những việc làm trên của các vua Trần nhằm để làm gì?

    Trả lời:

    -Những việc làm trên của các vua Trần nhằm để bảo vệ và xây dựng đất nước, phát triển nông nghiệp.

    Câu 1 trang 38 Lịch Sử 4: Nhà Trần ra đời trong hoàn cảnh nào?

    Trả lời:

    -Cuối thế kỉ XII, nhà Lý suy yếu. Giặc phương Bắc thường xuyên rình rập.

    -Nhà Lý phải dựa vào họ Trần mới giữ được ngai vàng.

    -Vua Lý Huệ Tông không có con trai nên truyền ngôi cho con gái là Lý Chiêu Hoàng.

    -Lý Chiêu Hoàng kết hôn với Trần Cảnh và nhường ngôi cho chồng.

    Câu 2 trang 38 Lịch Sử 4: Nhà Trần đã có những việc gì để củng cố, xây dựng đất nước?

    Trả lời:

    -Vua đặt lệ nhường ngôi sớm cho con, cùng trông nom việc nước.

    -Cả nước chia thành các lộ, phủ, châu, huyện, xã để cai quản.

    -Đặt chuông trước cung điện để nhân dân đến đánh chuông khi có điều oan ức hoặc cầu xin.

    -Thanh niên trai tráng mạnh khỏe được tuyển vào quân đội, thời bình thì sản xuất, khi có chiến tranh thì tham gia chiến đấu.

    -Đặt thêm các chức quan Hà đê sứ, Khuyến nông sứ, Đồn điền sứ để phát triển nông nghiệp.

    Câu 1: Trang 38 – sgk lịch sử 4

    Nhà Trần ra đời trong hoàn cảnh nào?


    Nhà Trần ra đời trong hoàn cảnh:

    • Cuối thế kỉ XII, nhà Lý suy yếu. Giặc phương Bắc lăm le xâm lược nước ta.
    • Nhà Lý phải dựa vào họ Trần mới giữ được ngai vàng.
    • Vua Lý Huệ Tông không có con trai nên truyền ngôi cho con gái là Lý Chiêu Hoàng.
    • Lý Chiêu Hoàng kết hôn với Trần Cảnh và nhường ngôi cho chồng

    => Đầu năm 1226 nhà Trần được thành lập.


    Từ khóa tìm kiếm Google: nhà trần thành lập, hoàn cảnh thành lập nhà trần, bối cảnh nhà trần ra đời, giải câu 1 bài 12 lịch sử 4.

    Trang 77 sgk Lịch sử 7 (Phần II)

    Nhà Hồ được thành lập trong hoàn cảnh nào?


    Nhà Hồ được thành lập khi nhà Trần suy sụp, không còn khả năng tiếp tục cai trị. Xã hội khủng hoảng sâu săc, trong khi đó yêu cầu cải cách, khôi phục chính quyền trung ương ngày càng cao, nhất là nguy cơ ngoại xâm đang đe dọa nền độc lập của dân tộc.


    Trắc nghiệm lịch sử 7 bài 16: Sự suy sụp của nhà Trần cuối thế kỉ XIV

    Từ khóa tìm kiếm Google: thành lập nhà Hồ, hoàn cảnh thành lập nhà Hồ, hoàn cảnh nhà Hồ ra đời.

    - Vào cuối thế kỉ XIV, nhà Trần suy yếu, không còn đủ sức giữ vai trò của mình. Giữa lúc đó, xuất hiện một nhân vật mới là Hồ Quý Ly.

    - Hồ Quý Ly là người có tài năng, được nắm giữ chức vụ cao nhất trong triều đình.

    - Năm 1399, một số quý tộc nhà Trần mưu giết Hồ Quý Ly không thành. Năm 1400, ông phế truất vua Trần và lên làm vua, đổi quốc hiệu là Đại Ngu - nhà Hồ được thành lập.

    Nhà Hồ được thành lập trong hoàn cảnh nào?

    Đề bài

    Nhà Hồ được thành lập trong hoàn cảnh nào?

    Phương pháp giải - Xem chi tiết

    dựa vào sgk trang 77 để trả lời.

    Lời giải chi tiết

    - Vào cuối thế kỉ XIV, nhà Trần suy yếu, không còn đủ sức giữ vai trò của mình. Giữa lúc đó, xuất hiện một nhân vật mới là Hồ Quý Ly.

    - Hồ Quý Ly là người có tài năng, được nắm giữ chức vụ cao nhất trong triều đình.

    - Năm 1399, một số quý tộc nhà Trần mưu giết Hồ Quý Ly không thành. Năm 1400, ông phế truất vua Trần và lên làm vua, đổi quốc hiệu là Đại Ngu - nhà Hồ được thành lập.

    Loigiaihay.com

    Câu hỏi: Nhà Hồ thành lập trong hoàn cảnh nào?

    Trả lời:

    Nhà Hồ được thành lập khi nhà Trần suy sụp, không còn khả năng tiếp tục cai trị. Xã hội khủng hoảng sâu sắc, trong khi đó yêu cầu cải cách, khôi phục chính quyền trung ương ngày càng cao, nhất là khi ngoại xâm đang được đe dọa nền độc lập dân tộc.

    Cùng Top lời giải tìm hiểu về Nhà Hồ nhé!

    Sơ lược về nhà Hồ

    Cuối thời nhà Trần, cuộc đấu tranh giữa khuynh hướng bảo thủ quân chủ quý tộc của tầng lớp quý tộc tôn thất nhà Trần và khuynh hướng quân chủ tập trung quan liêu của lực lượng quan liêu, tầng lớp nho sỹ, mà người đại diện tiêu biểu nhất là Hồ Quý Ly, đã diễn ra rất quyết liệt. Cuối cùng Hồ Quý Ly đã thắng thế, năm Canh Thìn 1400, Hồ Quý Ly quyết định phế truất vua Trần Thiếu Đế, tự lên làm vua, lập ra một vương triều mới, đặt quốc hiệu là Đại Ngu, vương triều nhà Hồ chính thức được thành lập.

    Nhà Hồ là mộttriều đạiquân chủtronglịch sử Việt Nam, bắt đầu khiHồ Quý Lylên ngôi năm1400sau khi giành được quyền lực từ taynhà Trầnvà chấm dứt khiHồ Hán Thươngbị quânMinhbắt vào năm1407– tổng cộng là 7 năm. Quốc hiệuĐại Việtđã đổi thànhĐại Ngunăm 1400.

    Quốc hiệu “Đại Ngu” bắt nguồn từ truyền thuyết cho rằng họ Hồ là con cháu Ngu Thuấn- một vị vua của Trung Hoa cổ đại, nổi tiếng vì đã đem lại sự bình yên và thịnh vượng cho dân chúng. Chữ “Ngu”có nghĩa là “sự yên vui, hòa bình”. “Đại Ngu thể hiện ước vọng của nhà Hồ về một giang sơn bình yên và rộng lớn. Trong lịch sử đã ghi nhận những đóng góp to lớn của nhà Hồ nhằm thực hiện mong muốn này. Ngay từ cuối thời Trần, Hồ Quý Ly đã thực hiện những cải cách sâu sắc, nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng của xã hội. Sau khi ông lên ngôi, đã đẩy mạnh các cuộc cải cách này và đem lại nhiều đổi thay cho đất nước về các mặt kinh tế, văn hóa và xã hội. Dưới quốc hiệu Đại Ngu, người Việt cũng được chứng kiến những thành tựu về khoa học- kỹ thuật: phát minh súng thân cơ, thuyền chiến hai tầng, hệ thống thủy lợi quy củ, công trình kiến trúc hoành tráng… Tuy nhiên, sự bình yên thịnh vượng mà quốc hiệu Đại Ngu hướng tới chỉ tồn tại trong 7 năm ngắn ngủi. Trước cuộc xâm lược của nhà Minh, nhà Hồ đã bị sụp đổ vào 4- 1407, đồng thời, chấm dứt sự tồn tại của quốc hiệu Đại Ngu.

    Những thành tựu nổi bật của nhà Hồ

    Hồ Quý Ly là một nhà cải cách lớn trong lịch sử Việt Nam. Trong khoảng 35 năm nắm quyền chính ở triều Trần và triều Hồ, ông đã tiến hành một loạt các biện pháp cải cách về nhiều mặt, thay đổi chính sách cũ, đề ra chính sách mới. Những biện pháp đó nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội Đại Việt, thủ tiêu những yếu tố cát cứ của quý tộc nhà Trần, xây dựng một nhà nước quân chủ chuyên chế tập trung vững mạnh. Những cải cách của ông tương đối toàn diện và có hệ thống nhất, bao gồm nhiều lĩnh vực từ chính trị, quốc phòng đến kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục.

    Về quân sự, Hồ Quý Ly tìm cách chấn chỉnh và tăng cường quân đội, loại bớt người yếu, bổ sung những người khỏe mạnh, kể cả các sư tăng, tăng cường quân số và các lực lượng quân sự địa phương, cho xây dựng một kinh thành mới bằng đá kiên cố ở An Tôn (Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) là Tây Đô thường gọi là Thành nhà Hồ. Nhà Hồ cũng chú ý cải tiến kỹ thuật quân sự. Hồ Nguyên Trừng (con trai cả Hồ Quý Ly) đã chế tạo ra những khí tài mới: súng lớn thần cơ, thuyền chiến Cổ Lâu đi biển.

    Về chính trị, năm 1397, Hồ Quý Ly đặt quy chế về hệ thống quan lại địa phương, thống nhất việc quản lý từ trên xuống. Các chức an phủ sứ ở lộ phải quản toàn bộ các lộ, phủ, châu, huyện trong lộ mình, ngoài ra quản chung toàn bộ các việc về hộ tịch, thuế khóa và kiện tụng. Lộ trực tiếp chịu trách nhiệm trước trung ương, như thế có nghĩa là thắt chặt hơn về mặt chính trị và nâng cao quyền lực của nhà nước trung ương. Đó là một cải cách quan trọng về mặt chính trị theo xu hướng trung ương tập quyền.

    Về tài chính - kinh tế, năm 1396, Hồ Quý Ly mở đầu cuộc cải tổ của mình về kinh tế với việc phát hành tiền giấy, gọi là “Thông bảo hội sao”, bỏ hẳn việc dùng tiền đồng đang lưu hành trong xã hội. Tiền giấy có nhiều loại, vẽ hình khác nhau: loại 10 đồng (vẽ hình rau tảo), 30 đồng, 1 tiền, 2 tiền, 3 tiền, 5 tiền và 1 quan (vẽ hình rồng). Đó là một cải cách táo bạo, không những hủy bỏ đồng tiền cũ mà còn xóa đi một quan niệm cũ về tiền tệ. Sử dụng tiền giấy là một hiện tượng chưa từng có trong lịch sử nước ta trước đó.

    Năm 1397, Hồ Quý Ly đặt ra phép hạn điền, tức là hạn chế việc sở hữu ruộng tư. Theo phép hạn điền, trừ đại vương và trưởng công chúa, còn tất cả mọi người, từ quý tộc cho đến thứ dân, đều bị hạn chế số ruộng tư (tối đa 10 mẫu), cho phép lấy ruộng tư chuộc tội. Nhà nước tiến hành đo đạc lại ruộng đất, diện tích thừa phải sung công, nghĩa là khôi phục chế độ sở hữu nhà nước về ruộng đất. Đó là những cải cách tiến bộ đánh mạnh vào thế lực của tầng lớp quý tộc điền trang và địa chủ tư hữu, tăng nguồn thu nhập sưu thuế cho nhà nước.

    Một chính sách cải cách kinh tế quan trọng của nhà Hồ là sự đổi mới chế độ thuế khóa. Mức thuế đối với ruộng đất công làng xã khoảng 1/3 sản lượng. Đó là mức thuế nhẹ mà nông dân các làng xã có thể chịu được. Đối với ruộng đất tư hữu, nhà Hồ đã tăng mức thuế từ 3 thăng/1 mẫu (thời Trần) lên 5 thăng/1 mẫu.

    Cùng với chính sách thuế, phép hạn điền phần nào có lợi cho những người nghèo ít ruộng, mặt khác, chặn đứng xu thế phát triển tự nhiên của ruộng đất tư hữu.

    Về mặt hành chính, Hồ Quý Ly đổi các lộ xa làm trấn, đặt thêm các chức An Phủ phó sứ, Trấn thủ phó sứ cùng các chức phó khác ở các châu huyện. Ở các lộ thì đặt những chức quan lớn như Đô hộ, Đô thống, Thái thú quản cả việc quân sự và dân sự. Ông còn đặt chức Liêm phóng sứ tại mỗi lộ để dò xét tình hình quân dân.

    Về mặt xã hội, Hồ Quý Ly thiết lập sở “Quản tế” (như ty y tế ngày nay) - một loại bệnh viện công, chữa bệnh bằng châm cứu; lập kho bán thóc rẻ cho người nghèo. Việc ông ban hành cân, thước, đấu, thưng để thống nhất đo lường cũng góp phần làm tăng thêm giá trị văn minh của đời sống xã hội.

    Về văn hóa - giáo dục, Hồ Quý Ly đã chấn chỉnh lại Phật giáo và Nho giáo. Ông đã hạn chế Phật giáo, Đạo giáo, đề cao Nho giáo nhưng là Nho giáo thực dụng, chống giáo điều, kết hợp với tinh thần Pháp gia. Hồ Quý Ly đã cho sa thải các tăng đạo dưới 50 tuổi, bắt phải hoàn tục, tổ chức sát hạch kinh giáo.

    Hồ Quý Ly phản đối lối học sáo rỗng, nhắm mắt học vẹt lời nói của cổ nhân để xét việc trước mắt. Năm Nhâm Thân (1392), Hồ Quý Ly soạn sách “Minh Đạo” gồm 14 thiên đưa ra những kiến giải xác đáng về Khổng Tử và những nghi vấn có căn cứ về sách “Luận ngữ”, một trong những tác phẩm kinh điển của nho giáo.

    Về quốc phòng: Trước sự lăm le xâm lược của nhà Minh, Hồ Quý Ly tích cực chấn chỉnh quân đội, xây thành, đóng thuyền chiến, v.v... Để có nhiều quân, Hồ Quý Ly lập ra hộ tịch bắt mọi người cứ 2 tuổi trở lên phải kê khai ai ẩn náu phải phạt. Hộ tịch làm xong, số người từ 15 tuổi đến 60 hơn gấp mấy lần trước. Quân số do vậy tăng thêm nhiều.

    Hồ Quý Ly đặc biệt chú trọng luyện tập thủy binh để giữ mặt sông mặt biển. Ông cho đóng những con thuyền lớn bên trên lát ván để đi lại dễ dàng, khoang dưới cho người chèo chống rất lợi hại. Ở các cửa bể và những nơi hiểm yếu trên các sông lớn, ông cho đóng cọc, hình thành những trận địa mai phục quy mô.

    Về biên chế quân đội, Hồ Quý Ly phân chia Nam Bắc gồm 12 vệ, Đông Tây phân ra 8 vệ. Mỗi vệ có 18 đội, mỗi đội có 18 người. Đại quân có 30 đội, trung quân 20 đội, mỗi doanh có 15 đội, mỗi đoàn có 10 đội. Ngoài ra còn 5 đội cấm vệ quân. Tất cả do một Đại tướng thống lĩnh.