Nhận xét về cách gieo vần và giọng điệu của đoạn thơ thuyền và biển

Em có nhận xét gì về âm hưởng, giọng điệu của bài thơ? Các yếu tố: thể thơ, vần, nhịp đã góp phần tại nên âm hưởng của bài thơ như thế nào?

Xem lời giải

Bài Thơ Thuyền Và Biển

Phần đầu tiên, SCR,VN xin chia sẻ đến bạn đọc Bài Thơ Thuyền Và Biển. Mời bạn đọc cùng đọc qua những vần thơ hay bên dưới nhé.

Em sẽ kể anh nghe
Chuyện con thuyền và biển:

“Từ ngày nào chẳng biết
Thuyền nghe lời biển khơi
Cánh hải âu, sóng biếc
Đưa thuyền đi muôn nơi

Lòng thuyền nhiều khát vọng
Và tình biển bao la
Thuyền đi hoài không mỏi
Biển vẫn xa… còn xa

Những đêm trăng hiền từ
Biển như cô gái nhỏ
Thầm thì gửi tâm tư
Quanh mạn thuyền sóng vỗ

Cũng có khi vô cớ
Biển ào ạt xô thuyền
(Vì tình yêu muôn thuở
Có bao giờ đứng yên?)

Chỉ có thuyền mới hiểu
Biển mênh mông nhường nào
Chỉ có biển mới biết
Thuyền đi đâu, về đâu

Những ngày không gặp nhau
Biển bạc đầu thương nhớ
Những ngày không gặp nhau
Lòng thuyền đau – rạn vỡ

Nếu từ giã thuyền rồi
Biển chỉ còn sóng gió”

Nếu phải cách xa anh
Em chỉ còn bão tố
(4-1963)

🍁 Bên Cạnh Bài Thơ Thuyền Và Biển, Tiết Lộ Thêm Thơ Tình Hàn Mạc Tử ❤️️ Chùm Thơ Về Tình Yêu Hay Nhất

Chủ đề 1 thuyền và biển nhóm 4 powerpoint

  • doc
  • 6 trang
NHÓM 4:
Chủ đề 1: PHÂN TÍCH ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ VĂN CHƯƠNG
TRONG BÀI THƠ THUYỀN VÀ BIỂN CỦA XUÂN QUỲNH
Yêu tha thiết thế vẫn còn chưa đủ
Phải nói yêu trăm bận đến nghìn lần
Phải dịu dàng đến cả đêm thâu
Đem chim bướm thả trong vườn tình ái( yêu-Xuân Diệu)
Tình yêu là đề tài muôn thuở của thi ca; Có biết bao nhà thơ viết về đề tài này với
cảm hứng mãnh liệt in đậm dấu ấn tâm hồn cùng phong cách nghệ thuật của mình. Chỉ
đề tài tình yêu thôi mà mỗi người có cách thể hiện rất riêng, rất độc đáo thể hiện được
cái cá thể trong tác phẩm của mình. Với xuân diệu, tình yêu được thể hiện rất cuồng
nhiệt, rất mãnh liệt. Bên cạnh Xuân Diệu, ta còn có Bích Khê-một nhà thơ cũng thể
hiện tình yêu một cách táo bạo, muốn giải phóng cái cá nhân trước những rào cản của
xã hội. Khác hẳn với phong cách của hai nhà thơ trên, viết về tình yêu Hàn mạc tử
không thể hiện sự nồng nhiệt, hân hoan mà trong đó chứa đầy sự chia ly mất mát, Hàn
Mặc Tử yêu nhưng rồi lại phải chịu đựng những đau thương, cay đắng trong tình yêu.
Đến với Xuân Quỳnh- một nữ thi sĩ làm say lòng biết bao bạn trẻ ở mảng thơ tình. Thơ
chị toát lên sự dung dị, đằm thắm có lúc lại sôi nổi như cơn sóng ồn ào ngoài biển cả.
Thơ của chị mang phong cách rất riêng, rất độc đáo, rất khó hòa lẫn với 1 thi sĩ nào.
Bài thơ Thuyền và biển là bài thơ nổi bật nhất làm nên tên tuổi của chị. Bài thơ đã được
quy tụ nhiều cái tài hoa của Xuân Quỳnh. Phân tích những đặc điểm của ngôn ngữ văn
chương giúp chúng ta thấy được cái hấp dẫn và tài hoa trong thơ chị.
Đặc điểm ngôn ngữ văn chương trong bài thơ thuyền và biển có 6 đặc điểm: tính cấu
trúc, tính hàm súc, tính hình tượng, tính đa nghĩa, tính đa giọng điệu, tính cá thể.
1. Tính cấu trúc
- Mỗi văn bản nghệ thuật tự bản thân chúng là một cấu trúc, trong đó các thành
tố nội dung, tư tưởng, tình cảm, hình tượng và các thành tố ngôn ngữ diễn đạt chúng
không những phụ thuộc lẫn nhau mà còn phụ thuộc vào tính hệ thống nói chung.
Bài thơ thuyền và biển được viết theo thể thơ 5 chữ. Toàn bộ bài thơ là một cấu trúc
chặt chẽ, mang tính thống nhất. Đó là lời của cô gái thể hiện tình cảm với chàng trai
bằng câu chuyện của thuyền và biển- một hình ảnh ẩn dụ để nói lên tình yêu thiết tha,
nồng cháy của cô gái với người mình yêu. Biển là em, thuyền là anh. Thông qua đó tác
giả muốn nói lên những cung bậc của tình yêu chân chính: sự cảm thông, thấu hiểu,
nhớ nhung và khao khát gặp gỡ.
Chính nhờ sự sáng tạo nên hai hình ảnh độc đáo mà thuyền và biển đã góp phần tạo
nên thành công cho tác phẩm, làm nổi bật lên những tư tưởng của tác giả.
-Tính cấu trúc của ngôn ngữ văn chương không chỉ thể hiện ở sự thống nhất chung của
các ngôn từ trong tác phẩm mà còn thể hiện ở những từ ngữ bình thường, đơn giản.
Ví dụ như tiêu đề Thuyền và biển chỉ được hiểu trọn vẹn khi ta tìm được nghĩa ẩn dụ
phía sau chúng và sau khi đọc toàn bộ tác phẩm.
2. Tính hàm súc
Tính hàm súc của ngôn ngữ văn chương nảy sinh từ yêu cầu về mặt thông tin
trong khuôn khổ của một tác phẩm văn chương. Tính hàm súc phải đảm bảo vừa tạo
nghĩa vừa tạo từ, vừa tạo câu, vừa tạo nhạc, tạo vần, bổ sung và mở rộng nghĩa cho tác
phẩm.

-tính hàm súc có những đặc điểm sau đây:
+Tính hàm súc thể hiện ở khả năng sử dụng từ ngữ của nhà văn để ngôn từ có khả năng
biểu hiện giá trị nghệ thuật cao nhất.
+Tính hàm súc phải súc tích, hàm chứa nhiều hàm nghĩa, diễn đạt đựơc các hiện tượng,
tình cảm cần nói đến một cách cô đọng, lời ít mà nói được nhiều ý, ý ở ngoài lời.
Cũng có khi vô cớ
Biển ồ ạt xô thuyền
( Vì tình yêu muôn thuở
Có bao giờ đứng yên)
Biển cũng như cô gái trong tình yêu có lúc dịu dàng, nữ tính nhưng cũng có lúc nổi cơn
thịnh nộ.
Dữ dội và dịu êm
ồn ào và lặng lẽ
Vì tình yêu là một khái niệm khó giải thích. Có ai định nghĩa được tình yêu một cách
cụ thể. Xuân Diệu đã có cắt nghĩa về tình yêu một cách mơ hồ:
Làm sao cắt nghĩa được tình yêu
Có nghĩa gì đâu một buổi chiều
Nó chiếm hồn ta bằng nắng hạ
Bằng mây nhè nhẹ gió hiu hiu.( vì sao)
Hay ở bài Yêu xuân diệu cũng viết:
Yêu là chết trong lòng một ít
Vì mấy khi yêu mà chắc được yêu
Cho rất nhiều song nhậ chẳng được bao nhiêu. (yêu)
Tình yêu được định nghĩa với những khía cạnh khác nhau nhưng vẫn không tìm ra
được cái chuẩn chung của nó. Chỉ biết trong tình yêu là phải có thương, có nhớ và ngay
cả ghen tuông nữa.
Cũng có khi vô cớ
Biển ào ạt xô thuyền.
gợi cho ta liên tưởng thấy sự dỗi hờn và sự tinh nghịch rất đáng yêu của cô gái. Nhân
vật em ở đây không muốn tình yêu nhạt nhẽo. “đứng yên” mà cô muốn khấy động để
tình cảm của mình sâu đậm hơn. Đó là sự giải thích vì sao lại “vô cớ” mà biển xô mạn
thuyền. Có lẽ em ở đây đang hờn ghen vô cớ. Vì ghen sẽ là chất men say làm tình yêu
thêm đẹp và lung linh hơn.
Vì tình yêu muôn thuở
Có bao giờ đứng yên.
Hai câu thơ gợi cho ta tính triết lí sâu sắc trong tình yêu. Đó là sự đa dạng về cung bậc
cảm xúc. Bởi thế nên tình yêu có thể biến người phụ nữ thành đáng yêu hoặc đáng sợ.
Tính hàm súc trong hai câu thơ thể hiện hàm ẩn, lời ít nhưng sâu sắc, gợi cho ta một
trường liên tưởng độc đáo.
- Tính hàm súc còn được thể hiện trong tác phẩm văn chương qua việc sử dụng ngôn từ
đắt nhất.
Trong bài thơ từ đắt được thể hiện ở câu thơ cuối:
Nếu phải cách xa anh
Em chỉ còn bão tố.

Chỉ một từ bão tố thôi mà đã diễn đạt được cái đau khổ tột cùng khi tình yêu tan vỡ.
Khi Bên anh em cảm nhận được sự bình yên và hạnh phúc. Chỉ bên anh em mới thấy
cuộc sống này có ý nghĩa. Hương màu, hương sắc, những thú vui của cuộc đời sẽ trở
nên vô nghĩa nếu không có anh kề bên. Xa anh nụ cười em vẫn tồn tại nhưng đó chỉ là
sự gượng gạo mà thôi. Em sẽ sống nhưng đó chỉ là sự tồn tại sinh học vì tâm hồn của
em đã chết kể từ ngày chúng mình cách xa. Ngoài kia sóng vỗ ào ạt nhưng lòng em thì
đang trong cơn bão tố. Những kỉ niệm tình yêu chúng mình hiện về vẹn nguyên rõ nét,
nó làm em nhớ đến anh- một nỗi nhớ trào dâng da diết. Sầu tư, đau đớn khiến em nhỏ
bé vô cùng. Em chỉ biết thu mình trong nỗi nhớ và chỉ biết rằng nỗi nhớ ấy không bao
giờ vơi cạn. Bên anh em được thương yêu và chăm sóc chu đáo. Những khó khăn,
nghiệt ngã của cuộc sống được anh phần nào gánh vác; được bảo vệ chiều chuộng em
thấy cuộc sống này đáng sống và đáng yêu biết bao. Còn khi xa anh những cuồng
phong ngoài kia ập đến làm sao em có thể chống chọi được.
3. Tính hình tượng
Tính hình tượng của từ ngữ trong tác phẩm văn chương trước hết phải thể hiện ở tính
chính xác của từ ngữ, của câu văn. Tính tiết kiệm, tính logic, tính hài hòa đẹp đẽ, của
những hình thức âm thanh, hình thức cú pháp, vẻ đẹp của từ và hình ảnh trong câu văn.
-Tính hình tượng ẩn sau biện pháp tu từ:
Biện pháp tu từ ẩn dụ là biện pháp xuất hiện nhiều trong toàn bài thơ. Hình ảnh ẩn dụ
thuyền là người con trai( anh); còn biển là người con gái( em).
+ Biện pháp tu từ nhân hóa: dùng những tính chất, hoạt động của con người mà gán
ghép cho sự vật.
Chỉ có thuyền mới hiểu
Biển mênh mông nhường nào
Chỉ có biển mới biết
Biển đi đâu, về đâu
Những ngày không gặp nhau
Biển bạc đầu thương nhớ
Những ngày không gặp nhau
Lòng thuyền đau rạn vỡ
Nếu từ giã thuyền rồi
Biển chỉ còn bão tố.
Các từ hiểu, biết, thương nhớ,…là các động từ dành riêng cho con người mà ở đây
dành cho thuyền và biển. biện pháp tu từ ẩn dụ làm nổi bật lên một tình yêu dung dị
nhưng mãnh liệt của người con gái, tình yêu ấy vô hạn và vĩnh cửu với thời gian.
-Tính hình tượng của ngôn từ còn được thể hiện ở bình diện nội dung ý nghĩa của tác
phẩm
Bài thơ là tình cảm của người con gái với người con trai trong tình yêu. Tình yêu ấy là
sự phức hợp của những yếu tố: sự thấu hiểu, sự sẻ chia, nỗi nhớ và những dự cảm về sự
chia li trong tình yêu. Cảm xúc của bài thơ khi trầm lắng, nhẹ nhàng khi thì sôi nổi
Cũng có khi vô cớ
Biển ào ạt xô thuyền
( Vì tình yêu muôn thuở
Có bao giờ đứng yên)

Đó là hình ảnh biển vỗ mạn thuyền. Biển xô mạn thuyền ở đây không phải là hình ảnh
tạo ra sóng gió, chướng ngại cho con thuyền đang xuôi dòng mà cách nói này thể hiện
sự tinh nghịch của Xuân Quỳnh.
4. Tính đa nghĩa
Ngôn ngữ văn chương có nhiều tầng nghĩa ( L.Tonxtoi) từng nói: ngôn ngữ của
tác phẩm văn chương khác với lời nói thường ở chỗ nó gợi ra một sự tập hợp không
bao giờ kể xiết những ý tưởng, những tình cảm, sự giải thích,…
Đặc trưng đa nghĩa của ngôn ngữ văn chương được coi là đặc tưng cơ bản vì muốn
hiểu được tác phẩm văn chương người đọc luôn phải dựa trên tính đa nghĩa, đa ý tưởng
của ngôn từ.
- Thuyền và biển ở đây không mang ý nghĩa đơn thuần là chỉ 1 sự vật hay 1 phương
tiện mà nó mang ý nghĩa tượng trưng cho em và anh. Dựa vào tính chất của thuyền là
động(di chuyển) để nói về chàng trai đi đây đi đó. Còn biển thì đứng yên để nói về
người con gái. Thuyền không thể xa biển được. Thuyền chỉ phát huy được tác dụng của
nó trên biển. Từ đó Tác giả muốn nói: dù ở phương trời nào thì trong tâm trí của anh và
em luôn có nhau. Trong em luôn có hình bóng của anh. Tình yêu của chúng ta là vĩnh
cửu không thể tách rời.
- Hình ảnh biển bạc đầu thương nhớ là hình ảnh gợi cho ta sự liên tưởng thú vị. Không
đơn giản là hình ảnh của bọt biển trắng xóa một màu mà ở đây tác giả mượn hình ảnh
này để nói về nỗi nhớ trong tình yêu. Khi xa nhau em nhớ anh da diết, nỗi nhớ vượt
qua cả không gian và thời gian. Dù có bao lâu chăng nữa, dù có đầu bạc nhưng tình
yêu và nỗi nhớ của em dành cho anh vẫn vẹn nguyên như cái ngày còn son trẻ. Xuân
Quỳnh 1 lần nữa khẳng định sự bất diệt trong tình yêu.
5. Tính đa giọng điệu
Trong tác phẩm văn chương câu văn phải có hồn, nói cách khác là phải có giọng
điệu.Sự phong phú tính đa nghĩa, ý vị đậm đà của tác phẩm trước hết ở giọng điệu. Nó
là thước đo để đánh giá tài năng và phong cách độc đáo của tác giả.
Trong tác phẩm giọng điêu có tầm quan trọng rất lớn“ trong văn chương giọng điệu
vừa liên kết các yếu tố, hình thức khác nhau, làm cho chúng cùng mang một âm hưởng
nào đó, cùng có chung một khuynh hướng nhất định, vừa là chỗ dựa chính để các yếu
tố của tác phẩm quy tụ lại với nhau theo một kiểu nào đó. Trong chỉnh thể ấy, mỗi yếu
tố hiện ra rõ hơn, đầy đủ hơn, thậm chí mới mẻ hơn.”
- Giọng điệu là yếu tố quan trọng để tác giả biểu lộ tình cảm. Nó gắn với tình điệu, với
hơi văn, với mạch văn.
Trong bài thơ thuyền và biển có sự xuất hiện của nhiều giọng điệu khác nhau: giọng
thầm thì dịu nhẹ, giọng trầm ngâm nghĩ ngợi, giọng sôi nổi, giọng băn khoăn, trăn trở,

+ Giọng thầm thì dịu nhẹ được thể hiện qua lối kể chuyện. Cô gái kể cho chàng trai
nghe câu chuyện của thuyền và biển bằng những lời lẽ trầm lắng, dịu dàng:
Em sẽ kể anh nghe
Chuyện con thuyền và biển,…
+ Trong câu chuyện của cô gái kể còn có giọng điệu sôi nổi:
Cũng có khi vô cớ
Biển ào ạt xô thuyền
Giọng điệu sôi nổi ấy thể hiện sự tinh nghịch trong tình yêu.

+ Giọng điệu trầm lắng được thể hiện qua những nỗi nhớ khi cách xa trong tình yêu:
Những ngày không gặp nhau
Biển bạc đầu thương nhớ
Những ngày không gặp nhau
Lòng thuyền đau rạn vỡ.
+ Ngoài ra trong bài thơ còn có cả giọng điệu băn khoăn trăn trở:
Nếu từ giã thuyền rồi
Biển chỉ còn sóng gió
Nếu phải cách xa anh
Em chỉ còn bão tố.
Đây là giọng điệu dễ thấy trong thơ tình của Xuân Quỳnh. Chị yêu, yêu với tình yêu
say mê mãnh liệt. yêu người hơn cả bản thân mình, cho nên lúc nào chị cũng trăn trở,
cũng lo âu cho mối tình ở thực tại. dẫu ở thực tại là hạnh phúc, là niềm vui nhưng chị
vẫn nhìn thấy ở tương lai là khổ đau, là li biệt.
Em lo âu trước những xa tắp đời mình
Trái tim đập trước những điều không thể nói.( tự hát)
Hay ở những bài thơ khác Xuân Quỳnh cũng thể hiện sự dự cảm về sự bất biến của
cuộc đời.
Em đâu dám nghĩ là vĩnh viễn
Hôm nay yêu mai có thể xa rồi
Niềm đau đớn tưởng chừng như vô tận
Bỗng một ngày thay thế một niềm vui. ( nói cùng anh)
6. Tính cá thể:
Tính cá thể dùng để phân biệt giữa tác giả này với tác giả khác. Mỗi tác giả đều
có phong cách thể hiện rất khác nhau. Trong thơ Xuân Quỳnh thể hiện sự đằm thắm, tự
nhiên, đầy cá tính có lúc cũng sôi nổi, cũng mãnh liệt. Ngoài những phong cách, cách
sử dụng từ ngữ độc đáo như ở trên đã phân tích trong bài thơ thuyền và Biển, những
bài thơ tình khác của Xuân Quỳnh cũng thể hiện được những nét phong cách này.
Lòng em nhớ đến anh
Cả trong mơ còn thức.( sóng)
Cách sử dụng từ ngữ vừa nghe qua thật phi lí. Đã mơ rồi mà còn thức. ở đây có sự xáo
trộn của cõi thực và mộng. Nhưng Xét trong tình yêu thì vì yêu nhau mà người ta từng
phut từng giây nhớ đến nhau, luôn phấp phỏng lo âu sẽ lạc mất nhau. Họ không nỡ rời
xa nhau, ngay cả trong giấc mơ. Chính vì vậy mà bóng hình của người yêu luôn in đậm
trong tâm trí, xâm chiếm cả trong giấc mơ là điều dễ hiểu. Chẳng những trong cõi thực
Xuân Quỳnh trân trọng, nâng niu hạnh phúc mà ngay cả cõi mộng chị cũng chăm chút
cho tình yêu chân chất của mình. Vừa dung dị vừa đằm thắm lại rất nữ tính Xuân
Quỳnh đã ghi dấu 1 chân lí trong tình yêu của tuổi trẻ: đã yêu nhau rồi thì không 1 lúc
nào được sao lãng, trái tim duy nhất chỉ có 1 bóng hình ngay cả trong giấc mơ. Chỉ có
những ai thật sự yêu và trân trọng tình yêu mới có thể hiểu được điều này. Cái hay của
chị ở chỗ biến sự phi lí thành chân lí
hay
Dẫu xuôi về phương Bắc
Dẫu ngược về phương Nam
Nơi nào em cũng nghĩ

Hướng về anh 1 phương.
Người ta vẫn thường hay nói xuôi về phương nam, ngược về phương bắc còn ở đây
Xuân Quỳnh lại nói ngược lại. Xuân Quỳnh cố ý sử dụng cách nói này nhằm bày tỏ
tình yêu vĩnh cửu của mình rằng: dẫu cho đất trời thay phương đổi hướng, vũ trụ
chuyển dời mọi thứ, sự vật biến thiên khôn lường hay mọi thứ của cuộc đời có đổi thay
nhưng tình yêu của em dành cho anh là bất diệt không hề thay đổi.
Cách nói ngược, cách nói phi lí là nét nổi bật làm nên cái tài hoa, đặc sắc trong thơ
xuân quỳnh.
KẾT LUẬN:
Như vậy qua thi phẩm thuyền và biển ta có 6 đặc điểm của ngôn ngữ văn
chương: tính cấu trúc, tính hàm súc, tính hình tượng, tính đa nghĩa, tính đa giọng điệu,
tính cá thể. Mỗi đặc điểm giữ vai trò khác nhau trong việc thể hiện nội dung và ý nghĩa
của tác phẩm. nắm bắt được đặc điểm ngôn ngữ văn chương và vai trò của nó trong
việc cấu thành tác phẩm có ý nghĩa quan trọng đến việc tiếp nhận, thẩm định tác phẩm
văn chương.
Qua những đặc điểm của ngôn ngữ văn chương trong bài thuyền và biển giúp chúng ta
thấy được cái tài hoa và phong cách độc đáo của xuân quỳnh khi viết về tình yêu. Qua
bài thơ giúp cho ta có quan niệm sâu sắc về tình yêu: tình yêu cần phải có sự cảm
thông, quan tâm, sẻ chia và đặc biệt hơn là sự chung thủy. Từ đó cho ta hiểu hơn về
xuân quỳnh- một người suốt đời sống và hi sinh cho tình yêu. Chị đúng là một người
phụ nữ vừa triết lí lại giàu tình cảm. Là một người vợ lí tưởng, là một người phụ nữ
sống hết mình vì gia đình của mình.
Ngày nay thời buổi kinh tế thị trường khi đồng tiền chi phối nhiều lĩnh vực của đời
sống, trong đó có cả tình yêu. Người ta yêu nhau nhằm mục đích trục lợi cá nhân để rồi
gieo cho nhau những đau khổ, cay đắng nghiệt ngã. bài thơ thuyền và biển là bài học
về tình yêu chân chính giúp giới trẻ có nhận thức đúng đắn hơn về tình yêu. Yêu như
thế nào, yêu ra sao, và làm thế nào để giữ được tình yêu thì bài thơ là lời giải đáp thỏa
đáng nhất.

Tải về bản full

TẠP CHÍ TAO ĐÀN

Type your search query and hit enter:
  • Homepage
  • THI VIỆN
  • VĂN HỌC HIỆN ĐẠI
  • THƠ HIỆN ĐẠI
Categories: THƠ HIỆN ĐẠI

Bài ĐOÀN THUYỀN ĐÁNH CÁ Em có nhận xét gì về âm hưởng, giọng điệu của bài thơ? Các yếu tố: thể thơ, vần, nhịp đã góp phần tại nên âm hưởng của bài th

Home/ Môn học/Văn/Bài ĐOÀN THUYỀN ĐÁNH CÁ Em có nhận xét gì về âm hưởng, giọng điệu của bài thơ? Các yếu tố: thể thơ, vần, nhịp đã góp phần tại nên âm hưởng của bài th

Video liên quan

Chủ đề