Nhập thuốc bảo vệ thực vật ở đâu

Các thông tin Hướng dẫn thủ tục xin cấp phép nhập khẩu thuốc BVTV được chúng tôi tổng hợp trong bài viết ngày hôm nay hy vọng sẽ hữu ích cho bạn

Nhập thuốc bảo vệ thực vật ở đâu

Hướng dẫn thủ tục xin cấp phép nhập khẩu thuốc BVTV

Yêu cầu và điều kiện để nhập khẩu thuốc BVTV

– Thuốc bảo vệ thực vật trong Danh mục khi nhập khẩu phải đáp ứng các yêu cầu sau:

  • Thuốc kỹ thuật phải có hàm lượng hoạt chất tối thiểu bằng hàm lượng hoạt chất của thuốc kỹ thuật trong Danh mục và phải nhập khẩu từ các nhà sản xuất có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng;
  • Thuốc thành phẩm có hàm lượng hoạt chất, dạng thuốc và nhà sản xuất thuốc thành phẩm đúng với Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật tại Việt Nam và phải còn ít nhất 2/3 hạn sử dụng được ghi trên nhãn thuốc kể từ khi đến Việt Nam;
  • Thuốc thành phẩm phải đáp ứng được tính chất lý hóa về tỷ suất lơ lửng, độ bền nhũ tương đối với từng dạng thành phẩm tương ứng.
  • Thuốc kỹ thuật, thuốc thành phẩm phải đáp ứng quy định về tạp chất độc hại tại các Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN), Tiêu chuẩn quốc gia (TCVN) và các Tiêu chuẩn cơ sở (TC) của Cục Bảo vệ thực vật.

– Đối với tổ chức nhập khẩu methyl bromide

  • Chỉ được nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật có chứa hoạt chất methyl bromide từ các nước tham gia Nghị định thư Montreal.
  • Chỉ được nhập khẩu và sử dụng methyl bromide với mục đích kiểm dịch thực vật, khử trùng xuất khẩu (QPS) và các trường hợp theo quy định của Nghị định thư Montreal.
  • Doanh nghiệp nhập khẩu phải có Giấy chứng nhận hành nghề xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật bằng biện pháp xông hơi khử trùng.
  • Chỉ được phép sử dụng methyl bromide theo đúng đăng ký với Cục Bảo vệ thực vật và phải chịu sự thanh tra, kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước trong việc sử dụng methyl bromide;
  • Chỉ được bán các thuốc chứa hoạt chất methyl bromide cho các tổ chức có Giấy chứng nhận hành nghề xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật bằng biện pháp xông hơi khử trùng;
  • Báo cáo Cục Bảo vệ thực vật về tình hình nhập khẩu, sử dụng và mua bán methyl bromide theo mẫu 03/BVTV ban hành kèm theo Thông tư số 04 /2015/TT-BNNPTNT. Thời hạn nộp báo cáo 06 tháng đầu năm trước ngày 15 tháng 7 và báo cáo năm trước ngày 15 tháng 01 năm sau.
  • Các tổ chức không được nhập khẩu methyl bromide nếu vi phạm một trong các trường hợp sau: Không tuân thủ chế độ báo cáo theo quy định hoặc báo cáo không trung thực về tình hình nhập khẩu, sử dụng, mua bán methyl bromide; Sử dụng sai mục đích được cấp phép; tổ chức bị thu hồi Giấy chứng nhận hành nghề xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật bằng biện pháp xông hơi khử trùng.

Hồ sơ cần chuẩn bị:

– Nhập khẩu thuốc mẫu khảo nghiệm, thử nghiệm và nghiên cứu

  • Đơn đề nghị cấp Giấy phép nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật theo mẫu 01/BVTV ban hành kèm theo Thông tư  số 04 /2015/TT-BNNPTNT.
  • Bản sao chứng thực hoặc bản sao chụp (mang theo bản chính để đối chiếu) Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (chỉ nộp lần đầu) hoặc Giấy tờ khác chứng minh tư cách pháp nhân.
  • Bản sao chụp Giấy phép khảo nghiệm thuốc BVTV của thuốc mẫu khảo nghiệm, thử nghiệm hoặc Phiếu an toàn hóa chất của thuốc mẫu khảo nghiệm, thử nghiệm.
  • -Đề cương nghiên cứu về thuốc bảo vệ thực vật đề nghị nhập khẩu (đối với trường hợp nhập khẩu để nghiên cứu).

– Nhập khẩu chất chuẩn

  • Đơn đề nghị cấp Giấy phép nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật theo mẫu 01/BVTV ban hành kèm theo Thông tư số 04 /2015/TT-BNNPTNT.
  • Bản sao chứng thực hoặc bản sao chụp (mang theo bản chính để đối chiếu) Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (chỉ nộp lần đầu) hoặc Giấy tờ khác chứng minh tư cách pháp nhân của tổ chức, cá nhân đề nghị nhập khẩu chất chuẩn.

– Nhập khẩu thuốc để sử dụng cho dự án đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, thuốc làm hàng mẫu, hàng phục vụ triển lãm, hội chợ và sử dụng trong một số trường hợp đặc biệt theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

  • Đơn đề nghị cấp Giấy phép nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật theo mẫu 01/BVTV ban hành kèm theo Thông tư số 04 /2015/TT-BNNPTNT.
  • Bản sao chứng thực hoặc bản sao chụp (mang theo bản chính để đối chiếu)  Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy phép đầu tư (chỉ nộp lần đầu) hoặc Giấy tờ khác chứng minh tư cách pháp nhân của tổ chức, cá nhân đề nghị nhập khẩu.
  • Bản sao chứng thực hợp đồng nhập khẩu.
  • Bản sao chứng thực Giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS) tại nước xuất khẩu trong trường hợp nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật có hoạt chất chưa có trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng ở Việt Nam.

– Nhập khẩu thuốc xông hơi khử trùng, hoạt chất có độ độc cấp tính nhóm I, II theo phân loạiGHS

  •  Đơn đề nghị cấp Giấy phép nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật theo mẫu 01/BVTV ban hành kèm theo Thông tư số 04 /2015/TT-BNNPTNT.
  •  Bản sao chứng thực hoặc bản sao chụp (mang theo bản chính để đối chiếu) Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy phép đầu tư (chỉ nộp lần đầu).
  •  Bản sao chụp Giấy chứng nhận hành nghề xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật bằng biện pháp xông hơi khử trùng do Cục Bảo vệ thực vật cấp (chỉ nộp lần đầu) đối với trường hợp nhập khẩu thuốc xông hơi khử trùng.

– Nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật để sản xuất nhằm mục đích xuất khẩu

  •  Đơn đề nghị cấp Giấy phép nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật theo mẫu 01/BVTV ban hành kèm theo Thông tư số 04/2015/TT-BNNPTNT.
  • Bản sao chứng thực hoặc bản sao chụp (mang theo bản chính để đối chiếu) Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy phép đầu tư (chỉ nộp lần đầu).
  • Bản chính hoặc bản sao chứng thực hợp đồng nhập khẩu, hợp đồng xuất khẩu hoặc hợp đồng gia công với đối tác nước ngoài trong trường hợp tạm nhập, tái xuất hoặc nhập khẩu để sản xuất nhằm mục đích xuất khẩu.

Trình tự thực hiện:

  • Bước 1: Tổ chức, cá nhân (thương nhân) nộp hồ sơ trực tiếp tại Cục Bảo vệ thực vật hoặc gửi qua đường bưu điện.
  • Bước 2: Cục Bảo vệ thực vật tiếp nhận hồ sơ và xem xét, hướng dẫn tổ chức, cá nhân bổ sung những nội dung còn thiếu hoặc chưa đúng quy định trong trường hợp tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ trực tiếp hoặc trong vòng 03 (ba) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ trong trường hợp tiếp nhận hồ sơ thông qua đường bưu điện.
  • Bước 3: Thẩm định hồ sơ và cấp Giấy phép nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật – Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ theo quy định, trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc, Cục Bảo vệ thực vật phải cấp Giấy phép nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật theo mẫu 02/BVTV ban hành kèm theo Thông tư số 04 /2015/TT-BNNPTNT. – Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ thì thông báo cho tổ chức, cá nhân những nội dung cần bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định.

    – Trường hợp không cấp Giấy phép nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật, Cục Bảo vệ thực vật thông báo cho tổ chức, cá nhân bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Trên đây là những thông tin cần biết trước khi thực hiện thủ tục xin cấp phép nhập khẩu thuốc BVTV, để được hướng dẫn cụ thể và tư vấn chi tiết hơn hãy liên hệ cho chúng tôi ngay hôm nay

Thuốc bảo vệ thực vật là sản phẩm không thể thiếu trong nông nghiệp. Đặc biệt ở một quốc gia nông nghiệp như Việt Nam, thuốc bảo vệ thực vật lại càng phổ biến hơn cả. Tuy nhiên, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật sai loại, sai cách sẽ gây nên những ảnh hưởng nghiêm trọng đối với môi trường. Do đó, Nhà nước ta kiểm soát vô cùng chặt chẽ các trường hợp nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật. Vật thủ tục nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật như thế nào? Hãy cùng ACC giải đáp qua bài viết dưới đây. 

Nhập thuốc bảo vệ thực vật ở đâu
Thủ tục nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật

Các tổ chức, cá nhân khi muốn nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật vào thị trường Việt Nam buộc phải có giấy phép nhập khẩu đối với các trường hợp sau đây: 

  •  Thuốc bảo vệ thực vật chưa có trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam để tạm nhập, tái xuất hoặc nhập khẩu để sản xuất tại Việt Nam nhằm mục đích xuất khẩu theo hợp đồng đã ký với nước ngoài
  • Thuốc bảo vệ thực vật để xông hơi khử trùng chứa hoạt chất methyl bromide và các hoạt chất có độ độc cấp tính loại I, II theo Hệ thống hài hòa toàn cầu về phân loại và ghi nhãn hóa chất (GHS). Đối với loại thuốc bảo vệ thực vật này, khi nhập khẩu phải được cơ quan chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật ở trung ương kiểm tra nhà nước về chất lượng thuốc khi nhập khẩu và chỉ được nhập khẩu khi đạt yêu cầu theo quy định của pháp luật. 
  • Thuốc bảo vệ thực vật chưa có trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam nhập khẩu để khảo nghiệm nhằm mục đích đăng ký thuốc bảo vệ thực vật;
  • Thuốc bảo vệ thực vật chưa có trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam nhập khẩu để thử nghiệm, nghiên cứu; sử dụng trong các dự án của nước ngoài tại Việt Nam; thuốc bảo vệ thực vật làm hàng mẫu, hàng phục vụ triển lãm, hội chợ và sử dụng trong một số trường hợp đặc biệt theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
  • Thuốc trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng tại Việt Nam nhưng nhập khẩu để làm chất chuẩn.

Trường hợp nhậu khẩu không cần giấy phép nhập khẩu:

  • Khi tổ chức, cá nhân đứng tên đăng ký thuốc bảo vệ thực trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam được nhập khẩu hoặc ủy quyền cho tổ chức, cá nhân khác nhập khẩu thuốc đó.
  • Các loại thuốc nhập khẩu không nằm trong danh mục các loại thuốc bảo vệ thực vật yêu cầu có giấy phép nhập khẩu nêu trên
  • Nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật phải được cơ quan chuyên ngành kiểm tra về chất lượng sản phẩm và chỉ được nhập khẩu khi đạt yêu cầu theo quy định của pháp luật. 

Nhập thuốc bảo vệ thực vật ở đâu
Hướng dẫn thủ tục nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật – ACC Law

3808: Mã HS code đối với các loại thuốc bảo vệ thực phẩm có mục đích trừ côn trùng, diệt cỏ, diệt các loài gặm nhấm gây hại, diệt nấm, điều hoà sinh trưởng cây trồng,… Trong đó:

   – 380891: Mã HS code thuốc khử côn trùng. 

   – 380892: Mã HS mặt hàng thuốc trừ nấm.

   – 380893: Mã HS mặt hàng thuốc diệt cỏ, thuốc chống nảy mần và có tác dụng điều hoà sinh trưởng cây trồng.

   – 380894: Mã HS đối với thuốc khử trùng.

   – 380899: Mã HS đối với các loại thuốc bảo vệ thực vật khác, ví dụ như bảo quản gỗ, diệt công trung, trừ nấm,…

Doanh nghiệp, cá nhân cần chuẩn bị các loại giấy tờ sau đây để làm thủ tục cấp giấy phép nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật đối với các trường hợp nhập khẩu các loại thuốc cần giấy phép. Hồ sơ bao gồm: 

  • Đơn đề nghị cấp Giấy phép nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật;
  • Bảo sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của tổ chức, cá nhân đề nghị cấp Giấy phép nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật 
  • Các giấy tờ chứng minh, đáp ứng các điều kiện nhập khẩu. 

Tổ chức cá nhân đề nghị cấp giấy phép nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật tiến hành nộp hồ sơ về cơ quan chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật ở trung ương;

Cơ quan chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật ở trung ương tiếp nhận và xem xét hồ sơ đề nghị của doanh nghiệp. Trường hợp hồ sơ không đầy đủ, cơ quan có trách nhiệm thông báo cho các nhân, doanh nghiệp tiến hành sửa chữa, bổ sung. 

Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật ở trung ương xem xét cấp Giấy phép nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật; trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Cơ quan kiểm tra nhà nước về chất lượng thuốc bảo vệ thực vật nhập khẩu là Cục Bảo vệ thực vật hoặc tổ chức đánh giá sự phù hợp được Cục Bảo vệ thực vật ủy quyền.

Doanh nghiệp nhập khẩu các loại thuốc trừ sâu đã có trong danh mục nhập khẩu của nước ta, tiến hành đăng ký kiểm tra chất lượng nhà nước khi nhập khẩu. Hồ sơ nhập khẩu bao gồm: 

  • Giấy đăng ký kiểm tra nhà nước chất lượng thuốc bảo vệ thực vật nhập khẩu
  • Hợp đồng mua bán (bản sao) 
  • Giấy phép nhập khẩu (đối với thuốc bảo vệ thực vật quy định tại khoản 2 Điều 67 Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật) (bản sao) 
  • Danh mục hàng hoá kèm theo (bản sao) 
  • Hoá đơn hàng hoá (bản sao) 
  • Vận đơn (đối với trường hợp hàng hoá nhập theo đường không, đường biển hoặc đường sắt) (bản sao) 
  • Giấy chứng nhận chất lượng đối với trường hợp nhập khẩu thuốc xông hơi khử trùng (bản sao)

Sau khi xin được giấy phép nhập khẩu, doanh nghiệp sẽ chuẩn bị bộ hồ sơ thông quan như các loại hàng thông thường khác. Hồ sơ sẽ bao gồm:

    – Invoice (Hoá đơn thương mại).

    – Packing List (Phiếu đóng gói hàng hoá).

    – Đơn đăng kiểm chất lượng nhà nước.

    – Bill of Landing (Vận đơn).

    – Chứng nhận xuất xứ hàng hoá nếu có.

Trên đây là nội dung bài viết hướng dẫn thủ tục nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật. Nếu bạn có nhu cầu sử dụng dịch vụ chuẩn bị giấy phép nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật vui lòng liên hệ với chúng tôi để được chuẩn bị hồ sơ nhập khẩu một cách nhanh chóng. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào quý khách có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua số điện thoại 1900.3330 hoặc qua zalo 084.696.7979 hoặc qua email: để được tư vấn tận tình. Xin chân thành cảm ơn.

Quý khách hàng tham khảo thêm thủ tục mở cửa hàng thuốc bảo vệ thực vật tại: https://accgroup.vn/kinh-nghiem-mo-cua-hang-thuoc-bao-ve-thuc-vat/