Nội dung chính của đoạn thơ Việt Nam đất nước ta ơi

PHÂN I: ĐỌC HIÊU Đọc văn bản và trả lời các câu hỏi bên dưới Việt Nam đất nước ta ơi Měnh mông biển lua dầu trời dẹp hơn! Cánh có bay lả dập dờn Mãy mở che dinh Trường Sơn sớm chiều. Quê hương biết mấy thân yêu Bao nhiều đời đã chịu nhiều thuơng đau Mặt ngnời vất vả in sâu Gái trai cũng một áo nâu nhuộm bùn. ĐẤT NGHÈO NUÔI NHỮNG ANH HÙNG CHÌM TRONG MÁU LỬA LẠI VÙNG ĐỨNG LÊN ĐẠP QUÂN THÙ XUỐNG ĐẤT ĐEN SÚNG GƯƠM VỨT BỎ LẠI HIỀN NHƯ XƯA Câu 1 Thể thơ và phương thức biểu đạt của đoạn trích Cau 2 Nội dung chính của đoạn trích Câu 3 Phân tích tác dụng của 1 Biện pháp tu từ trong 2 dòng thơ ” Mặt người vất vả in sâu Gái trai cũng một áo nâu nhuộm bùn ”

Câu 4 Thông điệp mà tác giả gửi gắm qua đoạn trích , bài học rút ra

Viết đoạn văn nêu cảm nhận về đoạn thơ sau:

Việt Nam đất nước ta ơi

Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn

Cánh cò bay lả rập rờn

Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều

Bài làm 

        Bài thơ Việt Nam đất nước ta ơi của nhà thơ Nguyễn Đình Thi được viết dưới thể lục bát, âm điệu nhẹ nhàng, bay bổng nhưng cũng không kém phần sôi nổi, trầm hùng. Câu thơ mở đầu như câu hát ca ngợi da diết: 

Việt Nam đất nước ta ơi

Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn

Cánh cò bay lả rập rờn

Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều.

Đoạn thơ bộc lộ cảm xúc dạt dào của tác giả trước những vẻ đẹp bình dị trên đất nước Việt Nam thân yêu. Hình ảnh “biển lúa” rộng mênh mông gợi cho ta niềm tự hào về sự giàu đẹp, trù phú của quê hương. Hình ảnh “cánh cò bay lả dập dờn” gợi vẻ nên thơ, xao xuyến mọi tấm lòng. Đất nước còn mang niềm tự hào với vẻ đẹp hùng vĩ của “đỉnh Trường Sơn” cao vời vợi sớm chiều mây phủ. Đoạn thơ đã giúp ta cảm nhận được tình cảm thiết tha yêu quý và tự hào về đất nước của tác giả Nguyễn Đình Thi. Đất nước Việt Nam ta hiện ra trong khổ thơ trên của nhà thơ Nguyễn Đình Thi thật giàu đẹp và đáng yêu, thật nên thơ và hùng vĩ. Sự giàu đẹp và đáng yêu đó được thể hiện qua những hình ảnh: biển lúa mênh mông hứa hẹn một sự no đủ, cánh cò bay lả rập rờn thật thanh bình, giản dị và đáng yêu. Sự hùng vĩ và nên thơ được thể hiện qua hình ảnh đỉnh Trường Sơn cao vời vợi sớm chiều mây phủ. Đất nước Việt Nam ta tươi đẹp biết nhường nào!

Đoạn văn ngắn về thói vụng trộm (Ngữ văn - Lớp 7)

2 trả lời

Đọc kỹ đoạn trích sau và trả lời câu hỏi (Ngữ văn - Lớp 8)

1 trả lời

Chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ (Ngữ văn - Lớp 7)

1 trả lời

Viết thân bài ở bài tả cặp sách (Ngữ văn - Lớp 5)

2 trả lời

Những câu hỏi liên quan

Nhà thơ Nguyễn Đình Thi có rất nhiều tác phẩm hay viết về quê hương, đất nước. Một trong số đó là bài thơ “Việt Nam quê hương ta”:“Việt Nam đất nước ta ơiMênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơnCánh cò bay lả rập rờnMây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiềuQuê hương biết mấy thân yêuBao nhiêu đời đã chịu nhiều thương đauMặt người vất vả in sâuGái trai cũng một áo nâu nhuộm bùn”Những câu thơ mở đầu bài thơ giúp hình dung về phong cảnh và con người Việt Nam. Với bốn câu thơ đầu tiên, tác giả đã khắc họa phong cảnh rộng lớn, hùng vĩ nhưng cũng rất nên thơ, trữ tình. Những hình ảnh tiêu biểu cho đất nước, con người Việt Nam được tác giả khắc họa như: “biển lúa, cánh cò, đỉnh Trường Sơn, áo nâu nhuộm bùn, đất nghèo, hoa thơm quả ngọt”. Cùng với đó là đức tính tốt đẹp của người Việt Nam - sự vất vả, cần cù nhưng vẫn giữ phẩm chất tốt đẹp. Đến bốn câu thơ sau, nhà thơ đã cho người đọc thấy được truyền thống đánh giặc bảo vệ đất nước. Từ bao đời nay, dân tộc Việt Nam đã phải đối mặt với những kẻ thù xâm lược. Nhưng trong hoàn cảnh đó, nhân dân ta vẫn kiên cường, đoàn kết đấu tranh chống lại kẻ thù. Nhiều anh hùng đã đứng lên lãnh đạo nhân dân bảo vệ đất nước. Tóm lại, tám câu thơ đầu giúp người đọc hiểu được vẻ đẹp thiên nhiên hùng vĩ cũng như vẻ đẹp người lao động cần cù, vẻ đẹp của truyền thống chống giặc ngoại xâm, tấm lòng thủy chung son sắc, sự tài hoa khéo léo của con người.Khi đọc những câu thơ tiếp theo, người đọc sẽ hiểu hơn về phẩm chất tốt đẹp của con người Việt Nam:“Đất nghèo nuôi những anh hùngChìm trong máu lửa lại vùng đứng lênĐạp quân thù xuống đất đenSúng gươm vứt bỏ lại hiền như xưaViệt Nam đất nắng chan hoàHoa thơm quả ngọt bốn mùa trời xanhMắt đen cô gái long lanhYêu ai yêu trọn tấm tình thuỷ chung”Đó là tinh thần kiên cường, bất khuất (chịu nhiều đau thương, chìm trong máu lửa lại vùng đứng lên, đạp quân thù xuống đất đen) và chịu thương chịu khó (súng gươm vứt bỏ lại hiền hơn xưa). Cùng với tình nghĩa thủy chung - “yêu ai yêu trọn tấm lòng thuỷ chung”. Và cả sự tài hoa, khéo léo của con người - “tay người như có phép tiên”. Từ những sự vật tưởng chừng như khó nhất cũng có thể tạo nên được những kiệt tác. Nguyễn Đình Thi đã bộc lộ lòng tự hào, tình yêu sâu sắc dành cho con người, đất nước Việt Nam.

Như vậy, bài thơ “Việt Nam quê hương ta” đã để lại cho người đọc nhiều cảm xúc sâu sắc. Đồng thời, chúng ta cũng thêm yêu hơn quê hương, đất nước của mình

a. Cắt ngắn từ 6-8 câu

b.Sao cho vẫn có một cụm danh từ , tính từ

                                     Việt Nam đất nước ta ơi

                        Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn

                                    Cánh cò bay lả rập rờn

                        Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều.

                                                       (Việt Nam quê hương ta, Nguyễn Đình Thi)

a. Khổ thơtrên thuộc thể thơ nào? 

b. Tìm và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ thơtrên.

c. Tìm từ láy trong trong khổ thơ trên. Những từ láy đó có tác dụng gì với việc thể hiện nội dung của khổ thơ?

d. Em hãy nêu nội dung chính của khổ thơ trên?

Các câu hỏi tương tự

a. Thể thơ lục bát

- PTBĐ chính là biểu cảm

b.  

- Từ láy  : mênh mông , rập rờn

- Từ ghép : sớm chiều , đất nước

- Từ Hán Việt : anh hùng

c. Thành phần biệt lập cảm thán : biết mấy thân yêu

d. Biện pháp nhân hóa : Đất nghèo nuôi những anh hùng

- Tác dụng : làm cho đối tượng được miêu tả là đất trở nên sinh động , hấp dẫn , có hồn như con người.  Đất có công lao nuôi dưỡng những người anh hùng như một người mẹ đã nuôi dưỡng những đứa con của mình.

e. Qua câu thơ , em cảm nhận được phẩm chất kiên cường , bất khuất , không chịu thua trước haonf cảnh của con người Việt Nam.

g. Hình ảnh thơ “chìm trong máu lửa” được nhà thơ sử dụng biện pháp nghệ thuật phóng đại 

- Từ “đứng lên” được hiểu theo nghĩa chuyển : là sự vùng lên chống lại quân thù

h. Vài hình ảnh đặc trưng của làng quê Việt Nam : cánh đồng , con cò , bông hoa sen ,....

f. Nội dung : Đoạn thơ nói lên tình yêu quê hương đất nước của tác giả và thể hiện sự ca ngợi và biết ơn đối với những người anh hùng đã hi sinh cho đất nước.