Nội dung nghe nhìn là gì

Tài liệu lưu trữ nghe nhìn (bao gồm tài liệu ảnh, phim điện ảnh, ghi âm và ghi âm ghi hình) là những loại tài liệu mang nội dung thông tin bằng hình ảnh và âm thanh trên các vật liệu khác nhau, chúng có khả năng ghi và làm tái hiện lại những hình ảnh và âm thanh đúng như đã xảy ra trong thực tế khách quan. Tài liệu nghe nhìn thường được hình thành đồng thời với các sự kiện, các hiện tượng, các hoạt động của con người (trừ trường hợp chụp ảnh, quay phim nghệ thuật hư cấu), chính vì vậy mà tài liệu lưu trữ nghe nhìn giúp cho người xem, người nghiên cứu như đang chứng kiến những sự kiện xảy ra trước mắt mình. Tài liệu lưu trữ nghe nhìn phản ánh, miêu tả, kể lại về sự kiện hiện tượng xảy ra; đồng thời thể hiện bằng chính những hình ảnh, âm thanh của những sự kiện, hiên tượng đó đúng như đã diễn ra và làm tái hiện một cách chân thực những hình ảnh và âm thanh của các sự kiện đó.

          Do vậy, xác định giá trị tài liệu lưu trữ nói chung và tài liệu nghe nhìn nói riêng ở nước ta, cho đến nay vẫn là vấn đề nóng bỏng và cấp bách trong lý luận, cũng như trong thực tiễn. Bởi nó liên quan đến hầu hết các khâu nghiệp vụ như công tác thu thập, bổ sung, bảo quản, tổ chức, công bố sử dụng. Đối với công tác lưu trữ tài liệu nghe nhìn, làm tốt việc xác định giá trị tài liệu mới lựa chọn được những tấm ảnh, bộ phim lưu trữ, những đoạn phim tư liệu và tài liệu ghi âm có giá trị để bảo quản lâu dài không những cho hiện tại mà còn cho tương lai sau này.

          Khi xác định giá trị tài liệu nghe nhìn, phải nắm được quá trình sản xuất và những giai đoạn chủ yếu, đó là những đặc điểm kỹ thuật cần lưu ý. Bên cạnh thành phần chính là hình ảnh và âm thanh còn phải kể đến phần chữ viết kèm theo, tuy không phải là thành phần chính nhưng nó giúp cho người đánh giá hiểu được xuất xứ, nội dung của sự kiện ghi lại trên phim và về tác giả. Vì vậy, khi xác định giá trị tài liệu nghe nhìn phải xuất phát từ những nguyên tắc chung của công tác xác định giá trị do Lưu trữ học Mác xít đề ra. Các nguyên tắc đó là nguyên tắc chính trị, nguyên tắc lịch sử, nguyên tắc toàn diện và tổng hợp./. 

Lê Thị Thu Thảo (Chi cục VT - LT) 

In bài

Gửi cho bạn bè

Tin đã đưa

Kế hoạch triển khai thực hiện Quyết định số 1705/QĐ-TTg ngày 12/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ

(13/12)

Triển khai thực hiện Đề án “Trồng 1 tỷ cây xanh giai đoạn 2021-2025” trên địa bàn tỉnh

(25/11)

Kế hoạch triển khai Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2021

(27/10)

Phát động và triển khai Chương trình “Sóng và máy tính cho em” trên địa bàn tỉnh

(20/10)

Kế hoạch thực hiện Kết luận số 02-KL/TW ngày 18/5/2021 của Ban Bí thư Trung ương Đảng

(18/10)

Kế hoạch triển khai thực hiện Quyết định số 830/QĐ-TTg ngày 01/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ

(08/10)

Đề án phát triển du lịch Ninh Thuận giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn đến năm 2030

(06/10)

Kế hoạch phục hồi hoạt động sản xuất, kinh doanh bảo đảm an toàn phòng, chống dịch Covid-19 trong tình hình mới

* KN: TLNN là những hình ảnh, âm thanh có giá trị khoa học, lịch sử và thực tiễn, không kể thời gian, địa điểm sản sinh và tên những vật liệu mà nó mang tin, được nộp lưu vào các kho, viện LT theo một chế độ nhất định thì người ta gọi nó là TLNN.

TLNN là loại hình đặc biệt cả hình thức và nội dung mangtin, bao gồm: TL ảnh, phim điện ảnh, ghi âm, ghi hình và KTS.

– TL ảnh: là một loại TL tượng hình (hay là hình ảnh tĩnh), dùng ánh sáng, màu sắc và các phương tiện kỹ thuật nhiếp ảnh để ghi và làm tái hiện lại các sự kiện, hiện tượng xảy ra ở một thời điểm trong XH và tự nhiên trên các bức ảnh rời lẻ, trên phim nhựa, trên kính hoặc bằng kỹ thuật số.

– TL phim điện ảnh:  là loại TL hình ảnh động hoặc TL “nghe-nhìn” dùng để ghi và làm tái hiện lại các sự kiện, hiện tượng bằng phương tiện kỹ thuật điện ảnh trên các phim nhựa. Các hình ảnh được sắp xếp liên tiếp với nhau, khi cho chúng chạy qua máy chiếu phim với tốc độ 16 hoặc 24 hình trong 1 giây thì hình ảnh của sự kiện lại được tái hiện và chuyển động đúng như nó đã diễn ra trước ống kính của máy quay phim, đồng thời với hình ảnh trên phim, còn làm tái hiện lại các âm thanh của sự kiện, các hiện tượng như lời nói, tiếng động, âm nhạc…

– TL ghi âm: là loại TL mang nội dung thông tin bằng âm thanh (bài nói, âm nhạc, tiếng động) được ghi lại trên đĩa, trên phim cảm quang, trên băng từ tính… bằng các phương pháp ghi âm cơ học, quang học, từ tính, laser và KTS.

– TL ghi hình và ghi âm: Là TL mang thông tin nghe-nhìn được ghi lại trực tiếp bằng hệ thống ghi hình điện tử trên băng từ tính, trên đĩa laser  và bằng KTS.

+ Âm bản (nê-ga-típ): Là những phim mà hình ảnh trên phim có độ sáng tối và màu sắc ngược lại với đối tượng chụp ảnh, quay phim, ghi âm quang học.

+ Dương bản (pô-đi-típ): là những ảnh chụp trên đó màu trắng, đen phản ánh đúng độ sáng, tối hoặc màu sắc của vật.

+ Bản gốc: là những hình ảnh, âm bản thu nhận được trong quá trình ghi hình hoặc ghi âm trực tiếp.

+ Bản sao: Là bản thu được do sao lại một hoặc nhiều lần từ bản gốc với mục đích để bảo quản bản gốc và phổ biến rộng rãi thông tin.

Câu 2: Ý nghĩa tài liệu nghe nhìn và phân tích, cho ví dụ minh hoạ?

Tài liệu nghe nhìn (điện ảnh, phim điện ảnh, ghi âm, ghi hình…) là những hình ảnh, âm thanh có giá trị khoa học, lịch sử và thực tiễn, không kể thời gian, địa điểm sản sinh và trên những vật liệu mà nó mang tin, được nộp lưu vào các kho, viện lưu trữ Nhà nước theo một chế độ nhất định.

Tài liệu nghe nhìn có một ý nghĩa vô cùng quan trọng trong cuộc sống hàng ngày cũng như việc khai thác, sử dụng chúng vào những mục đích khác nhau phục vụ cuộc sống.

Tài liệu nghe nhìn là những loại tài liệu đặc biệt, cả về hình thức và nội dung mang tin. Chúng có khả năng ghi và làm tái hiện lại các hoạt động của xã hội và tự nhiên bằng hình ảnh tĩnh, hình ảnh động và âm thanh đúng như sự việc đã xảy ra. Vì thế, loại tài liệu này ngày càng được phát triển nhanh chóng và ảnh hưởng tới hầu hết các lĩnh vực hoạt động của đời sống xã hội.

Tuy mới xuất hiện trên thế giới từ cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, nhưng tài liệu nghe nhìn được phát triển vô cùng nhanh chóng. Chúng choán chỗ hầu hết các lĩnh vực sinh hoạt của đời sống xã hội. Chúng là những phương tiện để ghi tin và làm tái hiện những thông tin về các sự kiện, hiện tượng xảy ra trong xã hội và tự nhiên một cách trung thực, trực quan (nhìn thấy, nghe thấy được). Do tầm quan trọng như thế, cho nên tài liệu nghe nhìn có một ý nghĩa vô cùng sâu sắc, thể hiện trên những phương diện sau:

Tài liệu nghe nhìn là những phương tiện thông tin, tuyên truyền nhanh chóng, hiệu quả và rộng rãi nhất. Bằng chứng là trong thời đại ngày nay, bất cứ một sự kiện, một hiện tượng nào, có ý nghĩa quốc tế nào xảy ra thì cùng một lúc nhiều nơi trên thế giới đều có thể biết đến một cách nhanh chóng bằng hình ảnh và âm thanh. Ví dụ như những cuộc xung đột, chiến tranh I-rắc, vụ khủng bố 11-9-2001 ở Mỹ, cuộc chiến tranh của Mỹ ở Ap-ga-nix-tan… đều hàng ngày, hàng giờ được cập nhật và phát hình rộng rãi cho toàn thế giới biết qua hệ thống truyền hình của các quốc gia.

Tài liệu nghe nhìn được sử dụng nhiều trong tuyên truyền, giáo dục, đặc biệt là trong các dịp kỷ niệm những ngày lễ lớn của dân tộc như ngày Quốc khánh 2-9-1945 thành lập nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà, chiến thắng Điện Biên Phủ, giải phóng Thủ đô, ngày giành độc lập thống nhất đất nước 30-4-1975… Trong những ngày lịch sử ấy, mọi thế hệ từ những lớp người đã từng trực tiếp tham gia các sự kiện lịch sử ấy, cho đến những lớp người mới sinh ra sau này đều cảm nhận được “sức nóng” của những hình ảnh, âm thanh làm tái hiện lại một thời oanh liệt, kiên cường, bất khuất của một dân tộc không chịu khuất phục trước những kẻ thù tàn ác. Những hiện thực ấy tác động vào tư tưởng con người một cách khách quan mà không một lời văn, một câu chuyện nào có thể diễn đạt lại chính xác và trung thực như thế.

Tài liệu nghe nhìn còn được sử dụng nhiều trên mặt trận chính trị, ngoại giao. Chúng là những bằng chứng đanh thép vạch mặt kẻ thù. Ví dụ như khi xem lại những thước phim tư liệu của chính phía Mỹ quay về cuộc chiến tranh ở Việt Nam đã cho chúng ta thấy những bằng chứng xác thực về sự tàn ác, man rợ của Đế quốc Mỹ đối với dân tộc Việt Nam.

Trong nghiên cứu khoa học (nhất là khoa học lịch sử), tài liệu nghe nhìn được sử dụng như một công cụ, phương tiện giúp các nhà khoa học nhận thức được một cách tốt nhất (nhất là việc xây dựng lại lịch sử quá khứ). Ví dụ như đến gần đây, khi có thêm những bức ảnh lịch sử từ phía nước ngoài, người ta mới xác định được chính xác chiếc xe tăng đầu tiên tiến vào dinh Độc Lập ngày 30-4-1975. Đặc biệt, trong nghiên cứu những hiện tượng chỉ xuất hiện trong một khoảnh khắc ngắn, hoặc ngược lại cần làm rõ những biến đổi chậm chạp trong một thời gian dài về sau mới bộc lộ, thì tài liệu nghe nhìn là một phương tiện đắc dụng để làm công việc này. Hoặc như nghiên cứu có thể phân tích nhịp đập cánh của một con côn trùng đang bay, hoặc sự lớn lên của một bông hoa, hoặc một viên đạn khi rời nòng súng… thì tài liệu nghe nhìn có thể giúp chúng ta quan sát chi tiết và chuẩn xác. Ngày nay, với sự phát triển tương đối cao của khoa học kỹ thuật thì tia hồng ngoại và tử ngoại còn giúp cho các nhà nghiên cứu thấy được những hình ảnh của những vật chất mà mắt thường không thể nào nhận thấy được.

Trong lĩnh vực y học, tài liệu nghe nhìn cũng được sử dụng nhiều để giúp các bác sĩ phát hiện sớm một số bệnh hiểm nghèo. Ngày nay, bằng những phương pháp mới như nội soi, X quang… mà người ta có thể phát hiện chính xác bệnh tật mà không cần phải mổ. Cũng bằng phương tiện tài liệu nghe nhìn mà giúp các nhà y học nghiên cứu chính xác sự phát triển của các loại vi-rút, vi trùng, sự biến đổi về gien, giải mã các gen một cách dễ dàng,

Trong quốc phòng, tài liệu nghe nhìn cũng là phương tiện đắc lực để nghiên cứu về đối phương. Bằng các hình ảnh, người ta xác định được cách bố phòng của địch, các loại vũ khí trang bị mà địch sử dụng… Bằng âm thanh, người ta có thể biết được những thông tin của địch như các tin tức tình báo ghi được, các cuộc điện đàm của chỉ huy địch… Ngoài ra, trong việc nghiên cứu về tính năng kỹ thuật của các loại vũ khí thì tài liệu nghe nhìn cũng góp phần không nhỏ như việc quan sát đường bay của viên đạn, sức công phá của một quả bộc phá… để từ đó chế tạo hoặc cải tiến một loại trang bị quân sự nào đó…

Trong lĩnh vực nghệ thuật, tài liệu nghe nhìn là công cụ xác thực nhất ghi lại một cách chuẩn xác nhất những phong tục, tập quán xa xưa hay những loại hình dân gian đặc sắc mà ngày nay không tồn tại. Ví như, nhờ những bức ảnh có từ thời xa xưa, người ta đã phục dựng lại trang phục của triều đình Huế; hay những băng ghi âm ghi lại được những câu hát, điệu hò, điệu lý cổ xưa mà ngày nay dần mai một như giọng hát xẩm của cụ bà nghệ nhân Quách Thị Hồ, giọng ngâm thơ trữ tình của nghệ sĩ Châu Loan… mặc dù các nghệ sĩ này đã qua đời.

Đặc biệt, tài liệu nghe nhìn là một nguồn sử liệu vô cùng quý giá vì nó mang tính chân thực cao. Nhờ nguồn sử liệu này mà nó góp phần tích cực vào việc khôi phục, trùng tu các di tích lịch sử đã bị hư hỏng qua thời gian như nhờ một bức ảnh chụp vào khoảng đầu thế kỷ 20 mà người ta đã trùng tu một cách gần như hoàn hảo Tháp Rùa của hồ Hoàn Kiếm; hoặc nhờ những tư liệu nghe nhìn còn lưu giữ được, người ta đã xây dựng được bộ phim “Hồ Chí Minh-chân dung một con người”; hoặc như tới đây có dự án sửa chữa, trùng tu lại cầu Long Biên thì chắc chắn rằng, các bức ảnh chụp từ thời xa xưa về cây cầu này sẽ là nguồn tư liệu đắc lực giúp các nhà xây dựng làm được việc đó.

Tóm lại, tài liệu nghe nhìn đã đóng góp một vai trò to lớn trong đời sống xã hội, là một thành phần không thể thiếu được và có những ý nghĩa quan trọng đối với các lĩnh vực như thông tin, tuyên truyền giáo dục, trong chính trị và ngoại giao, nghiên cứu khoa học kỹ thuật, nghiên cứu lịch sử và trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Cho nên, việc nhìn nhận một cách đúng đắn về tài liệu nghe nhìn sẽ giúp chúng ta có một cách đối xử đúng đắn với loại hình tài liệu này.

Câu 3: Phân loại tài liệu nghe nhìn khác tài liệu chữ viết như thế nào? Phân tích và cho ví dụ minh hoạ?

Phân loại tài liệu lưu trữ nghe nhìn là căn cứ vào các đặc trưng (dấu hiệu) chung của chúng để phân chia chúng thành các nhóm, sắp xếp trật tự các nhóm và các đơn vị bảo quản trong từng nhóm nhỏ, nhằm tổ chức khoa học và nghiên cứu, sử dụng một cách có hiệu quả nhất phông lưu trữ đó.

Tuy nhiên, tài liệu nghe nhìn khác với tài liệu chữ viết là chúng không phản ánh trực tiếp các hoạt động của người quay phim, chụp ảnh hoặc của cơ quan tạo ra tài liệu nghe nhìn, nên giá trị của chúng không phụ thuộc vào vị trí của cơ quan sản sinh ra nó, mà phụ thuộc vào ý nghĩa của các sự kiện, hiện tượng mà chúng phản ánh. Vì thế, phông lưu trữ không thể là cơ sở để phân loại cho tài liệu nghe nhìn ở các kho lưu trữ (trong khi đó, phân loại tài liệu chữ viết trong các kho lưu trữ theo các phông lưu trữ).

Muốn phân loại tài liệu nghe nhìn, người ta phải căn cứ vào các đặc trưng của chúng để phân loại. Đặc trưng để phân loại tài liệu lưu trữ nghe nhìn có những điểm khác với đặc trưng của tài liệu chữ viết như theo đặc trưng vật mang tin, đặc trưng chuyên đề, đặc trưng đối tượng được ghi hình, ghi âm. Trong khi đó, khi phân loại tài liệu chữ viết để xác định ra hệ thống mạng lưới các kho lưu trữ thì người ta phải căn cứ vào đặc trưng thời kỳ lịch sử, đặc trưng ý nghĩa toàn quốc và ý nghĩa địa phương của tài liệu, đặc trưng lãnh thổ hành chính và đặc trưng về kỹ thuật và phương pháp chế tác tài liệu; hoặc khi phân loại tài liệu trong một phông lưu trữ chữ viết, thì được vận dụng các đặc trưng như: cơ cấu tổ chức, ngành hoạt động, đề mục-vấn đề, tác giả, địa dư, tên gọi, cơ quan giao dịch…

Sở dĩ phân loại tài liệu nghe nhìn và tài liệu chữ viết khác nhau như vậy chính là do đặc điểm của chúng, ví như chất liệu và cách tạo ra tài liệu nghe nhìn khác hẳn với tài liệu chữ viết, do đó cách bảo quản, khai thác sử dụng chúng cũng là khác nhau. Ví dụ:

Đối với tài liệu ảnh, cùng là một bức ảnh, nhưng chúng có thể được làm trên nhiều chất liệu khác nhau như ảnh trên giấy, ảnh trên kính, ảnh trên đá…, chúng có thể là âm bản, dương bản… Những đặc điểm này có yêu cầu bảo quản hoàn toàn khác với tài liệu chữ viết vì khi đưa vào bảo quản, người ta không thể để âm bản cùng với dương bản, ảnh trên kính cùng với ảnh trên giấy… mà phải có những chế độ bảo quản riêng. Trong khi đó, tài liệu chữ viết cơ bản là trên giấy, khi phân loại chúng, người ta chủ yếu dựa vào nội dung thông tin trong tài liệu hoặc cơ quan, tổ chức hay cá nhân sản sinh ra tài liệu… cho nên khi phân loại chúng sẽ khác với phân loại tài liệu ảnh.

Đối với tài liệu phim điện ảnh, khi phân loại chúng, người ta cũng chủ yếu dựa vào các đặc trưng kỹ thuật làm ra chúng để tiến hành phân loại như theo chuyên đề, âm thanh, thời gian, thể loại… Trong tài liệu phim điện ảnh, chúng cũng là một loại có muôn hình, muôn vẻ khác nhau như phim nhựa, các băng từ tính, băng VHS, băng cối, băng cassete, đĩa CD, ghi hình kỹ thuật số… mà mục đích phân loại chúng là để bảo quản cho tốt, cho nên người ta phải phân ra từng loại như vậy để tiện cho việc bảo quản chúng.

Cũng tương tự như tài liệu phim điện ảnh, tài liệu ghi âm cũng được phân loại theo các vật mang tin như các đĩa ghi âm cơ học, ghi âm quang học, ghi âm từ tính, ghi âm trên đĩa laser và ngày nay đang phát triển một hình thức mới, tiện lợi và dễ dàng là ghi âm kỹ thuật số. Mỗi loại này có yêu cầu bảo quản cũng khác nhau, cho nên khi phân loại người ta phải chú ý đến đặc điểm kỹ thuật của chúng để có phương án phân loại chúng một cách tốt nhất, nhằm bảo quản từng loại theo từng chế độ thích hợp.

Tóm lại, phân loại tài liệu nghe nhìn khác hẳn với phân loại tài liệu chữ viết vì tài liệu nghe nhìn không phụ thuộc vào vị trí cơ quan sản sinh ra nó, mà chủ yếu phụ thuộc vào ý nghĩa các sự kiện, hiện tượng mà chúng phản ánh. Hơn nữa, tài liệu nghe nhìn có những đặc trưng hoàn toàn khác so với tài liệu chữ viết, cho nên khi phân loại tài liệu này phải nghiên cứu nắm vững các đặc trưng kỹ thuật của chúng mà có cách đối xử thích hợp.

Câu 4:

Vấn đề XĐGTTLLT nói chung và TLLTNN nói riêng ở nước ta cho đến nay vẫn là vấn đề nóng bỏng và cấp bách trong lý luận cũng như trong thực tiễn. Bởi vì nó liên quan đến hầu hết các khâu công tác nghiệp vụ của các cơ quan LT như công tác thu thập, bổ sung, bảo quản, tổ chức, công bố sử dụng. Đối với TLNN, làm tốt XĐGTTL thì mới lựa chọn được những tấm ảnh, bộ phim lưu trữ, đoạn phim tư liệu và TL ghi âm có giá trị để bảo quản lâu dài, không những cho hiện tại mà còn cho cả tương lai. Nếu không nắm vững cơ sở khoa học đẻ làm luận chứng thì chúng sẽ rất dễ bị đánh giá một cách phiến diện hoặc theo cảm tính.

Các tiêu chuẩn XĐGTTL thường có nhiều mối liên quan chặt chẽ với nhau trong một hệ thống. Một trong các tiêu chuẩn đó không thể tách rời các tiêu chuẩn khác và ngược lại, mỗi tiêu chuẩn lại có những vị trí riêng của nó. Vì thế, khi tiến hành XĐGTTLNN, căn cứ vào những đặc điểm chung và riêng của loại hình tài liệu này có thể phân loại các tiêu chuẩn XĐGTTL ảnh, phim điện ảnh, ghi âm thành các nhóm tiêu chuẩn sau:

– Nhóm tiêu chuẩn xuất xứ

– Nhóm tiêu chuẩn nội dung

– Nhóm tiêu chuẩn hình thức bên ngoài

– Nhóm tiêu chuẩn nghệ thuật

* Nhóm tiêu chuẩn xuất xứ: Đây là nhóm tiêu chuẩn được cụ thể hoá của nguyên tắc lịch sử trong việc XĐGTTLNN. Nhóm tiêu chuẩn này gồm các tiêu chuẩn chính sau:

– Hoàn cảnh ra đời, thời gian và địa điểm hình thành nên TLNN:

+ Cần hiểu nó trong hoàn cảnh lịch sử nào, thời gian, địa điểm ở đâu.

+ TLNN xuất hiện ở Việt Nam chỉ mới từ TK10 đầu TK20 (trước là vô lý)

+ Vận dụng tiêu chuẩn này cần chú ý đến những giai đoạn lịch sử quan trọng (CMT8, KC chống pháp, Mỹ…)

+ Có những ảnh, phim phải trả giá bằng xương máu… do đó nó có tính quý hiếm, hiện thực cao.

+ Giúp cho việc nghiên cứu lịch sử, chiến tranh dân tộc…

– Tác giả tài liệu: Là cá nhân (phóng viên, nghệ sĩ nhiếp ảnh, nghiệp dư…), cơ quan, tổ chức (báo QĐND, ND, TTXVN, cơ quan khoa học.

+ Tác giả được xem là quan trọng khi tạo nên giá trị TLNN (Vd: tác giả là nhà khoa học nổi tiếng, ghi lại hiện tượng khoa học mới; hoặc tác giả là người hoạt động chính trị nổi tiếng như những bức ảnh của CTHCM khi Người làm thợ ảnh ở Pháp… những bức ảnh ấy tuy chưa đẹp, nhưng có giá trị về lịch sử, về nghiên cứu về chân dung HCM)…

+ Cần chú ý tới những TLNN có tính nghệ thuật, thể hiện được cái mới lạ, trường phái khác nhau, những người đi tiên phong trong một lĩnh vực… vì nó là nguồn sử liệu quý hiếm để nghiên cứu lịch sử một ngành nào đó hay TLNNVN.

+ Từ tác giả có thể hình dung ra được TLNN được sản sinh ra trong thời gian nào vì nó gắn liền với tên tuổi và hoạt động của các nhà nhiếp ảnh từng thời kỳ (vd như trong chiến tranhcó Nguyễn Bá Khoản, Đinh Đăng Định, Vũ Năng An… đã chụp lại những bức ảnh ghi lại quyết tâm chiến thắng của nhân dân ta.

+ Đối với ảnh sự kiện và phim thời sự, tuy tác giả không đóng vai trò quan trọng, nhưng cũng có nhiều ảnh hưởng đến khuynh hướng và mục đích của công việc. Có thể có nhiều tác giả phản ánh cùng một sự kiện, do đó cần vận dụng những TLNN tiêu biểu nhất, phản ánh trung thực nhất để làm cơ sở so sánh với nhau (VD: trong 1 Đại hội Đảng có nhiều người chụp ảnh, chọn những kiểu tiêu biểu nhất, thể hiện toàn cục trên mọi khía cạnh của đại hội, kết hợp với những tác giả có tên tuổi).

+ Cần chú ý tác giả được giao nhiệm vụ đi chụp, quay một sự kiện nào đó có giá trị hơn việc tự quay, tự chụp hay làm việc đó một cách ngẫu nhiên.

– Tiêu chuẩn bản gốc tài liệu: Là rất cần thiết, vì nó phản ánh tính chân thực của sự kiến. Nếu một ảnh, phim điện ảnh mà là bản sao thì nó không có giá trị hoặc kém giá trị “tam sao thất bản”.

+ Bản gốc là âm bản gốc hoặc dương bản kiểm tra gốc, bản này sinh ra trực tiếp khi sự kiện đang xảy ra, do đó nó có độ tin cậy nhất.

+ Bản sao là sao lại từ dương bản gốc hoặc âm bản gốc. Do nó được sao lại nên có thể không còn chính xác như bản gốc kể cả chất lượng và nội dung. Các bản sao chỉ được chọn khi nào không có tài liệu gốc hoặc TL gốc bị hư hỏng đến mức không thể sửa chữa được.

+ Vận dụng tiêu chuẩn này để chon những tài liệu gốc, có chất lượng để đưa vào bảo quản và khai thác sử dụng.

Trong thực tế có những trường hợp TLNN phản ánh trong nội dung của nó đúng là những con người thật, những sự việc thật trong lịch sử, nhưng đã được dựng lại, diễn lại để chụp ảnh, quay hình… những TLNN như vậy không thể gọi là bản gốc, nhưng để phục vụ cho mục đích nào đó, như vậy vẫn có thể được lựa chọn và bảo quản, vì sự kiến đó có xảy ra, do điều kiện nào đó mà các nhà nhiếp ảnh không ghi lại ngay được. Vd như bức ảnh đ/c Võ Nguyên Giáp mặc bộ quần áo âu phục, đội mũ phớt đang đứng trước hàng quân đọc nhật lệnh ngày 22/12/1044 thì cảnh này được diễn lại để chụp ảnh. Nhưng bức ảnh này vẫn phải được đưa vào bảo quản, vì không còn bản nào khác nó, mà sự kiện nó phản ánh là một trong những mốc quan trọng của lịch sử.

Tóm lại, nhóm tiêu chuẩn xuất xứ giúp cho LT xác định đúng giá trị của TLNN dựa vào sự hình thành nên chúng. Khi vận dụng những tiêu chuẩn này để xây dựng GTTLNN còn phải tuỳ từng loại ảnh, phim điện ảnh, ghi âm mà vận dụng cho thích hợp.

* Nhóm tiêu chuẩn nội dung:

Đây là nhóm tiêu chuẩn quan trọng nhất để XĐGTTLNN. Bất cứ một sự kiện, một hiện tượng nào cũng đều có nội dung và hình thức, nội dung bao giờ cũng quyết định hình thức. Một bức ảnh, một bộ phim điện ảnh hay ghi âm có giá trị bao giờ cũng phải là những tài liệu có nội dung tốt, phản ánh trung thực những sự kiện, những con người, có ý nghĩa lịch sử, khoa học hoặc ý nghĩa khác đối với xã hội.Nhóm tiêu chuẩn này bao gồm các tiêu chuẩn:

– Tiêu chuẩn về ý nghĩa của sự kiện, con người hoặc những đối tượng khác được ghi trên TLNN:

+ Giá trị của TLNN trước hết là ở sự phản ánh sự kiện, con người hoặc đối tượng khác có ý nghĩa về chính trị, kinh tế, văn hoá-xã hội… Những sự kiện đó càng có ý nghĩa bao nhiêu thì giá giá trị nội dung càng cao bấy nhiêu.

+ Vận dụng tiêu chuẩn này để XĐGTTLNN là chúng ta cần chú ý đến những sự kiện nổi bật, đánh dấu những bước ngoặt lớn trong từng thời kỳ, từng giai đoạn lịch sử của dân tộc ta. VD: Sự kiện sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam; các giai đoạn chuẩn bị và tiến hành cách mạng tháng 8/1945, hình ảnh về các cuộc khởi nghĩa ở HN, TPHCM, Chủ tịch HCM đọc Tuyên ngôn độc lập… Ngoài ra cần chú ý lựa chọn những hình ảnh của các vị lãnh tụ của Đảng, Nàh nước mà hoạt động có liên quan đến lịch sử đất nước, các anh hùng và những người có công lao to lớn đối với dân tộc trên tất cả các lĩnh vực hoạt động XH.

Tóm lại, tất cả những TLNN làm sáng tỏ các sự kiện, các mốc lịch sử có ý nghĩa đều phải lựa chọn để Nhà nước bảo quản.

– Tiêu chuẩn mức độ làm sáng tỏ về thời gian, địa điểm của các sự kiện trên TLNN:

+ TLNN có đặc điểm là làm dừng lại một khoảnh khắc nhất định ở một thời gian và địa điểm nào đó. Vì vậy, thời gian và địa điểm hình thành nên TLNN cũng trùng khớp với thời gian và địa điểm xảy ra sự kiện (VD: bức ảnh quân pháp rút khỏi cầu Long Biên và hình ảnh bộ đội giương cao cờ đỏ sao vàng tiến tíên vào HN ngày 10/10/1954 vừa là hình ảnh kết thúc ách thống trị của Pháp, vừa là hình ảnh về ngày giải phóng thủ đô.

+ Trong nội dung của TLNN (VD như nhiều bức ảnh, đoạn phim) mà trong đó thể hiện rõ ngày tháng và địa điểm xảy ra sự kiện (ở nền phông bức ảnh, các áp phích, panô có những hàng chữ, những con số, địa danh… mà thông qua đó ta có thể biết được thời gian và nơi xảy ra sự kiện nào đó, thì nó cũng có một giá trị rất cao, cho dù nhiều khi bức ảnh hay đoạn phim không được đẹp lắm, song xét về ý nghĩa của sự kiện thì vẫn được lựa chọn lưu trữ vĩnh viễn.

– Tiêu chuẩn về mức độ phản ánh đầy đủ về sự kiện hoặc con người:

+ Vận dụng tiêu chuẩn này, có nghĩa là trong thực tế khi sự kiện xảy ra có thể được ghi lại trên nhiều bức ảnh hay đoạn phim. Song không phải bức ảnh hay đoạn phim nào cũng phản ánh sự kiện đó giống nhau, có bức ảnh hay đoạn phim cho ta thấy khái quát sự kiện, nhưng cũng có bức ảnh, đoạn phim đặc tả cho ta một khía cạnh nào đó của sự kiện… (VD: về đại hội có toàn cảnh, các buổi thảo luận…). Do đó, khi lựa chọn cần phải chú ý đến những bức ảnh, đoạn phim thể hiện được một cách trung thực nhất, toàn cảnh nhất của sự kiện.

+ Đặc biệt, đối với TLNN phản ánh về một sự kiện nào đó đang còn tiếp diễn (như công trường đang xây dựng thuỷ điện Hoà Bình…) trong đó có nhiều vấn đề như thăm dò địa chất, lễ khởi công, lấp sông, sự hợp tác với Liên Xô và các khía cạnh khác… Tất cả những TLNN cùng một chủ đề như vậy cần phải được thu thập đầy đủ. Nhưng trong số đó, cần đặc biệt chú ý đến những TL phản ánh đầy đủ, toàn diện nhất về các giai đoạn chủ yếu trong quá trình diễn ra sự kiện.

– Tiêu chuẩn về mức độ tin cậy:

+ Một trong những yêu cầu quan trọng khi đánh giá TLNN là nội dung của nó có phản ánh đúng bản chất của sự kiện không (có đảm bảo tin cậy không). Vì trong thực tiễn có những trường hợp nội dung sự kiện và hình ảnh trái ngược nhau, do đó làm giảm hoặc mất giá trị của chính TLNN đó.

+ Khi vận dụng tiêu chuẩn này, cần chú ý đến sự thống nhất giữa nội dung của sự kiện phản ánh (về thời gian, địa điểm, nhân vật, đối tượng…) với sự phù hợp trên thực tế. Ngày nay, với kỹ nghệ nhiếp ảnh KTS, các bức ảnh hay đoạn phim có thể bị làm giả, bị ghép nối rất tinh vi và rất khó phát hiện. Do đó, khi xem xét mức độ tin cậy cần phải nắm vững được kỹ thuật nhiếp ảnh để phát hiện ra những sự sai lệch hay giả mạo đó.

+ Ngoài ra, nếu người quay phim hay nhiếp ảnh không nắm bắt được đúng bản chất của đối tượng hay sự kiện thì cũng có thể dẫn đến sự sai lệch hoặc bóp méo sự kiện (VD: vẻ con người ta có lúc buồn, vui, thể hiện những điểm đó ở những thời điểm khác nhau, nếu không nắm bắt được thì rất có thể trong chốc lát nào đó cũng nhân vật đó có thể trở thành một người hoàn toàn khác).

– Tiêu chuẩn thông tin mới:

+ Trong hoạt động xã hội, thường có những sự kiện lặp đi lặp lại qua năm tháng như các ngày lễ, mít tinh… nhưng cũng có nhiều sự kiện xuất hiện lần đầu tiên. Cho dù trong những sự kiện lặp lại đó thì không hẳn lần nào cũng giống nhau cả về hình thức và nội dung, nó chủ yếu phụ thuộc vào hoàn cảnh, nhiệm vụ chính trị từng thời kỳ một, vì thế mà trong đó thường xuất hiện những thông tin mới.

+ Vận dụng tiêu chuẩn này, ngoài những TLNN có ý nghĩa phản ánh về sự kiện thì phải chú ý đến những cái mới của thông tin xuất hiện trong những lần lặp lại ấy. Vận dụng tiêu chuẩn này cũng là để chúng ta đặc biệt chú ý đến những sự kiện mới xảy ra mà trước đó chưa bao giờ có (VD hình ảnh về chuyến bay lên vũ trụ đầu tiên của người Việt Nam, sự thăm dò phát hiện ra những mỏ dầu mới hoặc một phát hiện mới trong sinh học…)… Tất cả những hình ảnh có thông tin mới hoặc lần đầu tiên xuất hiện như vậy đều phải được lựa chọn để đưa vào bảo quản vĩnh viễn.

– Tiêu chuẩn TL chữ viết kèm theo hình ảnh, phim điện ảnh: Ngoài TLNN, nội dung của chúng còn bao gồm cả những phần chú thích, thuyết minh… để giải thích về nội dung sự kiện, về thời gian, địa điểm cũng như tác giả TLNN. Đây là những thông tin quan trọng, làm tăng thêm giá trị của TLNN lên rất nhiều, vì nó giúp người xem hiểu được đúng bản chất của sự kiện được ghi trong TLNN (VD: một bức ảnh chụp Bác Hồ nói chuyện với một số xã viên HTX nông nghiệp, nếu không có chú thích thì sẽ không thể biết Bác đang ngồi ở đâu, làm gì, như vậy sẽ không sử dụng được bức ảnh này).

– Tiêu chuẩn các kiểu ảnh:  Mỗi sự kiện có ý nghĩa nào đó, thường được ghi lại ở nhiều góc độ khác nhau, dưới nhiều hình thức khác nhau (chụp ảnh, ghi hình, ghi âm) và mỗi loại ở một góc độ khác nhau. Tuy rằng các bức ảnh hay đoạn phim không trùng nhau, nhưng cùng thể hiện một đối tượng. Do đó khi XĐGTTLNN cần chú ý lựa chọn những kiểu ảnh đoạn phim khác nhau về một chủ đề hay một sự kiện nào đó.

Vận dụng tiêu chuẩn này cần chú ý tới những đoạn phim, hình ảnh ghi lại những sự kiện có ý nghĩa về khoa học, lịch sử, kinh tế, văn hoá thì nên giữ lại nhiều hình ảnh khác nhau để giúp nghiên cứu sau này một cách toàn diện (VD phản ánh về lễ độc lập 2/9/1945 thì cần giữ lại những bức ảnh toàn cảnh QT Ba Đình, Bác Hồ độc tuyên ngôn, các chiến sĩ vệ quốc quân bảo vệ… sự kiện này rất quan trọng cho nên có thể giữ lại tất cả những gì có được). Còn đối với những sự kiện khác ít có ý nghĩa hơn thì chỉ giữ lại những cái tiêu biểu.

* Nhóm TC hình thức bên ngoài:

Những tiêu chuẩn về hình thức bên ngoài la sự thể hiện cụ thể của quan điểm toàn diện trong công tác đánh giá, vì nội dung TLNN liên quan chặt chẽ với hình thức của nó. Hình thức gồm 2 mặt: bên trong và bên ngoài. Bên trong là sự phản ánh cấu trúc của một tấm ảnh, đoạn phim, bao gồm MLH giữa các yếu tố về bố cục; còn bên ngoài là sự phản ánh trình độ phát triển của kỹ thuật nhiệp ảnh, điện ảnh để thể hiện TLNN. Nhóm này gồm các tiêu chuẩn sau:

– Tiêu chuẩn về chất lượng truyền đạt nội dung của TLNN:

Một TLNN tốt nhưng chất lượng truyền đạt kém (VD hình ảnh bị mờ, nhoè, chồng lên nhau, mốc, xước, rung, âm thanh bị mất…) thì giá trị của nó cũng bị giảm đi nhiều. Do đó, khi lựa chọn TLNN, cần kiên quyết loại ra những TLNN có chất lượng thể hiện quá kém đến mức không thể xem rõ hình ảnh hay âm thanh. Tuy nhiên, đối với những sự kiện quan trọng thì vẫn có thể giữ lại những thứ chưa thật đạt yêu cầu, nhưng vẫn có thể giúp nhận biết được sự kiện.

– Tiêu chuẩn về tình trạng kỹ thuật của TLNN:

Đây là tiêu chuẩn cần thiết để xem xét GTTLNN hiện nay trong các kho LT còn bảo quản nhiều loại phim âm bản trên các nền đế khác nhau. Có những loại cấu tạo bằng đế an toàn, có những loại cấu tạo bằng đế không an toàn và hiện nay không còn phương tiện để sử dụng chúng. Do vậy, khi lựa chọn TLNN cần hạn chế các loại phim không an toàn. Nếu còn những loại đó thì cần phải nghiên cứu chuyển đổi sang loại đế an toàn khác hoặc tu bổ, sửa chữa rồi mới đưa vào bảo quản.

Những bức ảnh bị hư hỏng do các yếu tố vật lý, hoá học và sinh vật làm  hỏng lớp nhũ tương như bị mất màu, cháy nước hoặc nấm mốc… thì những tác nhân này có thể lây truyền sang cái khác, do đó cần thận trọng khi lựa chọn những loại này, nếu chúng còn phục chế được thì có thể phục chế rồi đưa vào kho, còn không phục chế được thì nên loại bỏ, trừ những thứ mà không có gì thay thế được thì cần phải xử lý và giữ nguyên hiện trạng hư hỏng ở mức dộ cho phép.

* Nhóm tiêu chuẩn nghệ thuật:

Khác với tài liệu hành chính hay TLKHKT, TLNN vừa mang tính thời sự, vừa mang tính nghệ thuật. Vì vậy, tiêu chuẩn này là một tiêu chuẩn đặc thù để XĐGTTLNN.

Một bức ảnh nghệ thuật cao là bức ảnh tạo được những ấn tượng sâu sắc, tạo nên những rung cảm mãnh liệt đối với người xem. Những hình tượng trong đó có tác dụng giáo dục mạnh mẽ đối với tư tưởng, tình cảm con người. Cái đẹp được thể hiện trên ảnh, trên phimphải bắt nguồn từ sự phản ánh chân thực những hoạt động có ích của con người (VD bức ảnh chụp người nữ du kích giương cao súng, cô gái dân quân kéo xác máy bay B52… vừa có tính chân thực, vừa có tính nghệ thuật cao).

Câu 5: Phân tích các nguyên nhân dẫn đến hư hỏng, mất mát TLNN và cách phòng chống:

TLLT bị hư hỏng, mất mát có nhiều dạng, nhiều kiểu khác nhau, có loại bị mục nát, có loại bị bay màu, có loại bị vi sinh vật, sinh vật làm thủng hoặc rách giấy… Mỗi dạng, mỗi kiểu hư hỏng của tài liệu có thể do một hoặc một số nguyên nhân gây ra. Có thể khái quát một số nguyên nhân sau:

– Nguyên nhân do các chất liệu và quá trình chế tác tài liệu.

– Nguyên nhân do điều kiện thiên nhiên

– Nguyên nhân do vi sinh vật và sinh vật

– Nguyên nhân do bảo quản và sử dụng tài liệu.

* Nguyên nhân do các chất liệu và quá trình chế tác tài liệu:

Nguyên liệu để sản xuất ra tài liệu này là giấy ảnh, kính, phim nhựa và các hoá chất tạo nên hình ảnh. Độ bền của các tấm ảnh và phim phụ thuộc rất nhiều vào những hoá chất dùng trong quá trình rửa ảnh và rửa phim. Đồng thời còn phụ thucọ vào những hoá chất tạo nên đế của phim và ảnh. Nhiều bức ảnh mới chụp đã bị bong lớp thuốc hoặc bị ố vàng, điều đó do nhiều nguyên nhân, song trong nhiều trường hợp là do các hoá chất còn dư lại trên mặt ảnh phân huỷ gây nên.

Để sản xuất đế phim, truớc kia người ta sử dụng chất ni-trat xen-luy-lô là loại đế phim không an toàn, dễ cháy. Do đó, ngày nay khi bảo quản những loại này người ta phải chuyển đổi sang loại đến a-xê-tát Xen-luy-lô để đảm bảo an toàn hơn. Ngoài ra một số kho lưu trữ còn giữ loại phim chụp trên đế bằng kính, loại này dễ vỡ, nên cần có chế độ bảo quản thích hợp.

Đối với những tài liệu ghi âm có nhiều loại: ghi âm cơ giới, từ tính và quang học, do đó chất liệu sản xuất cũng khác nhau. Những loại ghi âm cơ giới đường ghi tiếng là rãnh nhựa, nếu những rãnh này bị xước hoặc bụi bám thì ảnh hưởng đến âm thanh. Đối với những băng ghi âm từ tính, do cấu tạo từ những mạt sắt non theo nguyên tắc dư từ nếu để gần nơi có từ trường mạnh như máy phát điện, mô tơ, đường điện cao thế… thì sẽ làm âm thanh bị méo mó.

* Nguyên nhân do điều kiện thiên nhiên

– ánh sáng

– Nhiệt độ

– Độ ẩm

– Gió

(Phân tích rõ từng vấn đề)

* Nguyên nhân do vi sinh vật và sinh vật:

– Men

– Nấm mốc

– Côn trùng

(Phân tích rõ từng vấn đề)

* Nguyên nhân do bảo quản và sử dụng tài liệu

– Chế độ bảo quản không đúng cách

– Thiếu phương tiện bảo quản

– Thiếu nội quy bảo quản và sử dụng

– Do sử dụng không đúng cách

(Phân tích rõ từng vấn đề)

Câu 6: Trình bày các hình thức tổ chức, khai thác, sử dụng TLNN:

Các hình thức tổ chức sử dụng TLLTNN rất phong phú, chúng được tổ chức dựa theo đặc điểm của từng loại TLLLT, theo mục đích sử dụng và phù hợp với yêu cầu của mỗi ngành, mỗi cấp, mỗi giaiđoạn cụ thể. Có thể hiểu các hình thức sử dụng TLNN như là những phương thức khác nhau trong hoạt động thông tin của các phòng, kho LT nhằm phát huy triệt để ý nghĩa của TLLTNN.

Hiện nay các hình thức sử dụng TLLTNN thường được áp dụng nhất là:

– Chuẩn bị các thông tin, tổ chức triển lãm ảnh.

– Chuẩn bị các sưu tập ảnh để làm các album ảnh (theo thời kỳ, chuyên đề, các sự kiện lịch sử…).

– Công bố TLNN trên các chương trình truyền hình, các báo, tạp chí.

– Tổ chức tham quan các Viện lưu trữ

– Phục vụ TL tại phòng đọc, phòng xem phim, phòng nghe âm thanh.

Các hình thứctc khai thác, sử dụng trên nhằm:

– Phục vụ kịp thời các dịp kỷ niệm của Nhà nước hay của một ngành nào đó.

– Cung cấp các bộ phim phục vụ cho khai thác phim điện ảnh.

– Thông báo theo chuyên đề (in các tờ rơi, tập sưu tầm…)

– Xây dựng các bộ phim TL từ các tư liệu cũ (VD: phim HCM chân dung một con người, Đường mòn trên biển, VN-thien lịch sử truyền hình hay VN-cuộc chiến tranh 1 vạn ngày…).

Câu 7: Trình bày các loại công cụ tra cứu phục vụ khai thác, tra tìm TLLTNN.

Công cụ tra cứu khoa học TLLT nói chung là những phương tiện tìm tin của các phòng, kho LT, nhằm cung cấp những thông tin cần thiết trong TLLT cho các cơ quan và cá nhân.

CCTCKH là một dạng thông tin rút gọn, khái quát của thông tin tài liệu sau khi chũng được xử lý, phân tích và tổng hợp. Dodos nó là loại thông tin cấp II, nó giúp cho việc tìm tin TLLT được dễ dàng và nhanh chóng.

Trong TLNN, các công cụ tra cứu thường được dùng là:

– Sổ nhập: Cung cấp thông tin tổng hợp, khái quát về tên đề tài, tác phẩm, nơi sản xuất, ngày nhập tư liệu, tư liệu gốc hay sao và số thứ tự lần nhập… giúp ta có thể thống kê, tra tìm tài liệu nhanh chóng trong một kho lưu trữ. Sử dụng sổ nhập dùng để thống kê tất cả những băng ghi âm, ghi hình, ảnh hoặc phim được nhập vào kho từ bất kể nguồn nào. Ngoài ra nó còn dùng để theo dõi một cách có hệ thống nguồn gốc, số lượng, nội dung, chất lượng, tình trạng vật lý TLNN được nhập vào kho, đồng thời nó cũng là cơ sở để xây dựng các công cụ tra tìm chi tiết khác.

– Sổ xuất tài liệu: Được lập với mục đích quản lý, theo dõi, bảo quản TLNN khi xuất ra khỏi kho lưu trữ và quy định trách nhiệm bảo quản tài liệu giữa cơ quan xuát và cơ quan (cá nhân) nhận tài liệu.

– Mục lục tra cứu và thống kê TLNN: Dùng để thống kê toàn bộ số băng ghi âm, ghi hình, phim, ảnh và định số lưu trữ. MLTC phục vụ cho công tác sắp xếp, bảo quản và phục vụ tra tìm tài liệu nhanh chóng,dễ dàng.

– Phiếu biên mục băng/đĩa hình, ghi âm: Các thông tin ở phiếu này được biên mục chi tiết và được nhập vào sổ mục lục. Đối với những kho lưu trữ đã áp dụng CNTT vào việc xây dựng cơ sở dữ liệu thì phiếu biên mục sẽ là dữ liệu để nhập vào máy. Phiếu biên mục là công cụ rất hữu hiệu để tra tìm TLNN.

Ngoài ra còn có phiếu biên mục chi tiết hình ảnh, âm thanh trong từng băng, đĩa hình, ghi âm. Loại này cung cấp những thông tin nội dung chi tiết đến từng cảnh quay, từng tin của từng loại TLNN, giúp cho ngwoif sử dụng không cần thiết phải tua lại toàn bộ cuốn băng mới tìm được cảnh/âm thanh mình cần, không cần có số lượng lớn máy móc nghe nhìn mà vẫn đáp ứng được sự sử dụng quá tải đối với TLNN, giảm hao mòn hư hỏng do tần suất sử dụng nhiều.

– Các mục lục băng hình, ghi âm theo chuyên đề, tác giả: Loại này được lập trên cơ sở chi tiết hoá các thông tin trong sổ nhập, nếu thực hiện thủ công thì rất mất thời gian và không lập được nhiều mục lục cho yêu cầu đầu ra như khi có cơ sở dữ liệu tự động

– Xây dựng khung phân loại thông tin tài liệu: Việc xây dựng khung phân loại thông tin TLNN của các kho LT là rất cần thiết, tạo điều kiện cho các kho áp dụng công nghệ thông tin vào xây dựng cơ sở dữ liệu trên máy tính, nhằm phục vụ nhanh chóng, chính xác yêu cầu sử dụng của cơ quan.

Mục đích của KPLTT là:

+ Giới thiệu nội dung thông tin có trong TLNN của kho để phục vụ nghiên cứu, khai thác sử dụng có hiệu quả nguồn thông tin quý giá này.

+ Sử dụng KPLTT và sự trợ giúp của máy tính có thể tra tìm TL theo nhiều phương diện khác nhau: chuyên đề, tác giả, địa dư, thể loại tài liệu…

Chủ đề