Ở nghĩa thứ 2 trong bài thơ Bánh trôi nước hình ảnh người phụ nữ được miêu tả như thế nào

Hình ảnh bánh trôi nước trong bài thơ được miêu tả ra sao? Bài thơ còn gợi lên hình ảnh người phụ nữ trong xã hội xưa như thế nào(vẻ đẹp, phẩm chất,thân phận)?

Hình ảnh bánh trôi nước trong bài thơ Bánh trôi nước được miêu tả ra sao | Hình ảnh người phụ nữ trong xã hội xưa qua bài thơ Bánh trôi nước

Trang trước Trang sau

Câu hỏi: Hình ảnh bánh trôi nước trong bài thơ “Bánh trôi nước” được miêu tả ra sao? Bài thơ còn gợi lên hình ảnh người phụ nữ trong xã hội xưa như thế nào (vẻ đẹp, phẩm chất,thân phận)?

Trả lời:

Quảng cáo

- Hình ảnh bánh trôi nước trong bài thơ được miêu tả : trắng , tròn, chìm , nổi trong nước.

- "Bánh trôi nước" của Hồ Xuân Hương mượn hình ảnh viên bánh trôi để nói về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Số phận người phụ nữ trong xã hội đương thời xinh đẹp có cuộc sống khó khăn vất vả nhưng họ vẫn giữ được tấm lòng son sắt, thủy chung

Quảng cáo

Xem thêm các câu hỏi về các tác phẩm Ngữ văn lớp 7 chọn lọc, có đáp án chi tiết hay khác:

Xem thêm các loạt bài Để học tốt Ngữ văn lớp 7 hay khác:

Trang trước Trang sau

Soạn bài: Bánh trôi nước (soạn 2 cách)

Câu 2 (trang 95 sgk Ngữ văn 7 Tập 1)

Nghĩa thứ nhất của bài thơ thuộc về nội dung miêu tả bánh trôi nước khi đang được luộc chín. Nghĩa thứ 2 thuộc về nội dung phản ánh vẻ đẹp, phẩm chất và thân phận của người phụ nữ trong xã hội cũ. Từ sự gợi ý trên em hãy trả lời các câu hỏi sau:

a. Với nghĩa thứ nhất, bánh trôi nước được miêu tả như thế nào?

b. Với nghĩa thứ hai vẻ đẹp phẩm chất cao quý và thân phận chìm nổi của người phụ nữ được gợi lên như thế nào?

c. Trong hai nghĩa, nghĩa nào quyết định giá trị bài thơ? Vì sao?

Soạn cách 1

a. Với nghĩa thứ nhất, bánh trôi nước được miêu tả qua các chi tiết: trắng, tròn, bảy nổi, ba chìm, do tay người nặn, và cuối cùng tạo thành hình thù của chiếc bánh (hình tròn).

b. Vẻ đẹp về con người, phẩm chất của người phụ nữ được hiện lên qua cách miêu tả:vừa trắng lại vừa tròn=>vẻ đẹp ngoại hình.Bảy nổi ba chìm=> số phận lận đận, long đong, vất cả của người phụ nữ.Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn=> Thân phận bị phụ thuộc đấy đưa của người phụ nữ. Giữ tấm lòng son=> Sự son sắc, thủy chung của người phụ nữ

=> Những câu thơ rất ngắn, nhưng lại đúc rút được vẻ đẹp về ngoại hình cũng như phẩm hạnh của người phụ nữ trong xã hội xưa.

c. Bài thơ mang 2 ý nghĩa khác nhau nhưng có mối liên hệ lẫn nhau. Xác định nghĩa làm nên giá trị của bài thơ, chúng ta thấy rõ là nghĩa thứ 2 đảm nhiệm vai trò đó. Vì một tác phẩm có giá trị thì nó phải mang trong mình những tư tưởng nhân văn, những thông điệp ý nghĩa sâu sắc. Do đó, nếu tác giả chỉ muốn dừng lại ở việc miêu tả bánh trôi nước thì tác phẩm của Hồ Xuân Hương chắc chắn sẽ không được lưu truyền đến tận bây giờ, và những lời nói, từ ngữ cũng không cần quá chọn lọc để viết một bài thơ về một món ăn như vậy. Thế nên, Những thông điệp, những dụng ý mà tác giả muốn thể hiện đó chính qua hình ảnh biểu khắc họa vẻ đẹp cũng như số phận của người phụ nữ trong xã hội xưa.

Soạn cách 2

a. Với nghĩa thứ nhất, bánh trôi nước được miêu tả như sau:

- Bánh trôi có hình tròn và màu trắng

- Rắn hay nát là ở bàn tay của người nhào nặn

- Đun sôi trong nước vài lần mới chín

b. Với nghĩa thứ hai, vẻ đẹp, phẩm chất cao quý và thân phận chìm nổi của người phụ nữ được gợi lên:

- Hình thức: Trắng trẻo, xinh đẹp

- Thân phận: nổi trôi, bấp bênh giữa cuộc đời.

- Phẩm chất: trong trắng, dù cuộc đời nhiều điều bấp bênh vẫn giữ được tấm lòng son sắt, thủy chung, tình nghĩa

c. Nghĩa thứ hai quyết định bài thơ. Bởi vì bài thơ được sáng tác bởi một nữ thi sĩ và có mục đích ca ngợi vẻ đẹp đồng thời nói lên nỗi bất hạnh của người phụ nữ trong xã hội phong kiến.

Phân tích hình ảnh người phụ nữ trong bài Bánh trôi nước

  • Dàn ý hình ảnh người phụ nữ trong Bánh trôi nước
  • Hình ảnh người phụ nữ trong Bánh trôi nước - Mẫu 1
  • Hình ảnh người phụ nữ trong Bánh trôi nước - Mẫu 2
  • Hình ảnh người phụ nữ trong Bánh trôi nước - Mẫu 3
  • Hình ảnh người phụ nữ trong Bánh trôi nước - Mẫu 4
  • Hình ảnh người phụ nữ trong Bánh trôi nước - Mẫu 5
  • Hình ảnh người phụ nữ trong Bánh trôi nước - Mẫu 6
  • Hình ảnh người phụ nữ trong Bánh trôi nước - Mẫu 7
  • Hình ảnh người phụ nữ trong Bánh trôi nước - Mẫu 8

Hình ảnh bánh trôi nước trong bài thơ “Bánh trôi nước” được miêu tả ra sao? Bài thơ còn gợi lên hình ảnh người phụ nữ trong xã hội xưa như thế nào (vẻ đẹp, phẩm chất,thân phận)?

❮ Bài trước Bài sau ❯

Soạn bài Bánh trôi nước Hồ Xuân Hương

1.Bài Bánh trôi nước thuộc thể thơ gì? Vì sao?
2.
Nghĩa thứ nhất của bài thơ thuộc về nội dung miêu tả bánh trôi nước khi đang được luộc chín. Nghĩa thứ hai thuộc về nội dung phản ánh vẻ đẹp, phẩm chất và thân phận của người phụ nữ trong xã hội cũ. Từ sự gợi ý trên, em hãy trả lời các câu hỏi sau:
a) Với nghĩa thứ nhất, bánh trôi nước đã được miêu tả như thế nào? Chú ý các từ ngữ:trắng, tròn, chìm, nổi, rắn nát, lòng son.
b) Với nghĩa thứ hai, vẻ đẹp, phẩm chất cao quý và thân phận chìm nổi của người phụ nữ được gợi lên như thế nào? Chú ý cụm từ: vừa trắng lại vừa tròn, bảy nổi ba chìm, rắn nát mặc dầu, giữ tấm lòng son.
c) Trong hai nghĩa, nghĩa nào quyết định giá trị bài thơ? Tại sao?
Lời giải:
I. Về thể loại
Bài Bánh trôi nước được sáng tác theo thể thất ngôn tứ tuyệt (Đường luật). Bài gồm bốn câu, mỗi câu bảy chữ, ngắt theo nhịp 4/3 truyền thống. Vần được gieo ở cuối câu 1, câu 2 và câu 4.
II. Tóm tắt bài bánh trôi nước
Bài thơ vừa miêu tả hình ảnh cái bánh trôi nước vừa trắng, vừa tròn, khi sống thì chìm, chín thì nổi. Dù sao, bánh vẫn giữ chất lượng tốt. Qua phép ẩn dụ, bài thơ còn miêu tả về người phụ nữ xã hội phong kiến xinh đẹp nhưng không tự chủ được bản thân, phải lệ thuộc hoàn toàn vào lễ giáo phong kiến. Bài thơ là một lời tự hào về vẻ đẹp, phấm chất tốt đẹp củangười phụ nữ nhưng cũng là một lời đồng cảm, xót thương cho số phận người phụ nữ..
III. Đọc hiểu văn bản
Câu 1: Bài Bánh trôi nước thuộc thể thơ gì? Vì sao?
BàiBánh trôi nướcthuộc thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật. Vì bài thơ có bốn câu, mỗi câu bảy chữ, hiệp vần ở chữ cuối câu 1, câu 2 và câu 4.
Câu 2: Nghĩa thứ nhất của bài thơ thuộc về nội dung miêu tả bánh trôi nước khi đang được luộc chín. Nghĩa thứ hai thuộc về nội dung phản ánh vẻ đẹp, phẩm chất và thân phận của người phụ nữ trong xã hội cũ. Từ sự gợi ý trên, em hãy trả lời các câu hỏi sau:
a) Với nghĩa thứ nhất, bánh trôi nước đã được miêu tả như thế nào? Chú ý các từ ngữ:trắng, tròn, chìm, nổi, rắn nát, lòng son.
b) Với nghĩa thứ hai, vẻ đẹp, phẩm chất cao quý và thân phận chìm nổi của người phụ nữ được gợi lên như thế nào? Chú ý cụm từ:vừa trắng lại vừa tròn, bảy nổi ba chìm, rắn nát mặc dầu, giữ tấm lòng son.
c) Trong hai nghĩa, nghĩa nào quyết định giá trị bài thơ? Tại sao?
Trả lời:
a) Với nghĩa thứ nhất, bánh trôi nước đã được miêu tả như một vật thể có màu trắng của bột, hình dạng viên tròn, nếu nhào bột mà nhiều nước quá thì nát (nhão), ít nuớc quá thì rắn (cứng). Khi luộc trong nước sôi, bánh chín thì nổi lên, bánh chưa chín thì còn chìm xuống.
b) Với nghĩa thứ hai, người phụ nữ được gợi lên qua một số nét:
– Hình thể: trắng, đẹp
– Phẩm chất: không bị cảnh ngộ chi phối, luôn giữ lòng son sắt thủy chung, tình nghĩa
– Thân phận: chìm nổi bấp bênh giữa cuộc đời.
c) Trong hai nghĩa, nghĩa thứ hai b) quyết định giá trị bài thơ. Vì đó là mục đích sáng tác của tác giả, phải thông qua nghĩa a) ta mới hiểu được nghĩa b).
Luyện tập
Câu1: Hãy ghi lại những câu hát than thân mà em đã học ở Bài 4 (kể cả phần Đọc thêm) bắt đầu bằng hai từ “Thân em”. Từ đó, tìm mối liên quan trong cảm xúc giữa bài thơBánh trôi nướccủa Hồ Xuân Hương với các câu hát than thân thuộc ca dao, dân ca.
– Những câu hát than thân mở đầu bằng hai từ ‘Thân em’.
+ Thân em như trái bần trôi
Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu.
+ Thân em như hạt mưa sa
Hạt vào đài các, hạt ra ruộng cày.
+ Thân em như hạt mưa rào
Hạt rơi xuống giếng hạt vào vườn hoa.
– Mối liên quan cảm xúc về những câu hát than thân và bài thơ:
+ Đều viết về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến.
+ Đều đề cập đến nỗi khổ đau vì bị phụ thuộc, không có quyền quyết định được số phận và cuộc đời của mình. Đều bị số phận đưa đẩy theo may rủi
+ Như vậy từ những tiếng than của người phụ nữ trong ca dao, Hồ Xuân Hương đã cất lên tiếng thơ của mình, vì vậy mà tiếng thơ của Xuân Hương dù được làm bằng thể thơ Đường luật vẫn rất gắn bó gần gũi với đời sống, với mọi người.
Giải các bài tập Bài 7 SGK Ngữ văn 7 Sau phút chia li (Trích Chinh phụ ngâm khúc) Bánh trôi nước (Hồ Xuân Hương) Quan hệ từ Luyện tập cách làm văn bản biểu cảm
Bài trước Bài sau

Video liên quan

Chủ đề