Omega 3 và omega 6 là gì

Trong những năm đầu đời, dinh dưỡng là yếu tố quan trọng, tạo “tiền đề” vững chắc cho sự phát triển của bé sau này. Bên cạnh những vitamin, khoáng chất quen thuộc, ngày càng có nhiều bà mẹ chú trọng hơn đến việc bổ sung Omega cho bé. Trong đó có 3 loại phổ biến nhất, đó là Omega 3, Omega 6 và Omega 9.

Omega 3 và omega 6 là gì
Tìm hiểu về Omega cho bé: Omega 3, Omega 6, Omega 9 – Đâu mới là dinh dưỡng cần thiết cho bé yêu?

Acid béo Omega 3 là gì?

Omega 3 vốn là axit béo không no. Nó có mặt trong cấu trúc của hầu hết mọi tế bào cơ thể. Đặc biệt, Omega 3 còn được ví như “gạch xây” não bộ,  là “trợ thủ” đắc lực giúp cơ quan này hoạt động một cách bình thường.

Ngoài ra, Omega 3 còn được biết tới với tên gọi là “axit béo thiết yếu”. Lý do bởi nó là nguồn dinh dưỡng mà cơ thể rất cần nhưng không thể tự tạo được mà phải dung nạp từ chế độ ăn uống hàng ngày. Trong tự nhiên, Omega 3 có nhiều trong các loại cá béo, các loại hạt dinh dưỡng và một số rau củ quả màu xanh lá.

Omega 3 và omega 6 là gì
Omega 3 có nhiều trong các loại cá béo

Có 3 loại axit béo Omega 3 được nhắc đến nhiều nhất, đó là:

  • Axit Docosahexaenoic (DHA): Đây là acid béo Omega 3 phong phú nhất trong não bộ và võng mạc. Ngoài ra, trong mô tim và nguồn dinh dưỡng từ sữa mẹ, người ta cũng phát hiện có chứa hàm lượng DHA rất lớn. Nghiên cứu chứng minh rằng, thai nhi, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nếu có chế độ ăn uống giàu DHA sẽ được hưởng lợi rất lớn từ nguồn dinh dưỡng này
  • Axit eicosapentaenoic (EPA): Tương tự như DHA là một axit béo Omega 3 chuỗi dài, nhưng EPA lại không được lưu trữ ở mức đáng kể trong não và mắt. Mặc dù vậy, tác dụng của nó đối với cơ thể là không thể phủ nhận, đặc biệt là đối với sức khỏe tim mạch
  • Axit Alpha-Linolenic (ALA): Axit béo Omega 3 này có mặt trong mọi tế bào của cơ thể. Nhiệm vụ chính của nó là chuyển hóa glucose thành năng lượng. Chế độ ăn giàu ALA sẽ giúp ngăn ngừa các bệnh lý liên quan đến tim mạch

Tác dụng của Omega 3 cho trẻ em

  • Thúc đẩy khả năng nhận thức: Một nghiên cứu mới được công bố trên Tạp chí sinh hóa dinh dưỡng đã thiết lập mối tương quan chặt chẽ giữa nồng độ Omega 3 trong máu, đặc biệt là DHA và khả năng nhận thức tốt hơn ở trẻ em từ 2 – 6 tuổi. 
  • Trí thông minh: Omega 3 tham gia vào quá trình truyền thông tin giữa não và phần còn lại của cơ thể, có nghĩa là chúng có thể tác động đến tâm trạng và trí tuệ của con bạn. Nghiên cứu lâm sàng cho thấy, những đứa trẻ được bổ sung đầy đủ Omgea 3 trong suốt thời thơ ấu sẽ có khả năng phát triển về mọi mặt, từ sự phối hợp tay mắt, khả năng hiểu ngôn ngữ và từ vựng
Omega 3 và omega 6 là gì
Bé thông minh hơn nhờ có Omega 3
  • Cải thiện triệu chứng thiếu tập trung, chú ý ở trẻ ADHD: Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng bổ sung Omega 3 hàng ngày có thể là một cách tự nhiên để cải thiện chức năng não ở trẻ ADHD. Từ đó kiểm soát các hành vi tăng động quá mức, đồng thời thúc đẩy khả năng ghi nhớ, sự chú ý, tập trung ở trẻ tốt hơn
  • Hỗ trợ hệ thống miễn dịch của bé: Omega 3 còn tham gia vào quá trình hoàn thiện hệ miễn dịch. Vì vậy, trẻ sơ sinh và trẻ em được bổ sung DHA không chỉ ít bị cảm lạnh hoặc cúm mà các triệu chứng của bệnh cũng ngắn ngày hơn
  • Giảm nguy cơ trầm cảm: Không có thông tin cụ thể về cách omega-3 giúp điều trị trầm cảm. Tuy nhiên, những người bổ sung omega-3 cùng với thuốc chống trầm cảm cho thấy sự cải thiện tốt hơn những người không dùng chất bổ sung

Tìm hiểu về Omega 6 cho bé

Acid Omega 6 là gì?

Tương tự như Omega 3, acid béo Omega 6 cũng là một loại chất béo không bão hòa. Khác biệt duy nhất là ở nơi xuất hiện liên kết đôi đầu tiên. Trong axit béo Omega 3, liên kết đôi đầu tiên xảy ra trên nguyên tử cacbon thứ 3, thì với Omega 6 liên kết đôi đầu tiên lại nằm trên nguyên từ cacbon thứ 6, tính từ đầu metyl.

Các axit béo Omega 6 quan trọng nhất là:

  • Axit linoleic – 18 nguyên tử cacbon
  • Axit gamma-linolenic – 18 nguyên tử cacbon
  • Axit arachidonic – 20 nguyên tử cacbon
Omega 3 và omega 6 là gì
Omega 6 xuất hiện nhiều trong các loại hạt

Trong số các axit béo omega-6, axit linoleic là một axit béo thiết yếu mà cơ thể chúng ta không thể tự sản xuất. Nếu chúng ta tiêu thụ axit linoleic thông qua chế độ ăn uống của mình, cơ thể có thể sử dụng nó để tạo thành axit gamma-linolenic và axit arachidonic.

Omega 6 được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm có nguồn gốc thực vật, chẳng hạn như bơ thực vật, dầu hướng dương, dầu ô liu, dầu hạt bí ngô và quả bơ. Ở các nước  phương Tây, mọi người có xu hướng ăn nhiều axit béo omega-6.

Tác dụng của Omega 6 cho trẻ

  • Cải thiện sức khỏe tim mạch, giúp điều hòa huyết áp và giảm mức cholesterol
  • Hỗ trợ sự tăng trưởng và phát triển của não bộ
  • Nâng cao sức khỏe xương khớp, giảm đau thần kinh hiệu quả. Ngoài ra, Omega 6 còn rất tốt cho da và tóc
  • Bổ sung hàm lượng Omega 6/Omega 3 theo một tỷ lệ thích hợp được cho là mang đến tác động tích cực đến nhóm trẻ ADHD. Thử nghiệm được thực hiện trên nhóm nhỏ đã cho thấy được hiệu quả rõ rệt về phương pháp điều trị này. Cụ thể, trong 6 tháng, triệu chứng ADHD ở trẻ có thể cải thiện tối đa 25%

Tìm hiểu về Omega 9 cho bé

Omega 9 là gì?

Không nhiều người biết rằng, Omega 9 còn có tên gọi khác là axit oleic. Loại chất béo này có nhiều trong các loại dầu hạt thực vật, chẳng hạ như ô liu, hạnh nhân, mùi tạt,..

Trong 3 loại chất béo quan trọng, chỉ duy nhất có Omega 9 là có khả năng được cơ thể tự sản xuất. Điều này có nghĩa là, nhu cầu bổ sung của Omega 9 ít quan trọng hơn so với Omega 3.

Vậy lý do vì khiến Omega 9 trở thành dinh dưỡng cần được chú trọng cho bé khi mà cơ thể hoàn toàn có thể tự tổng hợp?

Omega 3 và omega 6 là gì
Omega 9 là chất béo mà cơ thể có thể tự tạo ra

Tác dụng của Omega 9 cho bé

Omega 9 được chứng minh là mang lại tác động tích cực đến não, tim và sức khỏe tổng thể:

  • Omega 9 có khả năng giảm cholesterol xấu, đồng thời tăng lượng cholesterol tốt cho cơ thể. Đây là tác dụng rất có lợi cho hệ tim mạch. Đồng thời làm giảm sự tắc nghẽn trong động mạnh, phòng ngừa những cơn đau tim và đột quỵ
  • Axit béo Omega 9 được chứng minh là mang lại tác động tích cực đến tâm trạng, năng lượng. Từ đó giúp kiểm soát những hành vi nóng giận vô cơ hoặc thiếu chú ý
  • Giúp tăng cường chức năng nhận thức, từ đó cải thiện tình trạng suy giảm trí nhớ ở người bị bệnh Alzheimer

Thực phẩm nào chứa các chất béo này?

Thực phẩm giàu Omega 3:

  • Cá thu
  • Dầu hạt lanh
  • Hạt lanh
  • Dầu cá hồi
  • Cá mòi
  • Dầu gan cá
  • Quả óc chó
  • Hạt chia
  • Cá trích
  • Cá ngừ
  • Cá trắng

Thực phẩm giàu Omega 6:

  • Cây rum
  • Nho
  • Dầu hướng dương
  • Dầu quả óc cho
  • Dầu hạt bông
  • Dầu ngô
  • Dầu đậu nành
  • Dầu mè

Thực phẩm giàu Omega 9 nhất:

  • Hoa hướng dương
  • Hạt phỉ
  • Cây rum
  • Dầu đậu nành
  • Hạt mắc ca
  • Dầu ô liu
  • Bơ hạnh nhân
  • Dầu canola
  • Dầu bơ

Hãy nhớ rằng cơ thể chúng ta tự sản xuất axit béo omega-9, vì vậy không cần lạm dụng nó, nhưng thỉnh thoảng bạn có thể thay thế một số loại dầu và chất béo khác trong chế độ ăn uống của mình.

Bổ sung Omega 3, Omega 6, Omega 9 cho bé thế nào phù hợp?

Nhiều bà mẹ chọn cách bổ sung Omega 369 (với tỷ lệ 2:1:1) để cung cấp cho bé đầy đủ những chất béo cần thiết. Thế nhưng, đa phần chúng ta đều có thể nhận đủ Omega 6 từ chế độ ăn hàng ngày. Trong khi đó, với Omega 9, cơ thể hoàn toàn có thể tự tổng hợp nguồn dinh dưỡng này từ những thực phẩm khác.

Omega 3 và omega 6 là gì
Cân bằng dinh dưỡng để mang lại hiệu quả tối ưu hơn

Vì vậy, việc bổ sung đồng thời cho bé Omega 369 là không cần thiết. Thay vào đó, bố mẹ nên chú trọng vào việc cân bằng tỷ lệ Omega 3, Omega 6, Omega 9 từ chế độ ăn của bé. Đặc biệt là Omega 3 – axit béo thiết yếu mà cơ thể không thể tự tạo ra.

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, trẻ cần được đáp ứng nhu cầu Omega 3 mỗi ngày. Bởi sẽ mất khoảng 3 tháng để cơ thể tổng hợp và tích trữ đủ nguồn dinh dưỡng này.

3 giai đoạn quan trọng mẹ cần bổ sung Omega 3 cho bé là:

  • Giai đoạn thai nhi: Bắt đầu từ tuần thứ 5 trở đi, thai nhi rất cần Omega 3 để hình thành cấu trúc não bộ, cũng như các chức năng thần kinh quan trọng
  • Giai đoạn từ 0 – 2 tuổi: Giúp phát triển nhận thức, tăng khả năng phối hợp tay, chân, mắt. Đồng thời hình thành ngôn ngữ cho trẻ
  • Giai đoạn từ 2 – 6 tuổi: Cung cấp năng lượng cho các hoạt động của não bộ. Chẳng hạn như ghi nhớ, tập trung, giải quyết vấn đề,…

Trên đây là những thông tin cần thiết về Omega cho bé. Hy vọng với chia sẻ này sẽ giúp bố mẹ có thêm kiến thức để chăm sóc toàn diện cho bé yêu!

Nên đọc thêm:

  1. Omega 3 có nhiều trong thực phẩm nào?
  2. 8 tác dụng phụ của Omega 3 mà bạn nên cẩn trọng
  3. Tìm hiểu Omega 3 6 9 cho trẻ em: Nên bổ sung loại nào tốt?