Phần tích cách sử dụng thuốc cho trẻ em

  • Nếu thuốc cùng tác dụng thì nên chọn thuốc ít độc hơn.
  • Hai thuốc cùng tác dụng, cùng độc tính thì nên chọn loại rẻ tiền.
  • Không phối hợp nhiều loại kháng sinh cùng lúc (trừ kháng sinh chống lao).
  • Thận trọng dùng thuốc khi chưa có chẩn đoán rõ ràng.
  • Ghi rõ tên thuốc (thương mại và hoặc biệt dược).
  • Hàm lượng của một đơn vị (viên, ống , gói).
  • Số lần dùng trong ngày.
  • Số lượng một lần dùng.
  • Đường dùng (uống hay chích hay nhét hậu môn hay ngậm dưới lưỡi).
  • Thời gian dùng.
  • Nếu thuốc được kê toa, phải ghi thêm tổng số liều cần dùng cho một đợt điều trị, tên bệnh nhân, tuổi, cân nặng ( và chiều cao nếu cần).

Một số thuốc có ngưỡng gây độc và ngưỡng điều trị rất gần nhau nên khi sử dụng cho trẻ em phải rất cẩn thận

  • Ví dụ: Theophyline, digoxin, aminozides, một số thuốc ức chế miễn dịch, chống động kinh là những thuốc cần phải đo nồng độ thuốc trong máu khi sử dụng nó nhiều lần hay dài lâu.
  • Nếu không thể đo được nồng độ thuốc trong máu thì tốt nhất là không nên sử dụng.
  • Nếu bắt buộc phải sử dụng thì phải theo dõi sát các dấu hiệu ngộ độc thuốc của nó .

Ở cơ thể người hai cơ quan chính để đào thải thuốc là gan và thận.

  Скачать демо 1хбет, 1хбет ру 09

Tuy nhiên ở sơ sinh hai cơ quan đó lại chưa hoàn chỉnh.

Một số thuốc tan trong dầu, mỡ và một số thuốc có thể thấm qua hàng rào máu não của trẻ dưới 16 tháng được. Vì thế phải cẩn trọng vì dễ gây phản ứng phụ lên hệ thần kinh trung ương (ví dụ như primperan)

Giai đoạn bào thai (12 tuần đầu): một số thuốc người mẹ dùng có thể gây dị tật bẩm sinh như thalidomide gây dị tật tay chân hải cẩu, testosterone gây nam hóa bào thai nữ.

Giai đoạn thai nhi

  • Các thuốc như goitrigens iodide có thể gây bướu giáp ở trẻ lúc sanh.
  • Tetracycline gây ảnh hưởng đến răng.

Lúc sắp sinh: các thuốc giảm đau có á phiện, thuốc gây mê, thuốc giảm huyết áp, thuốc an thần có thể gây ức chế hô hấp

Lúc sơ sinh:

  • Cloramphenicol gây hội chứng xám, trụy tim mạch ở trẻ sơ sinh.
  • Sulfamide dễ gây tích tụ gián tiếp tại nhân xám não bộ.
  • Sinh tố K tổng hợp có thể gây tán huyết.

Trẻ nhỏ:

  • Các loại thuốc á phiện như morphine và dẫn xuất dễ gây ức chế hô hấp vì vậy không được dùng cho trẻ nhỏ dưới 3 tuổi.
  • Aspirin gây xuất huyết tiêu hóa.
  • Phenothiazine gây các dấu hiệu thần kinh ngoại tháp.
  • Sinh tố A, D liều cao, quinolone thế hệ thứ hai, tetracycline… có thể gây tăng áp lực sọ não.

Ở trẻ bú mẹ, một số thuốc cho người mẹ có thể bài tiết qua sữa như: thuốc ngủ (barbiturates), salicyclate, iodide, thiouracyl, cascara (thuốc sổ).

Khi cho thuốc trẻ em thường tính theo cân nặng. Một số thuốc đặc biệt còn phải tính liều bằng diện tích da

Một số thuốc không dùng cho trẻ em dưới một tuổi

  • Acid boric => gây ỉa chảy, trụy mạch, co giật, vô niệu.
  • Bismuth => Gây MetHemoglobin máu.
  • Chloramphenicol gây hội chứng xám.
  • Cocain gây sốt, co giật, mê sảng.
  • Coramin gây co giật.
  • Gardenal chuyển hóa rất chậm ở trẻ em.
  • Lobelin gây suy hô hấp thứ phát.
  • Mentol gây ngất.
  • Morphin gây suy hô hấp.
  • Polimycin B độc với gan và tế bào thần kinh trẻ sơ sinh
  • Rifammyxin độc với gan và tế bào thần kinh trẻ em.

Xử trí ngộ độc ở trẻ

Phần tích cách sử dụng thuốc cho trẻ em
  Ngày viết : 16/03/2018 09:50       
Phần tích cách sử dụng thuốc cho trẻ em
  Lượt xem : 19970

Phần tích cách sử dụng thuốc cho trẻ em

Phương pháp xác định liều lượng thuốc dùng cho trẻ em

Các chuyên gia về Y Dược đến từ Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho hay: công thức tính liều lượng thuốc dành cho trẻ em tính theo:

  • Phần trăm liều lượng thuốc dùng cho người lớn.
  • Dựa theo độ tuổi, cân nặng, diện tích cơ thể.

Tuy nhiên, công thức trên chỉ mang tính chất tương đối vì còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố xung quanh như: chuyển hóa, hấp thụ, đào thải thuốc giữa người lớn, trẻ em và giữa những dược chất khác nhau. Chính vì vậy, khi sử dụng bất kỳ một loại thuốc tân dược nào dành cho trẻ em cần tuân thủ nghiêm ngặt theo chỉ dẫn của các bác sĩ kê đơn.

Liều lượng thuốc dành cho trẻ em, chung quy rất phức tạp bởi theo mỗi độ tuổi liều lượng thuốc sử dụng cho trẻ lại khác nhau, phụ thuộc cả thể trọng của từng trẻ. Để quá trình điều trị đạt hiệu quả cao, việc tính liều lượng dùng thuốc là rất quan trọng, tính sai liều lượng có thể gây nên những tác dụng không mong muốn gây nguy hại cho sức khỏe bệnh nhân.

Hiện nay, có rất nhiều phương pháp để xác định liều lượng dùng thuốc cho trẻ em, nhưng một trong những cách tính phổ biến nhất đó là dựa trên thể tích cơ thể (Dược sĩ Lê Thị Lan giảng viên khoa văn bằng 2 Cao đẳng Dược Hà Nội khẳng định).

Công thức cách tính liều lượng thuốc dành cho trẻ em

Phần tích cách sử dụng thuốc cho trẻ em

Tính liều lượng thuốc dựa trên thể tích cơ thể

  • Dựa theo trọng lư­ợng cơ thể

(Trọng l­ượng bệnh nhi (kg) x liều dùng của người lớn) : 70 (kg)

  • Dựa theo diện tích thân thể

(Diện tích thân thể bệnh nhi (m2) x liều dùng của người lớn) : 1,8 (m2)

Phần tích cách sử dụng thuốc cho trẻ em

Bảng tính trên tính sẵn diện tích cơ thể trẻ em theo cân nặng và liều dùng thuốc quy ra phần trăm liều dùng dành cho người lớn. Tuy nhiên phương pháp xác định liều dùng thuốc dành cho trẻ em chỉ mang tính chất tương đối và chưa tính đến các đặc điểm khác nhau về hấp thụ, chuyển hóa, đào thải thuốc giữa người lớn, trẻ em và giữa các dược chất khác nhau. Do vậy, để tránh gặp phải các trường hợp đáng tiếc xảy ra thì việc dùng thuốc cho trẻ cần phải tuân thủ nghiêm ngặt theo đơn của bác sĩ.

Cao đẳng Y Dược Hà Nội năm 2018 tuyển sinh theo phương thức xét tuyển học bạ các ngành:

  • Cao đẳng Dược (Mã ngành: 6720201)
  • Cao đẳng Điều Dưỡng (Mã ngành: 6720301)
  • Cao đẳng Hộ Sinh (Mã ngành: 6720303)
  • Cao đẳng Kỹ thuật Xét nghiệm Y học (Mã ngành: 6720602)
  • Cao đẳng Kỹ Thuật Vật lý trị liệu và Phục hồi chức năng (Mã ngành: 6720604)

Thí sinh có nguyện vọng theo học nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển về nhà trường theo địa chỉ:

Trường Cao đẳng Y dược Pasteur: Số 49 Thái Thịnh – Thịnh Quang – Đống Đa – Hà Nội.

Hotline: 02485.895.895 – 0948.895.895

Để tránh rủi ro trong quá trình nộp hồ sơ, nhà trường khuyến khích các em đăng ký nộp hồ sơ xét tuyển Online tại: Mẫu đăng ký xét tuyển trực tuyến Cao đẳng Y Dược Hà Nội.

Theo phân loại của Tổ chức y tế thế giới (WHO), trẻ em được tính từ lúc mới sinh (sơ sinh) đến 18 tuổi, trong đó có 3 nhóm tuổi có những khác biệt rõ rệt về dược động học là: Sơ sinh (0 – 28 ngày tuổi), nhũ nhi (1 – 12 tháng tuổi) và trẻ em (1 – 12 tuổi). Riêng với nhóm tuổi 1 – 12, nhiều tài liệu chia thành 2 nhóm: Nhóm trước tuổi đi học từ 1 – 5 tuổi và nhóm trẻ lớn từ 6 – 12 tuổi. Từ 12 tuổi trở lên, chỉ định và liều lượng thuốc được tính như với người lớn trưởng thành hoặc được chỉ dẫn trong từng trường hợp cụ thể. Cách phân loại này phản ánh sự thay đổi về mặt sinh học qua từng giai đoạn và liên quan nhiều đến việc lựa chọn và sử dụng thuốc trong nhi khoa.


Phần tích cách sử dụng thuốc cho trẻ em

Các khác biệt cơ bản ở trẻ em ảnh hưởng đến sử dụng thuốc

Về dược động học

Hấp thu thuốc:

Hấp thu thuốc theo đường uống ở trẻ em bất thường do tiến trình hoàn thiện của hệ tiêu hóa trong 3 năm đầu đời. Trong giai đoạn này, pH dạ dày ở trẻ em cao hơn người trưởng thành vì lượng acid hydrochloric chưa được tiết đầy đủ. Điều này một mặt giúp cho những thuốc kém bền trong môi trường acid như các penicilin được hấp thu nhiều do ít bị phá hủy hơn, nhưng lại làm giảm hấp thu các thuốc có bản chất acid yếu như phenobarbital, phenytoin, rifampicin do các chất này bị ion hóa mạnh hơn. Hệ enzym thủy phân ở niêm mạc ruột ở trẻ dưới 6 tháng tuổi chưa hoàn chỉnh cũng là một nguyên nhân làm cản trở hấp thu một số thuốc ở dạng ester hóa do không tách được gốc ester để giải phóng thuốc ở dạng tự do. Nhu động ruột của trẻ em, đặc biệt là trẻ sơ sinh và trẻ dưới 1 năm tuổi mạnh hơn ở người lớn, điều này dẫn đến giảm thời gian lưu của thuốc tại ruột nên khả năng hấp thu triệt để các thuốc giải phóng kéo dài không bảo đảm, đó là lý do tại sao không sử dụng thuốc tác dụng kéo dài cho nhóm tuổi này.

Đường trực tràng có lợi ở bệnh nhi khó nuốt, nôn nhiều nhưng không phải là đường ưu tiên vì khả năng hấp thu thuốc rất dao động. Điều này bất lợi với các thuốc có phạm vi điều trị hẹp vì có thể dẫn tới không đủ liều hoặc quá liều.

Hấp thu thuốc qua da cũng cần đặc biệt được lưu ý vì da trẻ em mỏng nên khả năng thấp thuốc mạnh hơn so với người lớn. Các loại thuốc hấp thu nhiều qua da như corticosteroid phải thận trọng khi bôi vì tác dụng có thể tương đương như khi dùng qua đường toàn thân.

Hệ cơ bắp trẻ em còn nhỏ, lại chưa được tưới máu đầy đủ, do đó nên hạn chế tiêm bắp vì khó biết được chính xác sinh khả dụng dẫn đến khó có được một liều thuốc chính xác. Vì vậy, nếu đưa thuốc theo đường tiêm thì đường đưa thuốc được khuyến khích cho lứa tuổi này là tiêm tĩnh mạch.

Phân bố thuốc:

Các yếu tố ảnh hưởng đến thể tích phân bố (Vd) ở trẻ em bao gồm: Tỷ lệ lipid/ nước của cơ thể, tỷ lệ liên kết của thuốc với protein huyết tương và hàng rào máu – não.

Tỷ lệ lipid/ nước thay đổi rất nhiều từ lúc mới sinh đến trưởng thành. Tỷ lệ nước so với tổng trọng lượng cơ thể chiếm khoảng 80% lúc mới sinh, giảm xuống chỉ còn 65% khi trẻ được 12 tháng tuổi và 60% ở người lớn trưởng thành. Tỷ lệ chất béo chỉ 3% ở trẻ sơ sinh thiếu tháng, 12% ở trẻ sơ sinh đủ tháng, 30% ở trẻ 1 tuổi, trong khi đó tỷ lệ này ở tuổi trung niên là 18%. Do đó nếu tính liều lượng thuốc theo mg/ kg cơ thể thì có sự khác biệt rõ rệt ở các lớp tuổi tùy theo bản chất của thuốc là thân lipid hay thân nước: với các thuốc tan nhiều trong nước, liều lượng cho trẻ sơ sinh và nhũ nhi trong huyết tương. Tuy nhiên một yếu tố khác cần phải tính đến là khả năng bài xuất thuốc của gan và thận ở trẻ em và vì vậy mức liều cuối cùng đưa ra phải dựa vào tổng thể của các quá trình dược động học ở trẻ em chứ không dựa vào một quá trình.

Tỷ lệ liên kết của thuốc với protein huyết tương có sự khác biệt ở các lớp tuổi. Ở trẻ sơ sinh, lượng protein huyết tương, đặc biệt là albumin thấp hơn so với người lớn; hậu quả là nồng độ thuốc ở dạng tự do trong máu tăng lên dẫn đến tăng tác dụng dược lý và độc tính (ví dụ: Phenytoin có tỷ lệ liên kết protein là 95% ở người lớn trong khi ở trẻ sơ sinh chỉ là 70 – 85%). Mặt khác, albumin ở trẻ sơ sinh chưa đủ chất lượng, do đó liên kết giữa thuốc – protein kém bền vững. Điều này tạo nên khả năng cạnh tranh của các chất nội sinh như bilirubin với thuốc trong liên kết với albumin. Vì vậy cần lưu ý tương tác này khi sử dụng những thuốc có tỷ lệ liên kết cao với protein ở trẻ sơ sinh như phenytoin, các sulfonamid, salicylat, diazepam… đặc biệt ở các đối tượng có tăng bilirubin huyết. Ở trẻ trên 1 tuổi, một số trạng thái bệnh lý có thể ảnh hưởng đến tỷ lệ liên kết thuốc với protein huyết tương là suy gan, suy thận mạn, hội chứng thận hư, suy tim, suy dinh dưỡng…

Tỷ lệ thuốc qua hàng rào máu – não phụ thuộc 2 yếu tố: Sự hoàn thiện của hàng rào máu – não và tính tan trong lipid của thuốc. Ở trẻ sơ sinh, chức năng của hàng rào máu – não chưa được hoàn thiện nên một số thuốc có thể đi qua dễ dàng hơn so với trẻ lớn và người lớn. Cần đặc biệt lưu ý với một số trạng thái bệnh lý như viêm màng não vì sự tổn thương hàng rào máu – não do viêm làm tăng khả năng thấm vào dịch não tủy với nhiều thuốc, trong đó có kháng sinh, mặt dù ở điều kiện bình thường các chất này rất ít thấm; ví dụ như penicilin, cephalosporin (ngoại trừ một số cephalosporin thế hệ 3 như cefotaxim có thể thấm tốt cả khi màng não không bị viêm). Riêng với các aminoglycosid, do kích thước phân tử lớn và tính tan trong lipid thấp nên nồng độ trong dịch não vẫn không đủ đạt mức cần cho điều trị ngay cả khi màng não bị viêm. Liên quan đến tính tan trong lipid của thuốc: Các thuốc có khả năng tan trong lipid cao như các barbiturat, morphin… khả năng vượt qua hàng rào máu – não ở trẻ nhỏ dễ dàng hơn so với trẻ lớn và người lớn, do đó cần lưu ý khi chỉ định các nhóm thuốc này cho trẻ em.

Chuyển hóa thuốc:

Trong 15 ngày đầu sau khi sinh (cả trẻ sinh đủ tháng hoặc sinh non), các enzym làm chuyển hóa thuốc ở pha I chưa đầy đủ cả về chức năng và số lượng; tuy nhiên hệ enzym này sẽ được hoàn thiện dần khá nhanh và đến ngày thứ 5 sau khi sinh (với trẻ đủ tháng), đứa trẻ đã có một hệ enzym đầy đủ để chuyển hóa các chất nội sinh (ví dụ: Bilirubin). Đối với các chất lạ như thuốc, khả năng chuyển hóa ở những giai đoạn sơ sinh rất hạn chế; ví dụ: Ở trẻ nhỏ hoạt tính của enzym mono-oxygenase chỉ bằng 2% đến 40% so với của người lớn. Với các enzym làm chuyển hóa thuốc ở pha II, ví vụ enzym glucuronosyltransferase chịu trách nhiệm liên hợp với một số thuốc như morphin, chloramphenicol hoặc bilirubin…, sự hoàn thiện để đạt đến mức độ như ở người lớn chỉ đạt được khi trẻ từ 3 tuổi trở lên. Vì những lý do trên, tốc độ chuyển hóa thuốc ở trẻ dưới 1 năm, đặc biệt là trẻ sơ sinh yếu hơn hẳn so với trẻ lớn và người lớn, dẫn tới nửa đời thải trừ thuốc (T1/2) kéo dài hơn. Tuy nhiên, khi trẻ đạt từ 1 tháng tuổi trở lên, hệ enzyme chuyển hóa thuốc ở pha I hoàn thiện khá nhanh và nhìn chung, tốc độ khử hoạt thuốc ở trẻ em từ 1 đến 8 tuổi mạnh hơn ở người lớn. Mặt khác tỷ lệ trọng lượng gan ở trẻ sơ sinh so với thể trọng lại lớn hơn ở người lớn, do đó liều tính theo cân nặng (mg/ kg) với nhiều thuốc ở lứa tuổi này cao hơn liều cho người lớn. Điều này lý giải vì sao trong các hướng dẫn sử dụng thuốc khi tính liều theo mg/ kg cho trẻ em luôn có khuyến cáo về tổng liều giới hạn không được vượt quá cho 24 giờ; mức giới hạn bằng mức liều dành cho người lớn.

Thải trừ thuốc:

Chức năng thận ở trẻ sơ sinh (cả thiếu tháng và đủ tháng) yếu hơn so với trẻ em các lớp tuổi lớn hơn và người lớn. Tốc độ lọc của cầu thận (GFR) ở trẻ sơ sinh đủ tháng là 10 – 15 ml/ phút/ m2 trong khi ở trẻ sơ sinh thiếu tháng chỉ bằng một nửa (5 – 10 ml/ phút/ m2). Tốc độ lọc của cầu thận đạt đến bằng người lớn sau 3 đến 6 tháng tuổi nhưng chức năng của ống thận thì hoàn thiện muộn hơn. Chức năng thận liên quan đến khả năng thải trừ thuốc, đặc biệt với các thuốc tan nhiều trong nước, ví dụ với các kháng sinh nhóm betalactam, aminoglycosid, vancomycin. Chức năng thận kém đồng nghĩa với sự kéo dài nửa đời thải trừ và sự tích lũy thuốc. Tuy nhiên, cả 3 quá trình: Lọc qua cầu thận, tái hấp thu và bài xuất qua ống thận, được hoàn thiện khá nhanh ngay từ những tuần đầu sau khi và đạt mức như ở người trưởng thành sau 1 năm tuổi.

Nhìn chung, những khác biệt về dược động học gặp chủ yếu với trẻ sơ sinh và trẻ dưới 1 tuổi. Từ 1 tuổi trở lên, các khác biệt về dược động học so với người lớn không nhiều nên ảnh hưởng ít có ý nghĩa lâm sàng.

Về dược lực học

Đáp ứng với thuốc

Trẻ em, đặc biệt là trẻ sơ sinh và trẻ dưới 1 tuổi rất nhạy cảm đối với một số nhóm thuốc. Đặc điểm này liên quan đến sự phát triển chưa hoàn chỉnh một số cơ quan. Hệ thần kinh trung ương hoàn thiện chậm và phải đến 8 tuổi mới đạt mức bằng người lớn. Bên cạnh đó, tính thấm của hang rào – máu não cũng cao hơn ở người lớn. Vì vậy trẻ em ở lứa tuổi này nhạy cảm đối với một số thuốc ức chế thần kinh trung ương như morphin, meprobamat, cloralhydrat, phenobarbital…

Hệ tim mạch ở trẻ em hoàn thiện sớm hơn hệ thần kinh; chỉ một thời gian ngắn sau khi ra đời, hoạt động của tim đã ngang bằng người lớn. Tuy nhiên, hoạt động của hệ tim – mạch chỉ bảo đảm được nhu cầu bình thường, còn khi gặp stress hoặc bị ức chế bởi thuốc mê thì dễ gặp hiện tượng “quá tải” và dẫn đến trụy tim mạch. Hiện tượng hạ huyết áp quá mức dễ gặp khi dùng thuốc lợi tiểu và thuốc hạ huyết áp ngay cả liều điều trị.

Khả năng điều hòa thân nhiệt chưa hoàn chỉnh cho đến 1 năm tuổi. Do đó nhiều thuốc hạ sốt có thể gây biến đổi thân nhiện một cách đột ngột, gây tụt nhiệt độ quá mức hoặc ngược lại gây sốt.

Da trẻ em có bề mặt rộng và tính thấm cao nên rất nhạy cảm với thuốc. Thuốc có thể gây dị ứng, gây độc khi bôi lên da. Các dạng dị ứng da rất khó phân biệt với các dạng dị ứng không phải do thuốc. Các thuốc thường gây dị ứng da là: Các sulfonamid, penicilin, cephalosporin, barbiturat phenytoin, aspirin, indomethacin, iod, griseofulvin, phenothiazin, các kháng histamin bôi tại chỗ…

Tác dụng không mong muốn (ADR)

Do đặc điểm về sinh lý của trẻ em, ADR ở lớp tuổi này cũng có những khác biệt so với người lớn. Ví dụ, một số ADR chỉ gặp khi dùng cho trẻ em như: Chậm lớn khi dùng corticosteroid, tetracyclin; dậy thì sớm với androgen; vàng da với sulfonamid, vitamin K3.

Những lưu ý về sử dụng thuốc cho trẻ em

Lựa chọn thuốc

Khó khăn trong việc sử dụng thuốc để điều trị cho trẻ em là lớp tuổi này không được phép đem vào thử nghiệm lâm sàng trước khi cấp phép lưu hành với một thuốc mới. Do đó mọi thông tin về dược lý, hiệu quả và độ an toàn đều ngoại suy từ kết quả thử trên động vật non hoặc người trưởng thành. Các hướng dẫn sử dụng thuốc thường ghi “Độ an toàn và hiệu quả trên trẻ em còn chưa được xác định”. Thông tin về sử dụng thuốc cho trẻ em thường thu thập từ các báo cáo về độ an toàn sau khi thuốc lưu hành và tính chính xác trong hướng dẫn sử dụng thuốc phụ thuộc vào quá trình thu thập dữ liệu để có được các thông tin hướng dẫn bổ sung so với thông tin ban đầu. Đó cũng là lý do vì sao nhiều thuốc mới có chống chỉ định cho trẻ em. Kê đơn cho trẻ em thường được khuyên lựa chọn các thuốc đã có thời gian lưu hành đủ dài vì đã có đủ thông tin thu thập từ đối tượng này. Có thể gặp trường hợp một số thuốc có chống chỉ định cho trẻ em nhưng sau một thời gian lưu hành lại cho phép dùng. Nguyên nhân là do thông tin hướng dẫn sử dụng thuốc ban đầu căn cứ vào số liệu nghiên cứu trên động vật non nhưng qua thực tế sử dụng, tỷ lệ gặp tác dụng không mong muốn của thuốc rất ít hoặc ảnh hưởng không trầm trọng trên lâm sàng. Ngược lại, một số thận trọng và chống chỉ định hoặc hạn chế sử dụng cho một số lớp tuổi lại được bổ sung sau một thời gian thuốc lưu hành. Do đó các thông tin về sử dụng thuốc cho trẻ em cần được cập nhật thường xuyên từ các hướng dẫn chính thức cho nhi khoa.

Liều lượng thuốc

Liều lượng thuốc ở trẻ em cần phải được điều chỉnh theo đặc điểm dược động học của riêng từng thuốc, theo tuổi (yếu tố quyết định chính), tình trạng bệnh, giới tính (đặc biệt thời kỳ dậy thì) và theo mức độ trầm trọng của bệnh.

Cách thông thường nhất là sử dụng liều tính theo cân nặng cơ thể (mg/ kg) hoặc theo lớp tuổi như phân loại đã nêu trên.

Khi tính liều theo cân nặng cơ thể (mg/ kg), có nhiều trường hợp liều cho trẻ em tính được cao hơn người lớn; điều này liên quan đến sự khác biệt về phân bố và tốc độ chuyển hóa thuốc ở trẻ em. Với trẻ em béo phì, không được sử dụng số cân thực có ở trẻ mà phải tính theo cân nặng lý tưởng liên quan đến chiều cao để tránh quá liều.

Với các thuốc có phạm vi điều trị hẹp, đặc biệt là các thuốc chống ung thư, cách tốt nhất là sử dụng việc tính liều lượng thuốc ở trẻ em theo diện tích bề mặt cơ thể (BSA = Body Surface Area) vì giửa kích thước của người bệnh có mối quan hệ phụ thuộc tốt hơn nếu chỉ tính theo cân nặng. Cần lưu ý sử dụng toán đồ để tính BSA: Có loại dành cho trẻ em và loại dành cho người lớn. Đơn vị của BSA là m2 và đơn vị liều là mg/ m2.

Liều lượng thuốc ở trẻ em trong Dược thư quốc gia Việt Nam ở đa số trường hợp đã được ghi trong chuyên luận của riêng từng thuốc, trừ khi thuốc được khuyến cáo không dùng cho trẻ em.

Kê đơn thuốc và hướng dẫn sử dụng thuốc

Phải đặc biệt coi trọng việc ghi đơn thuốc: Các thông tin phải rõ ràng, đặc biệt cần lưu ý đến cân nặng và lứa tuổi để lựa chọn liều lượng phù hợp. Hàm lượng trong một đơn vị phân liều (viên, gói bột, hỗn dịch…), liều dùng và cách dùng phải được ghi đầy đủ.

Khi phải đưa thuốc theo đường tiêm, tiêm tĩnh mạch được ưu tiên hơn tiêm bắp vì sinh khả dụng bảo đảm và ít gây đau. Nếu đưa thuốc theo đường uống, các dạng thuốc lỏng được khuyến kích vì dễ phân liều chính xác hơn và dễ uống hơn dạng viên.

Khi sử dụng dạng viên (nén hoặc nang), phải lưu ý chọn hàm lượng viên phù hợp với việc chia liều cho từng lứa tuổi; cố gắng tránh việc phải chia nhỏ viên vì sẽ khó có được liều chính xác hoặc gặp dạng viên không được phép nghiền hoặc làm vỡ.

Đối với các thuốc uống có dạng lỏng (sirô, bột hoặc cốm pha dung dịch hoặc hỗn dịch uống), cần hướng dẫn sử dụng dụng cụ chia liều; khi lượng thuốc đưa nhỏ hơn 5 ml, nên hướng dẫn sử dụng bơm tiêm nhựa loại 5 ml để rút thuốc uống theo thể tích. Thuốc sau khi pha thành dạng lỏng cần chú ý hạn dùng (thường là trong ngày hoặc một vài ngày); phần không dùng hết phải bỏ đi cho dù hạn dùng ghi trên bao bì chưa hết. Cần lưu ý người nhà bệnh nhi không được tự ý pha thêm sữa, nước trái cây hoặc thuốc khác vào dạng thuốc lỏng đã pha để tránh tương tác bất lợi gây giảm liều dùng. Cũng cần nhắc nhở để không cho bất kỳ loại thuốc nào vào trong bình sữa hoặc thức ăn vì thuốc có thể tương tác với sữa và thức ăn; hơn nữa, làm như vậy có thể số lượng thuốc đưa vào cơ thể sẽ bị thiếu hụt nếu đứa trẻ không dùng hết sữa hoặc thức ăn chứa trong bình.

Cần lưu ý khi chọn giờ cho trẻ uống thuốc: Nên tránh đánh thức trẻ về đêm để trẻ ngủ được đủ giấc; với những trường hợp trẻ mắc bệnh mạn tính, nên tránh giờ trẻ phải uống thuốc ở trường vì khả năng tuân thủ dùng thuốc khó bảo đảm do trẻ quên hoặc mặc cảm với bạn bè không dám uống.

Trong bảo quản thuốc, cần lưu ý không để thuốc ở tầm với của trẻ em. Trước khi dùng thuốc, cần kiểm tra lại hạn sử dụng, đặc biệt với những thuốc dự trữ tại nhà.

 Tài liệu tham khảo:

BỘ Y TẾ (2015), Dược thư Quốc gia Việt Nam, lần xuất bản thứ hai, NXB khoa học và kỹ thuật. (trang 45 – 47)

   DSCKI. Phạm Văn Voi