Phân tích nghĩa vụ chuyển quyền sở hữu đối với hàng hóa của bên bán cho bên mua

Mua bán hàng hóa là giao dịch phổ biến nhất mà các tổ chức, cá nhân thực hiện hàng ngày. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu kỹ hơn về quyền và nghĩa vụ của người mua trong hợp đồng mua bán hàng hóa qua bài viết sau đây nhé!

Hợp đồng mua bán hàng hóa

Hợp đồng mua bán hàng hóa giữa các bên không phải là thương nhân sẽ được điều chỉnh theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015. Đối với hợp đồng mua bán hàng hóa  giữa các thương nhân hoặc ít nhất một trong các bên là thương nhân sẽ phải tuân thủ các quy định về quyền và nghĩa vụ của các bên trong giao dịch dân sự và các quy định về trách nhiệm được quy định trong Luật Thương mại năm 2005.

Theo quy định tại khoản 8 Điều 3 Luật Thương mại 2005 thì mua bán hàng hóa là hoạt động thương mại, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và nhận thanh toán; bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàng và quyền sở hữu hàng hóa theo thỏa thuận. Hợp đồng mua bán hàng hóa được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc được xác lập bằng hành vi cụ thể.

Quyền và nghĩa vụ của người mua trong hợp đồng mua bán hàng hóa

Quyền và nghĩa vụ của người mua trong Hợp đồng mua bán hàng hóa

Quyền và nghĩa vụ của các bên trong Hợp đồng mua bán hàng hóa được quy định tại Mục 2 Chương II của Luật Thương mại 2005. Trong đó quyền của người mua sẽ là nghĩa vụ của bên bán, cụ thể các quyền của người mua bao gồm:

  • Được bên bán giao hàng, chứng từ theo thỏa thuận trong hợp đồng về số lượng, chất lượng, cách thức đóng gói, bảo quản và các quy định khác trong hợp đồng (Điều 34 Luật Thương mại 2005);
  • Được bên bán giao hàng đúng địa điểm đã thỏa thuận (Điều 35 Luật Thương mại 2005);
  • Được bên bán giao hàng vào đúng thời điểm giao hàng đã thỏa thuận trong hợp đồng (Điều 37 Luật Thương mại 2005). Trường hợp bên bán giao hàng trước thời hạn đã thỏa thuận thì bên mua có quyền nhận hoặc không nhận hàng nếu các bên không có thỏa thuận khác;
  • Bên mua có quyền từ chối nhận hàng nếu hàng hóa không phù hợp với hợp đồng theo quy định tại khoản 1 Điều 39 Luật Thương mại 2005;
  • Bên mua được bên bán đảm bảo quyền sở hữu trí tuệ đối với hàng hóa. Bên bán có nghĩa vụ chuyển giao quyền sở hữu hàng hóa, thời điểm chuyển quyền sở hữu hàng hóa được xác định như sau: trừ trường hợp pháp luật có quy định khác hoặc các bên có thỏa thuận khác, quyền sở hữu được chuyển từ bên bán sang bên mua kể từ thời điểm hàng hóa được chuyển giao (Điều 45, Điều 62 Luật Thương mại 2005);
  • Trường hợp hàng hóa mua bán có bảo hành thì bên bán phải chịu trách nhiệm bảo hành hàng hóa đó theo nội dung và thời hạn đã thỏa thuận (Điều 49 Luật Thương mại 2005).

Nghĩa vụ của bên mua trong hợp đồng mua bán hàng hóa bao gồm các nghĩa vụ sau:

  • Bên mua có nghĩa vụ thanh toán tiền mua hàng và nhận hàng theo thỏa thuận. Bên mua phải tuân thủ các phương thức thanh toán, thực hiện việc thanh toán theo trình tự, thủ tục đã thỏa thuận và theo quy định của pháp luật. Bên mua vẫn phải thanh toán tiền mua hàng trong trường hợp hàng hóa mất mát, hư hỏng sau thời điểm rủi ro được chuyển từ bên bán sang bên mua, trừ trường hợp mất mát, hư hỏng do lỗi của bên bán gây ra (Điều 50 Luật Thương mại 2005);
  • Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, bên mua phải thanh toán cho bên bán vào thời điểm bên bán giao hàng hoặc giao chứng từ liên quan đến hàng hóa (Điều 55 Luật Thương mại 2005);
  • Bên mua có nghĩa vụ nhận hàng theo thỏa thuận và thực hiện những công việc hợp lý để giúp bên bán giao hàng.

Ngoài ra, Startup House còn cung cấp dịch vụ cho thuê văn phòng cho các doanh nghiệp, đặc biệt là các startup. Tại đây có rất nhiều hình thức thuê như thuê văn phòng ảo, văn phòng chia sẻ, cho thuê văn phòng phù hợp với nhu cầu sử dụng của doanh nghiệp. Startup House chúng tôi cam kết đem đến văn phòng đầy đủ tiện nghi, đảm bảo chất lượng và giúp doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí tối đa.

Trên đây là một số chia sẻ của chúng tôi về quyền và nghĩa cụ của bên mua trong hợp đồng mua bán hàng hóa. Nếu bạn còn thắc mắc cần giải đáp hoặc có nhu cầu thuê văn phòng tại Startup House, hãy liên hệ với chúng tôi qua địa chỉ sau để được tư vấn trực tiếp:

STARTUP HOUSE

Hotline: 0777 80 8888

Email: [email protected]

 Khi nào quyền sở hữu tài sản/hàng hóa được chuyển giao?

Mua bán tài sản/ hàng hóa là một hoạt động thương mại phổ biến, vì vậy những vấn đề xoay quanh nó cũng vô cùng phức tạp. Trong đó, việc xác định thời điểm chuyển quyền sở hữu là một ví dụ điển hình, bởi khi chuyển quyền sở hữu tài sản/hàng hóa tức là bạn đã chuyển (1) quyền chiếm hữu, (2) quyền sử dụng, (3) quyền định đoạt đối với tài sản/hàng hóa đó. Vì vậy, nó có ảnh hưởng trực tiếp tới việc xử lý rủi ro, mất mát hay quyền định đoạt tài sản/hàng hóa của bên bán và bên mua. Từ đó, tìm hiểu về vấn đề này khi thực hiện mua bán tài sản là điều cần thiết. Vậy thời điểm chuyển quyền sở hữu tài sản/ hàng hóa là khi nào?

Căn cứ pháp lý:

  • Bộ luật Dân sự 2015;
  • Luật Thương mại 2005.

Giải đáp:

Đầu tiên, ta tìm hiểu “Mua bán hàng hóa/ tài sản” là gì để rõ hơn về bản chất của nó, từ đó dễ dàng phân tích thời điểm chuyển quyền sở hữu.

Điều 430 BLDS 2015 quy định:

“Hợp đồng mua bán tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên bán chuyển quyền sở hữu tài sản cho bên mua và bên mua trả tiền cho bên bán

Hay đối với hàng hóa thì khoản 8, Điều 3, Luật thương mại 2005 quy định:

“Mua bán hàng hóa là hoạt động thương mại, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và nhận thanh toán; bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàng và quyền sở hữu hàng hóa theo thỏa thuận.”

Từ các định nghĩa trên, chúng ta xác định được “chuyển quyền sở hữu tài sản/ hàng hóa” là một trong các nghĩa vụ làm nên đặc trưng của hoạt động mua bán tài sản/ hàng hóa. Nó có vai trò không kém phần quan trọng và trên thực tế nếu các bên không hiểu rõ về thời điểm chuyển quyền sở hữu sẽ dễ dẫn đến tranh chấp.

Cụ thể về thời điểm chuyển quyền sở hữu tài sản/ hàng hóa được quy định như sau:

Khoản 1, Điều 161 BLDS 2015:

“Thời điểm xác lập quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản thực hiện theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan; trường hợp luật không có quy định thì thực hiện theo thỏa thuận của các bên; trường hợp luật không quy định và các bên không có thỏa thuận thì thời điểm xác lập quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản là thời điểm tài sản được chuyển giao.

Thời điểm tài sản được chuyển giao là thời điểm bên có quyền hoặc người đại diện hợp pháp của họ chiếm hữu tài sản.”

Điều 62 Luật Thương mại 2005 về thời điểm chuyển quyền sở hữu hàng hóa:

“Trừ trường hợp pháp luật có quy định khác hoặc các bên không có thỏa thuận khác, quyền sở hữu được chuyển từ bên bán sang bên mua kể từ thời điểm hàng hóa được chuyển giao.”

Vậy, trên cơ bản thì quyền sở hữu được chuyển từ bên bán sang bên mua từ thời điểm tài sản/hàng hóa được chuyển giao. Hay nói cách khác, quyền sở hữu được chuyển giao khi bên bán thực hiện việc giao hàng và bên mua nhận được hàng.

Tuy nhiên, trên thực tế có một số loại tài sản mang tính chất đặc biệt nên quy định về việc chuyển giao cũng sẽ có quy định đặc trưng riêng của chúng. Cụ thể:

  1. Đối với tài sản/ hàng hóa là đối tượng dùng thử:

Thì quyền sở hữu tài sản vẫn thuộc về bên bán, nhưng quyền của bên bán đối với tài sản bị hạn chế như không thể bán, tặng cho, cho thuê, trao đổi, thế chấp, cầm cố. Nên mặc dù bên bán đã thực hiện giao hàng cho bên mua nhưng đây chưa phải thời điểm chuyển quyền sở hữu, mà quyền sở hữu chỉ được chuyển cho bên mua khi bên mua trả lời đồng ý mua và thực hiện việc thanh toán hoặc hết thời hạn dùng thử mà bên mua không trả lời thì coi như đã chấp nhận mua và thanh toán cho bên bán.

Điều 452, BLDS 2015 quy định về trường hợp:“Mua sau khi sử dụng thử

1. Các bên có thể thỏa thuận về việc bên mua được dùng thử vật mua trong một thời hạn gọi là thời hạn dùng thử. Trong thời hạn dùng thử, bên mua có thể trả lời mua hoặc không mua; nếu hết thời hạn dùng thử mà bên mua không trả lời thì coi như đã chấp nhận mua theo các điều kiện đã thỏa thuận trước khi nhận vật dùng thử.

Trường hợp các bên không thỏa thuận hoặc thỏa thuận không rõ ràng về thời hạn dùng thử thì thời hạn này được xác định theo tập quán của giao dịch có đối tượng cùng loại.

2. Trong thời hạn dùng thử, vật vẫn thuộc sở hữu của bên bán. Bên bán phải chịu mọi rủi ro xảy ra đối với vật, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Trong thời hạn dùng thử, bên bán không được bán, tặng cho, cho thuê, trao đổi, thế chấp, cầm cố tài sản khi bên mua chưa trả lời.

3. Trường hợp bên dùng thử trả lời không mua thì phải trả lại vật cho bên bán và phải bồi thường thiệt hại cho bên bán, nếu làm mất, hư hỏng vật dùng thử. Bên dùng thử không phải chịu trách nhiệm về những hao mòn thông thường do việc dùng thử gây ra và không phải hoàn trả hoa lợi do việc dùng thử mang lại.”

2. Đối với tài sản là đối tượng của mua trả chậm, trả dần:

Đây cũng là một trường hợp mặc dù bên mua đã nhận được hàng nhưng quyền sở hữu vẫn được bảo lưu cho bên bán nhằm bảo đảm quyền tài sản cho bên bán khi bên mua vẫn chưa hoàn tất thanh toán cho bên bán.

Tức là quyền sở hữu sẽ chuyển giao khi bên mua trả đủ tiền nếu các bên không có thỏa thuận khác

Khoản 1 Điều 453 quy định: “Các bên có thể thỏa thuận về việc bên mua trả chậm hoặc trả dần tiền mua trong một thời hạn sau khi nhận tài sản mua. Bên bán được bảo lưu quyền sở hữu đối với tài sản bán cho đến khi bên mua trả đủ tiền, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.”;

3. Đối với tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu (xe máy, ô tô, máy bay, tàu thủy,…):

Thì quyền sở hữu tài sản được chuyển giao tại thời điểm đã hoàn thành thủ tục đăng ký nếu bên mua và bên bán không có thỏa thuận khác;

4. Đối với tài sản là bất động sản (đất, nhà ở, tài sản gắn liền với đất/ nhà ở,…):

Các tài sản là bất động sản sẽ có quy định về thời điểm chuyển quyền sở hữu riêng trong từng trường hợp cụ thể đối với từng hình thức mua bán (góp vốn, tặng cho,  mua thông qua chủ đầu tư,…). Nhưng nhìn chung, thời điểm chuyển quyền sở hữu của loại tài sản này là thời điểm các bên bàn giao tài sản, giao nhận các chứng từ quyền sở hữu để chứng minh tình trạng pháp lý của tài sản và thực hiện xong nghĩa vụ thanh toán. Hoặc thời điểm hoàn tất thủ tục đăng ký quyền sở hữu nếu là tài sản phải đăng ký theo luật định.

Trên đây là toàn bộ ý kiến, quan điểm của chúng tôi về vấn đề này.

Công ty Luật TNHH HT Legal VN - Hotline: 09.7117.4040  

Video liên quan

Chủ đề