Phương pháp học nhóm là gì

Các Phương Pháp Học Nhóm Hiệu Quả

Tham khảo tài liệu 'các phương pháp học nhóm hiệu quả', kỹ năng mềm, kỹ năng làm việc nhóm phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả

Download

Xem online

Tóm tắt nội dung tài liệu

  1. Các Phương Pháp Học Nhóm Hiệu Quả Học nhóm là một hình thức học hợp tác nâng cao chất lượng của học viên – các học viên giao lưu với nhau và có được những kết quả học tập tiến bộ về nhiều mặt. Theo cách này, học viên được tạo cơ hội tự đặt câu hỏi, thảo luận, trình bày quan điểm, và thực hiện học hợp tác. Để có thể phát huy được những lợi ích của việc học nhóm, giáo viên phải cung cấp nền tảng cho học viên. Do đó, giáo viên phải khơi gợi hứng thú học viên bằng cách chọn những chủ đề thảo luận tương ứng với trình độ của học viên, hoặc đặt câu hỏi/ đưa ra vấn đề dẫn dắt học viên đạt đến mức độ tư duy sâu sắc hơn. Bên cạnh đó, quá trình cộng tác cũng phải được sắp xếp để đảm bảo tất cả các thành viên trong nhóm tham gia một cách tích cực. Các phương pháp học nhóm: Để khuyến khích học nhóm, giáo viên có thể chọn một trong số
  2. những phương pháp sau đây: * Chia nhóm nhỏ cùng thảo luận: Chia học viên thành các nhóm nhỏ gồm 4 hoặc 5 để thảo luận về một khía cạnh xoay quanh một vấn đề nào đó. Sau 20 phút thảo luận, mỗi nhóm nhỏ cử một thành viên trình bày ý kiến của cả nhóm cho cả lớp. * Chia nhóm theo sở thích: Chia thành các nhóm 4 hoặc 5 học viên cùng làm một nhiệm vụ được giao ở bên ngoài trong một thời gian nhất định. Trong lần thảo luận tiếp theo với giáo viên, các nhóm hoặc đại diện mỗi nhóm phải trình bày kết quả cho cả lớp. * Chia nhóm đánh giá: Một nhóm chịu trách nhiệm thảo luận một chủ đề nào đó và một nhóm khác có trách nhiệm phê bình đưa ra các quan sát, nhận xét và đánh giá bài trình bày của nhóm kia. * “Giảng – Viết – Thảo luận”: cuối mỗi bài học, học viên phải trả lời những câu hỏi ngắn và chứng minh câu trả lời của mình. Sau khi mỗi cá nhân xử lí các câu hỏi thì so sánh với học viên khác. Sau đó, giáo viên tổ chức một buổi thảo luận để kiểm tra các câu trả lời hợp lí.
  3. Thảo luận có phê bình, đóng vai, tranh luận và nghiên cứu là  những phương pháp giảng dạy hiệu quả khác nhằm khơi dậy sự nhiệt tình của học viên và khuyến khích học viên tham gia học nhóm. Học viên theo đó cũng có cơ hội học tập trong môi trường không bị kiểm soát nhưng vẫn “an toàn” (vì được giáo viên hoặc các nhóm khác đánh giá). Ngoài ra, học viên cũng tập phản ứng với những tình huống phức tạp và “có thật” sẽ gặp trong cuộc sống sau này. Học nhóm hiệu quả Để học nhóm có hiệu quả, giáo viên phải đảm bảo rằng trong  nhóm có sự “phụ thuộc tích cực”, trao đổi trực tiếp, thảo luận trong nhóm và trách nhiệm của cá nhân cũng như của cả nhóm. “Phụ thuộc tích cực” nhấn mạnh tầm quan trọng và tính độc đáo sự đóng góp của mỗi thành viên trong nhóm trong khi thực hiện các hoạt động nhận thức và giao lưu giữa các cá
  4. nhân. Trong khi học viên giao tiếp với nhau, sẽ phải có một người làm trưởng nhóm. Người này phải có kĩ năng hòa giải xung đột, có khái niệm rõ ràng và khả năng thảo luận, có khả năng tháo gỡ những phức tạp trong quan hệ giữa mọi người. Quá trình học như thế này sẽ nâng cao hiệu quả học tập của học viên. Vì thế, học viên có thể học được nhiều hơn những gì được giảng giải. Tuy nhiên, học nhóm có thể tạo điều kiện cho những học viên  lười – những thành viên không hoàn thành trách nhiệm mà vẫn được điểm do thành tích của cả nhóm. Để hạn chế tình trạng này, giáo viên có thể cho áp dụng hình thức đánh giá theo nhóm để đánh giá đóng góp của từng thành viên trong nhóm, hoặc tổ chức một bài kiểm tra kèm theo. Vì vậy sẽ tồn tại hai mức độ trách nhiệm: cá nhân và nhóm. Bài 2
  5. Đào tạo theo quy chế tín chỉ đang dần được áp dụng ở các trường đại học ở Việt Nam và bước đầu đã chứng tỏ được ưu thế so với phương thức đào tạo theo niên chế. Một trong những phương pháp học quan trọng trong đào tạo theo tín chỉ là phương pháp học theo nhóm… Ưu điểm của việc học nhóm Là sinh viên được đào tạo theo phương thức tín chỉ chắc hẳn các bạn đã biết và quen với những khái niệm như: bài tập nhóm, thảo luận nhóm, làm việc theo nhóm… Nhưng không phải với bất kì sinh viên, hay nhóm sinh viên nào cũng khai thác hết được tính tích cực của phương pháp học tập này. Nguyên nhân của tình trạng trên xuất phát từ chính những người sinh viên, hay đôi khi từ những lí do khách quan khác. Những ưu thế từ phương pháp học tập này hầu như sinh viên nào cũng nhận thức được và không thể phủ nhận. Học tập trong môi trường nhóm sẽ thúc đẩy sự tích cực học tập của cá nhân, tạo sự gắn kết trong một cộng đồng. Trong khi làm việc nhóm, những mâu
  6. thuẫn sẽ nảy sinh từ đó sinh viên phải giải quyết “xung đột”. Từ đó, họ sẽ có khả năng giải quyết những mâu thuẫn, thuyết phục người khác trong những hoàn cảnh có thể bắt gặp trong cuộc sống sau này. Tinh thần học hỏi và khả năng lắng nghe người khác cũng sẽ là điều mà sinh viên sẽ học hỏi được. Những kĩ năng này là rất quan trọng khi các bạn bước ra môi trường làm việc và đây sẽ là tiền đề tốt để biết cách làm việc trong một môi trường tập thể. Làm việc, thảo luận theo nhóm không chỉ đơn thuần là do yêu cầu của giảng viên đề ra cho sinh viên mà quan trọng hơn nó còn là cách học tập, nghiên cứu của sinh viên. Học tập nhóm sẽ tập hợp được những ý kiến sáng tạo của từng cá nhân, từ đó sản phẩm học tập sẽ giàu tính sáng tạo. Những phương pháp tối ưu nhất sẽ được lựa chọn từ những ý kiến được nêu ra. Sản phẩm học tập lúc này cũng sẽ là kết quả của tất cả các thành viên.
  7. Học nhóm không hiệu quả, tại sao? Những mặt tích cực của phương pháp học tập nhóm là không thể phủ nhận. Nhưng không phải nhóm sinh viên cũng đạt được kết quả cao nhất với phương pháp học tập này, thậm chí đôi khi một số sinh viên cảm thấy nó mang nhiều tính hình thức và đạt được ít hiệu quả hơn so với việc làm việc theo cá nhân. Vậy nguyên nhân vì sao? Thứ nhất, một số sinh viên coi bài tập nhóm là công việc của tập thể nên thường có tâm lí “không phải việc của mình”, ai cũng trừ mình ra. Và kết quả là “cha chung không ai khóc”. Nhiều bạn nghĩ rằng học nhóm sẽ rất thoải mái vì nó là hình thức vừa học vừa chơi, vừa học vừa nói chuyện, "tạt ngang tạt ngửa" bàn chuyện này chuyện khác… Điều ấy thật sai lầm. Vì bạn đang tự hao tốn thời gian của mình một cách vô ích. Thứ hai, học nhóm đòi hỏi sự tự giác của từng thành viên trong nhóm. Sự làm việc này tương tự như sự hoạt động của một dây chuyền sản xuất. Dây chuyền sẽ không thể hoạt động, hoặc hoạt động kém hiệu quả nếu một bộ phận không làm việc hoặc làm việc
  8. không đúng chức năng. Nếu một thành viên trong nhóm không làm việc như đã phân công sẽ dẫn đến công việc nhóm sẽ bị ngưng trệ. Nguyên nhân thứ ba, đó là sự phân công công việc không rõ ràng. Đôi khi một thành viên trong nhóm phải đảm nhiệm quá nhiều công việc, trong khi có thành viên không có việc gì để làm. Công việc của nhóm thường bị dồn quá nhiều cho nhóm trưởng, thậm chí sản phẩm đôi khi là kết quả của riêng nhóm trưởng chứ không phải là sản phẩm của cả nhóm. Ngược lại, đôi khi người nhóm trưởng “ôm” quá nhiều công việc về mình dẫn đến những thành viên khác “tự ái” và kết quả là sự bất hợp tác. Làm thế nào để học nhóm tốt? Có nhiều nguyên nhân dẫn tới phương pháp học tập này không đạt hiệu quả. Cả nguyên nhân khách quan và cả từ bản thân người học. Vậy làm thế nào để phương pháp học tập nhóm đạt hiệu quả cao nhất?
  9. Trước hết là sự phân công công việc hợp lí. Điều này phụ thuộc nhiều vào vai trò và khả năng chỉ đạo của người nhóm trưởng. Khi công việc được phân chia rõ ràng cho từng thành viên họ sẽ ý thức được vai trò của mình, có trách nhiệm hoàn thành công việc. Một điều đặc biệt quan trọng khác phải nói đến sự tự ý thức của các cá nhân trong nhóm, bản thân sinh viên nên thấy trách nhiệm của một phần trong đó, và sản phẩm hoàn thành có một phần đóng góp của bản thân. Một nhóm học chỉ hiệu quả khi các thành viên có ý thức tự giác: tự giác về thời gian, bài vở, tự giác “phát biểu”… Chỉ khi nào mỗi sinh viên phát huy cao độ tinh thần độc lập, suy nghĩ về những vấn đề cần đưa ra học tập nghiên cứu tập thể khi đó việc học nhóm, tổ mới phát huy được tác dụng. Và cuối cùng, tinh thần học hỏi, chịu khó lắng nghe, hết mình vì tập thể đó sẽ là chìa khóa giúp một bài tập nhóm thành công. Học nhóm chỉ đạt hiệu suất cao khi nó được thực hiện trên cơ sở có sự chuẩn bị chu đáo cả về mặt nội dung lẫn phương pháp tổ chức của mọi thành viên.

PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO NHÓM pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (137.27 KB, 10 trang )

PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO NHÓM
Mỗi một phương pháp giảng dạy dù cổ điển hay hiện đại đều nhấn mạnh
lên một khía cạnh nào đó của cơ chế dạy-học hoặc nhấn mạnh lên mặt
nào đó thuộc về vai trò của người thầy và không có một phương pháp
giảng dạy nào được cho là lý tưởng. Mỗi một phương pháp đều có ưu
điểm của nó do vậy người thầy nên xây dựng cho mình một phương
pháp riêng phù hợp với mục tiêu, bản chất của vấn đề cần trao đổi, phù
hợp với thành phần nhóm lớp học, các nguồn lực, công cụ dạy-học sẵn
có và cuối cùng là phù hợp với sở thích của mình.
Các phương pháp phát huy tính tích cực chủ động , sáng tạo của học
sinh với sự tổ chức và hướng dẫn đúng mức của giáo viên trong việc
phát hiện và giải quyết vấn góp phần hình thành phương pháp và nhu
cầu tự học, tạo niềm vui và hứng thú trong học tập khi học sinh tự khám
phá được kiến thức thì học sinh dễ nhớ và nhớ lâu hơn. Một trong những
phương pháp đó là phương pháp dạy học theo nhóm.
1. Khái niệm
Dạy học chia nhóm được hiểu là cách dạy học, trong đó các học sinh
được chia thành các nhóm nhỏ, cùng nhau nghiên cứu giải quyết các vấn
đề mà giáo viên đặt ra, từ đó giúp học sinh tiếp thu được một kiến thức
nhất định nào đó. Nhằm giúp học sinh phát triển kĩ năng giao tiếp. Phát
triển năng lực nhận thức và tư duy của học sinh. Phát triển nhân cách
học sinh.
Theo A.T.Francisco (1993): " Học tập nhóm là một phương pháp học
tập mà theo phương pháp đó học viên trong nhóm trao đổi, giúp đỡ và
hợp tác với nhau trong học tập"
2. Bản chất của phương pháp dạy học theo nhóm
-Trong thời đại ngày nay, khi khoa học kĩ thuật ngày càng phát triển thì
yêu cầu làm việc theo nhóm là cần thiết hơn bao giờ hết. Đơn giản là vì
không ai hoàn hảo, làm việc theo nhóm có thể tập trung những mặt
mạnh của từng người và bổ sung, hoàn thiện cho nhau những điểm yếu.
- Dạy học theo nhóm đòi hỏi giáo viên phải chuẩn bị kĩ lưỡng kế hoạch


dạy học, lựa chọn những nội dung thực sự phù hợp với hoạt động nhóm
và thiết kế được các hoạt động giúp các em lĩnh hội, khám phá kiến thức
mới một cách tốt nhất.
- Tổ chức dạy học nhóm là một hình thức dạy học mới. Đó là một trong
những hình thức thực hiện tốt việc dạy học phát huy tính tích cực và
tương tác của học sinh. Với hình thức này, học sinh được hấp dẫn, lôi
cuốn vào các hoạt động học, thu lượm kiến thức bằng chính khả năng
của mình với sự giúp đỡ, hướng dẫn của giáo viên.
- Phương pháp dạy học theo nhóm được sử dụng nhằm khai thác vốn
kiến thức mà các em đã tích luỹ, những hiểu biết thực tế trong đời sống
hoặc vận dụng kiến thức vào cuộc sống lao động sản xuất.
3. Đánh giá ưu nhược điểm của phương pháp dạy học theo nhóm
3.1.Ưu điểm
-Hoạt động hợp tác trong nhóm sẽ làm cho từng thành viên quen dần với
sự phân công hợp tác trong lao động xã hội, hiệu quả học tập sẽ tăng lên
nhất là lúc phải giải quyết những vấn đề gây cấn, lúc xuất hiện thực sự
nhu cầu phối hợp giữa các cá nhân để hoàn thành công việc.
-Trong hoạt động hợp tác, mục tiêu hoạt động là của toàn nhóm, nhưng
mỗi cá nhân được phân công một nhiệm vụ cụ thể, phối hợp nhau để đạt
mục tiêu chung : Mô hình hợp tác trong xã hội đưa vào đời sống học
đường có tác dụng chuẩn bị cho học sinh thích ứng với đời sống xã hội
trong đó mỗi người sống và làm việc theo sự phân công hợp tác với tập
thể cộng đồng.
- Tất cả các thành viên trong nhóm đều có cơ hội tham gia chia sẻ ý kiến
và kinh nghiệm của mình với cả nhóm. Trong quá trình quan sát các
nhóm làm việc giáo viên có thể thay đổi cấu trúc của nhóm để tạo cơ hội
cho các thành viên có dịp trao đổi nhiều người với nhau. Xây dựng ý
thức làm việc theo nhóm.
3.2. Nhược điểm
-Dạy học theo nhóm có thể gây ồn trong lớp khó kiểm soát, vì vậy giáo


viên cần chú ý giáo dục và rèn luyện kỷ năng hoạt động hợp tác trong
nhóm cho học sinh.
-Nhiều học sinh không thích học theo nhóm, vì muốn chứng tỏ khả năng
của mình với giáo viên hơn là với bạn.
-Trong nhóm có thể có 1 số học sinh tích cực, một số khác ỷ lại vào các
bạn trong nhóm.
-Việc phân nhóm khó khăn mất nhiều thời gian khó có thể đánh giá trên
kết quả thảo luận của nhóm. Vì vậy giáo viên cần kết hợp đánh giá của
thầy với đánh giá của trò.
4. Yêu cầu thực hiện phương pháp dạy học theo nhóm
- Cần kết hợp phương pháp dạy học theo nhóm với các phương pháp đặc
trưng bộ môn trên cơ sở nội dung bài học . Các phương pháp nầy phát
huy tính tự giác, tích cực chủ động, sáng tạo của học sinh dưới sự tổ
chức chỉ đạo của giáo viên.
- Việc lựa chọn đúng và sự kết hợp hài hoà các phương pháp dạy học
nhằm đạt hiệu quả cao phụ thuộc rất nhiều vào trình độ, nghệ thuật sư
phạm và lòng nhiệt tình, ngoài trình độ chuyên môn , nghiệp vụ và vốn
sống của người thầy.
- Lớp học được chia làm 4 -6 nhóm mỗi nhóm có khoảng 6-8 học sinh.
- Nhóm tự bầu ra 1 nhóm trưởng để điều khiển hoạt động của nhóm ,
một thư ký để ghi chép kết quả thảo luận của nhóm.
- Mỗi thành viên trong nhóm đều phải làm việc tích cực không được ỷ
lại 1 vài người có hiểu biết và năng động hơn các thành viên trong nhóm
giúp đỡ lẫn nhau tìm hiểu vấn đề trong không khí thi đua với các nhóm
khác. Kết quả làm việc của mỗi nhóm sẽ đóng góp vào kết quả học tập
chung của cả lớp.
- Đến khâu trình bày kết quả làm việc của nhóm trước lớp, nhóm cử 1
đại diện hoặc nhóm trưởng phân công thành viên trình bày.
-Phương pháp tiến hành: Trình tự của phương pháp dạy học theo nhóm
gồm 3 bước


a.Làm việc chung của cả lớp.
-Nêu vấn đề, xác định nhiệm vụ nhận thức.
-Tổ chức các nhóm làm việc thông báo thời gian.
-Hướng dẫn cách làm việc theo nhóm để việc thảo luận đạt hiệu quả 1
giáo viên cần xác định mục đích chỉ dẫn nhiệm vụ cần thực hiện, ấn định
thời gian, nghĩa là học sinh phải hiểu ý nghĩa, mục đích việc sắp làm,
nắm vững các bước thực hiện và biết trước thời gian cần thực hiện
nhiệm vụ bao lâu.
b. Làm việc theo nhóm :
-Phân công trong nhóm.
-Trao đổi ý kiến , thảo luận trong nhóm.
-Cử đại diện trình bày kết quả làm việc của nhóm.
-Sau khi xác định nhiệm vụ cần thực hiện học sinh thực hiện nhiệm vụ
theo cá nhân, sau đó trao đổi ý kiến thảo luận trong nhóm để rút ra vấn
đề chung cuối cùng đại diện nhóm báo cáo kết quả thảo luận của nhóm
mình.
c. Thảo luận tổng kết trước lớp :
-Các nhóm báo cáo kết quả -Thảo luận chung .
-Giáo viên nhận xét , bổ sung tổng kết khi thời gian thảo luận kết thúc
giáo viên tổ chức để đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận trước
lớp, các nhóm khác nêu nhận xét bổ sung.
Nếu kết quả thảo luận của các nhóm chưa thống nhất, giáo viên đưa vấn
đề ra thảo luận chung cả lớp rồi mới đưa ra đáp án đúng, hoàn chỉnh
kiến thức cho học sinh đồng thời đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
của các nhóm.



Ví dụ Minh hoạ


a/. Trong hình đã có bao nhiêu cặp
đường thẳng song song với nhau ?
b/ Tứ giác BDEF là hình gì ?
c/ So sánh các tỷ số
Và cho nhận xét về mối liên hệ giữa các cặp cạnh tương ứng của hai tam
giác ADE và ABC.
Xác định nhiệm vụ nhận thức.
Ta phải xác định xem đề bài yêu cầu gì ?. Dựa vào đâu để chứng minh
cặp đoạn thẳng song song? Từ đó xác định xem tứ giác BDEF là hình gì
? Cuối cùng so sánh các tỉ số và nêu nhận xét hay phân tích đa thức
thành nhân tử :

5x3 + 10x2y - 5xy2

1/ Làm việc chung của cả lớp :
Xác định nhiệm vụ nhận thức : Ta có thể dùng phương pháp nào để phân
tích ? Và có thể kết hợp mấy phương pháp phân tích đt nt thì bài toán
mới hoàn chỉnh.
b/ Chia nhóm giao nhiệm vụ , phát phiếu học tập.
c/ Hướng dẫn cách làm việc theo nhóm, các nhóm thảo luận và ghi kết
quả vào phiếu học tập.
2/ Làm việc theo nhóm :
a/ Phân công trong nhóm : Nhóm trưởng phân công giao nhiệm vụ cho
các thành viên trong nhóm.
b/ Trao đổi y kiến, thảo luận trong nhóm thư ký của nhóm sẽ ghi lại kết
quả thảo luận vào phiếu học tập sau khi thống nhất ý kiến trong nhóm.
c/ Báo cáo kết quả thảo luận :
3/. Thảo luận tổng kết trước lớp :

a/.Đại diện nhóm trình bày trước lớp .


b/ Thảo luận chung : Các nhóm khác nhận xét nêu ý kiến giáo viên theo
dõi uốn nắn lúc cần thiết, có thể giáo viên làm trọng tài để phân xử nếu
trong quá trình thảo luận các nhóm chưa có sự đồng ý thống nhất.
c/ Giáo viên nhận xét đánh giá kết quả thảo luận của các nhóm đưa ra
đáp án đúng
Tổng kết.
IV. Phương pháp thực hiện dạy học theo nhóm
Bảng nhóm ( phiếu học tập) cần được sử dụng thường xuyên khi sử
dụng phương phap dạy học theo nhóm :
1. Trong phiếu học tập cần có mục đích rõ ràng nội dung ngắn gọn, diễn
đạt chính xác, khối lượng công việc vừa phải đảm bảo học sinh hoàn
thành trong thời gian quy định.
-Hình thức trình bày gây hứng thú làm việc có quy định thời gian hoàn
thành có chỗ để tên nhóm, lớp để tiện việc đánh giá học sinh.
Bảng nhóm : có kết quả đúng về nội dung làm việc của học sinh.

Video liên quan

Chủ đề