Phương pháp nào là chọn tạo giống cây trồng

Phương pháp nào là chọn tạo giống cây trồng
- Từ xưa đến nay phương pháp chọn tạo giống cây trồng là bước vô cùng quan trọng. Để có thể tạo ra giống cây trồng tốt, cho ra sản lượng năng suất cao. Vậy phương pháp chọn tạo giống cây trồng là gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết về chọn tạo giống cây trồng ở bài viết dưới đây nhé!

Giống cây trồng là gì ?

Giống cây trồng là một nhóm thực vật được chọn lọc theo những đặc điểm mong muốn mà có thể duy trì bằng việc nhân giống.

Phương pháp nào là chọn tạo giống cây trồng

Khái niệm giống cây trồng

Trong đó đối tượng được bảo hộ với danh nghĩa là giống cây trồng được chia thành 2 loại đó là:

Vật liệu nhân giống: là cây trồng hoặc bộ phận của cây trồng có khả năng phát triển tạo thành một cây mới. Đem đi nhân giống hoặc để gieo trồng. Ví dụ như: hạt, chiết cành… loài hoa đỗ quyên có màu sắc mới lạ.

Vật liệu thu hoạch: là cây hoặc là bộ phận của cây trồng. Thu hoạch được từ việc gieo trồng vật liệu nhân giống cây trồng. Chẳng hạn như giống cây bời lời cho khả năng thu vỏ cây năng suất gấp 2 lần so với cây trồng truyền thống cùng chu kỳ.

Một trong những yếu tố được dùng để đánh giá một giống cây trồng đó là năng suất, mùi vị, khả năng kháng sâu bệnh tốt… Giống cây trồng có ý nghĩ vô cùng quan trọng trong quá trình cải tiến, phát triển. Thậm chí là tiến hoá của thực vật và nền kinh về nông nghiệp.

Phương pháp nào là chọn tạo giống cây trồng

Phương pháp chọn tạo giống cây trồng là gì ?

Có tất cả 4 phương pháp chọn tạo giống cây trồng:

Phương pháp chọn lọc giống cây trồng

Việc chọn giống cây có đặc tính tốt để lấy hạt đem so sánh với giống ban đầu. Sau đó, đem nhân giống cho sản xuất đại trà.

Phương pháp lai tạo giống cây trồng

Phương pháp lai tạo giống là lấy phấn hoa của cây bố đem thụ phấn lên đầy nhuỵ của cây mẹ. Đem hạt của cây mẹ gieo trồng được cây lai và đem nhân giống.

Phương pháp nào là chọn tạo giống cây trồng

4 phương pháp chọn tạo giống cây trồng

Phương pháp gây đột biến giống cây trồng

Người ta dùng các tia hoá học hoặc sinh học để gây đột biến ở một số bộ phận của cây. Chọn giống cây đột biến có lợi để nhân giống.

Phương pháp nuôi cấy mô giống cây trồng

Đem tách lấy mô hoặc tế bào sống của cây, nuôi cấy trong môi trường đặc biệt. Sau khoảng thời gian, từ mô hoặc tế bào sống đó sẽ tạo thành cây mới. Đem trồng và chọn lọc ta được giống cây mới.

Vai trò của giống cây trồng ảnh hưởng như thế nào đối với đời sống con người

Phương pháp nào là chọn tạo giống cây trồng

Vai trò của giống cây trồng đối với đời sống con người vô cùng quan trọng:

Làm tăng năng suất cây trồng

Việc chọn giống cây trồng tốt sẽ góp phần làm cho cây trồng cho ra sản lượng năng suất hơn. Cải thiện đời sống người nông dân, giúp cho nền kinh tế nước nhà phát triển nhanh chóng.

Tăng chất lượng nông sản

Các chuyển biến trong sản xuất nông nghiệp giống cây trồng của người nông dân đã và đem lại hiệu quả kinh tế vô cùng cao. Nâng cao sức cạnh tranh cho nông sản trên thị trường.

Phương pháp nào là chọn tạo giống cây trồng

Tăng vụ

Việc chọn giống cây trồng có thể tăng thêm vụ mùa, tăng số vụ gieo trồng trong năm trên một diện tích đất. Người dân có thể tăng thêm 1, hai đến ba vụ trong năm.

Thay đổi cơ cấu cây trồng

Giống cây trồng có vai trò vô cùng quan trọng trong việc thay đổi cơ cấu cây trồng. Đáp ứng đầy đủ môi trường tiêu dùng trong nước, đảm bảo an ninh quốc gia, nâng cao chất lượng, giá trị dinh dưỡng, hình thành và nâng cao thu nhập của người nông dân.

Phương pháp nào là chọn tạo giống cây trồng

Ý nghĩa của việc bảo hộ giống cây trồng

Như đã nói ở trên giống cây trồng có vai trò vô cùng quan trọng đặc biệt là với Việt Nam. Đất nước đã và đang phát triển nhờ tiềm lực Nông -Lâm nghiệp. Hiểu được điều đó nhà nước Việt Nam đã có những quy định nhất định nhằm bảo hộ giống cây trồng khi đáp ứng các điều kiện nhất định.

Phương pháp nào là chọn tạo giống cây trồng

Bảo hộ giống cây trồng có ý nghĩa gì ?

Bảo hộ giống cây trồng tức là bảo hộ quyền tác giả đối với giống cây trồng. Cho phép chỉ sở hữu được công nhận thành quả do bản thân mình sáng tạo ra. Nhằm ngăn chặn các hành vi sao chéo, xâm phạm trái phép gây nên những thiệt hại cho người sở hữu nó. Người mà đã bỏ hết công sức, trí tuệ, tiền bạc, thời gian để sáng tạo ra nó.

Khi chế định bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho các đối tượng thực hiện. Giống cây trồng vẫn được khai thác và ứng dụng vào trong sản xuất một cách hiệu quả. Đồng thời, thúc đẩy quá trình tự sáng tạo một trong những yếu tố quan trọng đưa nền kinh tế Việt Nam phát triển một cách nhanh chóng và bền vững.

Trên đây là bài viết về phương pháp chọn tạo giống cây trồng là gì? mà chúng tôi đã chia sẻ chi tiết tới các bạn. Hy vọng bài viết trên sẽ giúp ích cho các bạn trong việc tìm hiểu phương pháp chọn giống cây trồng.

Phương pháp chọn lọc

Chọn cây có đặc tính tốt thu lấy hạt so sánh với giống ban đầu sau đó đem nhân giống sản xuất đại trà.

Phương pháp lai

Lấy phấn hoa của cây bố thụ phấn lên đầu nhụy của cây mẹ -> đem hạt cây mẹ gieo trồng ->cây lai -> đem nhân giống

Phương pháp gây đột biến

Dùng tia α, γ hoặc chất hóa học gây đột biến ở một số bộ phận của cây → chọn cây đột biến có lợi để nhân giống

Phương pháp nuôi cấy mô
Đặc điểm: Tách mô hoặc tế bào sống nuôi trong một môi trường đặc biệt → nẩy mầm thành cây con. Sau đó chọn lọc lại ta được giống mới.

Mời các bạn học sinh tham khảo một số câu hỏi trắc nghiệm hay, được chúng tôi sưu tầm có chọn lọc từ các bộ đề trắc nghiệm Công nghệ lớp 7 của các trường THCS trên toàn quốc.

Trả lời câu hỏi: Có mấy phương pháp chọn tạo giống cây trồng?

A. 2

B. 3

C. 4

D. 5

Lời giải:

Đáp án đúng: C

Lý thuyết liên quan

Phương pháp chọn, tạo giống cây trồng

1. Phương pháp chọn lọc: Chọn các cây có đặc tính tốt hơn.

Phương pháp nào là chọn tạo giống cây trồng

2. Phương pháp lai: Chọn các cây lai có đặc tính tốt làm giống.

3. Phương pháp gây đột biến: Sử dụng tác nhân vật lí (Tia anpha, gamma) hoặc chất hoá học gây đột biến.

4. Phương pháp nuôi cấy mô: Tách lấy mô nuôi trong môi trường đặc biệt.

Phương pháp nào là chọn tạo giống cây trồng

►►CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải về [LỜI GIẢI] Có mấy phương pháp chọn tạo giống cây trồng?  file tải PDF hoàn toàn miễn phí!

Đánh giá bài viết

BÀI 12: MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP CHỌN, TẠO GIỐNG CÂY TRỒNG

I. Các phương pháp chọn giống cây trồng

1. Chọn lọc hỗn hợp

a) Cách tiến hành

Chọn lọc hỗn hợp là phương pháp chọn các cá thể mong muốn dựa vào kiểu hình, thu hoạch và hỗn hợp hạt của các cá thể được chọn để gieo trồng và đánh giá ở vụ sau. Quá trình được lặp lại cho đến khi đạt kết quả chọn giống mong muốn.

Chọn lọc hỗn hợp 1 lần:

- Vụ 1: Gieo trồng quần thể giống khởi đầu (giống ban đầu trước khi chọn lọc) (1), chọn khoảng 10% các cây tốt, thu hoạch hỗn hợp hạt.

- Vụ 2: Gieo chung hạt của các cây được chọn (2), so sánh với giống khởi đầu (1) và giống đối chứng (3) để đánh giá hiệu quả chọn giống.

Chọn lọc hỗn hợp nhiều lần:

 -Vụ 1: Gieo trồng quần thể giống khởi đầu (giống ban đầu trước khi chọn lọc) (1), chọn khoảng 10% các cây tốt, thu hoạch hỗn hợp hạt.

- Vụ 2: Gieo chung hạt của các cây được chọn (2), so sánh với giống khởi đầu (1) và giống đối chứng (3) để đánh giá hiệu quả chọn giống.

- Vụ 3 (4,5...): Nếu chưa đạt mục tiêu chọn giống thì lặp lại chu kì của vụ 1 và vụ 2 cho đến khi đạt được mục tiêu.

b. Ưu điểm và nhược điểm

- Ưu điểm: đơn giản, dễ thực hiện, ít tốn kém

- Nhược điểm: không đánh giá được đặc điểm di truyền từng cá thể, hiệu quả chọn lọc không cao.

2. Chọn lọc cá thể

a. Cách tiến hành

Chọn lọc cá thể là phương pháp chọn lọc dựa vào quần thể cây trồng để chọn ra một hay một số cá thể phù hợp mục tiêu, áp dụng với các cây tự thụ phấn.

Tiến hành như sau:

- Vụ 1: Gieo trồng quần thể giống khởi đầu, chọn một vài cá thể tốt nhất, thu hoạch, bảo quản hạt riêng để trồng cho vụ sau.

- Vụ 2: Gieo riêng hạt của các cây được chọn, so sánh với giống khởi đầu và giống đối chứng để đánh giá hiệu quả chọn giống.

- Vụ 3 (4, 5...): Lặp lại chu kì của vụ 1 và vụ 2 cho đến khi đạt được mục tiêu chọn giống.

b. Ưu điểm và nhược điểm

- Ưu điểm: chọn giống nhanh đạt được kết quả, độ đồng đều cao, năng suất ổn định

- Nhược điểm: tiến hành công phu, tốn kém, cần nhiều diện tích gieo trồng.

II. Một số phương pháp tạo giống cây trồng

1. Tạo giống bằng phương pháp lai

a. Tạo giống thuần chủng

Giống thuần chủng có đặc tính di truyền đồng nhất và ổn định, thế hệ sau giống thế hệ trước, lai tạo bằng phương pháp lai đơn. 

Tiến hành như sau:

- Bước 1: Chọn giống hay dòng làm bố, mẹ

- Bước 2: Gieo trồng để cây bố, mẹ nở hoa trùng nhau, lấy phấn của cây bố thụ cho hoa của cây mẹ đã khử đực. Thu hoạch hạt gieo trồng ở vụ sau (hạt F1).

 -Bước 3: Gieo trồng hạt F1, đánh giá để loại cây dị dạng, cây bị bệnh, cây không phải cây lai. Các cây còn lại thu hạt để riêng thành từ dòng.

 -Bước 4: Hạt của mỗi cây F1 gieo thành một hàng hay một ô. Đánh giá chọn cây tốt, thu hạt để riêng thành từng dòng. Quá trình được thực hiện lặp lại qua nhiều vụ cho đến khi thu được dòng thuần.

- Bước 5: Đánh giá và so sánh dòng thuần chọn được với dòng đối chứng

- Bước 6: Khảo nghiệm và đăng kí công nhận giống mới theo quy định.

b. Tạo giống ưu thế lai

Ưu thế lai là hiện tượng con lai có năng  suất, phẩm chất, sức chống chịu, khả năng sinh trưởng và phát triển vượt trội so với các dạng bố mẹ; lai tạo bằng phép lai khác dòng.

Tiến hành như sau:

- Bước 1: Thu thập vật liệu di truyền

- Bước 2: Tự thụ phấn qua nhiều thế hệ để tạo dòng thuần bố mẹ

- Bước 3: Cho các dòng thuần bố mẹ lai với nhau

- Bước 4: Đánh giá và chọn các tổ hợp lai có ưu thế lai mong muốn

- Bước 5: Nghiên cứu sản xuất hạt lai

- Bước 6: Khảo nghiệm và đăng kí công nhận giống mới theo quy định.

2. Tạo giống bằng phương pháp gây đột biến

a. Cách tiến hành

Phương pháp gây đột biến sử dụng tác nhân vật lí, hoá học hoặc sinh học gây biến đổi vật chất di truyền của các giống cây trồng nhằm tạo ra giống mới mang gene mới.

Tiến hành như sau:

- Bước 1: Thu thập vật liệu di truyền

- Bước 2: Xử lí vật liệu bằng các tác nhân gây đột biến

- Bước 3: Chọn các thể đột biến có kiểu hình mong muốn

- Bước 4: Tạo dòng thuần chủng bằng phương pháp tự thụ phấn qua nhiều thế hệ

- Bước 5: Đánh giá các dòng theo quy định

- Bước 6: Khảo nghiệm và đăng kí công nhận giống mới theo quy định

b. Một số thành tựu

Phương pháp nào là chọn tạo giống cây trồng

3. Tạo giống bằng công nghệ gen

a. Cách tiến hành

Công nghệ gen là phương pháp tạo ra những tế bào hoặc sinh vật có gen bị biến đổi hoặc có thêm gen mới.

Kĩ thuật chuyển gen hay cây trồng biến đổi gen tiến hành như sau:

- Bước 1: Chuẩn bị sinh vật hoặc tế bào cho gen và sinh vật hoặc tế bào nhận gen.

- Bước 2: Thu nhận gen cần chuyển từ sinh vật hoặc tế bào cho gen bằng kĩ thuật phù hợp.

- Bước 3: Gắn gen cần chuyển vào công cụ chuyển gen (súng bắn gen, thể truyền).

- Bước 4: Chuyển gen vào sinh vật hoặc tế bào nhận gen.

- Bước 5: Chọn lọc sinh vật hoặc tế bào mang gen cần chuyển.

- Bước 6: Đánh giá, khảo nghiệm và đăng kí công nhận giống mới theo quy định

b. Một số thành tựu

Phương pháp nào là chọn tạo giống cây trồng