Phương pháp nối cọc be tông cốt thép

nối cọc

thông thường trong móng cọc người ta sử dụng tối đa bao nhiêu đoạn cọc? Và mỗi đoạn cọc tối đa dai bao nhiêu? Em cần gấp câu trả lời. tiêu chuẩn chỉ nói là số mối nối cọc là tối thiểu không rõ là thế nào

Có 36 câu trả lời!!

Có thể bạn chưa biết: Khoảng cách giữa các cột nhà thường từ 4-4.5m. Nếu mặt tiền nhà rộng trên 5m thì khi thiết kế nhà nên chia thêm cột để tránh phải làm dầm, cột to thêm tốn thêm tiền.

Ai cũng biết rằng việc xây dựng nền móng là vô cùng quan trọng đối với mọi công trình. Mặc dù vậy, đóng cọc bê tông như thế nào để đảm bảo chất lượng cũng như đúng quy trình thì không phải ai cũng nắm rõ.

Trong bài viết này, Công Ty Cổ Phần Đầu tư Xây dựng Anacons xin được bật mí những kinh nghiệm quý báu đúc rút ra trong quá trình thi công đóng cọc bê tông cốt thép thực tế. Bạn nên tham khảo và áp dụng trong quá trình thi công đối với công trình của mình.

Công tác chuẩn bị, dự trù trước kế hoạch công việc luôn là thói quen tốt trước khi bạn bắt tay vào thực hiện bất cứ việc gì. Và đối với việc đóng cọc bê tông cũng vậy.

Theo kinh nghiệm đóng cọc bê tông từ Anacons, trước hết cần phải khảo sát địa chất, nghiên cứu những hồ sơ báo cáo. Những hồ sơ đó là về các tính chất của nền đất chuẩn bị thi công, các kết kết quả thí nghiệm tại nền đất đó và một số tài liệu khác. Từ đó xác định phương pháp ép cọc cho hiệu quả.

Nếu địa hình của công trình cần đóng cọc bê tông cốt thép nằm ở khu vực đất cát thì phương pháp ép liên tục là phương pháp hiệu quả nhất. Khi ép tăng lực dần càng ngày càng nhanh, ép ngắt quãng tạo ra từng khoảng dừng. Quá trình diễn ra liên tục này sẽ tránh được trường hợp cát bị cố kết.

Còn có công trình thi công đóng cọc bê tông trên nền đất có hai lớp lớp đầu tiên dễ thi công còn lớp tiếp theo thì có tính chịu lực. Thì phương pháp thích hợp là ép một mạch đến khi đạt đến lực ép lớn nhất thì dừng.

Mặc dù vậy, công trình có mặt tại địa hình gì thì mặt bằng thi công đóng cọc bê tông cốt thép cũng phải bằng phẳng, đất không bị lún. Có như thế thì khi đặt máy ép cọc mới đảm bảo, đồng thời cũng khiến cọc được ép xuống thẳng và không bị gãy.

Khảo sát địa hình cũng giúp cho việc xác định mốc tọa độ cọc chính xác hơn. Tránh được những sai xót trong quá trình ép cọc.

Các sinh viên năm cuối khi chuẩn bị làm đồ án tốt nghiệm thi công ép cọc trước khi tốt nghiệm nên tìm hiểu và nghiên cứu thêm những kinh nghiệm đóng cọc bê tông trước khi vào nghề.

Đầu tiên trong các lưu ý chính là bắn vị trí tim cọc lên mặt bằng. Đây là bước để định vị vị trí ép cọc, tốt nhất là dùng thép để đánh dấu lên các vị trí này để ép cọc cho chính xác.

Trong khi tiến hành ép cọc thì cũng có những điều cần phải chú ý sau. Đầu tiên là khi di chuyển máy vào vị trí ép cọc thì dùng máy toàn đạc để kiểm tra lại một lần nữa. Sau đó đưa cọc vào vị trí ép, hạ phần mũi cọc vào vị trí ép, cân chỉnh độ thẳng. Tiếp tục là bắt đầu ép cọc đến khi đầu cọc trồi lên mặt đất một đoạn khoảng 60-80. Lúc này tiến hành hàn nối cọc và tiếp tục ép và nối cho đến khi đạt độ sâu như thiết kế. Nếu cọc không ép được nữa mà vẫn chưa đạt độ sâu thiết kế thì chọn các biện pháp khác.

Đóng cọc bê tông cốt thép

Trong công đoạn hành nối cọc thì cần kiểm tra xem các yêu cầu kỹ thuật của đường hàn. Cụ thể là cần kiểm tra chiều dài, chiều cao thiết kế đường hàn và một số yếu tố khác.

Kinh nghiệm đóng cọc bê tông cốt thép hiệu quả là trong quá trình ép cọc cần ghi lại nhật ký ép cọc. Quá trình ghi nhật ký này phải cụ thể cho từng mét chiều dài cọc. Ghi chép lực ép đầu tiên sau đó cọc xuống một mét thì ghi lại lực ép tại thời điểm đó.

Kinh nghiệm lâu năm của kỹ sư xây dựng tại Anacons cho biết máy ép cọc thủy lực được sự dụng nhiều trong đóng cọc bê tông, đó là một trong những loại máy tốt trong xây dựng.

Để việc thi công ép cọc được hiệu quả thì vấn đề an toàn cũng rất quan trọng.  Kinh nghiệm đóng cọc bê tông đảm bảo an toàn là các thiết bị thi công phải đảm bảo. Cụ thể là chuẩn bị đầy đủ máy móc thiết bị. Các thiết bị cần thiết cần được vận chuyển quanh khu vực thi công. Đảm bảo các thiết bị không bị hỏng hóc, lỗi.

Tiếp theo là công nhân cần trang bị đầy đủ đồ bảo hộ lao động. Đồng thời chấp hành đầy đủ các quy định an toàn lao động khi vận hành máy ép cọc.

Trên đây là những lưu ý và kinh nghiệm đóng cọc bê tông cốt thép mà bạn nên biết. Trong xây dựng thì bất kỳ công đoạn nào cũng cần thực hiện kỹ lưỡng và đảm bảo, có như vậy công trình mới có thể hoàn thành và sử dụng hiệu quả… Nếu có nhu cầu đóng cọc bê tông, đừng quên liên hệ đến Anacons để được tư vấn chi tiết nhất!

CÔNG TY CỔ PHẦN ANACONS

Địa chỉ: Số 108 Dương Đình Hội, Phường Phước Long B, Q9 , TP.HCM

Địa chỉ: 29/64, Đường 4, KP6, P.Trường Thọ, Quận Thủ Đức, TP.HCM

Địa chỉ nhà máy: 116, Dương Đình Hội, Phường Phước Long B, Q9, TP.HCM

Hotline: 0936.852.738 - 0987.959.318

Email:

Nếu bạn đang có nhu cầu tìm hiểu về biện pháp thi công đóng cọc bê tông cốt thép, đừng bỏ qua bài viết dưới đây. Xây dựng Hoà Bình sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết nhất về biện pháp này.

1. Chuẩn bị thi công đóng cọc bê tông cốt thép

Đầu tiên, đơn vị xây dựng cần sử dụng công nghệ thăm dò trắc địa hiện đại công trình thi công xây dựng trước khi tiến hành biện pháp đóng cọc bê tông cốt thép. Từ đó, đưa ra những phương án chính xác xung quanh công trình đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật.

Phương pháp nối cọc be tông cốt thép

Trước khi thi công đóng cọc bê tông cốt thép, đơn vị xây dựng cần chuẩn bị thật kỹ lưỡng để đảm bảo đạt tiêu chuẩn. 

Công tác thăm dò trắc địa phải tuân thủ theo TCVN 3972-85. Sau khi nhận bàn giao công trình về mặt bằng, đơn vị xây dựng sẽ thực hiện theo bản vẽ để định vị cọc bê tông cốt thép để chuẩn bị sang bước thi công đóng cọc bê tông cốt thép.

Bên cạnh đó, trước khi tiến hành các biện pháp thi công đóng cọc bê tông cốt thép, đơn vị xây dựng cần chuẩn bị các bước ban đầu thật kỹ lưỡng để đảm bảo đạt tiêu chuẩn. Cụ thể:

  • Đảm bảo đầy đủ các loại giấy tờ như: Báo cáo khảo sát địa chất của mỗi công trình; Bản vẽ bố trí cọc; Bản vẽ thiết kế móng; Bản đồ công trình ngầm; Quy trình thi công…

  • Di chuyển toàn bộ máy ép và các thiết bị thi công đến công trường

  • Bên ngoài khu vực máy ép cần xếp đầy đủ cọc cần sử dụng. Đơn vị xây dựng phải phân nhóm các loại cọc. Đồng thời, xếp riêng biệt từng nhóm cọc có cùng chiều dài.

  • Các loại cọc được đưa vào sử dụng cần có hồ sơ sản xuất cũng như đầy đủ phiếu kiểm nghiệm của thép, tính chất cơ lý của bê tông, biên bản kiểm tra cọc…

  • Đối với cọc bê tông cốt thép đúc sẵn, loại cọc này chỉ được ép khi đã đủ tuổi cũng như đảm bảo kích thước và cường độ đạt chuẩn thiết kế.

2. Biện pháp thi công đóng cọc bê tông cốt thép

Biện pháp thi công đóng cọc bê tông cốt thép là kiến thức khá quen thuộc đối với người làm trong ngành xây dựng. Tuy nhiên, đối với những người mới, bạn có thể hiểu đơn giản biện pháp thi công đóng cọc bê tông cốt thép như sau:

  • Sử dụng cẩu để dựng hết cọc cốt thép; giá ép cọc bê tông để cọc thẳng đứng và vuông góc với mặt đất. Sau đó sử dụng thanh định hướng khung máy ép cọc bê tông cốt thép. Khi bắt đầu tiến hành ép cọc thì đơn vị xây dựng sẽ tiến hành từ từ làm sao để cọc vận chuyển xuống với vận tốc thấp để đảm bảo cọc này luôn thẳng đứng, không bị nghiêng, gãy.

  • Tiến hành ép đến độ sâu như trong bản thiết kế chính thức. Khi đã tiến hành đóng xong cọc 1 thì sẽ tiến hành đóng cọc 2. Hãy nhớ là khi đóng cọc 2 thì cần căn chỉnh làm sao để cọc 2 có đường trục trùng với trục kích và đường trục của cọc 1. Khi ép cọc 2 đơn vị xây dựng cũng tiến hành như ép cọc 1, ban đầu đóng từ từ sau đó tăng dần đến khi cọc được chắc chắn nhất.

  • Sau khi hoàn thành xong việc ép cọc bê tông đầu tiên, đơn vị xây dựng sẽ trượt hệ giá ép đến vị trí tiếp theo và tiến hành ép tiếp. Sau khi ép cọc cốt thép đầu tiên thì sử dụng máy cẩu của dàn ép để ép tiếp cọc thứ 2.

3. Điều kiện cần đảm bảo sau khi tiến hành biện pháp thi công đóng cọc bê tông cốt thép

Phương pháp nối cọc be tông cốt thép

Đơn vị xây dựng cần đảm bảo những yêu cầu kỹ thuật về độ dài cọc, lực máy nén, vận tốc ép,...

Sau khi thi công đóng cọc bê tông cốt thép, đơn vị xây dựng cần đảm bảo những yêu cầu kỹ thuật sau:

  • Độ dài cọc được máy ép thủy lực ép sâu trong lòng đất không vượt quá độ dài ngắn nhất máy ép cọc bê tông cốt thép theo thiết kế quy định.

  • Lực máy nén ép tại thời điểm cuối cùng có chiều sâu xuyên gấp ba lần đường kính cọc bê tông cốt thép. Vận tốc ép cọc xuống ở mức dưới 1 cm/s.

  • Vị trí cao đáy đài đầu cọc bê tông cốt thép không được sai số quá 75mm so với vị trí thiết kế, độ nghiêng của cọc không quá 1%.

4. Báo cáo sau khi tiến hành biện pháp thi công đóng cọc bê tông cốt thép

Sau khi thi công đóng cọc bê tông cốt thép, đơn vị xây dựng tiến hành báo cáo lý lịch ép cọc bê tông cốt thép yêu cầu đầy đủ những nội dung sau:

  • Thời gian đúc cọc bê tông

  • Số hiệu cọc cốt thép, vị trí và size cọc bê tông .

  • Độ sâu ép bê tông, số đốt cọc cốt thép và mối nối cọc bê tông

  • Thiết bị máy ép thủy lực

  • Những điều cản trở trong ép cọc theo  thiết kế, các sai số về vị trí và độ lệch trong thi công ép cọc cốt thép.

  • Tên Leader giám sát tiến hành thi công ép cọc cốt thép

Xây dựng Hoà Bình vừa tổng hợp một số thông tin cho bạn đọc về biện pháp thi công đóng cọc bê tông. Hy vọng qua bài viết này, độc giả có thể hiểu được quy trình thi công, từ đó, giám sát hoặc trực tiếp thực hiện đúng quy trình để đảm bảo an toàn xây dựng. Nếu có bất cứ thắc mắc nào, vui lòng liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN XÂY DỰNG HÒA BÌNH

Trụ sở chính tại TP.HCM

Tòa nhà Pax Sky, 123 Nguyễn Đình Chiểu, Phường 6, Quận 3, TP.HCM

Hotline: 028. 3932 5030 hoặc 028. 3930 2097

Email:

Phương pháp nối cọc be tông cốt thép
Phương pháp nối cọc be tông cốt thép