Pr in house là gì

Làm PR agency, ở bài chia sẻ này, được hiểu là bạn làm PR tại một công ty (PR agency / PR firm / Communication agency) chuyên cung cấp dịch vụ PR cho các khách hàng (clients) là cá nhân hoặc tổ chức.

Nói cách khác, bạn là đại lý / nhà tư vấn cho nhiều công ty khác nhau có nhu cầu về PR, như: tư vấn, hoạch định và triển khai các kế hoạch PR (quảng bá sản phẩm, xây dựng quan hệ báo chí, quản lý danh tiếng, xử lý khủng hoảng truyền thông...)

Còn làm PR in-house được hiểu là bạn làm PR tại một công ty nào đó. Khi đó, bạn chỉ có một khách hàng duy nhất là Ban Giám Đốc công ty của bạn.

  Nên làm PR agency hay làm PR in-house?

Chọn lựa là quyền của bạn!

Tất nhiên cuộc sống của chúng ta được định hình thông qua những lựa chọn, trong đó lựa chọn con đường phát triển sự nghiệp là một trong những chọn lựa tối quan trọng. Lựa chọn đúng thì thành công, và ngược lại. Thế thôi!

Không có công thức chung, nhưng tôi có thể cho bạn tham khảo sự lựa chọn của đám đông những người làm PR hiện nay. Số liệu nghiên cứu tôi có được từ cuộc khảo sát vào 2014 trong đề tài nghiên cứu Ngành PR Việt Nam: có cần một hiệp hội PR?

Theo đám đông, khi mới vào nghề, bạn nên chọn làm PR agency:

  1. Khi bạn còn trẻ, còn nhiều năng lượng, cái "cái tôi" còn cao ngất, và chưa bị ràng buộc bởi vợ/chồng/con cái.

Đây là thời điểm vàng để bạn bắt đầu vào nghề PR này.

Vì tôi biết trước rằng, các khách hàng sẽ liên tiếp chất vấn bạn, qua đó giúp cho chuyên môn/ý tưởng của bạn được thử thách. Những lời chỉ trích, chê bai nặng nề của khách hàng làm bạn bật khóc, và những giọt nước mắt đó mới có thể làm bong tróc "cái tôi" ngốc nghếch và rửa đi đôi mắt nhìn đời đơn giản của bạn. Không dừng lại đó, những vấp váp trong nghề sẽ giúp bạn trưởng thành hơn, bản lĩnh hơn, khiêm hạ hơn và giỏi giang hơn. Đó là điều chắc chắn!

Chỉ có còn trẻ, còn nhiều năng lượng, chưa bị ràng buộc bởi vợ/chồng/con cái thì bạn mới có thể có đủ năng lượng để trải qua sự mài dũa khắc nghiệt trên.

  1. Khi bạn muốn học hỏi được nhiều kinh nghiệm quý giá cho bản thân.

Kinh nghiệm, nói cho sát bản chất, được hình thành từ sự trải qua.

Để có được kiến thức nhanh chóng thì bạn cần đọc nhiều, học nhiều, nghe kể chuyện nhiều, xem phim nhiều, còn việc có được kinh nghiệm nhanh chóng thì cần làm nhiều, trải qua nhiều dự án khác nhau, trải qua nhiều lần giải quyết các tình huống khác nhau. Hãy nhớ, sự phát triển năng lực của một con người tỉ lệ thuận với đa dạng các tình huống mà bạn giải quyết. Do đó, bạn nên chọn làm PR agency.

  1. Khi bạn muốn thành lập riêng cho mình một PR agency

Bạn làm PR agency để học hết cách làm của ông chủ, ví dụ: từ công nghệ làm proposal, cách làm báo giá, danh sách khách hàng, danh sách nhà cung cấp.

Khi bạn cứng tay nghề, bạn có thể ra mở PR agency cho chính mình.

Tuy nhiên, bên cạnh mặt sáng, làm PR agency cũng có mặt tối của nó.

Ví dụ:

  1. Bạn không còn thời gian cho chính mình, chứ đừng nói là cho người thân/cho gia đình.

Khi làm PR agency, khách hàng của bạn mới là người được ưu tiên số 1. Và khi bạn phải phụ trách nhiều khách hàng một lúc, thời gian và cuộc sống của bạn bị bể nát. Dấu hiệu thường thấy: bạn cảm thấy mệt mỏi khi điện thoại run lên từ sáng đến tận khuya. Thật mệt mỏi!

  1. Chế độ lương thưởng của các PR agency thường không hấp dẫn so với sự hy sinh của bạn, chế bộ bảo hiểm thường bị cắt.

Ví dụ bạn được trả lương 2000 USD/tháng, thì giá trị bạn tạo ra phải là 4000USD, vì phần chênh lệch phải có để trả điện/nước/mặt bằng và thu nhập cho ông chủ của bạn chứ.

Thông tin được trình bày trong cẩm nang này sẽ có thể giúp các bạn nâng cao quan hệ đối với giới truyền thông và, cũng như vậy, góp phần xây dựng hình ảnh tốt đẹp cho công ty bạn.

Hãy luôn luôn nhớ rằng yêu cầu của giới truyền thông tại địa phương và trên phạm vi toàn quốc là rất khác nhau. Một câu chuyện mang quá nhiều đặc trưng địa phương có thể chỉ phù hợp để sử dụng trong phạm vi địa phương mà sẽ không gây được sự quan tâm nào của giới truyền thông toàn quốc. Những đề xuất nội dung nên được điều chỉnh dựa trên cơ sở của những gì có thể gây được sự quan tâm của công chúng toàn quốc. Hãy lấy những bài báo mà một tờ báo cụ thể nào đó sử dụng để làm định hướng cho những đề xuất nội dung bài báo của bạn.

Khi liên hệ với giới truyền thông, hãy cung cấp cho họ những tài liệu đã được chuẩn bị và sắp xếp hợp lý, bao gồm cả những thông tin cần thiết khác như: tên, số điện thoại của những người có thể cung cấp thêm các thông tin chi tiết. Điều này có thể sẽ làm cho các ông tổng biên tập theo đuổi đề tài của bạn nếu như họ quan tâm.

Hãy đi xa hơn những thông tin cơ bản mà bạn cung cấp cho họ để nhấn mạnh tại sao bạn tin độc giả của một tờ báo có thể quan tâm tới đề tài của bạn. Hãy đưa ra một cái “đinh” để làm mấu chốt cho câu chuyện. Điều này sẽ làm tăng tính chân thực mà các biên tập viên có thể sẽ xoáy vào và đó chính là thông tin mà bạn muốn đưa ra.

Nói đến vấn đề quan hệ lâu dài với giới truyền thông, mặc dù câu chuyện về dự án của bạn đã đến tay ông tổng biên tập và nó có thể không gây được ấn tượng nào về cấu trúc của nó nhưng hầu hết các tổng biên tập sẽ biết đến bạn và vai trò của công ty bạn. Và liên lạc đầu tiên này có thể mở cánh cửa cho những cơ hội trong tương lai đối với những đề tài tiếp theo của bạn, và bạn sẽ được người ta xem như một nguồn tin tham khảo cho những thông tin về lĩnh vực có liên quan.

Sự phối hợp hiệu quả với giới truyền thông sẽ đem lại lợi ích cho cả hai phía.

Bạn là một người giỏi kinh doanh và bạn đã có một lịch sử dài trong việc xây dựng thành công các dự án trong lĩnh vực của bạn, thậm chí trên phạm vi quốc gia. Nhưng có bao giờ bạn tự hỏi làm cách nào mà công chúng lại biết đến công ty bạn – hình ảnh của bạn? Bạn nên suy nghĩ về điều này.

Có rất nhiều nhà kinh doanh dành phần lớn thời gian của họ để làm những công việc họ yêu thích – xây dựng những dự án lớn – và để cho P.R. tự lo phần việc của nó. Nhưng những nhà kinh doanh hiểu biết luôn biết rằng sử dụng tốt các kỹ năng P.R. có thể nâng cao danh tiếng cũng như khả năng kiếm thêm hợp đồng của họ. Trên thị trường toàn cầu mà tính cạnh tranh ngày càng cao hiện nay, những nhà kinh doanh thành công nhất sẽ là những người biết cách làm cho công chúng biết đến những thành quả của mình.

Một điều chắc chắn là tất cả các doanh nghiệp đều có một hình ảnh nào đó trong mắt công chúng cho dù họ thích hay không thích nó. Làm P.R. tốt nhất là bắt đầu từ khi bạn bước ra khỏi nhà. Một số điểm cần phải chú ý như sau:

• Hình thức bề ngoài;

• Cách trả lời điện thoại;

• Chất lượng tài liệu in của bạn (không có lỗi văn bản);

• Tuân thủ đúng thời gian cung cấp dịch vụ mà bạn có ý kế hoạch đưa ra.

Nhiệm vụ truyền thông của bạn, nếu thực hiện, nên tác động lên nhiều đối tượng công chúng khác nhau – cả bên trong và bên ngoài – những đối tượng này luôn thông tin đến bạn và ủng hộ mục tiêu, mục đích của bạn. Mỗi một nhóm công chúng lại yêu cầu một sự quan tâm khác nhau, một số nhóm yêu cầu cao hơn những nhóm khác. Điều này phụ thuộc vào sự ưu tiên của bạn dành cho những nhóm công chúng này và để bạn xây dựng một kế hoạch tiếp cận họ một cách hiệu quả và kinh tế nhất, và, tất nhiên, để bổ sung cho toàn bộ phương hướng và nhiệm vụ của bạn.

Nên nhớ rằng có được một mục tiêu mới chỉ cải thiện được hình ảnh của công ty bạn khỏi những rủi ro cao. Tránh cách tiếp cận chộp giật hoặc chỉ có một cách tiếp cận đối với mọi đối tượng trong hoạt động P.R. Nếu chỉ một phần nhỏ trong chương trình của bạn hướng tới được tất cả mọi người, nó sẽ thiếu mất khoảng cách, phương hướng và sức mạnh. Cũng như vậy, phải xác định các nhóm công chúng bạn muốn hướng tới và thông điệp mà bạn muốn chuyển tải. Vạch ra những ưu tiên, xác định ngân sách để đạt được những ưu tiên khác nhau đó và bắt đầu thực hiện.

Cẩm nang trực tuyến này hy vọng sẽ đem lại cho các bạn một số bí quyết để dành được sự chú ý của công chúng đối với công ty bạn.