Quá trình sinh trưởng của vi sinh vật trong nuôi cấy liên tục không có pha nào vì sao

Soạn sinh học 10 bài 33: Ôn tập phần Sinh học vi sinh vật

Soạn sinh học 10 bài 32: Bệnh truyền nhiễm và miễn dịch

Soạn sinh học 10 bài 31: Virut gây bệnh. Ứng dụng của virut trong thực tiễn

Soạn sinh học 10 bài 30: Sự nhân lên của virut trong tế bào chủ

Soạn sinh học 10 bài 29: Cấu trúc các loại virut

Soạn sinh học 10 bài 26: Sinh sản của vi sinh vật

Soạn sinh học 10 bài 25: Sinh trưởng của vi sinh vật

Soạn sinh học 10 bài 21: Ôn tập phần sinh học tế bào

Soạn sinh học 10 bài 19: Giảm phân

Soạn sinh học 10 bài 18: Chu kì tế bào và quá trình nguyên phân

Soạn sinh học 10 bài 17: Quang hợp

Soạn sinh học 10 bài 16: Hô hấp tế bào

Soạn sinh học 10 bài 13: Khái quát về năng lượng và chuyển hóa vật chất

Soạn sinh học 10 bài 11: Vận chuyển các chất qua màng sinh chất

Soạn sinh học 10 bài 10: Tế bào nhân thực (tiếp theo)

Soạn sinh học 10 bài 9: Tế bào nhân thực (tiếp theo)

Soạn sinh học 10 bài 8: Tế bào nhân thực

Soạn sinh học 10 bài 7: Tế bào nhân sơ

Soạn sinh học 10 bài 6: Axit nucleic

Soạn sinh học 10 bài 5: Protein

Soạn sinh học 10 bài 4: Cacbohidrat và lipit

Soạn sinh học 10 bài 3: Các nguyên tố hóa học và nước

Soạn sinh học 10 bài 2: Các giới sinh vật

Soạn sinh học 10 bài 1: Các cấp tổ chức của thế giới sống

Với giải Câu 3 trang 101 SGK Sinh học 10 được biên soạn lời giải chi tiết sẽ giúp học sinh biết cách làm bài tập môn Sinh học 10. Mời các bạn đón xem:

Giải Sinh học 10 Bài 25: Sinh trưởng của vi sinh vật

Câu 3 trang 101 SGK Sinh học 10: Vì sao, trong nuôi cấy không liên tục, vi sinh vật tự phân hủy ở pha suy vong, còn trong nuôi cấy liên tục hiện tượng này không xảy ra?

Lời giải:

- Trong nuôi cấy không liên tục, môi trường ở pha suy vong cạn kiệt chất dinh dưỡng, chất độc hãi tích lũy ngày càng nhiều. Do đó, tế bào trong quần thể bị phân hủy ngày càng nhiều.

- Trong nuôi cấy liên tục, quá trình nuôi cấy luôn được bổ sung chất dinh dưỡng và lấy ra một lượng dịch nuôi cấy tương đương nên các chất dinh dưỡng và các chất trao đổi luôn ở trong trạng thái tương đối ổn định. Do đó, vi sinh vật không có hiện tượng bị phân hủy.

Quá trình sinh trưởng của vi sinh vật trong nuôi cấy liên tục không có pha nào vì sao

Xem thêm lời giải bài tập Sinh học lớp 10 hay, chi tiết khác:

Câu hỏi ▼ trang 99 SGK Sinh học 10: Sau thời gian của một thế hệ, số tế bào trong quần thể biến đổi như thế nào...

Câu hỏi ▼ trang 100 SGK Sinh học 10: Hãy tính số lần phân chia của E.coli trong một giờ...

Câu hỏi ▼ trang 101 SGK Sinh học 10: Để thu được số lượng vi sinh vật tối đa thì nên dừng ở pha nào...

Câu hỏi ▼ trang 101 SGK Sinh học 10: Để không xảy ra pha suy vong của quần thể vi khuẩn thì phải làm gì...

Câu 1 trang 101 SGK Sinh học 10: Hãy nêu đặc điểm 4 pha sinh trưởng của quần thể vi khuẩn...

Câu 2 trang 101 SGK Sinh học 10: Vì sao, quá trình sinh trưởng của vi sinh vật trong nuôi cấy không liên tục có pha tiềm phát...

Trong môn Sinh học lớp 10, chúng ta có những chuyên đề về sự sinh trưởng và sinh sản của vi sinh vật, đây là một trong các nội dung khá khó và phức tạp về thế giới sinh vật. Đặc biệt có nhiều câu hỏi liên quan đến cấu tạo, sự phát triển của chúng và vấn đề được đặt ra là vì sao quá trình sinh trưởng của vi sinh vật trong nuôi cấy không liên tục có pha tiềm phát? Để tìm ra câu trả lời mời bạn cùng tham khảo bài viết này.

Quá trình sinh trưởng của vi sinh vật trong nuôi cấy liên tục không có pha nào vì sao
Nguyên nhân nào trong quá trình sinh trưởng nuôi cấy không liên tục của vi sinh vật lại có pha tiềm phát?

Đặc điểm của vi sinh vật 

Vi sinh vật là gì?

Quá trình sinh trưởng của vi sinh vật trong nuôi cấy liên tục không có pha nào vì sao
Hình ảnh các loại vi khuẩn tồn tại trong không khí

Những sinh vật đơn bào hay đa bào thuộc nhân sơ hay nhân thực và có kích thước vô cùng nhỏ bằng mắt thường không thể nhìn thấy mà chỉ kính hiển vi mới quan sát được gọi là vi sinh vật. Vi sinh vật bao gồm nấm, tảo, vi-rút, vi khuẩn, nguyên sinh động vật,… Chúng được xem là sinh vật đầu tiên xuất hiện trên Trái Đất ta và khi muốn nghiên cứu chúng thì những nhà Sinh học cần phải áp dụng phương pháp nuôi cấy vi sinh vật: nuôi cấy liên tục và nuôi cấy không liên tục.

Vi sinh vật có những đặc điểm gì?

Quá trình sinh trưởng của vi sinh vật trong nuôi cấy liên tục không có pha nào vì sao
Nấm mốc trắng trên cây do vi sinh vật tạo thành
  • Vi sinh vật có một điểm đặc trưng là có kích thước vô cùng nhỏ bé và chúng được đo lường bằng đơn vị Micromet. Mặc dù vậy vi sinh vật lại có khả năng hấp thụ nhiều, cao các chất và khả năng chuyển hóa với tốc độ nhanh so với các loài khác trên Trái Đất.
  • Tốc độ sinh trưởng mạnh và phát triển nhanh của vi sinh vật không một loài nào có thể so sánh nổi, chúng sinh sôi một cách nhanh chóng và không ngừng tăng theo dòng chảy thời gian, không gian.
  • Vi sinh vật có khả năng thích ứng mạnh mẽ và dường như chúng rất dễ dàng trong việc phát sinh biến dị. Chúng có thể tồn tại ở bất cứ môi trường nào hay một nơi nào đó cho dù nơi đó có khắc nghiệt, bất lợi mà vô số sinh vật khác đều không sinh sống nổi. Ngoài ra, vi sinh vật tự tiến hóa theo thời gian, dần dần hình thành cơ chế điều hòa và ngày càng hoàn thiện quá trình trao đổi chất tạo điều kiện cho chúng thích nghi với các môi trường bên ngoài, đồng thời một số vi sinh vật nhờ vào việc dễ phát sinh biến dị chúng có thể sống trực tiếp trong môi trường mà không phụ thuộc vào nhân tố nào khác.
  • Hầu hết các vi sinh vật có rất nhiều chủng loại và có sự phân bố khá rộng lớn trên khắp các nơi trên Trái Đất: bên trong vỏ Trái Đất, không khí, trên đồi núi, dưới tận sâu đại dương hay tồn tại trên cơ thể con người, động- thực vật,…Bên cạnh đó, số lượng của chúng nhân đôi, nhân ba theo thời gian tạo ra vô số các chủng loại khác nhau như vi tảo thì có khoảng 1.200 loài, nấm có hơn 69.000 loài và con số này thay đổi liên tục mỗi năm.
  • Dựa vào đặc điểm người ta chia vi sinh vật ra thành hai loại khác nhau: vi sinh vật có lợi và vi sinh vật có hại cho con người và động- thực vật.

Trong quá trình nuôi cấy liên tục vi sinh vật có đầy đủ hết các pha nhưng lại không có pha tiềm phát nhưng đối với nuôi cấy không liên tục thì lại có, sở dĩ như thế là do các nguyên do này.

Vì sao quá trình sinh trưởng của vi sinh vật trong nuôi cấy không liên tục có pha tiềm phát?

Quá trình sinh trưởng của vi sinh vật trong nuôi cấy liên tục không có pha nào vì sao
Sơ đồ đường cong sinh trưởng và sinh sản của quần thể vi sinh vật trong nuôi cấy không liên tục

Làm quen với môi trường bên trong

Khi vi sinh vật tiếp xúc môi trường nuôi cấy không liên tục này thì chúng cần có thời gian để làm quen với các chất trong môi trường này tạo loại enzim phù hợp nhất thích ứng. Đối với nuôi cấy liên tục thì vi sinh vật không cần thiết phải có pha tiềm phát vì môi trường của nó khá ổn định và chúng đã có sẵn enzim cảm ứng để thích nghi với nơi này, đồng thời phân giải cơ chất.

Dễ bị thủy phân

Các vi sinh vật được nuôi cấy trong môi trường không liên tục có pha tiềm phát dễ bị thủy phân hơn các vi sinh vật ở nuôi cấy liên tục. Bởi vì, môi trường này dễ bị cạn kiệt chất dinh dưỡng, tích lũy chất độc hại theo lời gian nên làm cho vi sinh vật bị thủy phân, còn với môi trường liên tục do có tính ổn định chúng không xảy ra hiện tượng này.

Từ đây chúng ta có thể thấy rằng thế giới vi sinh vật cũng rất phức tạp và đa dạng về chủng loài và tồn tại những loài vừa có lợi vừa có hại cho sự sống quanh ta. Mong rằng với nội dung bài viết này có thể giải đáp cho bạn thắc mắc Vì sao quá trình sinh trưởng của vi sinh vật trong nuôi cấy không liên tục có pha tiềm phát một cách đầy đủ nhất, song tạo thêm nguồn kiến thức mới cho bạn trong thế giới vi sinh vật.