Quy định về xử phạt xe máy không chính chủ

Show

Sang năm 2022, nhiều lỗi vi phạm sẽ bị xử phạt, trong đó có lỗi xe không sang tên chính chủ. Lo ngại vấn đề này, nhiều khách hàng đã gọi đến tổng đài 1900.6199 để hỏi về trường hợp của mình.

Đi xe đứng tên người khác có bị phạt lỗi không chính chủ?

Hiện nay không có văn bản pháp luật nào giải thích chính xác về lỗi xe không chính chủ. Cùng với đó, do việc đưa tin không chính xác từ một số tờ báo khiến nhiều người hiểu nhầm rằng “đi xe chính chủ” nghĩa là cá nhân, tổ chức chỉ được điều khiển phương tiện giao thông đăng ký dưới tên của mình, nếu không sẽ bị phạt.

Tuy nhiên, việc hiểu như vậy là chưa chính xác. Bởi theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP, chỉ những trường hợp cá nhân mua, được tặng cho, thừa kế,… xe mà không làm thủ tục sang tên mới bị xử phạt.

Khoản 4 Điều 6 Thông tư 58/2020/TT-BCA có đặt ra yêu cầu đối với việc chuyển quyền sở hữu xe như sau:

4. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày làm giấy tờ chuyển quyền sở hữu xe thì tổ chức, cá nhân mua, được điều chuyển, cho, tặng, được phân bổ, thừa kế xe phải đến cơ quan đăng ký xe làm thủ tục cấp đăng ký, biển số.

Nếu không thực hiện sang tên trong thời hạn 30 ngày, người sử dụng xe sẽ bị phạt vi phạm theo các mức sau:

- Xe máy: Phạt tiền từ 400.000 -  600.000 đồng với cá nhân, từ 800.000 đồng - 1,2 triệu đồng với tổ chức (điểm a khoản 4 Điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).

- Xe ô tô: Phạt tiền từ 02 - 04 triệu đồng với cá nhân, từ 04 - 08 triệu đồng với tổ chức (điểm l khoản 7 Điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).

Như vậy, có thể khẳng định, trường hợp tham gia giao thông bằng xe đứng tên của người khác mà do mượn hợp pháp từ bạn bè, người thân thì sẽ không bị phạt về lỗi xe không chính chủ.

Do đó, người tham gia giao thông có thể hoàn toàn yên tâm khi mượn xe của bố mẹ, anh chị em trong nhà để đi đường.

CSGT kiểm tra giấy tờ thấy đi xe không chính chủ, có được phạt? 

Căn cứ khoản 10 Điều 80 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, việc xác minh để phát hiện vi phạm về lỗi không sang tên xe sau khi chuyển quyền sở hữu chỉ được thực hiện qua 02 cách sau:

1 - Công tác điều tra, giải quyết vụ tai nạn giao thông;

2 - Công tác đăng ký xe.

Điều này đồng nghĩa rằng, nếu trong quá trình giải quyết vụ tai nạn giao thông mà phát hiện chủ xe đã chuyển quyền sở hữu nhưng chưa sang tên hoặc đi sang tên sau thời hạn 30 ngày, chủ xe mới bị phạt lỗi không chính chủ.

Do đó, khi tham gia giao thông mà bị Cảnh sát giao thông (CSGT) gọi vào kiểm tra hành chính, người điều kiển chỉ cần xuất trình đầy đủ giấy tờ gồm:

- Giấy đăng ký xe.

- Bằng lái xe.

- Bảo hiểm bắt buộc xe máy hoặc xe ô tô.

- Giấy đăng kiểm xe (chỉ áp dụng đối với ô tô).

Dù thấy tên trên giấy đăng ký xe không phải là người điều khiển phương tiện, CSGT cũng không được phép xử phạt vi phạm lỗi không chính chủ.

Nếu cố tình xử phạt, CSGT sẽ bị coi là thực hiện trái quy định. Khi đó, người bị xử phạt có thể gọi điện trực tiếp đến số điện thoại đường dây nóng Bộ Công an: 06923.42593 hoặc khiếu nại đến đơn vị mà chiến sĩ CSGT đang làm việc để đòi lại quyền lợi.

Xem thêm: Bị CSGT xử phạt sai, muốn khiếu nại làm thế nào?

Trên đây là những phân tích để làm rõ hiểu nhầm không đáng có về lỗi xe không chính chủ. Nếu vẫn còn những vướng mắc về lỗi vi phạm này, bạn đọc gọi ngay tổng đài 1900.6199 để được các chuyên gia của LuatVietnam giải đáp cụ thể về trường hợp bạn gặp phải.

>> Đang sử dụng xe không chính chủ: Chú ý 4 điều sau

Mức phạt hành vi sử dụng xe không chính chủ Có câu hỏi mà nhiều đọc giả gửi về giaytoxe.vn xin tư vấn như sau:"Tôi có nghe qua thông tin CSGT không còn xử phạt lỗi chạy xe không chính chủ. Thông tin này có chính xác không, nếu có thì lỗi xe ô tô không chính chủ phạt bao nhiêu tiền? Xin cảm ơn."Mức phạt hành vi sử dụng xe không chính chủ trên truyền hình Hà TĩnhChuyên gia Lê Hoàng Sơn của giaytoxe.vn sẽ trả lời giúp bạn đọc cậu hỏi này: Chào bạn, lỗi vi phạm sử dụng xe không chính chủ vẫn bị xử phạt theo quy định của pháp luật Việt Nam. Tuy nhiên, lỗi vi phạm này chỉ bị xử lý dựa theo khoản 10, điều 80 của Nghị định 100/NĐ-CP:Việc xác minh để phát hiện hành vi vi phạm quy định của hành vi chạy xe không làm thủ tục đăng ký sang tên xe để chuyển tên chủ xe trong Giấy đăng ký xe chỉ được thực hiện thông qua công tác điều tra, giải quyết vụ tai nạn giao thông, qua công tác đăng ký xe.Như vậy cảnh sát giao thông sẽ không xử phạt hành vi sử dụng xe máy không chính chủ thông qua việc xử lý các lỗi vi phạm khác trên đường.Đối với trường hợp mượn xe của người khác để di chuyển, bạn cũng sẽ không bị xử phạt nếu không gây ra tai nạn giao thông.Theo Nghị định 100/NĐ-CP, hành vi sử dụng xe không chính chủ sẽ bị xử phạt như sau:Từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng (đối với cá nhân) hoặc 800.000 đồng đến 1,2 triệu đồng (đối với tổ chức) sử dụng xe máy không làm thủ tục đăng ký sang tên.Từ 2 triệu đồng đến 4 triệu đồng (đối với cá nhân) hoặc 6 triệu đồng đến 8 triệu đồng (đối với tổ chức) sử dụng ô tô không làm thủ tục đăng ký sang tên.TRUNG TÂM SANG TÊN XE HÀ NỘI

136 Hồ Tùng Mậu, Q. Bắc Từ Liêm, TP Hà Nội

Hotline Hà Nội : 0948 84 82 89

TRUNG TÂM SANG TÊN XE TP HCM

208 Nguyễn Hữu Cảnh, Q Bình Thạch, TP Hồ Chí Minh

Hotline TP HCM : 0948 84 82 89

Email: 
Website: www.giaytoxe.vn
Fanpage: www.facebook.com/giaytoxevn

Bài viết dịch vụ liên quan

  • Sang tên đổi chủ xe máy bao nhiêu tiền?
  • Làm thế nào để biết biển số xe có hợp phong thủy?
  • Sang tên ô tô mất bao nhiêu tiền?
  • Các cơ sở đăng ký ô tô và sang tên ô tô cũ tại Hà Nội
  • IDO là gì? Cách tham gia IDO và lựa chọn dự án tiềm năng trong năm 2022