Salad luôn ngóng bao nhiêu calo?

Ngoài ra, với hương vị thơm, béo kích thích vị giác, nước sốt mè rang có thể thúc đẩy bạn ăn ngon miệng hơn. Từ đó, khả năng cao bạn sẽ tăng cân vì sự ăn uống quá mức cơ thể cần.

  • Sốt mè rang giúp giảm cân thật không?

Nước sốt mè rang sẽ hỗ trợ bạn giảm cân khi kết hợp với chế độ ăn kiêng phù hợp. Bạn có thể thêm một chút sốt mè rang vào món salad giảm cân để tăng hương vị cho món ăn. Tuy nhiên, hãy kiểm soát lượng sốt mè bạn thêm vào bữa ăn. Tốt nhất, bạn chỉ nên ăn khoảng 15g sốt mè/ ngày.

Ngoài ra, sốt mè rang chứa nhiều chất béo không bão hòa cũng có thể hỗ trợ bạn giảm cân. Nghiên cứu đã chứng minh một chế độ ăn với lượng chất béo không bão hòa đơn có thể giúp giảm cân. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý không ăn nhiều calo hơn mức bạn đốt cháy mỗi ngày.

  • Ăn kiêng theo chế độ Keto có được ăn sốt mè rang không?

Keto là chế độ ăn ít carbohydrate (low-carb), nhiều chất béo tốt. Khi ăn kiêng theo Keto, mỗi ngày cơ thể sẽ tiêu thụ 5-10% carbohydrate, 10-20% protein và 70-80% chất béo. Sốt mè rang giàu chất béo không bão hòa hoàn toàn phù hợp với chế độ ăn kiêng Keto. Tuy nhiên, như tất cả các chế độ ăn kiêng, bạn nên hạn chế số lượng calo bạn nạp vào cơ thể qua việc ăn uống,

  • Sốt mè rang với nhiều chất béo tốt có thể hỗ trợ bạn giảm cân. Nếu bạn chỉ dùng tối đa 15g/ mỗi ngày với một chế độ ăn kiêng lành mạnh nhiều chất xơ và đạm, hạn chế chất béo xấu, đường bổ sung và muối.
  • Tuy nhiên, sốt mè với lượng calo quá cao cũng có thể khiến bạn tăng cân. Nếu bạn ăn quá nhiều nước sốt mè rang, bạn sẽ dễ tăng cân và tích mỡ vì tiêu thụ quá nhiều calo và chất béo.

Dùng nước sốt mè rang giảm cân đúng cách

Để giảm cân nên ăn bao nhiêu nước sốt mè rang? Tốt nhất bạn chỉ nên ăn 15g nước sốt mè rang (khoảng 1 muỗng canh) mỗi ngày. Ngoài chế độ ăn uống lành mạnh, bạn cũng nên đa dạng hóa những loại nước sốt giảm cân khác như: sốt sữa chua, sốt chanh dây, sốt cam,…

Nước sốt mè rang nên ăn kèm với gì?

Bên cạnh salad, bạn có thể biến tấu ăn kèm nước sốt mè với nhiều món ăn khác. Bạn có thể chấm rong biển hoặc rong nho với sốt mè như một món ăn nhẹ giảm cân.

Bạn cũng có thể dùng sốt mè rang cùng với thịt nướng, ức gà áp chảo. Ngoài ra, hãy thử kết hợp món gỏi cuốn lành mạnh của bạn với nước chấm mè rang béo ngậy.

Salad là một món ăn không thể thiếu với những người thích ăn các loại rau, củ, quả. Vậy salad là gì? Salad được phân loại thế nào và cách làm salad như thế nào được ngon nhất, mọi người cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé!

Salad là gì?

Salad hay đọc là xa- lát ( tiếng Pháp: salade) là một món ăn có nguồn gốc từ châu Âu, đây là món ăn sử dụng phương pháp trộn bao gồm các nguyên liệu thành phần khác nhau: nguyên liệu chính là rau sống, xà lách ( hoặc trái cây, rau củ) kết hợp với thịt hoặc hải sản, sau đó được trộn lên bằng hỗn hợp nước sốt. Ngoài ra cũng có các loại salad mì, mì ống, trứng, ngũ cốc, đôi khi được bổ sung thêm cá, pho mát, hạt ngũ cốc.

Nguồn gốc

Salad là tên gọi tiếng Anh và được xuất hiện lần đầu vào thế kỷ 14 với cách viết là salad hoặc sallet. Ngoài ra, nguồn gốc của tên gọi salad có thể được biến tấu từ cách viết của tiếng Pháp như salade, tiếng Latinh cổ đại là herba Salata và tiếng Latin là salata.

Món salad được xuất hiện từ lâu, dưới nhiều hình thức chế biến khác nhau. Chẳng hạn, người La Mã, người Hy Lạp cổ đại và người Ba Tư đã trộn hỗn hợp rau củ với một loại nước sốt để ăn. Những món ăn rau trộn như vậy đã trở nên phổ biến ở châu Âu sau cuộc xâm lấn của đế chế La Mã và Hy Lạp.

Trong cuốn sách tựa Acetaria: A Discourse on Sallets (tạm dịch là) của nhà văn John Evelyn (đồng thời là chuyên gia nông nghiệp) đã đề cập đến vấn đề người Anh cần phải có thời gian để dùng quen món rau trộn. Lúc bấy giờ, nữ hoàng Scotland là Mary đã dùng món rau trộn gồm có quả anh đào, nấm, củ cần tây và trứng luộc được rưới với mùi tạt kem.

Hippocrates và Gaten, những ông tổ của nền y học hiện đại cho rằng: rau trộn được tiêu hóa dễ dàng và hỗ trợ cho việc hấp thụ tốt các món ăn khác. Vì vậy, món rau trộn với muối và dầu dấm được dùng trước tiên trong bữa ăn như là món khai vị.

Tuy nhiên, cùng với sự sụp đổ của Rome, salad không còn được người Châu Âu chú ý tới nữa. Cùng lúc đó là quan điểm: mọi thứ tươi sống đều có thể mang mầm bệnh, ăn sống đồng nghĩa tự sát. Vì vậy, tất cả đều phải được nấu chín kĩ.

Sau này, khi salad được ghi nhận là thực phẩm có lợi cho sức khỏe, người ta lạ gắn nó với chế độ ăn kiêng. Nhiều người tránh ăn salad với các thành phần giàu dinh dưỡng như bánh mì, ngũ cốc, các loại hạt, …Ngày này, trong thời đại công nghiệp thì quy tắc được ưu tiên số một là Nhanh – Gọn – Tiện lợi. Người ta sử dụng tất cả các loại thực phẩm trong món salad, từ thịt, cá tới bánh mì, mì, đậu…Và khi thế giới trở nên phẳng hơn, văn hóa Đông Tây giao thoa, các món salad trở nên phong phú hơn bao giờ hết. Không còn khuôn khổ, vượt qua mọi quy tắc, … chỉ cần sinh động, đẹp đẽ, hấp dẫn, ngon lành, đó là một món salad hoàn hảo.

Với mục đích ban đầu là Để Có Thể Ăn Được Nhiều Rau Hơn Mà Không Ngán, salad hiện đại đã vượt lên trên tất cả các cách chế biến khác trong việc lưu giữ và tôn vinh hương vị tự nhiên của thực phẩm. Cũng không chỉ nằm riêng ở thực đơn Khai Vị, salad ngày nay hiện diện ở khắp các nhà hàng, trong mọi thành phần của bữa ăn như là món ăn kèm, món tráng miệng, thậm chí được phục vụ như là món chính.

Cách dùng salad chuẩn, ngon, bổ dưỡng: Bất kể là salad nguội hay nóng thì cũng sẽ có cách dùng như sau:

  • Sử dụng làm món khai vị: Được sử dụng nguyên liệu có hương vị chua ngọt đặc trưng, salad sẽ kích thích vị giác trước khi dùng bữa của mỗi người.
  • Sử dụng làm món ăn phụ hoặc ăn kèm cùng món chính: Salad khi được ăn kèm sẽ tăng cường, bổ sung chất dinh dưỡng và tạo được cảm giác ngon miệng khi dùng bữa
  • Sử dụng làm món chính: Salad cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể, khi được sử dụng làm món chính sẽ chứa nhiều đạm, mỡ có trong thịt bò, ức gà…
  • Sử dụng làm món tráng miệng: Salad làm món tráng miệng thì sẽ có bị ngọt nhẹ, hơi béo vì nguyên liệu được sử dụng sẽ có kem hoặc sữa tươi.

Cách phân loại salad

Có nhiều cách để phân loại salad cho người dùng dễ làm và sử dụng nhưng theo chúng tôi thì có 2 hình thức chính là theo mục đích sử dụng, theo hình thức trình bày.

Theo mục đích sử dụng: Salad được phân ra làm 4 loại

  • Salad khai vị: Đây là món ăn đầu tiên sử dụng khi bắt đầu bữa ăn
  • Salad ăn kèm: Đây là món được ăn kèm với món chính như các món chiên và nướng.
  • Salad ăn chính: Được chế biến làm món chính bằng cách bổ sung thêm thực phẩm giàu Protein như trứng, cá…
  • Salad tráng miệng: Dùng cuối bữa ăn thường là rau củ, trái cây có bổ sung vị ngọt béo như kem, sữa.

Theo hình thức trình bày: Salad được phân ra làm 2 loại

  • Theo đĩa ăn cá nhân: Cách trình bày và ăn này được dùng phổ biến ở châu Âu. Nhà bếp sẽ lấy mỗi loại rau củ sơ chế để trên bàn sau đó cho vào đĩa theo thứ tự rồi trộn với nước sốt theo sở thích từng người
  • Theo bát: Trộn salad theo cách này sẽ giúp rau củ dễ ngấm, đậm đà hơn với salad trình bày trên đĩa.

Tuy vậy, theo một cách nào đó, ta có thể chia salad ra làm 6 nhóm như sau:

1. Green salad/garden salad:
Đúng như tên gọi, món ăn này có thành phần là các loại rau lá trong vườn: các loại rau diếp, rau chân vịt, cái gió,… trộn với dầu dấm. Green salad có lượng calo rất thấp nên thường được coi như món ăn giảm cân.

2. Vegetable salad:
Là một dạng khác của salad rau nhưng với thành phần phong phú và đa dạng hơn, Veggie salad khá cân bằng dinh dưỡng khi có cả phô mai, thịt, cá, hải sản hoặc trứng luộc đi cùng với các loại rau củ quả như dưa chuột, cà chua, ớt chuông, nấm, hành, trái bơ, cần tây, …
Đây thực sự là dòng salad đã đưa Lebanon vào 1 trong 7 kì quan ẩm thực thế giới với tên gọi chung Lebanon salad.

3. Bound salad
Ngoài việc được phục vụ như một món ăn độc lập, bound salad cũng được dùng làm nhân sandwich hay món ăn kèm.
Các món bound salad quen thuộc nhất có thể kể đến là salad mì, salad gà, salad trứng, salad khoai tây hay salad cá ngừ nổi tiếng.

4. Maincourse salad/ dinner salad/ entrée salad ( Bắc Mỹ)
Các món nướng ( grill) hay áp chảo ( steak ) không thể thiếu món salad này. Và cũng được dùng như món ăn chính, Maincourse salad thực sự rất giàu dinh dưỡng và phong phú nguyên liệu.
Trong top 10 món salad nổi tiếng nhất thế giới có rất nhiều cái tên nằm trong nhóm này như Codd salad, Greek salad, Ceasar salad hay Crad Loui

5. Fruit salad
Rõ ràng đây là món trộn của trái cây. Fruit salad có thể dùng sốt kem, sốt kem chua, sốt mayone, dầu dấm hay thậm chí chỉ là nước chanh.
Đại diện nổi tiếng nhất của dòng này có thể nói tới Macedonia, một món salad trái cây nhiệt đới thực sự hấp dẫn và đẹp tuyệt vời.

6. Dessert salad
Dẫu cho nguyên liệu là gì thì món salad tráng miệng thường có vị ngọt, dù dùng lá rau hay trái cây. Món tráng miệng này thường được tạo nên với các nguyên liệu tạo độ sánh đặc như gelatine, whipped cream.
Ví dụ điển hình về dòng này có thể kể ra Jello salad, Ambrosia hay Cookie salad

Một số loại salad phổ biến như: 

  • Salad cam gà Hàn Quốc:  Cam và gà là bộ đôi hoàn hảo làm nên sức hút cho món salad này. Vị chua ngọt nhẹ của xốt cam kết hợp cùng vị ngọt của thịt gà áp chảo và các loại rau thanh mát sẽ là lựa chọn tuyệt vời cho ngày hè nóng bức.
  • Salad bơ cá hồi: Cá hồi nổi tiếng là thực phẩm giàu omega-3, vitamin nhóm B, protein, kali, mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe. Với món salad này, cá hồi lại được tăng thêm hương vị với bơ và các loại rau, rất thích hợp để chiêu đãi gia đình những ngày cuối tuần.
  • Salad rau xanh:  Món salad sử dụng các loại rau có lá màu xanh như rau bina.
  • Salad trái cây: Món salad chỉ sử dụng các loại trái cây như dâu tây, dưa hấu, kiwi, nho,…. Trái cây có thể là trái cây tươi, đóng hộp hoặc dạng khô, sấy.
  • Salad cơm và mì: Món salad có thành phần chủ yếu là cơm và mì ống (đã được luộc), có thể thêm một số loại thảo mộc, rau và gia vị.
  • Salad tôm: Sử dụng các loại nguyên liệu như tôm và rau củ, điểm thêm vị béo nhẹ của bơ. Salad tôm rất dễ ăn, hoàn toàn có thể dùng làm món ăn vặt vào buổi chiều, ngon miệng mà không lo béo bụng cho hội chị em đấy.
  • Salad khoai tây kiểu Nhật: Chỉ với những nguyên liệu quen thuộc như khoai tây, dưa leo, bắp, trứng, thịt heo muối, bạn có thể biến tấu thành những món ăn với hương vị lạ miệng mà cực kỳ hấp dẫn cho bữa cơm gia đình thêm đậm đà.
  • Salad bắp cải tôm thịt: Với hương vị quen thuộc, dễ ăn và đầy đủ dinh dưỡng từ tôm, thịt, bắp cải và các nguyên liệu khác, đây là món ăn thích hợp để khai vị, dùng ăn chính hay ăn kèm trong các bữa ăn hàng ngày.
  • Salad đậu hũ: Đậu hũ là loại thực phẩm được lòng rất nhiều người, trong cả thực đơn ăn kiêng đến bữa ăn thông thường. Để nâng tầm những bữa đậu hũ chiên, luộc đơn thuần, bạn có thể biến tấu với salad đậu hũ chua chua, béo béo vừa ăn, chắc chắn sẽ không thực khách nào muốn bỏ lỡ đâu.
  • Salad bơ + dưa chuột: Salad bơ dưa chuột không chỉ thơm ngon mà còn chứa vô vàn những lợi ích cho sức khỏe. Đặc biệt, béo những không ngấy, đầy đủ chất nhưng không béo bụng, món ăn này còn rất thích hợp cho những ngày ăn kiêng hay cuối tuần uể oải đấy.
  • Salad bơ bông cải ngũ sắc: Salad bông cải ngũ sắc là một trong các món salad giảm cân hiệu quả. Bông cải chứa hàm lượng lớn chất chống oxy hóa, ít calo. Nay loại rau này được kết hợp cùng hạnh nhân, dưa gang, xốt mè mang đến món ăn ngon mắt, ngon miệng cho thực đơn ăn kiêng của chị em.

Trên đây là một số loại salad phổ biến nhất để bạn có thể lựa chọn cho gia đình mình. Không chỉ cho bữa ăn thêm ngon miệng, salad còn là món ăn tuyệt vời để bổ sung vitamin và những chất dinh dưỡng cần thiết cho sức khỏe cả nhà.

Chủ đề