Sắm lễ cúng ông táo 2023

Ông công ông táo ngày bao nhiêu là câu hỏi được rất nhiều bà con quan tâm, bởi theo truyền thống của Việt Nam đây là một ngày lễ rất quan trọng. Ngày lễ này sẽ được cúng bái đầy đủ và cẩn thận trước dịp tết Nguyên Đán với hi vọng sẽ chuẩn bị thật tốt cho ông Công ông Táo lên báo cáo việc trong gia đình với Ngọc Hoàng. Hãy cùng xem ngày ông Công ông Táo kỹ hơn trong nội dung bài viết sau đây nhé.

Ông Công ông Táo là ngày lễ gì?

Ngày lễ Ông Công ông Táo là ngày lễ cúng quan trọng vào dịp cuối năm, trước tết Nguyên Đán. Vào ngày 23 tháng Chạp, Táo Quân sẽ cưỡi cá chép bay về trời để trình báo mọi việc lớn nhỏ xảy ra trong gia đình với Ngọc Hoàng. Cho đến đêm Giao thừa, Táo Quân sẽ quay về hạ giới để tiếp tục công việc trông coi bếp lửa của các gia đình. Đây là một nét truyền thống đặc trưng của các gia đình người Việt hàng trăm năm nay. 

Ngày lễ Ông Công ông Táo là ngày lễ cúng quan trọng

Lễ ông Công ông Táo ngày bao nhiêu?

Lễ cúng tiễn ông Công ông Táo sẽ được làm vào ngày 23 tháng Chạp (tức 23/12 âm lịch). 

Tức ngày 25 tháng 01 năm 2022 dương lịch theo lịch Vạn Niên.

Ông Công, ông Táo lên trời báo cáo thỉnh thị Ngọc Hoàng trong 7 ngày từ ngày 23 tháng Chạp đến ngày 30 tháng Chạp, những năm lịch âm không có ngày 30 tháng Chạp thì làm lễ đón ông Công, ông Táo về vào ngày 29 tháng Chạp.

Ông công ông táo 2023 vào ngày nào? Ông công ông táo 2023 ngày bao nhiêu? Theo lịch Vạn niên, ngày 23/12/2020 âm lịch sẽ đúng vào thứ 5 ngày 4 tháng 2 năm 2023 dương lịch.

>> Đọc thêm: Chuẩn bị lễ cúng ông Công ông Táo đơn giản thế nào để sung túc cả năm?

Sự tích ra đời ngày ông Công ông Táo 

Cha ông xưa kể lại, Thần Táo Quân bao gồm “2 ông 1 bà” (gọi chung là Táo Quân hoặc ông Táo). 

Ngày lễ ông Công ông Táo có nguồn gốc từ sự tích dân gian đã rất lâu của người Việt. Kể về gia đình Thị Nhi và Trọng Cao. Hai vợ chồng lấy nhau mãi mà không có con, Trọng Cao vì chuyện này mà cộc cằn, đánh vợ rồi đuổi đi. Thị Nhi sau khi bỏ nhà đi tới xứ khác gặp được Phạm Lang. Hai người gặp nhau lần đầu đã có cả tình, rồi qua thời gian mà kết vợ kết chồng. 

Thần Táo Quân bao gồm “2 ông 1 bà” (gọi chung là Táo Quân hoặc ông Táo)

Về phần chồng cũ là Trọng Cao, sau khi nguôi giận thì bắt đầu ân hận và lên đường tìm kiếm vợ. Nhưng ngày dài đường xa, Cao hết tiền hết gạo phải trở thành kẻ xin ăn dọc đường. Tới ngày nọ, chàng ta xin ăn tới nhà của Thị Nhi. Đúng lúc này Phạm Lang đi vắng, Nhi nhận ra chồng cũ – thấy anh ta rách rưới khổ sở, Thị Nhi động lòng thương cảm vì dù gì cũng đã quãng thời gian phu thê. Nàng mời Cao vào nhà rồi nấu cơm nước đầy đủ. Không may đúng lúc Phạm Lang trở về, nàng đành giấu Cao dưới đống rạ sau vườn để tránh điều thị phi.

Chẳng ngờ đêm ấy, Phạm Lang nổi lửa đốt đống rạ để lấy tro bón ruộng. Thấy chồng cũ bị thiêu chết, Nhi lao mình vào lửa tự vẫn. Phạm Lang cũng vì thương xót vợ mà nhảy vào chết theo. Ngọc Hoàng thương tình 3 kẻ sống có nghĩa có tình nên phong cho làm ba vị đầu rau trông coi việc bếp núc trong nhà. 

Còn ông Công chính là vị thần cai quản đất đai, cũng được người dân tiễn lên chầu trời cùng vào ngày 23/12.  

Ý nghĩa ngày ông Công ông Táo đối với người Việt 

Ông Công ông Táo ngày bao nhiêu? Người dân Việt Nam dù đi xa tới đâu nhưng lễ Tết Nguyên Đán chính là lúc cả nhà quây quần bên nhau không thể thiếu được. Quan niệm của mỗi gia đình Việt mở đầu bằng Tết Nguyên Đán và kết thúc bằng Tết ông Công ông Táo  (tức ngày 23 tháng Chạp). 

Vì vậy, để được ngài Táo Quân phù trợ thì vào ngày này, mỗi gia đình sẽ làm mâm cơm đầy đủ thắp hương đồng thời tậu cá chép để làm lễ tiễn ông Táo về chầu trời rất long trọng. Đến đêm 30 tháng Chạp, ông Táo trở về cùng gia đình bước vào năm mới. Như vậy, hệ thống lễ Tết làm thành một chu trình khép kín, âm dương chuyển hóa cho nhau.

Ông Công ông Táo ngày bao nhiêu? Ý nghĩa ngày ông Công ông Táo đối với người Việt 

Người xưa cũng cho rằng, sau khi nghe Táo Quân bẩm báo, Ngọc Hoàng sẽ căn cứ vào đó để định đoạt, có thể khen thưởng hoặc quở phạt gia chủ. Vì thế, vào ngày 23 tháng Chạp, trước khi Táo quân lên thiên đình, người ta thực hiện nghi lễ cúng ông Táo để các ông “nói tốt“ cho nhà mình, giúp năm tiếp theo được ban cho tài lộc, bình an.

Không những định đoạt may, rủi, phúc họa của gia chủ, sự hiện diện của các vị Táo Quân trong mỗi căn nhà còn ngăn cản sự xâm phạm của ma quỷ vào thổ cư, giữ bình yên cho mọi người trong gia đình.

Ngoài ra, tục cúng ông Công ông Táo cũng khởi nguồn từ bếp lửa, tượng trưng cho sự ấm no, hạnh phúc, cung cấp sự sống cho con người bằng việc sưởi ấm, đun chín thức ăn. Đó cũng là hình tượng trong cõi tâm linh về ông Vua Bếp.

Như vậy Ông Công ông Táo ngày bao nhiêu vào đúng ngày 23/12 Âm Lịch.

Lễ cúng ông Công ông Táo chuẩn bị những gì?

Ông Công ông Táo ngày bao nhiêu? Các gia đình thường chuẩn bị lễ cúng như sau: 

  • Lễ vật cúng ông Công ông Táo truyền thống gồm có mũ ông Công ba cỗ hay ba chiếc: hai mũ đàn ông và một mũ đàn bà. Màu sắc của mũ, áo hay hai ông Công thay đổi hàng năm theo ngũ hành.
  • Ngoài ra, còn chuẩn bị cá chép sống thả trong chậu nước, ngụ ý cá hóa rồng đưa ông Táo về trời. Cá chép sẽ được phóng sinh thả ra ao, hồ, sông…. sau khi cúng.
Mũ ông Công ba cỗ hay ba chiếc: hai mũ đàn ông và một mũ đàn bà
Chuẩn bị cá chép sống thả trong chậu nước, ngụ ý cá hóa rồng đưa ông Táo về trời

Như vậy, bài viết trên đây Mộc Nam Dương đã giúp bạn đọc biết được ông công ông táo ngày bao nhiêu. Ý nghĩa đằng sau ngày lễ ý nghĩa này và cách để chuẩn bị đồ cúng đầy đủ nhất giúp gia đình bạn được phù hộ và nhiều may mắn. 

>> Đọc thêm: Các mẫu bàn thờ gỗ óc chó được người việt tin chọn cho mọi ngôi nhà

Chủ đề