Sáng kiến rèn trẻ kỹ năng tự phục vụ

-->

1. MỞ ĐẦU1.1. Lý do chọn đề tài:Như Bác Hồ kính yêu của chúng ta đã dạy: “Tuổi nhỏ làm việc nhỏ, tuỳtheo sức của mình” Đúng vậy, chúng ta cần phải rèn kỹ năng sống (đặc biệt làkỹ năng tự phục vụ ) cho trẻ ngay từ khi còn nhỏ và bắt đầu từ việc nhỏ nhấtnhư: quét nhà, quét lớp học, kê bàn ghế, tự xúc cơm, tự vệ sinh cá nhân,...Kỹnăng tự phục vụ là một yếu tố quan trọng có thể giúp trẻ tăng cường tính độc lậpvà cảm giác về sự thành công. Dạy cho trẻ biết những kỹ năng tự phục vụ giúptrẻ ý thức được bản thân, đây là cơ hội tốt nhất giúp trẻ nhanh chóng khôn lớnvà trưởng thành trong cuộc sống, trẻ sống có trách nhiệm hơn với chính mình,dạy trẻ biết quan sát và làm theo hướng dẫn của người lớn trong các công việcnhỏ hàng ngày. Chính những việc làm của người lớn thường ngày sẽ được trẻchú ý quan sát và ghi nhớ để thực hiện lại. Vì vậy, ngoài việc nâng cao tính tựtính tự giác, tự lập, trẻ còn tạo dựng được tinh thần tập thể, biết quan tâm vàgiúp đỡ những người xung quanh…Nhưng trong thực tế hiện nay, trong nhiềugia đình, các bậc cha mẹ thường không để cho các cháu nhỏ phải làm gì cả,ngoài việc học tập và vui chơi. Đến trường các cháu cũng vậy. Do đó, việc rènkỹ năng tự phục vụ bản thân cho trẻ trong trường mầm non là việc làm vô cùngcần thiết. Sự tự tin, cách ứmg xử của trẻ và hiểu biết của chúng về thế giới xungquanh phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng môi trường giáo dục mầm non và mốiquan hệ tương hỗ giữa giáo viên và trẻ.Là một giáo viên mầm non công tác chăm sóc giáo dục trẻ cũng là mộtnghề như bao nghề khác trong xã hội hiện nay.Để đạt được hiệu quả công tác cao ở bất cứ nghề nào mỗi giáo viên đềucần có tấm lòng yêu nghề, mến trẻ tận tâm với nghề. Đặc biệt ở lĩnh vực giáodục, liên quan đến hàng vạn con người, những chủ nhân tương lai của đất nướcthì trách nhiệm của người giáo viên càng nặng nề và cao cả. Nói đến nghềnghiệp tất phải có chuyên môn, muốn làm nghề giỏi phải nắm vững chuyênmôn và nghiệp vụ sư phạm, điều mà mỗi cán bộ, giáo viên ai ai cũng biết.Đối với trẻ mầm non, mà đặc biệt là lứa tuổi mẫu giáo bé “điểm khởi đầu”của quá trình hình thành nhân cách con người thì việc giáo dục kỹ năng sốngcho trẻ là quan trọng và rất cần thiết. Bởi trẻ đang chập chững bước những bướcđầu tiên vào đời, đang từng bước “học làm người”. Nếu các kỹ năng sớm đượchình thành thì trẻ sẽ có nhân cách phát triển toàn diện và bền vững.“Trẻ em hôm nay - Thế giới ngày mai”, trẻ em là nguồn hạnh phúc củamỗi gia đình, là tương lai của đất nước, là lớp người kế tục sự nghiệp của chaanh, gánh vác mọi công việc xây dựng và bảo vệ tổ quốc - xã hội chủ nghĩa. Mọitrẻ em sinh ra đều có quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng, tồn tại và phát triển.Khi xã hội ngày càng phát triển thì giá trị con người ngày càng được nhận thứcđúng đắn và được đánh giá toàn diện. Vì một tương lai tươi sáng, trẻ em sẽ trởthành chủ nhân hữu ích của tương lai, thì ngay từ tuổi ấu thơ trẻ phải đượchưởng nền giáo dục phù hợp, hiện đại và toàn diện về mọi mặt: Đức, Trí, Thể,Mỹ.1Chính vì vậy tôi luôn quan tâm tới những biện pháp dạy kỹ năng tự phụcvụ cho trẻ đặc biệt là ở lứa tuổi tôi đang giảng dạy: Lớp mẫu giáo 3 - 4 tuổi. Trẻlớp tôi, ở lứa tuổi này trẻ đã hình thành được một số kỹ năng tự phục vụ nhưngđa số trẻ con dựa dẫm vào người lớn.Qua tìm tòi nghiên cứu, nhận thức sâu sắc ý nghĩa vai trò quan trọng củacác kỹ năng tự phục vụ đối với sự phát triển của trẻ và dựa vào khả năng tự phụcvụ của trẻ tại lớp nên tôi mạnh dạn chon đề tài “Một số kinh nghiệm rèn luyệnkỹ năng tự phục vụ cho trẻ mẫu giáo 3 – 4 tuổi trường mầm non trung thượng”nhằm phát huy tính tự lập cho trẻ mẫu giáo3 - 4 tuổi khu chính trường mầm nonTrung Thượng.Là một giáo viên có nhiều năm công tác trong ngành sư phạm mầm non,có lòng say mê nhiệt huyết với nghề, với mong muốn làm sao để giúp cho trẻ cóđược sự trải nghiệm những kinh nghiệm sống của người lớn từ đó có những kỹnăng cần thiết để có thể vượt qua những khó khăn trong cuộc sống. Trẻ biết vậndụng, biến những kiến thức của mình để giải quyết những khó khăn trong cuộcsống sao cho phù hợp.1.2. Mục đích nghiên cứu đề tài+ Đánh giá thực trạng sự phát triển của trẻ về các mặt như:- Về mặt thể chất.- Về mặt tâm lý.- Về mặt trí tuệ.- Về mặt Các kỹ năng cơ bản cần thiết cho việc tự phục vụ bản thân mình.- Tìm ra các biện pháp giúp trẻ lớp mẫu giáo bé luôn chủ động trong mọicông việc của mình.1.3. Đối tượng nghiên cứu:- Trẻ 3- 4 lớp mẫu giáo bé khu chính Trường Mầm Non Trung Thượng.- Một số biện pháp rèn luyện kỹ năng tự phục vụ cho trẻ.1.4. Phương pháp nghiên cứa:Các phương pháp giúp trẻ lớp mẫu giáo bé rèn luyện kỹ năng tự phục vụ.* Phương pháp nghiên cứu lí luận: Đọc nghiên cứu tổng hợp các tài liệucó liên quan đến vấn đề cần nghiên cứu.* Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:- Phương pháp quan sát trẻ hoạt động.- Phương pháp khảo sát theo phiếu điều tra.- Phương pháp đàm thoại.- Phương pháp trực quan.- Phương pháp trải nghiệm thực hành.2. NỘI DUNG THỰC HIỆN22.1. Cơ sở lý luận về việc thực hiện “Một số kinh nghiệm rèn luyện kỹnăng tự phục vụ cho trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi trường mầm non Trung Thượng”Tạo tính tự lập cho trẻ không phải chỉ có hướng dẫn trẻ tự lo liệu cho bảnthân mà con giúp cho trẻ tự quyết định các vấn đề của mình. Đó cũng là cáchgiúp trẻ vận động suy nghĩ, sáng tạo và tự tin.Tính tự lập được hình thành rất sớm và là một biểu hiện tâm lí có ảnhhưởng trực tiếp đến quá trình hình thành các phẩm chất nhân cách của trẻ. Mộtsố dấu hiệu đáng tin cậy của bắt đầu sự hình thành tính tự lập, đó là nhu cầu tựkhẳng định mình xuất hiện. Trẻ muốn tự làm một số việc trong sinh hoạt hằngngày. Giáo dục tính tự lập trong sinh hoạt hằng ngày mà còn là một trong nhữngđiều kiện quan trọng để hình thành tính tự tin, năng động, sáng tạo, làm cơ sởhình thành các kỹ năng sống sau này cho trẻ.Tuy nhiên hiện nay vẫn còn nhiều phụ huynh chưa nhận thức rõ ràng vềviệc cần dạy kỹ năng cần thiết trong cuộc sống như kỹ năng tự bảo vệ bản thân,tính tự lập, tự tin cho trẻ. Trên thực tế có rất nhiều trẻ thiếu kỹ năng bảo tự vệbản thân và sự mạnh dạn tự tin, tính tự lập: Trẻ sống thụ động, không biết ứngphó trong những hoàn cảnh nguy cấp, không biết cách tự chăm sóc, tự bảo vệbản thân trước nguy hiểm, luôn tìm kiếm sự giúp đỡ của người lớn, hay ỉ lại tấtcả các việc lớn, nhỏ cho bố mẹ, cô giáo. Hơn thế nữa ở lứa tuổi mầm non trẻđang phát triển nhanh và mạnh mẽ cả về thể lực và trí lực cũng như toàn bộ cơthể. Đó là giai đoạn khám phá, trải nghiệm và hình thành những kỹ năng cầnthiết cho cả cuộc đời và luôn có sự mày mò tìm hiểu trong cuộc sống hàng ngày.Trong khi đó trẻ chưa có kinh nghiệm trong việc phòng tránh tai nạn và đảm bảoan toàn cho chính mình dẫn tới trẻ có thể bị mất an toàn bất cứ lúc nào.Vì vậy để hình thành và phát triển tính tự phục vụ cho trẻ nói chung và trẻmẫu giáo 3 - 4 tuổi nói riêng, tôi phối kết hợp với cha mẹ trẻ có những biện phápgiáo dục phù hợp nhằm phát huy khả năng tự phục vụ, làm cơ sở cho sự hìnhthành nhân cách cho trẻ sau này như: thể chất, trí tuệ, tình cảm – kỹ năng xã hội,ngôn ngữ, một số kỹ năng cần thiết cho tính tự phục vụ.2.2. Thực trạng vấn đề khi sử dụng sáng kiến kinh nghiệm2.2.1. Tình hình địa phương:Xã Trung Thượng là một xã miền núi đặc biệt khó khăn thuộc xã vùng135, điều kiện kinh tế, cơ sở vật chất còn nhiều khó khăn, địa bàn của xã rộngnằm rải rác ở các vùng sâu, vùng xa, đa số là người dân tộc thiểu số, xã có 6chòm bản chiếm 99% là người nông dân, 1% là dân buôn bán. Trình độ dân trí,mức sống về vật chất lẫn tinh thần còn hạn chế. Mới mấy năm gần đây đời sốngvà dân trí dần dần phát triển hơn.Tuy xã Trung Thượng còn nhiều khó khăn nhưng các cấp ủy Đảng chínhquyền trong xã luôn quan tâm đúng mức đến công tác giáo dục, đặc biệt là giáodục mầm non. Bên cạnh đó còn có các tổ chức xã hội và tổ chức Tầm nhìn thếgiới cùng Ban giám hiệu nhà trường cũng luôn sát cánh để ủng hộ nhóm lớpchúng tôi trong mọi hoạt động, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho giáo viên chúngtôi hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.32.2.2. Tình hình nhóm lớp.* Thuận lợi:Trường mầm non Trung Thượng nằm trên địa bàn Bản Ngàm, xã TrungThượng, Huyện Quan Sơn,Tỉnh Thanh hóa. Được sự quan tâm giúp đỡ củaPhòng Giáo dục & Đào tạo Quan Sơn, Đảng ủy UBND xã Trung Thượng, banlãnh đạo các chòm bản, các đoàn thể xã hội, tổ chức tầm nhìn thế giới, các bậcphụ huynh trong toàn xã, trường được công nhận trường Mầm non đạt chuẩnQuốc gia mức độ 1. Ngôi trường có khung cảnh sư phạm đẹp, sân chơi rộng rãi,sạch sẽ. Trường được đầu tư nhiều đồ dùng, đồ chơi, các trang thiết bị và cơ sởvật chất phục vụ chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ, được đầu tư tương đối đầyđủ.Năm học 2017 - 2018, tôi được Ban giám hiệu trường mầm non TrungThượng phân công phụ trách lớp mẫu giáo bé (3 - 4 tuổi) tại khu chính. Lớp có 2cô đều tốt nghiệp bằng đạt chuẩn và trên chuẩn.- Lớp mẫu giáo bé tổng số có 32 cháu, trong đó có 17cháu gái và 15 cháutrai. 100% trẻ đúng độ tuổi 3-4 tuổi, 100% trẻ đã học qua lớp nhà trẻ.- Được sự quan tâm của các cấp các ban ngành đoàn thể nhà trường đượccấp một số đồ dùng, đồ chơi ngoài trời cho các cháu vui chơi.- Trường lớp đã được sửa sang, trang trí phù hợp, đẹp mắt và thuận lợicho các cháu hoạt động.- Ban giám hiệu trường luôn sát cánh cùng giáo viên khuyến khích, độngviên chị em phát huy khả năng tìm tòi, sáng tạo, nâng cao chất lượng chăm sócgiáo dục.- Bản thân tôi là một giáo viên trẻ luôn nhiệt tình tâm huyết với nghề, hamhọc hỏi, trau dồi kiến thức, có trình độ nghiệp vụ, chuyên môn vững vàng.- Lớp rộng rãi, thoáng mát, đầy đủ cơ sở vật chất. Nhà trường đầu tư đồdùng, đồ chơi, các trang thiết bị và cơ sở vật chất phục vụ chăm sóc giáo dục trẻtương đối đầy đủ.- Nhiều phụ huynh trẻ rất nhiệt tình quan tâm tới việc học tập của cáccon. Quan tâm ủng hộ và kết hợp chặt chẽ với giáo viên trong việc chăm sóc vàgiáo dục trẻ.* Khó khăn:- Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho giảng dạy, chăm sóc giáo dụctrẻ được đầu tư đầy đủ tuy nhiên nhiều nhiều loại đồ dùng, đồ chơi đã cũ, mẫumã chưa phong phú nên cũng ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động giáo dục củatrẻ.- Sĩ số trẻ của lớp rất đông 32 cháu nên còn gặp khó khăn khi tổ chức cáchoạt động. Khả năng nhận thức của các cháu không đồng đều nhiều cháu khảnăng tự phục vụ còn rất yếu, rụt rè, lúng túng, nhút nhát. Bên cạnh đó lớp cónhiều trẻ trai rất hiếu động nên việc đưa trẻ vào nề nếp còn rất khó khăn. Nhiềutrẻ là con em của các gia đình ở các huyện khác đến tạm trú làm ăn sinh sốngnên mức độ nhận thức của trẻ không đồng đều.4- Một số phụ huynh trẻ làm nghề tự do, buôn bán, bận nhiều công việcnên nhiều khi còn chưa quan tâm chú trọng đến trẻ. Sự phối hợp cùng cô giáorèn nề nếp cho trẻ ở nhà còn hạn chế.- Trẻ bị hưởng bởi cuộc sống phát triển hiện đại như: Internet, tivi, các tròchơi điện tử.....Xuất phát từ những thuận lợi và khó khăn trên, bản thân tôi đã trăn trở suynghĩ để tìm ra những biện pháp giúp trẻ lớp mình rèn luyện kỹ năng tự phục vụ.Vào đầu năm học tôi khảo sát chất lượng kỹ năng tự phục vụ.TT1234567BẢNG KHẢO SÁT KHẢ NĂNG TỰ PHỤC VỤ TRẺ ĐẦU NĂMSÔTỶ LỆ CHƯA TỶ LỆNỘI DUNGĐẠTTRẺ%ĐẠT%Kỹ năng tự cầm ca lấynước uống.3218/3256,21443,8Kỹ năng trẻ tự dọn bátmỗi khi ăn xong.3210/3231,22268,8Lau mặt, rửa tay trước vàsau khi ăn xong.3210/3231,22268,8Tự lấy gối, chăn trước vàsau khi ngủ dậy.3215/3246,81753,2Kỹ năng tự đi giầy, dép.3215/3246,81753,2Kỹ năng tự cởi, mặc, xếpquần áo.329/3228,12371,9Khả năng trẻ tự làm mà32không cần gv nhắc nhở.0032100Bảng 1: kết quả kháo sát khả năng tự phục vụ của các cháu mẫu giáo béVới kết quả khảo sát như trên tôi nhận thấy khả năng tự phục vụ của trẻ là mộtvấn đề mà người giáo viên phải chú trọng. Vì thế tôi luôn trăn trở làm thế nào đểtìm ra những biện pháp hữu hiệu để giờ học của trẻ đạt kết quả tốt.Là giáo viên mầm non người trực tiếp giảng dạy trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi,bản than tôi thấy việc rèn luyện kỹ năng tự phục vụ cho trẻ là rất cần thiết vàquan trọng, xong kết quả kết quả rèn luyện kỹ năng tự phục vụ cho trẻ phụ thuộcrất nhiều vào các yếu tố và nhiều các hoạt động. Vì vậy tôi đã nghiên cứu và đưara một số giải pháp nâng cao chất lượng và hiệu quả của việc rèn luyện kỹ năngtự phục vụ cho trẻ.2.3. Giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề:2.3.1. Giải pháp 1: Khảo sát khả năng tự lập của trẻ.Khi tiến hành thực hiện bất cứ hoạt động nào với trẻ, muốn trẻ của lớpmình đạt được kếtquả tốt nhất, như ý muốn thì người giáo viên cần phải hiểu trẻ,nắm được những đặc điểm cụ thể của từng trẻ. Từ đó mới đưa ra được nhữnggiải pháp hữu hiệu để giáo dục trẻ có hiệu quả.5* Cách làm: Ngay từ đầu năm học tôi và các giáo viên cùng lớp đã chiasố trẻ trên lớp thành 2 tổ. Mỗi cô phụ trách 1 tổ và tiến hành đánh giá trẻ về cácmặt như: Tâm lý, thể chất, các kỹ năng cơ bản cần thiết cho việc tự phục vụ:- Về tâm lý: Thường xuyên trò chuyện, vui chơi, tâm sự với trẻ, trao đổivới phụ huynh của trẻ để hiểu được tính cách cũng như tâm lý của trẻ.- Về thể chất: Phối hợp cùng nhân viên ý tế cân, đo cho 100% trẻ của lớpmình và vào biểu đồ tăng trưởng của từng trẻ.- Các kỹ năng cơ bản cần thiết chuẩn bị cho việc rèn luyện khả năng tựphục vụ: Đánh giá trẻ thông qua các hoạt động học tập, vui chơi, vệ sinh cánhân....2.3.2. Giải pháp 2: Đưa ra những kỹ năng cơ bản, cụ thể phù hợp vớilứa tuổi để dạy trẻ.* Rèn cho trẻ kỹ năng tự phục vụ:Giúp trẻ có những kỹ năng đơn giản như: Biết tự cất đồ dùng cá nhân khiđến lớp, tự biết lấy và cất đồ dùng đồ chơi khi muốn chơi, tự rửa tay trước vàsau khi ăn cơm, kê bàn ghế chuẩn bị bàn ăn, chuẩn bị khăn lau, tự xúc cơm ăn,biết giữ gìn vệ sinh trong khi ăn (không nói chuyện trong khi ăn, ăn không rơivãi, không vứt bỏ thức ăn) khi ăn xong biết lau, dọn bàn ăn, để bát thìa đúng quyđịnh, biết vệ sinh cá nhân,…Khi trẻ đến lớp mầm non thì các trẻ vẫn đang họccách tự chăm sóc mình vì vậy giáo viên cần theo dõi sát sao từng hoạt động củatrẻ để kịp thời khuyến khích và chỉ dạy. Bất cứ lúc nào trẻ thử làm một việc gì,cho dù trẻ có làm được hay không, giáo viên cũng nên biểu dương sự cố gắngcủa trẻ và khuyên cháu thử làm lại một lần nữa. Giáo viên không nên vội giúptrẻ mà điều cần thiết là hướng dẫn trẻ tự làm và cho trẻ có đủ thời gian để tựmình làm những điều này, việc nhanh hay chậm tuỳ thuộc vào mỗi đứa trẻ.Vìthế đừng tạo áp lực với trẻ mà hãy cử xử khéo léo và rèn kỹ năng tự phục vụ bảnthân cho trẻ ở mọi lúc, mọi nơi, trong mọi thời điểm, hình thành cả hành độngvà thói quen cho trẻ trong sinh hoạt.* Rèn trẻ kỹ năng hợp tác:Cô tổ chức và khuyến khích trẻ cùng tham gia các công việc ở lớp theotừng nhóm hoặc theo nhóm đôi như: 4 bạn cùng kê bàn ăn, 3cùng phơi khăngiúp cô giáo, cùng xếp tủ dép…Việc hợp tác trong công việc này, giúp hìnhthành ở trẻ tinh thần đồng đội, trẻ đoàn kết với nhau để hoàn thành tốt công việccủa mình.* Rèn trẻ kỹ năng thể hiện bản thân:Một trong những kỹ năng đầu tiên mà giáo viên cần chú tâm là phát triểnsự tự tin, lòng tự trọng của trẻ. Nghĩa là giúp trẻ tự thể hiện bản thân, luôn luôntự tin trong công việc và có suy nghĩ mình sẽ làm được việc. Kỹ năng sống nàygiúp trẻ luôn cảm thấy tự tin trong mọi tình huống và ở mọi lúc mọi nơi.Khi trẻ thấy rằng mình có thể tự làm việc nào đó, trẻ sẽ trở nên tin tưởngvào khả năng của mình hơn, sẽ cố gắng vượt mọi khó khăn ở mức độ cao nhấtcó thể hoàn thành nhiệm vụ mà không cần sự can thiệp của người lớn.6Trẻ ở độ tuổi nay rất hiếu động, người ta thường nói trẻ lên 3 thời kỳkhủng hoảng về mặt tâm lý. Chính vì vậy trẻ rất thích thể hiện bản thân, khảnăng bản thân mình.* Cách làm:- Qua các giờ đón trẻ, giờ học, giờ ăn, giờ ngủ,vệ sinh, trả trẻ... tôi đưa racác tình huống, các đoạn clip ngắn, các hình ảnh đúng, sai (sưu tầm trên mạng)yêu cầu trẻ nhận xét đưa ra các phương án trả lời hay, đúng nhất.- Ngoài ra trong các hoạt động khác (hoạt động ngoài trời, hoạt độngchiều ) tôi cho trẻ tự lựa chọn và tham gia các hoạt động chơi nhằm phát triểntính tự lập tự tin và khả năng sáng tạo tự phục vụ bản thân của trẻ. Qua sự hướngdẫn làm mẫu của cô.- Ngay từ đầu năm học, tôi luôn nhắc nhở, tạo cho trẻ có thói quen biếtnói ra những điều mình mong muốn. Gần gũi động viên khen ngợi trẻ kịp thờikhi cháu có những hành động mang tính tự lập, tự phục vụ bản thân mình để nêugương cho các bạn cùng lớp, tạo sự hứng thú tìm tòi.. và muốn khẳng định mình.- Việc rèn khả năng lao động tự phục vụ. Từ những việc như tự cất dép,cất ghế, cất sách vở, đồ dùng cá nhân…tôi đều hướng dẫn trẻ, để trẻ tự làm.Hàng ngày, hàng tuần đều có lịch trực nhật, lao động để trẻ có ý thức hoạt độngtập thể.- Vào các hoạt động chiều, tôi chú ý rèn trẻ các kỹ năng lao động vệ sinhnhư gấp chăn, gấp quần áo, rửa tay, lau mặt. Thông qua các giờ dạy trẻ lau mặt,hương dẫn trẻ gấp chăn, gấp quần áo...- Cho trẻ tự nhận xét về một ngày của trẻ. Trẻ kể lại công việc mình làmmột ngày cho cô và các bạn nghe….* Kết quả:- Trẻ lớp tôi rất mạnh dạn tự tin. Tích cực, chủ động tham gia các hoạtđộng. Có ý thức trong mọi hoạt động của trường của lớp:+ Trẻ chủ động hơn khi tham gia các hoạt động, trò chơi, biết rủ nhaucùng chơi, phân vai chơi trong nhóm, sáng tạo các hình thức chơi theo cá tínhcủa trẻ.+ Trẻ có ý thức tự phục vụ bản thân cũng như chấp hành tốt các nội qui,qui định của lớp.+ Trẻ biết tự cất, lấy các đồ dùng cá nhân đúng nơi qui định.+ Trẻ mạnh dạn, tự tin, hay trò chuyện cùng cô và các bạn, nói được suynghĩ của mình.2.3.3. Giải pháp 3: Tổ chức lồng ghép trong các hoạt động và ở mọilúc mọi nơi (đặc biệt trong hoạt động vui chơi, hoạt động lao động, hoạtđộng vệ sinh, hoạt động tập thể vui tươi, lành mạnh trong lớp học, nhàtrường) rèn luyện khả năng tự phục vụ của của bản thân trẻ.Như chúng ta đã biết tâm lý của trẻ mầm non là rất thích nghe hát, kểchuyện, đọc thơ. Nội dung các câu chuyện, bài hát thường có nội dung giáo dụctrẻ rất cụ thể. Chính vì vậy, tôi thường kể chuyện, hát, đọc thơ cho trẻ nghe vàthông qua nội dung các câu chuyện, bài hát, đọc thơ để rèn kỹ năng sống cho trẻ7( Đặc biệt là kỹ năng tự phục vụ cho trẻ). Giúp trẻ tiếp nhận một cách hứng thú,tự nguyện làm công việc mà cô yêu cầu.* Cách làm:- Ví dụ như tôi dạy trẻ hát: “Rửa mặt như mèo” giảng giải cho trẻ hiểunội dung bài hát và đặt câu hỏi trẻ trả lời: bài hát kể về bạn nào? Vì sao bạn bịđau mắt? Để không bị đau mắt các con phải làm gì?...cô giáo dục trẻ thông quabài hát và hướng dẫn trẻ cách rửa mặt thông qua việc lồng ghép trò chơi “bé tậprửa mặt”(Hình ảnh trò chơi bé tập rửa mặt)- Ví dụ khi kể chuyện: “Gấu con bị sâu răng” giáo viên có thể gợi mở hỏitrẻ như: vì sao gấu con bị sâu răng? Gấu đã làm gì?...thông qua truyện giáo dụctrẻ biết giữ gìn vệ sinh, đánh răng hàng ngày. Tôi thường kể chuyện cho bé nghenhững câu chuyện trong “tủ sách bé rèn luyện kỹ năng sống”. Qua những câuchuyện giáo dục đạo đức cho trẻ, giáo dục tình yêu thương gia đình, yêu quêhương đất nước…- Hưởng ứng tích cực phong trào (xây dựng trường học thân thiện - họcsinh tích cực và chuyên đề xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm) vớiyêu cầu tăng cường sự tham gia một cách hứng thú của trẻ trong các hoạt độngcủa nhà trường.8(Hình ảnh cô và trẻ chào mừng ban giám khảo về với hội thi“lấy trẻ làm trung tâm”)- Hưởng ứng các cuộc thi, chương trình tuyên truyền vệ sinh cá nhân tạitrường, các trò chơi giải trí tích cực khác phù hợp với lứa tuổi của trẻ mầm non.Huy động và tạo điều kiện để có sự tham gia hoạt động đa dạng và phong phúcủa cha mẹ trẻ, các tổ chức, cá nhân trong việc giáo dục văn hóa, truyền thống,giáo dục lòng yêu nước cho trẻ.(Hình ảnh cô giáo đang tuyên truyền cách vệ sinh cá nhân cho trẻ)9- Tổ chức các hoạt động có sự tham gia trực tiếp của cha mẹ trẻ cùng hoạtđộng với trẻ sắp đặt đồ, làm một số đồ dùng đồ chơi qua đó rèn luyện cho trẻ kỹnăng làm và sử dụng các đồ dùng.- Giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ thông qua hoạt động vệ sinh vàhoạt động lao động (ngày thứ 4 hàng tuần lớp mẫu giáo bé trực tuần) trẻ tham ranhặt lá cây, lấy chổi, bản hót rác.... sau khi làm xong cô cùng trẻ rửa tay bằng xàphòng. Chiều đến cô cùng một số trẻ tưới hoa…- Thông qua hoạt động cho trẻ rửa tay cô kết hợp cho trẻ cùng đọc bài thơ.Rửa tayMiếng xà phòng nho nhỏEm xát lên bàn tayNước máy đây trong vắtEm rửa đôi bàn tayKhăn lau đây thơ phứcEm lau khô bàn tayĐôi bàn tay be béNay rửa sạch bàn tayTất cả lớp chúng mìnhCùng giơ tay vỗ vỗ10(Hình ảnh cô và trẻ đang rửa tay kết hợp đọc bài thơ “rửa tay”)* Kết quả:- Trẻ rất hứng thú cùng cô tham ra mọi hoạt động.- Thích được cô tuyên dương trước cả lớp về việc làm tốt của mình vềviệc tự phục vụ bản thân mình.- Muốn được cô và các bạn chú ý và khẳng định mình sẽ làm tốt.2.3.4. Giải pháp 4: Tuyên truyền và phối hợp với cha mẹ trẻ để rènluyện kỹ năng tự phục vụ bản thân cho trẻ.Như chúng ta đã biết thời gian trẻ ở trên lớp, trên trường còn nhiều hơn trẻở nhà. Những bài học trẻ được học ở trường giúp trẻ phát triển đúng theo đúngđộ tuổi, giúp trẻ phát triển một cách toàn diện cá về thể chất lẫn tinh thần vànhận thức, giúp trẻ tự tin, mạnh dạn, tích cực và chủ động khi tham gia các hoạtđộng cùng cô và các bạn.Để đạt được kết quả chăm sóc và giáo dục trẻ tốt nhất. Tạo mọi điều kiệntốt nhất cho trẻ được vui chơi, học tập. Cha mẹ có thể giúp trẻ phát triển kỹ năngtự phục vụ bằng cách tạo cơ hội cho trẻ được thực hành nhiều, khuyến khích vàluôn động viên trẻ làm những công việc vừa sức giúp cha mẹ như (nhặt rau, quétnhà, tự vệ sinh cá nhân) trẻ được làm quen với những đồ dùng, vật dụng khácnhau (bộ đồ bếp, bộ đồ ăn, bộ đồ uống). Sự sạch sẽ gọn gàng, một số thói quennề nếp, sự sắp đặt ngăn nắp, ngay ngắn những bộ đồ dùng, vật dụng, thái độ ănuống từ tốn, không vội vã, không khí cởi mở, thoải mái và đầm ấm, những cuộctrao đổi nhẹ nhàng dễ chịu, cung cấp cho trẻ những mẫu hành vi văn hoá, nhữnghành vi đúng, đẹp, văn minh của chính cha mẹ và những người xung quanh trẻ.Tất cả những yếu tố trên sẽ giúp trẻ thói quen tốt để hình thành những kỷ năngtự phục vụ bản thân cho trẻ và ý nghĩa hơn là kỹ năng sống tự lập sau này.Cha mẹ cần phối hợp với giáo viên một cách chặt chẽ và hợp lý. Cha mẹnên tham gia các buổi trao đổi với giáo viên, tham gia các buổi họp của nhàtrường. và tập huấn kỹ năng kỹ luật tích cực cho bậc phụ huynh.* Cách làm:- Thường xuyên trao đổi với phụ huynh về một ngày hoạt động của trẻ ởlớp, những gì trẻ làm được và chưa làm được tôi trao đổi với phụ huynh để cùngnhau đưa ra những biện pháp khắc phục kịp thời. Cũng như lắng nghe phụhuynh trao đổi tình hình của trẻ ở nhà.- Nhà trường đã mở lớp tập huấn kỹ năng kỷ luật tích cực cho bậc phụhuynh.- Tôi luôn tìm tòi trên sách báo về kỹ năng dạy trẻ tự phục vụ theo đúngđộ tuổi làm tài liệu tuyên truyền cho các bậc phụ huynh. Và ở góc tuyên truyềncủa lớp tôi luôn có hình ảnh trẻ đang tự phục vụ như: trẻ lau mặt, rửa tay, đi dép,nhặt rác.... để phụ huynh biết được con mình đã biết làm những công việc đểphục vụ bản thân mà không cần sự giúp đỡ của người lớn.* Kết quả:- Đa số phụ huynh đã nhận thấy vai trò của việc giáo dục tính tự phục vụcho trẻ. Trong đó có 20/32 = 62,5% phụ huynh cho rằng vấn đề dạy trẻ tự phục11vụ là rất quan trọng, 10/32 = 31,2% phụ huynh cho rằng việc này bình thường.Và có 2/32= 6,3% phụ huynh không hề để ý tới và cho rằng trẻ lớn lên trẻ tựbiết.2.3.5. Giải pháp 5: Tạo môi trường trong và ngoài nhóm lớp luônsạch sẽ an toàn nhằm thực hiện nhiệm vụ giáo dục kỹ năng tự phục vụ chotrẻ.- Thực hiện kế hoạch giáo dục, kế hoạch đánh giá trẻ bằng bảng đánh giátrẻ mỗi trẻ có mỗi biểu mẫu đánh giá riêng nhằm giúp giáo viên quan sát ghichép hàng ngày từng chi tiết về sự tiến bộ của trẻ, các mối quan hệ với cô, vớibạn, ghi chép những kỹ năng mà trẻ đạt được trong ngày. Tôi đã trang bị cácbảng thông tin dành cho phụ huynh, xây dựng thư viện cho bé tại nhóm, lớp.Khuyến khích giáo viên, các bậc cha mẹ tăng cường đọc sách cho trẻ nghe.- Thực hiện nghiêm túc các buổi hoạt động vệ sinh và hoạt động lao động(ngày thứ 4 hàng tuần), tổ chức các buổi cho bé cùng cô chăm sóc vườn rau, câyxanh của nhóm lớp.12(Hình ảnh trẻ cùng cô dọn vệ sinh môi trường)2.3.6. Giải pháp 6: Phối hợp với đồng nghiệp nhận thức sâu sắc vềviệc rèn trẻ kỹ năng tự phục vụ cho trẻ.- Giáo viên cần tạo cơ hội để trẻ được tương tác với bạn bè, người lớn,được trải nghiệm thực hành và luyện tập thường xuyên ở trường cũng như ở giađình thông qua các hoạt động phong phú, đa dạng như học tập, vui chơi, laođộng, sáng tạo nghệ thuật,…- Giáo viên cần tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy nhằm khuyếnkhích sự chuyên cần, tích cực của trẻ, giáo viên cần phải biết khai thác phát huynăng khiếu, tiềm năng sáng tạo ở mỗi trẻ. Vì mỗi đứa trẻ là một nhân vật đặcbiệt, phải giáo dục trẻ như thế nào để trẻ cảm thấy thoải mái trong mọi tìnhhuống của cuộc sống.- Việc rèn kỹ năng tự phục vụ bản thân cho trẻ nên bắt đầu từ khi còn nhỏ,ngay từ tuổi mầm non, rèn kỹ năng tự phục vụ bản thân giúp trẻ tự lập, tự tin,tích cực, sáng tạo trong cuộc sống.- Giáo viên thường xuyên liên hệ với phụ huynh để kịp thời nắm tình hìnhcủa trẻ, trao đổi với phụ huynh những nội dung và biện pháp chăm sóc và giáodục trẻ tại nhà, bàn bạc cách giải quyết những khó khăn gặp phải.*Cách làm:- Tôi cùng các đồng nghiệp luôn học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau để đưa ranững biện phát phù hợp với độ tuổi.- Tham khảo trên sách báo điện tử về cách dạy trẻ tự phục vụ theo đúngđộ tuổi- Thông qua buổi sinh hoạt tổ, khối, nhà trường cùng đưa ra ý kiến, thảoluận dạy trẻ tự phục vụ bản thân....- Giáo viên cần tích cực tham gia các lớp học bồi dưỡng chuyên mônnghiệp vụ về giáo dục mầm non. Giáo viên tích cực dạy dự giờ, hội giảng, traođổi chuyên môn với bạn bè, đồng nghiệp để nâng cao trình độ chuyên môn,nghiệp vụ. Giáo viên không ngừng tự học tập, tự bồi dưỡng, đọc tạp chí chuyênsan, tài liệu về giáo dục mầm non để có biện pháp, kỹ năng tốt nhất chăm sócgiáo dục trẻ, có những hiểu biết cần thiết để rèn kỹ năng sống nói chung và kỹnăng tự phục vụ nói riêng cho trẻ.2.4. Hiệu quả đề tài đối với khả năng tự phục vụQua quá trình nghiên cứu đề tài tôi đã đặt ra cho mình những mục tiêucũng như kế hoạch để đạt được kết quả đối với lớp mẫu giáo 3 - 4 tuổi do tôiphụ trách.Với một năm học tôi kiên kiên trì thực hiện “Một số kinh nghiệm rènluyện kỹ năng tự phục vụ cho trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi trường mầm non TrungThượng” đến nay cơ bản trẻ đã biết tự phục vụ bản thân, hàng ngày trẻ có tácphong mạnh dạn và tự tin hơn được thể hiện qua quá trình khảo sát đánh giá khảnăng tự phục vụ của trẻ chất lượng giờ học đã được nâng lên rõ rệt, so với kếtquả ban đầu trẻ mới đến lớp được thể hiện qua bảng khảo sát sau:13BẢNG KHẢO SÁT KHẢ NĂNG TỰ PHỤC VỤ TRẺ CUÔI NĂMSÔTỶ LỆ CHƯA TỶ LỆTTNỘI DUNGĐẠTTRẺ%ĐẠT%Kỹ năng tự cầm ca lấy13232/3210000nước uống.Kỹ năng trẻ tự dọn bát23225/3278,1721,9mỗi khi ăn xong.Lau mặt, rửa tay trước và33232/3210000sau khi ăn xong.Tự lấy gối, chăn trước và43229/3290,639,4sau khi ngủ dậy.5 Kỹ năng tự đi giầy, dép3229/3290,639,4Kỹ năng tự cởi, mặc, xếp63227/3284,4515,6quần áo.Khả năng trẻ tự làm mà73220/3262,51237,5không cần gv nhắc nhở.Bảng 2: kết quả kháo sát khả năng tự phục vụ của các cháu mẫu giáo béNhư vậy sau khi áp dụng những giải pháp, kinh nghiệm rèn luyện kỹ năngtự phục vụ cho trẻ thông qua các hoạt động giáo dục chúng ta thấy mức độ đạtđược trên trẻ đã tăng lên rõ rệt. Điều đó khẳng định một điều rằng các giải phápđược sử dụng là đúng đắn và đem lại hiệu quả tốt trong quá trình giáo dục, đâylà một kết quả rất đáng mừng.Kết quả như trên tuy chưa thực sự toàn diện những cũng là niềm khích lệrất lớn với tôi, là kết quả thu được sau một năm thực hiện “Một số kinh nghiệmrèn luyện kỹ năng tự phục vụ cho trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi trường mầm nonTrung Thượng”. Qua một năm thực hiện rèn luyện kỹ năng tự phục vụ cho trẻmẫu giáo 3 - 4 tuổi tôi đã đạt được kết quả đáng mừng. Không riêng gì bản thântôi mà việc rèn luyện kỹ năng tự phục vụ cho trẻ còn là công việc thường ngàycủa các đồng nghiệp và trường mầm non Trung Thượng chúng tôi. Từ đó bảnthân tôi rút ra một số kinh nghiệm về việc rèn luyện kỹ năng tự phục vụ cho trẻmẫu giáo 3 - 4 tuổi đạt kết quả tốt.* Về phía trẻ: Trải qua một quá trình rèn luyện, bằng các biện pháp khácnhau trẻ được thực hành, trải nghiệm, được tự thỏa mãn nhu cầu tự phục vụ bảnthân trẻ, tôi thấy học sinh lớp tôi rất hứng thú tham gia các hoạt động của lớp vàđặc biệt trẻ mạnh dạn, tự tin hơn rất nhiều, không cần cô giáo phải nhắc nhởnhiều mà trẻ tự phục vụ mình một cách thiết yếu ( bảng 2).* Về phía cô giáo: Sau quá trình cùng trẻ học tập rèn luyện kỹ năng cơ bảnđể phục vụ bản thân trẻ. Tôi thấy trẻ của lớp mình rất tự lập đã có những kỹnăng cần thiết nhất cho bản thân trẻ. Chính vì vậy trẻ hứng thú, tự tin và mạnhdan hơn rất nhiều khi tham gia các phong trào của lớp cũng như của nhà trường.3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHI143.1. Kết luận:Qua việc rèn luyện một số kỹ năng tự phục vụ bản thân trẻ, sẽ giúp trẻhình thành một số thói quen và thái độ tốt với công việc, dạy bé các bài học cógiá trị về cuộc sống, không phải mọi thứ đều có sẵn mà phải do con người laođộng làm nên.Hình thành cho trẻ kỹ năng tự phục vụ bản thân một cách tốt nhất, cha mẹvà giáo viên cần luôn bên cạnh để khuyến khích động viên trẻ, tránh để mất thóiquen tự phục vụ ở trẻ. Người lớn không làm hộ trẻ mà cần tạo cơ hội cho bé làmđể hình thành ở bé ý thức và suy nghĩ “con có thể tự làm được”, tin tưởng bé vàcho bé tự làm, dù lúc đầu có thể là chưa đúng, có sai sót nhưng dần bé sẽ tựphục vụ được bản thân.Trong quá trình rèn luyện một năm học thực hiện theo các hình thức đó tôithấy đã đạt được hiệu quả rõ rệt. Đặc biệt, với những hình thức tôi đã nghiên cứavà đưa ra, trẻ nhận thức rất nhanh và biết ứng dụng trong cuộc sống thông quaviệc trẻ được trải nghiệm trong hoạt động học tập, vui chơi, lao động và vệ sinh.Từ đó, tạo cho trẻ sự mạnh dạn, tự tin. Thông qua việc trẻ được thảo luận, suynghĩ tìm ra cách giải quyết đã giúp trẻ phát triển ở nhiều mặt: Trẻ phát triểnđược các kỹ năng phán đoán, suy luận, biết đưa ra quyết định của mình. Bêncạnh đó, ở các lĩnh vực trẻ cũng có những tiến bộ rõ rệt.3.2. Kiến Nghị :- Qua quá trình nghiên cứu tôi xin có những kiến nghị sau:- Tạo điều kiện bổ sung những tài liệu tham khảo, trang thiết bị mầmnon và đồ dùng phục vụ trong công tác rèn luyện kỹ năng tự phục vụ cho trẻ- Mở các lớp tập huấn về kỹ năng tự phục vụ cho trẻ ở mọi lứa tuổi.Trên đây là toàn bộ những hiểu biết của tôi về đề tài này, rất mong đượcsự ủng hộ góp ý một cách chân thành của hội đồng khoa học sáng kiến kinhnghiệm các cấp để tôi hoàn thiện hơn những hiểu biết của mình.Tôi xin chân thành cảm ơn!XÁC NHẬN CỦATrung Thượng, ngày 20 tháng 04 năm 2018THỦ TRƯỞNG ĐƠN VITôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết,không sao chép nội dung của người khác.Người viết sáng kiến kinh nghiệmMạc Thị Duyến15

Page 2

-->

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆMĐề tài: MỘT SỐ KINH NGHIỆM "LÀMĐỒ DÙNG LÀM QUEN VỚI TOÁN CHOTRẺ MẪU GIÁO 5 - 6 TUỔI"Giáo viên: Hoàng Thị NhưI. ĐẶT VẤN ĐỀ.Trong chương trình giáo dục trẻ mầm non, môn học là quen với toán cho trẻ mẫugiáo 4 - 5 tuổi, đóng vai trò quan trong trong việc cung cấp những kiến thức banđầu cho trẻ trước khi vào trường tiểu học. Nếu ngay từ khi học mẫu giáo, trẻ đãnắm vững được những khái niệm đơn giản về số lượng, kích thước, hình dạng,đinh hướng không gian, thì sau này trẻ sẽ vững vàng, tự tin khi tiếp nhận các kiếnthức của môn toán học ở lớp 1.Trong quá trình cho trẻ làm quen với toán ở lớp mẫu giáo, giáo viên là ngườihướng dẫn, gợi mở, tổ chức cho trẻ là quen và thực hành trên các đồ dùng học tậpnhằm hình thành và phát triển các thao tác tư duy như: So sánh, phân tích, tổnghợp... góp phần phát triển nhân cách toàn diện cho trẻ. Bên cạnh đó giáo viên cầnthực hiện phương pháp dạy học theo hình thức đổi mới phương pháp dạy và họcnhư: Lồng ghép, tích hợp các nội dung giáo dục một cách phù hợp để đạt đượchiểu quả cao nhất trong học tập.Trong quá trình hướng dẫn trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi làm quen với toán tôi nhận thấy:Muốn cho trẻ học tập đạt kết quả cao thì vấn đề đồ dùng đồ chơi phục vụ cho tiếthọc làm quen với toán phải được coi trọng vì đặc điểm tư duy của trẻ mẫu giáomang tính trực quan hành động hay nói cách khác muốn tiếp thu được kiến thức thìtrẻ phải được thực hành, hoạt động với các đồ vật đồ chơi. Việc trẻ biết tự tay làmra những sản phẩm cho giờ học sẽ giúp trẻ biết trân trọng, giữ gìn, yêu quý đồdùng đồ chơi và cảm thấy hứng thú khi tham gia vào các tiết học. Như vậy, đồdùng đồ chơi có ý nghĩa rất quan trọng trong giờ học làm quen với toán của trẻ.Tôi đã đọc tài liệu, học hỏi kinh nghiệm, suy nghĩ và tìm tòi để làm và khai thácđược nhiều ưu thế cảu đồ dùng dạy toán cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi. Sau đây, tôixin trình bày kinh nghiệm của mình với đề tài "Một số kinh nghiệm làm đồ dùnglàm quen với toán cho trẻ lứa tuổi 5 - 6 tuổi". Phạm vi thực hiện đề tài này là lớpmẫu giáo Đồng Tâm 1 Trường Mầm Non Tuổi Thơ.II. GIẢI QUYẾT VẪN ĐỀ.1. Đặc điểm tình hình lớp.a. Thuận lợi.- Bản thân được đào tạo chính quy đã qua 10 năm kinh nghiệm thực tế (Trong đócó 3 năm trực tiếp giảng dạy học sinh ở vùng thuận lợi).- Đã được tham gia dự giờ học hỏi kinh nghiệm trong các tiết dạy mẫu của trường,của Phòng giáo dục, nên cũng đã học tập được một số kinh nghiệm trong phươngpháp giảng dạy bộ môn Làm quen với toán.- Được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Phòng Giáo dục và sự quan tâm tạo điềukiện của Ban giám hiệu về cơ sở vật chất.- Được sự quan tâm của phụ huynh đến việc học của con em mình.b. Khó khăn.- Môn Làm quen với toán là một môn học khó, đòi hỏi sự chính sác, khoa học vàđòi hỏi giáo viên phải nắm vững phương pháp môn học, linh hoạt, sáng tạo khi tổchức các hoạt động cho trẻ Làm quen với toán.- Khi làm đồ dùng đồ chơi giáo viên cần phải tính toán nhiều đến kinh phí và hiệuquả sử dụng. Nguyên vật liệu làm đồ dùng dạy học đắt khó tìm.- Số lượng đồ dùng đồ chơi của các công ty sản xuất để phục vụ cho môn Làmquen với toán có ít, đơn sơ, giá thành cao.- Trong lớp còn một số trẻ 4 tuổi việc tiếp thu bài của trẻ còn hạn chế, thiếu hệthống nên ảnh hưởng đến chất lượng học tập.2. Các biện pháp.- Từ những thuận lợi và khó khăn trên, tôi đã đề ra một số biện pháp cụ thể nhưsau:a. Nghiên cứu nội dung bài dạy để làm đồ dùng, đồ chơi học tập của cô và trẻcho phù hợp với đề tài.- Như chúng ta đã biết, đặc trưng của môn học Toán là tính chính xác và khoa học.Mỗi tiết học cung cấp cho trẻ một kiến thức khác nhau và đỏi hỏi phải có những đồdùng đồ chơi khác nhau, phù hợp với nội dung và hình thức tổ chức tiết học.- Ví Dụ: Trong bài dạy "Cho trẻ làm quen với các khối Khối vuông, khối trụ, khốichữ nhật, khối cầu tôi đã đưa ra trò chơi "Tìm nhà" ở phần trò chơi luyện tập. Đểđáp ứng trò chơi này, trước đó tôi đã sưu tầm một số nguyên vật liệu có dạng cáckhối cần dạy như: Vỏ hộp, thùng, lon bia, bóng nhựa... và làm những ngôi nhà cógắn các khối để trẻ về đúng nhà, và kết quả là trẻ tham gia trò chơi rất hứng thú.b. Khi làm đồ dùng cho trẻ Làm quen với toán phục vụ cho một nội dung dạygiáo viên phải suy nghĩ, tìm tòi để làm ra những cặp đồ dùng đồ chơi có mốiquan hệ lôgíc, hợp lý.- Như vậy giáo viên mới có thể cung cấp được những kiến thức chính xác, khoahọc và phù hợp.- Ví dụ: Khi dạy trẻ bài "Số 6 - tiết 1" tôi đã chọn cặp đối tượng thỏ và cà rốt đểdạy trẻ lập nhóm đối tượng có số lượng 6, tôi chọn cặp đối tượng trên với lý donhư sau: Thỏ và cà rốt có mỗi quan hệ lôgic với nhau: Thỏ thích ăn cà rốt. - Trẻ đang lập số lượng 6 với cặp đối tượng thỏ và cà rốt.c. Khuyến khích trẻ làm một số đồ dùng học tập cùng cô.- Công việc này tuy đơn giản nhưng có giá trị rất lớn.- Khắc sâu kiến thức toán mà trẻ đã học trên tiết học.- Củng cố kỹ năng tạo hình của trẻ.- Tạo sự hứng thú cho trẻ khi được sử dụng những đồ dùng do mình làm ra trongtiết học.- Giáo dục trẻ ý thức biết trân trọng và giữ gìn sản phẩm do chính mình làm ra.- Cung cấp thêm đồ dùng học tập cho lớp.- Ví dụ:+ Để phục vụ cho các tiết học về số lượng tôi đã tổ chức cho trẻ vẽ các đồ vật, convật... Sau đó tôi sẽ lưu lại một số bức tranh đẹp, cắt dán những chi tiết cần thiết rồibồi lên bìa cứng để trẻ sử dụng trong tiết học.+ Để trẻ dễ liên hệ số lượng với các khối đã học, tôi đã tận dụng những ngày sinhnhật của trẻ, cho trẻ gói quà tặng nhau bằng các khối do do cô và trẻ sưu tầm để trẻquan sát và nhận xét (Số lượng các khối bằng tháng sinh của trẻ).+ Trong bài tập đo đồ dùng bằng các đồ dùng khác nhau, tôi và trẻ làm một số đồdùng để đo độ dài của các đối tượng như: Vẽ tô màu, cắt theo hình bông hoa, bàntay, bàn chân... rồi dùng các đồ dùng này làm thước đo chiều dài của các đốitượng.- Trẻ thích thú với đồ dùng do cô và trẻ làm ra.d. Ngiên cứu làm đồ dùng dạy học sao cho một đồ dùng có thể cung cấp chotrẻ nhiều kiến thức khác nhau, sử dụng cho nhiều hoạt động.- Khi đó một đồ dùng hcoj tập sẽ có hiệu quả sử dụng rất lớn, không chỉ là đồ dùngdạy học của môn làm quen với toán và có thể sử dụng cho nhiều môn học và cáchoạt động khác. Việc khai thác tối đa tính năng của các đồ dùng học tập sẽ tiếtkiệm được rất nhiều chi phí làm đồ dùng học tập sẽ tiết kiệm được rất nhiều chi phílàm đồ dùng học tập đồ chơi cho lớp và tiết kiệm được thời gian.- Ví dụ: Tôi làm một bảng tổng hợp bằng bìa A0, trên đó có dán hình ảnh các convật được gắn bằng các miếng dính có thể thay đổi số lượng và vị trí khi sử dụngphù hợp với mục đích giảng dạy khác nhau như: + Dạy trẻ đình hướng không gian: Trên - Dưới - Trước - Sau - Phải - Trái.+ Dạy trẻ về tập hợp, số đếm.+ Dạy trẻ về hình dạng.+ Dạy trẻ về kích thước.e. Tận dụng các nguyên vật liệu dễ kiếm, rẻ tiền để làm đồ dùng dạy học.- Việc tận dụng những nguyên vật liệu dễ kiếm, rẻ tiền để làm đồ dùng giúp giáoviên vừa có điều kiện tiết kiệm chi phí làm đồ dùng đồ chơi vừa có thể phối hợpcùng phụ huynh trong việc chăm sóc giáo dục trẻ (Phụ huynh đóng góp ủng hộgiáo viên các phế thải như: Chai, lọ...).- Tuy nhiên khi lựa chọn nguyên vật liệu để làm đồ dùng đồ chơi tự tạo của mônLàm quen với toán cần chú ý:+ Lựa chọn những nguyên vậy liệu sạch, đảm bảo an toàn.+ Tận dụng những nguyên vật liệu phổ biến, rẻ tiền.+ Nguyên vật liệu dễ vận động được từ phụ huynh học sinh đóng góp.+ Vật liệu có màu sắc đẹp, có kích thước phù hợp vừa phải với tầm tay trẻ.- Ví dụ: Tôi dùng lịch cũ để cho trẻ làm quen với các khái niệm về thời gian và cácsố tự nhiện, dùng bìa, cốc nhựa, giấy màu, bút màu, vải vụn để làm búp bê các loạicho trẻ học về số lượng, chiều cao, kích thước...f. Các đồ dùng cho trẻ Làm quen với toán do giáo viên làm phải đảm bảo tínhthẩm mỹ, an toàn trong sử dụng và có độ bền cao.- Như chúng ta đã biết, đặc trưng của trẻ mầm non là thích khám phá. Vì thế đồdùng đồ chơi làm ra phải đảm bảo an toàn, không gây thương tích cho trẻ, không bịbiến hình, hư hỏng khi trẻ sử dụng. Và đặc biệt nếu các đồ dùng đồ chơi đẹp mắtthì trẻ sẽ rất hứng thú với tiết học.- Khi làm đồ dùng dạy học tôi thường phối kết hợp nhiều màu sắc để tạo ra đồdùng đẹp, sinh động, hợp với sở thích của trẻ. Chất liệu làm đồ dùng bền, đẹp, giáthành thấp, hiệu quả sử dụng có giá trị cao như xốp màu. Chính vì vậy tôi thườngsử dụng xốp màu để làm ra đồ dùng đồ chơi phong phú cho trẻ.g. Sử dụng các đồ dùng đồ chơi Làm quen với toán do cô và trẻ làm ra đểtrang trí lớp tạo môi trường học Toán cho trẻ.- Các đồ dùng đồ chơi làm quen với toán do cô và trẻ làm ra không chỉ được sửdụng trong giờ học toán mà còn được tôi sử dụng để trang trí lớp, làm đồ dùng đồchơi cho góc "Bé làm quen với Toán". Như vậy trẻ được ôn luyện và củng cố kiếnthức về môn học toán ở mọi lúc mọi nơi. trong các thời điểm khác nhau như:Trong giờ đón trẻ, giờ hoạt động vui chơi, giờ trả trẻ. - Ví dụ: Tôi dùng giấy bìa cứng để làm bàn cờ cho trẻ chơi trong giờ vui chơi như: + Bàn cờ nhận màu.

Page 3

Video liên quan

Chủ đề