Sau khi tiêm vaccine bao lâu thì được ăn trứng

Thông tin không nên ăn trứng sau khi tiêm vaccine COVID-19 đã khiến nhiều người băn khoăn. Vậy điều này có đúng không và nên ăn gì sau tiêm vaccine COVID-19?

Tránh ăn gì sau tiêm vaccine COVID-19 là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm trong thời gian gần đây. Từ đó, nhiều thông tin về các loại thực phẩm, thức uống mà người sau tiêm vaccine COVID-19 không nên ăn được lan truyền, người này mách người kia như: kiêng ăn trứng, kiêng uống cafe...

Có nên kiêng ăn trứng sau tiêm vaccine COVID-19?

Sau tiêm vaccine COVID-19, có thể ăn được tất cả các loại thực phẩm mà chúng ta không bị dị ứng. Đặc biệt, nên duy trì một chế độ ăn lành mạnh với đầy đủ các chất dinh dưỡng.

Chất đạm là một yếu tố rất cần thiết để hệ miễn dịch của con người hoạt động hiệu quả sinh ra kháng thể. Vì vậy, sau khi tiêm vaccine COVID-19, cần đảm bảo một chế độ dinh dưỡng đầy đủ thịt, cá, trứng, sữa, tinh bột, rau xanh, trái cây… để có được một sức khỏe thật tốt, khi đó hệ miễn dịch mới hoạt động hiệu quả và tạo ra đáp ứng miễn dịch bảo vệ khỏi nguy cơ mắc bệnh.

Tuy nhiên, sau khi tiêm vaccine COVID-19, một số người sẽ có các phản ứng khó chịu như sốt, đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy, nổi hạch… Do đó, nên ưu tiên sử dụng những thực phẩm dễ tiêu như cháo, súp…

Ngoài ra, mọi người có thể uống nước lá tía tô, ăn cháo với tía tô rất hiệu quả với phản ứng sốt sau tiêm vaccine COVID-19.

Sau khi tiêm vaccine bao lâu thì được ăn trứng
Sau tiêm vaccine không cần phải kiêng ăn trứng.

Nên ăn gì sau tiêm vaccine COVID-19?

Để hỗ trợ tốt nhất cho hệ thống miễn dịch sau khi tiêm chủng, đặc biệt là khi có tình trạng sốt sau tiêm vaccine COVID-19 nên ưu tiên ăn các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng và kháng viêm. Có thể lựa chọn các loại thực phẩm như:

1. Cá

Cá có đặc tính chống viêm và rất giàu chất béo omega-3 giúp tăng cường khả năng miễn dịch.

2. Thịt gà

Thịt gà là một nguồn thực phẩm giàu protein và có đặc tính chống viêm. Ngoài ra, thịt gà rất thích hợp cho những người bị đái tháo đường và tăng huyết áp. Có thể ăn 2-3 lần/tuần sau khi tiêm phòng.

3. Trứng

Trứng là nguồn cung cấp protein dồi dào và chứa các axit amin thiết yếu giúp tăng cường khả năng miễn dịch.

4. Ngũ cốc nguyên hạt

Sau tiêm vaccine COVID-19 nên bổ sung thêm các loại thực phẩm nguyên hạt có nhiều vitamin, khoáng chất, tốt cho sức khỏe như: bánh mì nguyên hạt, yến mạch, gạo lứt, ngô…

5. Bổ sung thêm vi chất

Những vi chất được xác định là thiết yếu trong quá trình phát triển và hoạt động của các tế bào miễn dịch bao gồm vitamin C, vitamin D, A, E, B6, kẽm, selenium, sắt và chất đạm (gồm axit amin Glutamine). Các nhóm chất này hoạt động như chất chống ôxy hóa để bảo vệ tế bào khỏe mạnh và hỗ trợ việc phát triển cũng như các hoạt động của tế bào miễn dịch và sản sinh kháng thể. Thiếu một trong các chất dinh dưỡng này có thể thay đổi hệ miễn dịch.

Những thực phẩm có nhiều các loại vitamin và khoáng chất này là gan gà, gan lợn, gan bò, gan cá, lòng đỏ trứng, cá, hải sản, sữa...

Các loại rau củ như: Gấc, đu đủ, xoài, rau ngót, rau dền cơm, rau mùi tàu, rau dền, rau đay, rau mồng tơi, hành hoa, đậu tương, giá đỗ, vừng lạc, mầm lúa mạch, dầu hướng dương, dầu ôliu…

Sau khi tiêm vaccine bao lâu thì được ăn trứng
Ngũ cốc nguyên hạt tốt cho người sau tiêm vaccine.

6. Ăn nhiều rau xanh và trái cây

Những thực phẩm như rau xanh, nghệ, tỏi, hành tây có nhiều dưỡng chất, đồng thời cũng có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch. Nên ăn nhiều trái cây tươi hay uống nước trái cây giàu vitamin C, A (như cam, dâu, táo, chanh …).

Chế độ ăn giàu chất xơ thực vật với đa dạng trái cây, rau xanh, hạt nguyên cám và rau củ cũng góp phần hỗ trợ sự phát triển và duy trì hệ vi khuẩn có lợi cho đường ruột. Hệ lợi khuẩn đường ruột được chứng minh giữ vai trò quan trọng trong hoạt động của hệ miễn dịch của cơ thể.

Nếu buồn nôn và chán ăn sau tiêm, không nên bỏ bữa, nên ăn thực phẩm mềm, dễ tiêu hóa như súp gà, cháo thịt băm, đậu xanh... hay thay thế bằng một ly sữa và chia nhỏ bữa ăn. Không vì bị sốt sau tiêm vaccine COVID-19 mà chán ăn, bỏ ăn, cần cố gắng duy trì chế độ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng.

Thấy bảo trước khi tiêm cúm phải kiêng lòng đỏ trứng gà phải không bác sĩ? Sau khi tiêm xong thì bao lâu bé có thể ăn được nhỉ? Bé nhà mình chỉ thích ăn trứng mới chết chứ.

Nguyễn Thị Phương Thảo (1989)

Chào bạn,

Vắc xin phòng cúm được nuôi cấy trên lòng đỏ trứng gà , nên dị ứng nặng với trứng sẽ không tiêm được vắc xin phòng cúm.

Vì vậy cần cho trẻ ăn thử lòng đỏ trứng gà trước khi tiêm cúm lần đầu để loại trừ nguy cơ dị ứng.

Vì vậy, tiêm vắc xin phòng cúm trẻ không cần phải kiêng ăn trứng sau tiêm.

Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Hải Hà - Trưởng Đơn nguyên vắc-xin - Khoa Ngoại trú Nhi, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City.

Các loại vắc-xin cho trẻ đang có mặt ở Vinmec

XEM THÊM:

BS Trương Hữu Khanh - Nguyên Trưởng khoa Nhiễm - Thần kinh Bệnh viện Nhi đồng I, TP.HCM, Cố vấn chuyên môn Hệ thống tiêm chủng VNVC

Chào bạn,

Thứ nhất, đây là quan niệm hoàn toàn sai. Việc ăn trứng không ảnh hưởng gì đến việc tiêm vaccine, vì trong vaccine Covid-19 không có bất cứ thành phần gì liên quan đến trứng.

Chỉ có vaccine cúm mới có mối liên hệ với trứng, vì có thành phần được làm từ phôi gà. Mọi người cứ nghĩ virus Covid-19 này giống với chủng virus cảm cúm, nhưng thực tế, đây là hai loại virus hoàn toàn khác nhau. Kết luận, trứng không có bất cứ mối liên hệ nào với vaccine phòng Covid-19. Chúng ta có thể ăn trứng bình thường, không cần kiêng cử khi có kế hoạch tiêm vaccine phòng Covid-19.

Chúc bạn nhiều sức khỏe. Trân trọng!

Chào bác sĩ, em nghe mọi người truyền tai nhau trước và sau khi tiêm vaccine Covid-19 không được ăn trứng. Xin hỏi đúng hay sai? (Bình Nguyên, 23 tuổi, Hà Nội)

Chào anh/chị,

Thứ nhất, đây là quan niệm hoàn toàn sai. Việc ăn trứng không ảnh hưởng gì đến việc tiêm vaccine, vì trong vaccine Covid-19 không có bất cứ thành phần gì liên quan đến trứng. Chỉ vaccine cúm mới có mối liên hệ với trứng vì có thành phần được làm từ phôi gà.

Nhiều người cứ nghĩ virus Covid-19 này giống với chủng virus cảm cúm nhưng thực tế đây là hai loại virus hoàn toàn khác nhau. Kết luận, trứng không có bất cứ mối liên hệ nào với vaccine phòng Covid-19. Chúng ta có thể ăn trứng bình thường, không cần kiêng cử khi có kế hoạch tiêm vaccine phòng Covid-19.

ThS Nguyễn Diệu Thúy
Trợ lý Giám đốc Y khoa, Hệ thống tiêm chủng VNVC

Đây là quan niệm hoàn toàn SAI. Việc ăn trứng không ảnh  hưởng đến tiêm vắc-xin. Bởi trong vắc-xin Covid-19 không có bất kỳ thành phần gì liên quan đến trứng. Vắc-xin cúm có mối liên hệ với trứng, vì thành phần được làm từ phôi gà. Mọi người cho rằng virus Sars-Cov-2 này giống với chủng virus cảm cúm. Tuy nhiên, đây là 2 loại virus hoàn toàn khác nhau. Vì vậy, trứng không có bất cứ mối liên hệ nào với vắc-xin phòng Covid-19. Chúng ta có thể ăn thực phẩm này bình thường, không cần kiêng khi có kế hoạch tiêm vắc-xin.

Sau khi tiêm vắc-xin Covid-19, bạn có thể bị sốt, đau đầu, buồn nôn, đau cơ, khớp, đau vị trí tiêm, nóng, ngứa, mệt mỏi, bồn chồn, ớn lạnh,…Để tăng sức đề kháng cho cơ thể và nhanh phục hồi, ngoài chế độ chăm sóc, theo dõi và nghỉ ngơi hợp lý, cần phải có chế độ dinh dưỡng đầy đủ và lành mạnh.

Thực phẩm nên ăn:

Sau khi tiêm vắc xin thường có các dấu hiệu đau sốt, vì thế việc bổ sung nước cho cơ thể lại càng có vai trò quan trọng, đặc biệt là vào những ngày nắng nóng. Khi uống nước, nên uống từ từ và chia nhỏ lượng nước cần uống. Các loại nước hoa quả có thể uống bổ sung như nước chanh, nước cam, nước bưởi ép  để cung cấp thêm vitamin C, A cần thiết cho cơ thể.

Cá rất giàu chất dinh dưỡng, chứa nhiều vitamin và khoáng chất thiết yếu cho cơ thể: Vitamin A, D, magie, kẽm…. Đặc biệt, một số loại cá chứa lượng lớn omega-3: Cá hồi, cá thu, cá trích, cá mòi… có tác dụng chống viêm, tăng cường hệ miễn dịch. Vì vậy nên ăn tăng cường ăn cá, ít nhất 3 lần/tuần.

Vitamin A là một vi chất dinh dưỡng quan trọng, tham gia vào nhiều chức năng trong cơ thể. Vitamin A giúp tăng cường hệ miễn dịch, tham gia vào biệt hóa tế bào miễn dịch. Đồng thời, vitamin A cũng có vai trò trong bảo vệ sự toàn vẹn của da, niêm mạc đường tiêu hóa, hô hấp là những hàng rào đầu tiên ngăn cản mầm bệnh. Thực phẩm giàu vitamin A: Gấc, khoai lang, bí đỏ, cà rốt, ớt chuông, rau bina, xoài, bông cải xanh, dầu gan cá…

  • Thực phẩm giàu vitamin C, E

Vitamin C là chìa khóa cho sự tăng trưởng và hoạt động hàng ngày của hầu hết các mô cơ thể. Cả vitamin C và vitamin E đều được biết đến với vai trò chất chống oxy hóa mạnh của cơ thể, có tác dụng bảo vệ sự nguyên vẹn của tế bào, làm tăng sức đề kháng cho cơ thể. Vitamin C có nhiều trong hoa quả tươi và rau xanh, bao gồm: Bưởi, chanh, cam, ổi, dâu tây, kiwi, đu đủ, bông cải xanh, bông cải trắng, ớt chuông, rau ngót, rau cải,… Vitamin E có nhiều trong các thực phẩm nguồn gốc tự nhiên như đậu tương, giá đỗ, vừng lạc, mầm lúa mạch, dầu hướng dương, dầu ô-liu và các loại rau có lá màu xanh đậm.

Vitamin D có vai trò quan trọng đối với hệ miễn dịch, thiếu hụt vitamin D có thể dẫn đến rối loạn điều hòa phản ứng miễn dịch của cơ thể. Nguồn thực phẩm giàu vitamin D: Cá, trứng, sữa…

Kẽm là một vi khoáng cần thiết cho cơ thể, có vai trò xúc tác và cấu trúc cho rất nhiều enzym chuyển hóa trong cơ thể. Kẽm có vài trò tăng cường miễn dịch, giúp vết thương mau lành, giúp duy trì vị giác và khứu giác. Thực phẩm giàu kẽm: Sò, hàu, tôm, cua biển, ghẹ, ngũ cốc nguyên hạt…

Sau khi tiêm vắc xin COVID -19 người có thể mệt mỏi, sốt, sưng đau và chán ăn, vì vậy nên ăn các thức ăn mềm, dễ tiêu hóa như súp gà, cháo đậu xanh thịt băm… uống nhiều nước, nước ép hoa quả và chia nhỏ bữa ăn.

Thực phẩm nên tránh: Rượu

Hệ thống phòng khám quốc tế CarePlus cung cấp DỊCH VỤ TIÊM NGỪA TRỌN GÓI CHO TRẺ 0-6 THÁNG, bao gồm đầy đủ các loại vắc-xin cần thiết theo phác đồ tiêm chủng khuyến cáo để bảo vệ con khỏi các bệnh nguy hiểm và nhiều đặc quyền ưu đãi cho bố mẹ.

  • Tặng 1-2 lần khám tư vấn từ xa với bác sĩ (trị giá 300,000đ/lần) và gấu teddy cho bé;
  • An tâm được nhắc hẹn và đặt lịch nhanh chóng;
  • Không chịu ảnh hưởng của việc tăng giá vắc-xin hoặc hết vắc-xin ngay cả khi tình trạng khan hiếm vắc-xin có thể xảy ra;
  • Hỗ trợ thanh toán trả góp linh hoạt lãi suất 0%

CarePlus sử dụng nguồn vắc-xin chất lượng cao, nhập khẩu trực tiếp từ các hãng sản xuất uy tín trên thế giới đã được kiểm chứng về độ hiệu quả và an toàn, và được bảo quản nghiêm ngặt bằng công nghệ hiện đại.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số hotline 18006116 (miễn cước) hoặc inbox Fanpage/Zalo CarePlus Clinic Vietnam hoặc đăng ký trực tuyến tại tại đây. Tải ứng dụng arePlus app để đặt lịch nhanh hơn và theo dõi lịch tiện lợi hơn!

HỆ THỐNG PHÒNG KHÁM QUỐC TẾ CAREPLUS - Thành viên của Singapore Medical Group

  • Chi nhánh 1: 66 - 68 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, P. Nguyễn Thái Bình, Quận 1, TP. HCM
  • Chi nhánh 2: Lầu 2, Crescent Plaza, 105 Tôn Dật Tiên, P. Tân Phú, Quận 7, TP. HCM
  • Chi nhánh 3: 107 Tân Hải, P. 13, Q. Tân Bình, TP. HCM

Hãy chia sẻ cùng chúng tôi