So sánh bilirubin trực tiếp và gián tiếp

Với nhiều năm kinh nghiệm làm việc tại Khoa Nội Soi Tiêu Hóa Bệnh viện Nguyễn Tri Phương Thành phố Hồ Chí Minh. Ths. BSNT Thái Việt Nguyên đã trực tiếp tiếp xúc với nhiều ca bệnh tiêu hóa. Điều này đã giúp Bác sĩ củng cố thêm kinh nghiệm khám lâm sàng và chỉ định “đúng và đủ” các cận lâm sàng, hỗ trợ chẩn đoán chính xác bệnh lý tiêu hóa của bệnh nhân.

Bilirubin tăng cao trong máu sẽ xâm nhập vào tổ chức, gây vàng da. Bởi vậy, việc xét nghiệm bilirubin trực tiếp có ý nghĩa trong việc chẩn đoán phân biệt một số bệnh vàng da.

Bilirubin là một sắc tố vàng da cam, là sản phẩm của quá trình phá hủy các hồng cầu bình thường trong máu, sau đó đi qua gan, một lượng nhỏ được tái hấp thu trở về máu, đại bộ phận sẽ được thải trừ trong đường mật và vào ruột, cuối cùng ra khỏi cơ thể qua phân (chủ yếu) và một lượng nhỏ có trong nước tiểu.

Trước khi đi tới gan, bilirubin ở dạng chưa được kết hợp (bilirubin không liên hợp) hay còn gọi là bilirubin gián tiếp (do cần sử dụng phương pháp gián tiếp để định lượng loại bilirubin này), loại bilirubin này gắn với albumin và không được lọc qua thận. Khi đến gan, bilirubin gián tiếp sẽ được các tế bào gan giữ lại, kết hợp với các glucuronid do gan sản xuất để tạo ra một dạng hòa tan trong nước gọi là bilirubin liên hợp hay còn gọi là bilirubin trực tiếp và bài xuất vào trong đường mật.

Khi Bilirubin trực tiếp ra khỏi gan vào trong ruột già, dưới tác động của các vi khuẩn sẽ được chuyển hóa thành urobilinogen rồi thành stercobilin, sau đó được đào thải ra khỏi cơ thể qua phân.

2. Khi nào cần xét nghiệm định lượng Bilirubin?

Bệnh nhân sẽ được các bác sĩ yêu cầu xét nghiệm Bilirubin khi mắc phải một trong những trường hợp sau:

  • Vàng da.
  • Người thường xuyên sử dụng uống đồ chứa cồn, chất kích thích nhiều, thường xuyên.
  • Bệnh nhân bị nghi ngờ ngộ độc thuốc.
  • Khi tiếp xúc các virus viêm gan.
  • Nước tiểu có màu đậm hổ phách.
  • Có tình trạng buồn nôn, nôn mửa, khó chịu.
  • Đau bụng.
  • Mệt mỏi, uể oải đi kèm với những bệnh lý mãn tính về gan.
  • Tiêu chuẩn chăm sóc y tế đối với những trẻ sơ sinh mắc bệnh vàng da.
  • Khi người bệnh nghi ngờ bị thiếu máu tán huyết.

3. Các yếu tố ảnh hưởng kết quả xét nghiệm Bilirubin

Kết quả sẽ thay đổi nhẹ tùy vào phòng xét nghiệm và nam giới trưởng thành. Trường hợp đối với phụ nữ và trẻ nhỏ có thể kết quả sẽ thay đổi do bị ảnh hưởng bởi một vài loại thức ăn nhất định hoặc do uống thuốc, tập luyện nặng nhọc.

Các thuốc điều trị bệnh cũng có thể làm cho chỉ số bilirubin thấp hơn bình thường bao gồm: barbiturat, caffeine, penicillin, salicylate liều cao...

4. Giá trị Bilirubin ở người khỏe mạnh

Khi đã có kết quả xét nghiệm Bilirubin, bệnh nhân sẽ băn khoăn không biết đọc kết quả chỉ số Bilirubin như thế nào cho đúng. "Liệu chỉ số Bilirubin của mình có vấn đề gì?", "Bác sĩ kết luận bệnh của mình đã đúng chưa?",... Vậy nồng độ bilirubin như thế nào thì được gọi là bình thường?

Bilirubin toàn phần:

  • Ở trẻ sơ sinh: nhỏ hơn 10mg/dl hay 171μmol/lit.
  • Trẻ nhỏ (trên 1 tháng tuổi): dưới 17 μmol/lit.
  • Người lớn: dưới 21 μmol/lit.

Bilirubin trực tiếp:

  • Giá trị bình thường: 0 - 5μmol/lit.

Bilirubin gián tiếp:

  • Giá trị bình thường: 0.1 -1.0 mg/dL hay 1 - 17 μmol/L

5. Nồng độ Bilirubin trực tiếp tăng bất thường trong trường hợp nào?

Tăng nồng độ bilirubin liên hợp (bilirubin trực tiếp) trong trường hợp:

  • Bệnh lý tế bào gan: viêm gan do virus, viêm gan do thuốc (INH, Rifampicin, Halothan, Methyldopa, Chlorpromazine, Paracetamol, Salicylat..., viêm gan nhiễm độc.
  • Suy tim mất bù.
  • Xơ gan, xơ gan mật tiên phát, viêm đường mật xơ hoá.
  • Xâm nhiễm gan hoặc các tổn thương (ví dụ: bệnh lý khối u, di căn gan, bệnh Wilson, u hạt...).
  • Các rối loạn bẩm sinh: bệnh Dubin- Johnson (rối loạn bài xuất bilirubin), hội chứng Rotor.
  • Sử dụng một số loại thuốc: Chlorpromazine, barbituric, thuốc ngừa thai, testosteron, erythromycin.
  • Sỏi mật, viêm tụy cấp hay mạn tính, nang giả tụy trong viêm tụy cấp, ung thư tụy.
  • Ung thư bóng Vater, ung thư biểu mô (carcinoma) đường mật, chít hẹp hay tắc (atresie) đường mật.

6. Những lưu ý khi thực hiện xét nghiệm định lượng nồng độ Bilirubin

6.1. Trước khi thực hiện:

Tránh tập luyện quá sức vì khi đó có thể làm tăng nồng độ bilirubin.

Tránh sử dụng những loại thuốc có liều cao như: barbiturate, penicillin,salicylate, thuốc kháng virus HIV Atazanavir,... vì những loại này làm giảm nồng độ hoặc làm tăng nồng độ bilirubin trong máu.

Không nên ăn uống trong vòng 4 giờ trước khi đi xét nghiệm.

Thông báo cho bác sĩ biết nếu cơ thể có những phản ứng với các thành phần của thuốc như dị ứng, chảy máu, đang dùng thuốc chống đông máu như aspirin, clopidogrel,...

6.2. Sau khi xét nghiệm:

Sau khi thực hiện quá trình xét nghiệm xong, bạn hãy:

Đặt miếng băng cá nhân lên chỗ vừa tiêm trong vòng 10 - 20 phút, tránh dùng tay nâng vật nặng.

Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn và giải đáp nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về quy trình thực hiện.

7. Xét nghiệm Định lượng Bilirubin trực tiếp ở đâu uy tín?

Là sắc tố mật chính được hình thành từ sự thoái hóa của hemo trong tế bào hồng cầu, xét nghiệm định lượng Bilirubin trong máu là xét nghiệm đặc biệt cần thiết để đánh giá tình trạng sức khỏe của con người, giúp hỗ trợ bác sĩ chẩn đoán và điều trị bệnh hiệu quả.

Hiện nay, Alô Xét Nghiệm đã và đang triển khai thực hiện Định lượng Bilirubin trực tiếp để đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của khách hàng. Với sự đầu tư trang thiết bị hiện đại được vận hành theo tiêu chuẩn quốc tế cùng với sự giám sát chặt chẽ của đội ngũ nhân viên y tế lành nghề và các chuyên gia đầu ngành. Chúng tôi luôn nỗ lực để mang đến cho khách hàng những kết quả xét nghiệm chính xác và nhanh chóng nhất.

Bên cạnh đó, cơ sở triển khai dịch vụ lấy mẫu tại nhà giúp khách hàng thêm thuận tiện, không cần mất thời gian đi lại, chờ đợi.

Để đặt lịch khám, Qúy khách hàng có thể liên hệ gọi điện trực tiếp đến tổng đài 1900 989 993 hoặc nhận tư vấn online tại đây để được các bác sĩ tư vấn và đội ngũ kỹ thuật viên của Alô Xét Nghiệm lấy mẫu trực tiếp tận nhà, luôn sẵn lòng phục vụ quý khách.

Bilirubin gián tiếp bình thường là bao nhiêu?

Chỉ số Bilirubin ở người trưởng thành bình thường ở mức: Bilirubin toàn phần: từ 0,2 – 1.0 mg/dL hay 3.4 – 17.1 μmol/L. Bilirubin trực tiếp: từ 0 – 0.4 mg/dL hay 0 – 7 μmol/L. Bilirubin gián tiếp: từ 0.1 – 1.0 mg/dL hay 1 – 17 μmol/L.

Tại sao lại gọi là bilirubin gián tiếp?

Bilirubin trực tiếp, gián tiếp là gì? Trước khi đi tới gan, bilirubin ở dạng chưa được kết hợp (bilirubin không liên hợp) hay còn gọi là bilirubin gián tiếp (do cần sử dụng phương pháp gián tiếp để định lượng loại bilirubin này), loại bilirubin này gắn với albumin và không được lọc qua thận.

Chỉ số bilirubin bao nhiêu là nguy hiểm?

Bilirubin tăng cao trong máu sẽ xâm nhập vào tổ chức, gây vàng da. Xét nghiệm bilirubin toàn phần, bilirubin trực tiếp có ý nghĩa trong việc chẩn đoán phân biệt một số bệnh vàng da. Khi chỉ số Bilirubin toàn phần tăng hơn 2 lần so với mức bình thường (\> 42.75 mol/l) gây nên tình trạng vàng da.

Tại sao bilirubin gián tiếp không có trong nước tiểu?

Đây là bilirubin tự do (bilirubin gián tiếp), chiếm khoảng 80% lượng bilirubin toàn phần có trong máu, gắn với albumin để khuếch tán vào gan và không qua được màng lọc cầu thận. Do đó, ở người khỏe mạnh, bilirubin tự do không xuất hiện trong nước tiểu.