So sánh chế độ pháp lý của nội thủy và lãnh hải

>>> Biển chia nhiều vùng với quy chế khác nhau

Nội thủy và lãnh hải là hai vùng biển giáp nhau, đều thuộc chủ quyền của quốc gia ven biển. Song nội thủy và lãnh hải có quy chế pháp lý khác nhau theo hướng là càng cách xa bờ thì quyền của nước có biển càng giảm bớt đi.

Vùng nước nội thủy về mặt pháp lý đã nhất thể hóa với lãnh thổ đất liền nên có chế độ pháp lý đất liền, nghĩa là đặt dưới chủ quyền toàn vẹn, đầy đủ và tuyệt đối của quốc gia ven biển. Tàu thuyền nước ngoài nào muốn vào ra nội thủy đều phải xin phép quốc gia ven biển và phải tuân theo luật lệ của nước đó. Nước ven biển có quyền không cho phép.

Lãnh hải (territorial sea) là lãnh thổ quốc gia nằm dưới biển, là biển thuộc lãnh thổ quốc gia. Ranh giới phía ngoài của lãnh

hải được coi là đường biên giới quốc gia. Công ước về Luật Biển năm 1982 quy định chiều rộng lãnh hải của mỗi quốc gia ven biển không vượt quá 12 hải lý (tức 22,224 km) tính từ đường cơ sở. Tuyên bố ngày 12-5-1977 của Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng nêu rõ: “Lãnh hải của nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam rộng 12 hải lý, ở phía ngoài đường cơ sở”.

So với nội thủy, chủ quyền của quốc gia ven biển đối với lãnh hải “yếu” hơn, nghĩa là quốc gia ven biển cũng có chủ quyền hoàn toàn, đầy đủ song không tuyệt đối như đối với nội thủy. Có nghĩa là ở đây quyền của quốc gia ven biển được thể hiện cũng như ở lãnh thổ của mình (về lập pháp, hành pháp, tư pháp), trên các lĩnh vực phòng thủ, cảnh sát, quan thuế, đánh cá, khai thác tài nguyên, chống ô nhiễm môi trường, nghiên cứu khoa học... Tuy nhiên, các tàu thuyền nước ngoài có “quyền đi qua lại không gây hại” (right of innocent passage). Quyền này cho phép các nước khác có quyền đi qua vùng lãnh hải của quốc gia ven biển không phải xin phép trước với điều kiện họ không tiến hành bất cứ hoạt động gì gây ra thiệt hại cho quốc gia đó (như: đe dọa hoặc dùng vũ lực chống lại chủ quyền, độc lập, toàn vẹn lãnh thổ của quốc gia ven biển; luyện tập, diễn tập vũ khí; thu thập tin tức tình báo; tuyên truyền nhằm làm hại đến nước ven biển; xếp dỡ hàng hóa, đưa người lên xuống tàu trái quy định của nước ven biển; cố ý gây ô nhiễm môi trường; đánh bắt hải sản; nghiên cứu đo đạc; làm rối loạn hoạt động giao thông liên lạc; thực hiện mọi hoạt động khác không liên quan đến việc đi qua...).

Như vậy nội thủy giống lãnh hải ở chỗ đều là vùng lãnh thổ thuộc chủ quyền của quốc gia ven biển, song mức độ chủ quyền có hơi khác nhau. Giống như ta làm chủ một cái nhà, phần nội thất từ ngạch cửa trở vô là... đất liền và nội thủy; còn từ cửa trở ra sân vườn, trong vòng rào cổng là.. lãnh hải. Ngoại thất bao giờ cũng “thoáng” hơn nội thất nhưng chúng đều thuộc chủ quyền của chủ nhà.

. Vừa qua, nhiều thông tin cho biết phía Trung Quốc đã bắt giữ và đối xử thô bạo với ngư dân Việt Nam chạy tránh bão tại quần đảo Hoàng Sa. Nhiều lần họ còn giữ người để đòi nộp phạt. Làm vậy có đúng Luật Biển quốc tế không? Cụ thể vi phạm điều luật nào?

Phạm Thế Hùng (127 Đề Thám, quận 1, TP.HCM)

+ Vấn đề là quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của nước nào. Thực tế đã xác định đó là hải đảo của Việt Nam, thuộc lãnh thổ Việt Nam mà Trung Quốc dùng vũ lực đánh chiếm; lại còn bắt, đánh ngư dân Việt Nam, nhiều lần trước còn đòi nộp tiền phạt thì đó quả là việc làm thô bạo, vi phạm nghiêm trọng công pháp quốc tế (Điều 2 và Điều 33 Hiến chương Liên Hiệp Quốc, Điều 279 Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982...).

Về nguyên tắc, trong trường hợp ngư dân nước khác vào tránh bão ở đảo thuộc chủ quyền của mình, nước có chủ quyền đối với đảo đó cũng phải đối xử nhân đạo, phù hợp luật pháp và thông lệ quốc tế.

QPTD -Thứ Sáu, 19/08/2011, 22:29 (GMT+7)

Nội thủy và lãnh hải

Nội thủy và lãnh hải là những khái niệm đã được Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 (gọi tắt là Công ước 1982) định nghĩa và làm rõ chế độ pháp lý của chúng.

Nội thủy là vùng nước ở nội địa hoặc ở phía bên trong đường cơ sở, giáp với bờ biển; gồm: biển nội địa, cảng biển, vũng đậu tàu, vịnh, vùng nước ở khoảng giữa bờ biển và đường cơ sở.

Về chế độ pháp lý, trong nội thủy, quốc gia ven biển có chủ quyền đầy đủ, toàn vẹn và tuyệt đối như lãnh thổ trên đất liền. Mọi quy chế, luật lệ ban hành trên toàn lãnh thổ đều áp dụng cho nội thủy. Tàu (thuyền) của nước ngoài muốn vào nội thủy của quốc gia ven biển đều phải xin phép trước và chỉ khi được phép của quốc gia ven biển đó mới được vào.

Lãnh hải (vùng nước tiếp giáp với nội thủy, nằm phía ngoài nội thủy) là vùng nước có chiều rộng không vượt quá 12 hải lý, nằm sát liền phía ngoài đường cơ sở dọc theo bờ biển. Như vậy, Tuyên bố của Chính phủ Việt Nam, ngày 12-5-1977: “Lãnh hải của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam rộng 12 hải lý, ở phía ngoài đường cơ sở” là hoàn toàn phù hợp với Công ước 1982.

Về chế độ pháp lý, đối với lãnh hải, quốc gia ven biển có chủ quyền đầy đủ, toàn vẹn nhưng không tuyệt đối. Lãnh hải thuộc quốc gia ven biển, ranh giới ngoài của lãnh hải là đường biên giới quốc gia trên biển. Tàu (thuyền) nước ngoài có thể “đi qua vô hại” lãnh hải của quốc gia ven biển.

Khác với đường biên giới trên đất liền, đường biên giới trên biển không đánh dấu bằng các cột mốc biên giới mà được đánh dấu bằng bảng kê tọa độ địa lý các điểm trên biển và gửi Liên hợp quốc để lưu chiểu. Nó là đường phân định giữa một bên là “vùng nước lãnh thổ” (bao gồm nội thủy và lãnh hải) với một bên là vùng nước thuộc quyền tài phán quốc gia trên biển.

Còn quyền “đi qua vô hại” của tàu (thuyền) nước ngoài, theo Điều 18 của Công ước 1982, là các tàu (thuyền) đó được quyền đi qua lãnh hải của quốc gia ven biển, nhưng “Phải đi liên tục, không được dừng lại nếu không có sự cố đặc biệt, bất khả kháng”, không có hành động làm phương hại đến hòa bình, an ninh, trật tự hay lợi ích của quốc gia ven biển. Quyền “đi qua vô hại” là quyền đặc thù đối với tàu (thuyền) trong lãnh hải, nó không được áp dụng đối với vùng trời phía trên lãnh hải, nghĩa là các phương tiện bay của nước ngoài không được quyền “bay qua vô hại” trong vùng trời phía trên lãnh hải. Điều 19 của Công ước cũng quy định về các hành động của các tàu (thuyền) nước ngoài khi các tàu (thuyền) này đi qua lãnh hải của quốc gia ven biển, đó là:

- Không đe dọa hoặc dùng vũ lực chống lại chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ hoặc độc lập chính trị của quốc gia ven biển;

- Không luyện tập hoặc diễn tập với bất kỳ kiểu loại vũ khí nào;

- Không thu thập tin tức tình báo gây thiệt hại cho quốc phòng hay an ninh của quốc gia ven biển;

- Không tuyên truyền nhằm làm hại đến quốc phòng hay an ninh của quốc gia ven biển;

- Không phóng đi, tiếp nhận hay xếp lên tàu các phương tiện bay;

- Không phóng đi, tiếp nhận hay xếp lên tàu các phương tiện quân sự;

- Không xếp hoặc dỡ hàng hóa, tiền bạc hay đưa người lên xuống tàu trái với các luật và quy định về hải quan, thuế khóa, y tế hoặc nhập cư của quốc gia ven biển;

- Không gây ô nhiễm cố ý và nghiêm trọng, vi phạm Công ước;

- Không đánh bắt hải sản;

- Không nghiên cứu hay đo đạc;

- Không làm rối loạn hoạt động của mọi hệ thống giao thông liên lạc hoặc mọi trang thiết bị hay công trình khác của quốc gia ven biển;

- Không có các hoạt động không trực tiếp liên quan đến việc đi qua lãnh hải của quốc gia ven biển.

Liên quan trực tiếp đến lãnh hải còn có Điều 20, 21, 22. Điều 20 quy định tàu ngầm và các phương tiện ngầm khác khi “đi qua vô hại” lãnh hải của quốc gia ven biển buộc phải đi nổi và phải treo cờ quốc tịch. Còn Điều 21, 22 cho biết quốc gia ven biển có thể định ra các luật và quy định liên quan đến việc “đi qua vô hại” ở trong lãnh hải của mình phù hợp với các quy định của Công ước 1982 và các quy định khác của luật pháp quốc tế.

Thực hiện: LÊ CƯỜNG

Vùng biển Việt Nam bao gồm nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia của Việt Nam, được xác định theo pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế về biên giới lãnh thổ mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và phù hợp với Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982.

Vậy, Luật quy định như thế nào về vùng nội thủy ?

Theo quy định của luật biển quốc tế và pháp luật của các quốc gia, nội thủy thuộc chủ quyển hoàn toàn và tuyệt đối của quốc gia ven biển, chủ quyền này được thực hiện cả ở phần nước nội thuỷ, đáy biển và lòng đất dưới đáy biển cũng như vùng trời trên nội thủy. Hầu hết các quốc gia đều quy định tàu thuyền nước ngoài muốn vào nội thủy của quốc gia ven biển đều phải xin phép trước, trừ trường hợp tàu thuyền đó đang gặp tai nạn, rủi ro đe dọa sự an toàn của chính phương tiện và những người có mặt trên phương tiện đó. Khi ở trong nội thủy, tàu thuyền dân sự phải chịu sự tài phán của quốc gia ven biển. Tàu quân sự khi có mặt hợp pháp trong vùng nội thủy được hưởng quyền miễn trừ tuyệt đối về tư pháp và được coi là bất khả xâm phạm. Nếu vi phạm, quốc gia ven bở có quyền ra lệnh cho tàu thuyền quân sự đó rời khỏi nội thủy. Quốc gia mà tàu quân sự só quốc tịch phải chịu trách nhiệm về những tổn thất do hành vi vi phạm của tàu đó gây ra tại nội thủy.

Vùng nội thủy của một quốc gia có chủ quyền là toàn bộ vùng nước và đường thủy trong phần đất liền, và được tính từ đường cơ sở mà quốc gia đó xác định vùng lãnh hải của mình trở vào. Nó bao gồm toàn bộ các dạng sông, suối và kênh dẫn nước, đôi khi bao gồm cả vùng nước trong phạm vi các vũng hay vịnh nhỏ. Theo Công ước Liên hiệp quốc về luật biển, các quốc gia có biển được tự do trong việc áp dụng luật pháp của mình trong việc điều chỉnh bất kỳ việc sử dụng nào liên quan tới nội thủy cũng như các nguồn tài nguyên trong đó. Tàu thuyền nước ngoài không có quyền tự do đi qua vùng nội thủy, kể cả qua lại không gây hại. Đây là điểm khác biệt chính giữa nội thủy và lãnh hải. Để đi vào vùng nội thủy, tàu thuyền nước ngoài phải xin phép cơ quan chức năng có thẩm quyền và chỉ được đi lại theo đúng hành trình đã được cấp phép.

Căn cứ theo Điều 9 của Luật Biển Việt Nam số 18/2012/QH13 ngày 21 tháng 06 năm 2012 Vùng nội thủy được hiểu là vùng nước tiếp giáp với bờ biển, ở phía trong đường cơ sở và là bộ phận lãnh thổ của Việt Nam.

Một quốc gia có thể có một hay nhiều vùng nước nội thuỷ với các chế độ pháp lý khác nhau như nội thuỷ, nội thuỷ trong đó quyền đi qua không gây hại của tàu thuyền được tôn trọng.

Các vùng nước nằm bên trong đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải, giáp với bờ biển như vịnh, cửa sông, vũng đâu tàu... là nội thủy thông thường còn nội thuỷ trong đó tồn tại quyền đi qua không gây hại của tàu thuyền nước ngoài là các vùng nước có các đường hàng hải quốc tế đi qua mà vốn trước đó chưa được coi là nội thuỷ nhưng do việc vạch đường cơ sở thẳng, vùng này đã bị gộp vào nội thuỷ (khoản 2 Điều 8 của Công ước 1982).

Theo Điều 10 của Luật Biển Việt Nam số 18/2012/QH13 ngày 21 tháng 06 năm 2012, vùng nước nội thuỷ coi như lãnh thổ đất liền, tại đó quốc gia ven biển thực hiên chủ quyền hoàn toàn, tuyệt đối và đầy đủ.

Chủ quyền này bao trùm lên cả vùng trời bên trên, vùng đáy biển và lòng đất dưới đáy biển, bên dưới vùng nước nội thuỷ. Đặc trưng cho tính chất chủ quyến tuyệt đối này là mọi sự ra vào nội thuỷ cùa tàu thuyền cũng như phương tiện bay nước ngoài trên vùng trời nội thuỷ đều phải xin phép. Tàu thuyền thương mại vào các cảng biển quốc tế trên cơ sở nguyên tắc tự do thông thương và có đi có lại. Tàu thuyền nhà nước dùng vào mục đích không thương mại và tàu thuyền quân sự phải xin phép. Các thủ tục xin phép cho tàu thuyền nước ngoài hoạt động tại nội thụy của mỗi quốc gia được điều chỉnh bởi quy định của Luật biển quốc tế và pháp luật quốc gia.

Khi hoạt động trong nội thủy nếu tàu thuyển nước ngoài có sự vi phạm, quốc gia ven biển có quyền thực hiện quyền tài phán dân sự. Đối với tàu thuyền được hưởng quyền miễn trừ như tàu thuyền nhà nước dùng vào mục đích phi thương mại và tàu thuyền quân sự nước ngoài vi phạm, quốc gia ven biển có quyền buộc tàu thuyền đó rời khỏi vùng nội thuỷ của mình và yêu cầu cơ quan có thẩm quyền cùa quốc gia mà tàu mang cờ trừng trị các vi phạm đó. Quốc gia mà tàu mang cờ chịu trách nhiệm về mọi thiệt hại do hành vi phạm pháp của tàu thuyền đó gây ra.

Đối với các vi phạm hình sự và dân sự trên tàu thuyền nước ngoài, luật áp dụng là luật của quốc gia mà tàu mang cờ. Quốc gia ven biển chỉ can thiệp:

- Nếu hành vi phạm tội do một người ngoài thuỷ thủ đoàn thực hiên;

- Nếu thuyền trưởng yêu cầu chính quyền sở tại can thiệp;

- Nếu hậu quả của nó ảnh hưởng tới an ninh trật tự của cảng.

Vùng nội thủy được phân định và căn cứ trên đường cơ sở duyên hải. Khi tính toán nội thủy thì cũng phải cân nhấc đến những cửa sông hay các vịnh nhỏ mà toàn phần thuộc về quốc gia ven biển thì theo quy thức như sau:

1. Nếu một con sông chảy trực tiếp ra biển thì đường cơ sở sẽ là đường thẳng đi ngang qua cửa sông, nối các điểm ở mực nước thấp nhất (tức mực nước ròng đo trung bình trong nhiều năm) trên hai bờ con sông.

2. Nếu một vịnh nhỏ thuộc toàn phần về một quốc gia thì cần xác định xem đó là một vịnh "đúng" (theo định nghĩa địa hình) hay chỉ là đoạn thụt vào tự nhiên của bờ biển (theo khoản 2 điều 10 phần II của Công ước). Một vũng hay vịnh được coi là "đúng" nếu diện tích của phần lõm vào, bị cắt bởi đường cơ sở, lớn bằng hoặc là hơn diện tích của hình bán nguyệt được tạo ra với đường kính bằng chính chiều dài của phân đoạn đường cơ sở tại phần lõm vào đó. Nếu trong đoạn lõm vào này có một số đảo thì hình bán nguyệt tưởng tượng sẽ có đường kính bằng tổng chiều dài các phân đoạn của các đường cơ sở. Ngoài ra, chiều dài của đường kính này không vượt quá 24 hải lý. Vùng nước bên trong của đường cơ sở tưởng tượng đó cũng được coi là nội thủy. Quy tắc này không áp dụng cho các vũng, vịnh đã thuộc chủ quyền của một quốc gia nào đó mang tính chất "lịch sử" hoặc trong bất kỳ trường hợp nào mà việc áp dụng đường cơ sở thẳng là hợp lý.

Như vậy, thông qua bài viết rên, Luật Hoàng Anh đã trình bày các quy định về nội thủy và chế độ pháp lý của vùng nội thủy theo Luật Biển Việt Nam.

Luật Hoàng Anh