So sánh điểm giống và khác giữa vỏ lục địa và vỏ đại dương

Câu 2: Quan sát hình 7.2 cho biết sự khác nhau giữa vỏ lục địa và vỏ đại dương?

So sánh điểm giống và khác giữa vỏ lục địa và vỏ đại dương


Quan sát hình 7.2 ta thấy, vỏ lục địa và vỏ đại dương là hai lớp vỏ thuộc lớp vỏ trái đất. Tuy nhiên, chúng lại có sự khác nhau, đó là:

  • Vỏ lục địa phân bố ở lục địa và một phần dưới mực nước biển; bề dày trung bình: 35 – 40 km (ở miền núi cao đến 70 – 80 km): cấu tạo gồm ba lớp đá: trầm tích, granit và badan.
  • Vỏ đại dương phân bố ở các nền đại dương, dưới tầng nước biển; bề dày trung bình là 5 – 10 km; không có lớp đá granit.


Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm địa 10 bài 7: Cấu trúc của Trái Đất. Thạch quyển. Thuyết kiến tạo mảng (P2)

Từ khóa tìm kiếm Google: Trái đất, lớp vỏ trái đất, lớp vỏ lục địa, lớp vỏ đại dương

Câu hỏi: Hãy phân biệt vỏ lục địa và vỏ đại dương

Câu trả lời chính xác nhất: Phân biệt vỏ lục địa và vỏ đại dương

Đặc điểm Vỏ lục địa Vỏ đại dương
Phân bố Ở lục địa và một phần dưới mực nước biển. Ở các nền đại dương, dưới tầng nước biển.
Độ dày trung bình Bề dày trung bình: 35 – 40 km (miền núi cao đến 70 – 80 km). Bề dày trung bình là 5 – 10 km.
Cấu tạo cấu tạo gồm ba lớp đá: trầm tích, granit và badan. Cấu tạo gồm hai lớp đá: trầm tích và badan.

Nhằm giúp các bạn hiểu rõ hơn về lục địa và đại dương, Top lời giải đã mang tới một số kiến thức mở rộng bổ ích sau đây. Mời các bạn cùng tham khảo.

1. Lục địa

a. Lục Địa là gì?

Lục địalà từ gốc Hán-Việt,trong đó lụccó nghĩa là vùng đồng bằng cao ráo, đất liền hay trên bộ (với ý nghĩa khi nói về phương thức đi lại) và địa nghĩa là đất.

Lục địalà một mảng đất liền nằm trên bề mặt lớp vỏ Trái Đất, bị nước bao quanh.Lục địachiếm tổng diện tích khoảng hơn 148,647 triệu km² hay khoảng 29% diện tích bề mặt Trái Đất (510.065.600 km²).

b. Đặc điểm của lớp vỏ lục địa

Chúng ta sẽ phân tích các đặc điểm của lớp vỏ lục địa. Đây là lớp phức tạp nhất và dày nhất. Có các sườn và thềm lục địa. Ba lớp thẳng đứng trong vỏ lục địa:

Lớp trầm tích. Nó là phần trên cùng và là phần được gấp lại ít nhiều. Ở một số khu vực trên Trái đất không tồn tại lớp này, trong khi ở những nơi khác nó dày hơn 3 km. Mật độ là 2,5 gr / cm3.

Lớp đá granit. Nó là một lớp nơi có nhiều loại đá biến chất được tìm thấy, chẳng hạn như gneisses và mycaschists. Mật độ của nó là 2,7 gr / cm3 và độ dày thường từ 10 đến 15 km.

Lớp bazan.Đây là tầng sâu nhất trong 3 tầng và thường có độ dày từ 10 đến 20 km. Mật độ là 2,8 gr / cm3 hoặc cao hơn một chút. Thành phần được cho là giữa gabbros và amphibolit. Giữa các lớp đá granit và bazan này có thể có sự tiếp xúc thô mà có thể quan sát được bằng sóng P và S trong các trận động đất. Đây là nơi mà sự gián đoạn của Conrad được thiết lập.

2. Đại dương

a. Đại dương là gì?

-Đại dươnglà khối chất lỏng tạo nên phần lớn thủy quyển của một hành tinh. Trên Trái Đất, mỗi đại dương là một đại bộ phận quy ước của đại dương thế giới (hay đại dương toàn cầu). Theo thứ tự diện tích giảm dần, chúng gồm Thái Bình Dương, Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương,Nam Đại Dương, và Bắc Băng Dương.

b. Đặc điểm của lớp vỏ đại dương

- Lớp vỏ này có độ dày 6-15 km, nằm ở bên trên lớp vỏ Trái Đất

- Lớp vỏ đại dương được cấu tạo bởi silic, sắt, magiê và có 2 lớp là trầm tích (phía trên, dày 1 km), lớp bazan (ở giữa, dày 2,5 km). Ngoài ra, lớp này còn có thể có lớp gabbro ở dưới dày khoảng 5 km phân bố không liên tục. Ở lớp vỏ đại dương không có lớp granit (dưới lòng sâu đại dương).

3. Phân biệt vỏ lục địa và vỏ đại dương

Đặc điểm Vỏ lục địa Vỏ đại dương
Phân bố Ở lục địa và một phần dưới mực nước biển. Ở các nền đại dương, dưới tầng nước biển.
Độ dày trung bình Bề dày trung bình: 35 – 40 km (miền núi cao đến 70 – 80 km). Bề dày trung bình là 5 – 10 km.
Cấu tạo cấu tạo gồm ba lớp đá: trầm tích, granit và badan. Cấu tạo gồm hai lớp đá: trầm tích và badan.

4. Thuyết kiến tạo mảng (Liên quan tới lục địa và đại dương)

a. Một số thuyết ra đời trước

Thuyết trôi lục địa:Trước đây trái đất đã có lúc là một lục địa duy nhất sau bị gãy vỡ, nứt ra… Giả thuyết dựa trên hình thái, địa chất, di tích hoá thạch.

Thuyết tách giãn đáy dại dương: giả thuyết dựa trên sự hình thành và tồn tại dải dị thường từ, trầm tích dưới đáy đại dương, đứt gãy biến dạng,...

Thuyết kiến tạo mảng: là thuyết về sự hình thành và phân bố các lục địa và Đại Dương trên bề mặt trái đất được xác định dựa trên các thuyết về lục địa trôi và sự tách giãn đáy Đại Dương.

Theo thuyết kiến tạo mảng vỏ trái đất trong quá trình hình thành đã bị biến dạng do gãy vỡ tách ra thành một số đơn vị kiến tạo gọi là mảng kiến tạo.

b. Nội dung thuyết kiến tạo mảng

Theo thuyết Kiến tạo mảng thì thạch quyển gồm một sổ mảng kiến tạo.

Các mảng kiến tạo không chỉ là những bộ phận lục địa nổi trên bề mặt Trái Đất, mà chúng còn bao gồm cả những bộ phận lớn cùa đáy đại dương.

Các mảng kiến tạo nhẹ, nổi trên một lớp vật chất quánh dẻo, thuộc phần trên của lớp Manti. Chúng không đứng yên mà dịch chuyển trên lớp quánh dẻo này.

Cơ chế làm cho các màng; kiến tạo có thể dịch chuyển được trên lớp Manti là

do hoạt động của các dòng đối lưu vật chất quánh dẻo và có nhiệt độ cao trong tầng Manti trên.

Trong khi dịch chuyển, các mảng kiến tạo có thể tách rời nhau, xô vào nhau hoặc hút chờm lên nhau.

Nhìn chung ờ những vùng tiếp xúc của các mảng bao giờ cùng có hoạt động kiến tạo xảy ra, đồng thời đó cũng là những vùng bất ổn của vỏ Trái Đất, thường sinh ra nhiều hoạt động động đất, núi lửa.

--------------------------------

Trên đây Top lời giải đã mang tới cho các bạn bảng phân biệt vỏ lục địa và vỏ đại dương cũng như một số kiến thức mở rộng về lục địa và đại dương. Chúc các bạn học tập tốt.

Đề bài

Quan sát hình 7.2 (SGK trang 26), cho biết sự khác nhau giữa vỏ lục địa và vỏ đại dương.

So sánh điểm giống và khác giữa vỏ lục địa và vỏ đại dương

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Quan sát và phân tích hình vẽ.

Lời giải chi tiết

- Vỏ lục địa:

+ Phân bố ở lục địa và một phần dưới mực nước biển.

+ Bề dày trung bình: 35 - 40 km (ứ miền núi cao đến 70 - 80 km).

+ Cấu tạo gồm ba lớp đá: trầm tích, granit và badan.

- Vỏ đại dương: 

+ Phân bố ở các nền đại dương, dưới tầng nước biển.

+ Bề dày trung bình là 5 - 10 km.

+ Không có lớp đá granit.

Loigiaihay.com