Sự khác nhau giữa quản trị, quản lý và lãnh đạo

Trong mô hình tổ chức của doanh nghiệp, thuật ngữ lãnh đạo và quản lý dễ gây nhầm lẫn. Tuy nhiên, trên thực tế lãnh đạo và quản lý sẽ có những đặc điểm khác nhau trong một số hoạt động tổ chức. Vậy sự khác nhau giữa lãnh đạo và quản lý là gì? Hãy cùng MISA AMIS tìm hiểu trong bài viết dưới đây!

Sự khác nhau giữa quản trị, quản lý và lãnh đạo

Phân biệt sự khác nhau giữa nhà lãnh đạo và người quản lý

I. Lãnh đạo và quản lý được hiểu như thế nào?

Lãnh đạo: Lãnh đạo là gì? lãnh đạo là người cung cấp tầm nhìn cho doanh nghiệp. Với kỹ năng lãnh đạo của mình, họ sẽ đưa ra mục tiêu thay đổi chiến lược giúp ích cho tổ chức về lâu dài. Một người lãnh đạo giỏi là người biết cách thúc đẩy và truyền cảm hứng nhân viên dưới quyền. Trong vai trò nhà lãnh đạo, họ cần phải là tấm gương tốt cho những người khác và xác định những mục tiêu cho doanh nghiệp.

Quản lý: Người quản lý là người tuân theo tầm nhìn của nhà lãnh đạo. Khi đã xác định được điểm đến, người quản lý sẽ giám sát một loạt chiến thuật để đi đến nơi cần đến. Điều này bao gồm việc phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm để đảm bảo mọi người đang cộng tác hài hòa và đáp ứng đúng thời hạn để đạt được các mục tiêu ngắn hạn. Thông thường, các nhà quản lý chịu trách nhiệm lập kế hoạch, tổ chức và kiểm soát mọi thứ để mang lại lợi ích cho doanh nghiệp.

“Quản lý là pháp trị còn lãnh đạo là nhân trị”

II. 4 điểm chung giữa lãnh đạo và quản lý

Mặc dù hai thuật ngữ lãnh đạo và quản lý khác nhau, nhưng cả hai đều hướng đến mục tiêu chung là điều hành và xây dựng doanh nghiệp bền vững. Ngoài ra, cả hai cũng tồn tại một số điểm tương đồng khác, hãy cùng điểm qua trong phần dưới đây nhé!

1.  Thái độ đối với công việc

Nhà lãnh đạo và quản lý đều đều có điểm chung là thái độ tích cực đối với công việc. Họ là những người chăm chỉ, trung thực và quyết tâm. Cả hai đều có khả năng làm việc tích cực để hướng tới một mục tiêu đã đặt ra. Quan trọng nhất, họ tự tin và biết rằng chìa khóa thành công nằm ở sự chăm chỉ và cống hiến.

2. Khả năng làm việc nhóm

Các nhà quản lý và lãnh đạo biết cách điều hành nhóm và hướng các thành viên đi đúng con đường để đạt được mục tiêu. Họ biết rõ điểm mạnh và điểm yếu của các thành viên trong nhóm. Hơn nữa, họ sử dụng cách đánh giá để giữ mọi thứ theo thứ tự. Quan trọng nhất là họ biết cách xử lý các xung đột xảy ra.

[eBook] Phong cách lãnh đạo 2022: Lựa chọn nào cho bạn

Sự khác nhau giữa quản trị, quản lý và lãnh đạo

3. Kỹ năng lãnh đạo và quản lý

Kỹ năng của người quản lý và người lãnh đạo là như nhau. Cả hai đều sử dụng nghệ thuật quản lý nhân viên đỉnh cao của mình để tăng năng suất làm việc. Điều này nhằm thúc đẩy nhân viên nâng cao hiệu quả công việc, đạt mục tiêu đã đề ra.

Hơn nữa, họ có các kỹ năng như: kỹ năng giải quyết vấn đề xuất sắc, kỹ năng lập kế hoạch, kỹ năng đưa ra quyết định hiệu quả, kỹ năng tổ chức và kỹ năng quản lý thời gian.

4. Sự tự tin

Cả lãnh đạo và quản lý đều bắt buộc phải có sự tự tin. Người lãnh đạo và người quản lý nên tự tin khi biết rằng họ đang thực hiện các bước đúng đắn để đạt được mục tiêu. Họ thông minh, nhanh trí, linh hoạt và có tác phong làm việc nhanh chóng.

>> Xem thêm: Leader là gì? Những kỹ năng Leadership cần phải có 

IV. 5 khác biệt lớn nhất giữa lãnh đạo và quản lý

Tại nơi làm việc, các nhà lãnh đạo và người quản lý đóng vai trò rất quan trọng “Quản lý là pháp trị còn lãnh đạo là nhân trị”. Các tổ chức cần các nhà lãnh đạo tốt để lãnh đạo tổ chức đạt được sứ mệnh và tầm nhìn của mình. Đồng thời, họ cũng cần các nhà quản lý giỏi để có khả năng quản lý công việc, quản lý nhân viên và đảm bảo rằng mọi thứ đang hoàn thành, cùng với đó các đội nhóm được liên kết với các mục tiêu của công ty. Hãy cùng điểm qua sự khác nhau giữa lãnh đạo và quản lý!

1. Nhà lãnh đạo đặt ra tầm nhìn, người quản lý thực thi

Các nhà lãnh đạo là những người có tầm nhìn xa và đặt ra mục tiêu rõ ràng cần đạt được trong tương lai. Tuy nhiên, họ không phải là người duy nhất thực hiện mục tiêu đó. Lúc này, các nhà quản lý đóng vai trò cốt yếu để quản lý và định hướng nhân viên phù hợp với các giá trị và mục tiêu cốt lõi của công ty.

Trong bài phỏng vấn cho khóa học trực tuyến Management Essentials, HBS Dean Nitin Nohria đã nói rằng: “Tôi nghĩ việc quản lý chính là làm việc với những người khác để đảm bảo các mục tiêu mà một tổ chức đã đề ra được thực hiện, đó là quá trình làm việc với những người khác để đảm bảo thực hiện hiệu quả mục tiêu mà nhóm đã chọn. Lãnh đạo là người phát triển các mục tiêu phải đạt được. Nó thiên về thúc đẩy sự thay đổi. ”

Hơn nữa, bằng cách giao tiếp cởi mở về các mục tiêu, cơ hội và thách thức của công ty, các nhà lãnh đạo là những người có thể xây dựng lòng tin ở nơi làm việc. Họ có thể thúc đẩy một môi trường làm việc hiệu quả, nơi nhân viên cảm thấy được trao quyền để chia sẻ ý tưởng, nhu cầu và mối quan tâm của riêng họ. Các nhà lãnh đạo càng minh bạch, môi trường làm việc càng trở nên lành mạnh.

Các nhà lãnh đạo là những người có tầm nhìn xa và đặt ra mục tiêu rõ ràng cần đạt được trong tương lai và người quản lý thực thi

2. Nhà lãnh đạo truyền cảm hứng, người quản lý thúc đẩy thành công

Trong khi các nhà lãnh đạo có vai trò to lớn trong việc truyền cảm hứng cho mọi người, thì các nhà quản lý có trách nhiệm liên tục thúc đẩy sự thành công và theo dõi cách làm việc của nhân viên.

Người quản lý chiếm 70% mức độ tham gia làm việc cùng nhân viên, do vậy họ phải chịu trách nhiệm về mức độ thành công và năng suất làm việc của nhóm. 

Bằng cách phát triển phong cách lãnh đạo cá nhân thông qua việc tự phê bình, giao tiếp thực và phản hồi liên tục, các nhà lãnh đạo có thể trao quyền cho nhân viên của họ, thu hút sự chú ý của những người theo dõi và truyền cảm hứng cho họ theo đuổi các sáng kiến quan trọng của tổ chức.

Các nghiên cứu chỉ ra rằng nhân viên cảm thấy ít căng thẳng và áp lực hơn khi họ có cơ hội giao tiếp với lãnh đạo thường xuyên. Hơn nữa, lãnh đạo có một sức mạnh to lớn để tác động đến sự gắn bó của nhân viên với công ty.

Nhân viên làm việc hiệu quả hơn trong những nơi làm việc thúc đẩy sự giao tiếp trung thực, cởi mở và minh bạch. Tuy nhiên, nhiều tổ chức vẫn bỏ qua tầm quan trọng của giao tiếp hai chiều giữa lãnh đạo và nhân viên. Thay vào đó, việc thông tin diễn ra theo một chiều và nhân viên không có cơ hội tham gia các cuộc trò chuyện trong toàn doanh nghiệp.

Hãy tham gia bài test miễn phí về Kỹ năng lãnh đạo nhóm (Team Leadership Skills) để đánh giá chính xác mức độ hiểu biết và nâng cao các kỹ năng lãnh đạo của bạn ngay hôm nay! 

Sự khác nhau giữa quản trị, quản lý và lãnh đạo

3. Nhà lãnh đạo nhìn vào tương lai, người quản lý làm việc trong hiện tại

Một trong những điểm khác biệt chính giữa nhà lãnh đạo và nhà quản lý là các nhà lãnh đạo tập trung nhiều hơn vào tương lai, trong khi người quản lý chủ yếu tập trung vào hiện tại.

Do đó, mục tiêu quan trọng nhất của người quản lý là đạt được hiệu quả bằng cách thực hiện các quy trình và thủ tục xoay quanh việc lập ngân sách, cơ cấu tổ chức và bố trí nhân sự. Mặt khác, các nhà lãnh đạo có xu hướng suy nghĩ trước và tận dụng các cơ hội trong tương lai.

Tuy nhiên, tầm nhìn của lãnh đạo về tương lai sẽ chẳng có ý nghĩa gì nếu nó không được truyền đạt một cách minh bạch và rõ ràng cho cả người quản lý và nhân viên.

Việc hiểu được mục đích và sự gắn kết các giá trị cá nhân với doanh nghiệp của nhân viên là một trong những động lực lớn nhất thúc đẩy sự gắn bó và trải nghiệm của nhân viên tại nơi làm việc. Các nhà lãnh đạo nên cố gắng định hướng và làm sao để nhân viên có thể hiểu được mục đích mà tổ chức đang hướng tới.

4. Nhà lãnh đạo định hình văn hóa, nhà quản lý củng cố niềm tin

Văn hóa doanh nghiệp là một hệ thống các giá trị, niềm tin và hành vi để xác định và thiết lập cách một tổ chức hoạt động và cách thức hoàn thành công việc. Khi văn hóa doanh nghiệp phù hợp với chiến lược kinh doanh tổng thể, nhân viên và các bên liên quan khác sẽ hành động và làm việc theo hướng hỗ trợ và cho phép đạt được các mục tiêu kinh doanh.

Đối với văn hóa doanh nghiệp, lãnh đạo xác định và định hình văn hóa. Trong khi các nhà quản lý dẫn dắt nhân viên làm việc theo văn hóa đó.

Người lãnh đạo có nhiệm vụ duy trì các giá trị cốt lõi của công ty và niềm tin vào văn hóa của tổ chức thông qua hành động, giao tiếp thực và các quyết định của họ. Sự đam mê và năng lực truyền cảm hứng của các nhà lãnh đạo có sức mạnh to lớn trong việc truyền đạt văn hóa doanh nghiệp trong toàn công ty và ảnh hưởng đến hành vi của nhân viên.

Kỹ năng và phong cách lãnh đạo của họ có tác động lớn đến cách nhân viên tiếp nhận và làm việc theo văn hóa đó, trong khi vai trò của người quản lý là liên tục hỗ trợ và thúc đẩy văn hóa trong nhóm của họ.

Do đó, việc thúc đẩy nhân viên làm việc theo văn hóa của doanh nghiệp luôn cần có sự hợp tác giữa lãnh đạo và quản lý. 

Đối với văn hóa doanh nghiệp, lãnh đạo xác định và định hình văn hóa, nhà quản lý dẫn dắt làm việc theo văn hóa đó

5. Lãnh đạo chịu trách nhiệm trước toàn bộ tổ chức, quản lý chịu trách nhiệm trước đội nhóm

Cuối cùng, các nhà lãnh đạo nên xem xét tác động của các quyết định mà họ đưa ra đối với toàn bộ doanh nghiệp. Một bước đi sai lầm có thể khiến cả doanh nghiệp gặp rủi ro. Đó là một trách nhiệm lớn của nhà lãnh đạo.

Còn người quản lý phải chịu trách nhiệm trước tập thể. Họ cần đảm bảo rằng nhân viên của họ luôn sẵn sàng làm những gì họ cần làm để thành công.

V. Kết luận

Tóm lại, trong một tổ chức lãnh đạo và quản lý là những nhân tố không thể thiếu trong quá trình phát triển và xây dựng. Mỗi chức vụ lại mang những sứ mệnh riêng, vừa bổ sung cho nhau, vừa hỗ trợ nhau. Hy vọng thông qua bài viết sự khác nhau giữa lãnh đạo và quản lý này, bạn có thể có được cái nhìn chung về lãnh đạo và quản lý, từ đó cũng phân biệt được rõ ràng vai trò giữa người lãnh đạo và người quản lý trong tổ chức.

_Nguồn: indeed.com_

[eBook] Phong cách lãnh đạo 2022: Lựa chọn nào cho bạn?

Đăng ký nhận tư vấn, khám phá sức mạnh đột phá của MISA AMIS Công việc

Sự khác nhau giữa quản trị, quản lý và lãnh đạo

 470 

Sự khác nhau giữa quản trị, quản lý và lãnh đạo